Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020

I. Các kiểu so sánh:

Ví dụ:

“Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” So sánh không ngang b±ng

“Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” So sánh ngang b±ng

Ghi nhớ: SGK/42 ( HS đọc thuộc ghi nhớ)

II. Tác dụng của so sánh:

Ví dụ:

Có chiếc tựa mũi tên nhọn từ cành cây rơi cắm phập. .

Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng.

Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái.

Có chiếc lá như sợ hãi

Tác dång: giúp người đọc hình dung những cách rụng khác nhau của lá; thể hiện quanniÇm cça tác gi£ vÁ sñ sÑng và cái ch¿t.

Ghi nhớ: SGK/42 ( HS đọc thuộc ghi nhớ)

III. Luyện tập: HS làm bài tập sgk.

 

doc 27 trang tuelam477 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Năm học: 2019-2020
Gửi các em HS khối 6 thân mến!
Dưới đây là tổng hợp kiến thức cơ bản khối 6 từ tuần 22 đến tuần 25 mà cô đã tổng hợp và gửi tới các em. Các em hãy đọc kĩ từng phần, làm bài tập trong đề cương ! Cố gắng chăm chỉ học tập để đạt kết quả tốt nhất nhé các em! 
TUẦN 22
Văn bản
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
(Tạ Duy Anh)
I. Đọc - Hiểu chú thích:
1. Tác giả:
- Tạ Duy Anh sinh 1959, quê ở huyện Chương Mễ, Hà Tây (nay là Hà Nội)
2. Tác phẩm:
Xuất xứ: Là truyện ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi”.
Thể loại: Truyện ngắn
Phương thức biểu đạt: Tự sự
Tóm tắt: (HS tự tóm tắt văn bản trong khoảng 15 dòng)
Đọc - Hiểu văn bản:
1. Nhân vật người anh:
Trong cuộc sống thường ngày: + Gọi em là Mèo.
+ Bắt gặp chế màu vẽ (Trời ạ! Thì ra nó chế thuốc vẽ). + Bí mật theo dõi các việc làm của em.
à Tò mò, tÏ v» xem th°Ýng em
Khi phát hiện tài năng của em:
Cảm thấy mình bất tài ( Lén xem tranh " thß dài)
Không thể thân với em như trước
Chỉ một lỗi nhỏ của em .. . gắt lên.
Mặc cảm, tự ti, ghen tị với tài năng của em.
- Trong phòng tranh:
Giật sững người, bám chặt lấy tay mẹ
Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.. .
Nhận ra được những hạn chế của mình
2. Nhân vật người em gái:
Tính tình: hồn nhiên, hiếu động.
Tài năng: vẽ sự vật có hồn, vẽ những gì yêu quý nhất
Tâm hồn trong sáng, nhân hậu.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK/35 ( HS đọc kĩ ghi nhớ)
IV. Luyện tập:
1. Viết đoạn văn (6-8 dòng) nêu suy nghĩ của em về đức tính nhân hậu.
****************************************************************** 
Tiếng Việt
SO SÁNH (tt)
I. Các kiểu so sánh:
Ví dụ:
“Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” àSo sánh không ngang b±ng
“Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” àSo sánh ngang b±ng
Ghi nhớ: SGK/42 ( HS đọc thuộc ghi nhớ)
II. Tác dụng của so sánh:
Ví dụ:
Có chiếc tựa mũi tên nhọn từ cành cây rơi cắm phập. ..
Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng...
Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái...
Có chiếc lá như sợ hãi
àTác dång: giúp người đọc hình dung những cách rụng khác nhau của lá; thể hiện quan niÇm cça tác gi£ vÁ sñ sÑng và cái ch¿t.
Ghi nhớ: SGK/42 ( HS đọc thuộc ghi nhớ)
III. Luyện tập: HS làm bài tập sgk.
************************************************************************
TUÂN 23
VĂN BẢN: VƯỢT THÁC
I. Tác giả - tác phẩm:
Tác giả:
Võ Quảng ( 1920 – 2007), quê ở tỉnh Quảng Nam
Nhà văn chuyên viết truyện ngắn cho thiếu nhi
Tác phẩm:
Xuất xứ: Trích từ chương XI truyện “ Quê nội”
Thể loại: Truyện dài.
Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.
Tìm hiểu văn bản:
Bức tranh thiên nhiên
Đoạn sông vùng đồng bằng: - Bãi dâu trải bạt ngàn.
- Nhiều thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái. - Thuyền xuôi chầm chậm
Êm đềm, hiền hòa, thơ mộng
Gần đến thác:
Vườn tược um tùm
Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
Nhân hóa
Núi cao như đột ngột hiện ra
Đẹp hùng vĩ.
b) Đoạn sông có nhiều thác dữ:
Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn
Nước văng bọt tứ tung
Thuyền vùng vằng chực trụt xuống
Hiểm trở, dữ dội
c) Đoạn sông đã qua thác:
Dòng sông chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.
Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già 
So sánh
Địa hình bằng phẳng, bớt hiểm trở
Thiên nhiên thay đổi qua từng vùng: êm đềm đến hiểm trở, dữ dội đến bằng phẳng -> Thiên nhiên đa dạng, phong phú, giàu sức sống, vừa tươi đẹp vừa nguyên sơ cổ kính và hùng vĩ.
Nhân vật dượng Hương Thư vượt thác: a) Ngoại hình:
Như một pho tượng đồng đúc.
Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt
nảy lửa 
b) Hoạt động:
Co người, ghì chặt đầu sào, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt 
Như một dũng sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ 
So sánh, từ ngữ gợi tả
Sức mạnh phi thường, tư thế hào hùng, dũng mãnh, rắn chắc, quả cảm -> Vẻ đẹp của