Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 6

Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 6

Bài tập 1:

 Giải thích nghĩa của từ in nghiêng trong đoạn văn sau:

 Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông, một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm lá bưởi lấp lánh.

 ( Tô Hoài)

Bài tập 2:

 Hãy sửa lại cho đúng chính tả các từ in nghiêng trong những câu sau:

- Tính anh ấy rất ngang tàn.

- Nó đi phấp phơ ngoài phố.

Bài tập 3:

 Phân biệt nghĩa của các cặp từ sau:

a. “Viết” và “vẽ”.

b. “Tát” và đấm”.

c. “Giận” và “căm”.

d. “Hơ” (quần áo) và “phơi” (quần áo).

 

doc 8 trang haiyen789 6920
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Bài tập 1:
 Giải thích nghĩa của từ in nghiêng trong đoạn văn sau:
 Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông, một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm lá bưởi lấp lánh.
 ( Tô Hoài)
Bài tập 2:
 Hãy sửa lại cho đúng chính tả các từ in nghiêng trong những câu sau:
- Tính anh ấy rất ngang tàn.
- Nó đi phấp phơ ngoài phố.
Bài tập 3:
 Phân biệt nghĩa của các cặp từ sau:
a. “Viết” và “vẽ”.
b. “Tát” và đấm”.
c. “Giận” và “căm”.
d. “Hơ” (quần áo) và “phơi” (quần áo).
Bài tập 4:
 Em hãy giải thích nghĩa của 2 từ “cục tác” và “ủn ỉn” trong bài thơ sau:
 Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
 Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
Bài tập 5:
 Điền các từ đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt vào chỗ trống cho phù hợp với nội dung:
- .............................................. trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên.
-....................................................... cử ai đó giữ chức vụ cao hơn.
-...................................................................giới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử.
-......................................................................đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết.
 Bài tập 6 Giải thích nghĩa của từ chín trong các câu sau : 
a) Vườn cam chín đỏ .
b) Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín chắn .
c) Ngượng chín cả mặt .
Bài tập 7
Đặt câu với các từ chín theo các nét nghĩa trên 
 Bài tập 8: Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong những câu sau
a. Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô dạy giỏi
b. Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà
c. Tỉnh uỷ đưa 50 con bò về giúp hợp tác xã chỉ đạo sản xuất vụ mùa.
d. Khu nhà này thật là hoang mang
e. Ông em được Đảng gắn danh hiệu 50 năm tuổi Đảng
Bài tập 9: Tìm lỗi dùng từ trong những câu dưới đây và chữa lại cho đúng
a. Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm đã làm cho người quên đi nỗi vất vả trên đường đi
b. Trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh người xưa đã nhân cách hoá các hiện tượng thiên nhiên rất sinh động
c. Bố em là thương binh, ông có dị vật lạ ở phần mềm
d. Lên lớp 6 em mới thấy việc học là nghiêm trọng
e. Mái tóc ông em đã sửa soạn bạc trắng
g. Bãi biển quê em mùa này đẹp ghê ghớm
h.Ông nghe bì bõm câu chuyện của vợ chồng luật sư.
Bài tập 10: Thay thế các từ đồng nghĩa với từ " Phù đổng Thiên Vương" trong đoạn văn sau : 
" Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác thường nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người xưa. " Phù Đổng Thiên Vương gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế " Phù Đổng Thiên Vương vẫn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, ngồi dựa vào một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn mà chết."
Bài tập 4: Phân tích tác dụng của phép lặp từ trong các ví dụ sau:
a. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi Đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn
b. Người xưa có câu: " Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng" . Tre là thẳng thắn bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
BÀI TẬP VỀ TỪ LOẠI
Bài tập 1
Một bạn liệt kê các danh từ chỉ sự vật như sau: bàn ghế, sách vở, quần áo, đồ đạc, bụng dạ, nhà cửa, bếp lúc, con cháu, tướng tá, tre pheo, ấm chén, chai, máy móc, chào mào, đa đa.
a. Các danh từ trên là từ ghép tất cả có đúng không?
b. Có bao nhiêu từ ghép? Em có thể tách chúng thành bao nhiêu từ đơn ?
Bài tập 2:
Trong bài Cây bút thần có ba danh từ : đồ đạc, bụng dạ, cha mẹ.
a. Em hãy cho biết cấu tạo các từ trên theo kiểu nào ?
b. Đặt câu có danh từ trên ở phần chủ ngữ , ở phần vị ngữ.
c. Đây là danh từ vật thể hay danh từ đơn vị ?
 Bài tập 3: Tìm danh từ và cụm danh từ trong câu sau đây: 
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
 (Quê hương - Tế Hanh)
Bài tập 4: Tìm và phân loại danh từ, trong đoạn thơ sau :
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Bài tập 5 . Cho đoạn thơ sau:
“Hỡi những chàng trai, những cô gái yêu
Trên những đèo mây, những tầng núi đá
 Hai bàn tay ta làm nên tất cả
 Xuân đã đến rồi, hối hả tương lai.
 Khói những nhà máy mới ban mai.”
 (Bài ca xuân 61 – Tố Hữu”
a. Chỉ ra các cụm danh từ trong đoạn thơ?
Bài tập 6: Cho đoạn văn sau:
 “ Mỗi người đều có một cá tính, một sở thích riêng. Bởi vậy tập thể cần phải biết tôn trọng những cá tính đó, sở thích đó. Nhưng ngược lại, để hoà mình vào tập thể, mỗi người cũng không được vì cá tính riêng, sở thích riêng mà ảnh hưởng đến tập thể.”
 a. Tìm danh từ,? cụm danh từ ?
Bài tập 7: Chỉ ra các cụm danh từ trong khổ thơ sau:
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy 
 Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay.”
 (Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa)
Bài tập 8: Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trong phần trích sau :
 “...Từ trong các bụi rậm xa, gần, những
 chú chồn, những con dúi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim lang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phach. Cất lên những tiếng kêu khô, sắc chúng nhún bay lên, làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến bịn rịn.”
Bài 9. Viết một đoạn văn ngắn chủ đề bạn bè rồi xác định các danh từ, cụm danh từ trong đoạn văn em vừa viết.
Bài tập 10:
 Tìm số từ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc loại nào?
a. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi.
 ( Con Rồng, cháu Tiên )
b. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.
 ( Con Rồng, cháu Tiên )
c. Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng.
 ( Bánh chưng, bánh giầy)
d. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
 ( Thánh Gióng )
Bài tập 11:
 Tìm lượng từ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc loại nào?
a. Những hồn Trần Phú vô danh.
b. Tôi cùng mọi người đang làm việc trong nhà máy.
c. Trưa nay, các em được về nhà cơ mà!
d. Cả hai người cùng mặc áo hoa.
e. Lần lượt từng người đang vào lớp.
Bài tập 12:
Qua hai ví dụ sau, em thấy nghĩa của từng và mỗi có gì khác nhau?
a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi 
 ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh )
b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
 ( Sự tích Hồ Gươm )
Bài tập 13:
 Tìm chỉ từ trong những câu sau. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy.
a. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
 ( Bánh chưng, bánh giầy)
b. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim.
 ( Tố Hữu )
c. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.
 ( Sự tích Hồ Gươm )
Bài tập 14: 
 Điền những từ sau vào chỗ trống trong những câu thơ dưới đây: mấy, một, từng, hai, đây, đấy, hai, năm, mười.
_ ..............duyên..........nợ âu đành phận
 ..............nắng ...........mưa dám quản công.
_ Rồi Bác đi dém chăn
 ........... người .......... người một.
_ Yêu nhau ............. núi cũng trèo
 .......... sông cũng lội............đèo cũng qua.
_ ............ đông thì...........bên tây,
 ...........chưa có vợ, ........ nay chưa chồng.
Bài 1: Tìm cụm đt “ ếch ngồi đáy giếng” xếp vào mô hình
Phần PT
Phần TT
Phần PS
...........................................
............................................
.............................................
.................................
................................
.................................
........................................................
..........................................................
.......................................................
Bài 2: Các phụ ngữ sau ở bài tập 1 nêu lên đặc điểm gì của hành động nói đến ở động từ?
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 3:
 Viết đoạn văn tả cảnh giờ ra chơi ở trường em, sau đó xác định cụm đt, đt trong đó
BÀI TẬP TỔNG HỢP
Bài 1. 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 “Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.” 
 (Trích Ngữ văn 6 - Tập Một)
a. Từ “nhâng nháo” trong đoạn văn trên là từ đơn hay từ phức? Hãy phân loại Từ 
“ nhâng nháo” theo nguồn gốc?
b. Em hiểu “nhâng nháo” có nghĩa là gì ? Hãy cho biết em đã giải nghĩa từ bằng cách nào?
c. Hãy chỉ ra cụm danh từ và xác định danh từ trung tâm trong câu sau: 
 “Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.”
d. Từ đoạn trích trên, em hãy viết ra một lời khuyên cho bạn về cuộc sống và học tập trong đó có sử dụng một danh từ riêng.
 Bài 1. 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 “Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.” 
 (Trích Ngữ văn 6 - Tập Một)
a. Từ “nhâng nháo” trong đoạn văn trên là từ đơn hay từ phức? Hãy phân loại Từ 
“ nhâng nháo” theo nguồn gốc?
b. Em hiểu “nhâng nháo” có nghĩa là gì ? Hãy cho biết em đã giải nghĩa từ bằng cách nào?
c. Hãy chỉ ra cụm danh từ và xác định danh từ trung tâm trong câu sau: 
 “Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.”
d. Từ đoạn trích trên, em hãy viết ra một lời khuyên cho bạn về cuộc sống và học tập trong đó có sử dụng một danh từ riêng.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Lớp 6A
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
- Từ “nhâng nháo” sử dụng trong đoạn văn trên là :Từ phức (1,5 đ)
- Phân loại theo nguồn gốc “nhâng nháo” là : Từ mượn tiếng Hán
 (Từ gốc Hán) (1,5 đ)
3
2
- Nhâng nháo : có nghĩa là ngông nghênh, không coi ai ra gì(1,5)
- Giải nghĩa từ bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị (1,5 đ)
3
3
- Xác định đúng cụm danh từ, danh từ trung tâm :
một con ếch (0,5đ) một giếng nọ (0,5 đ)
 DTTT (0,5đ) DTTT(0,5đ) 
2
4
- Lời khuyên trong cuộc sống và học tập là : 
 + Bạn không nên huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo. (1,0 đ)
 + Hoa hãy cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa để mở rộng tầm hiểu biết của mình.( 1,0 đ)
HS có thể viết theo cách của mình miễn đoạn văn có nội dung và có sử dụng danh từ riêng. Trên đây chỉ là ví dụ minh họa.
2

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_mon_tieng_viet_lop_6.doc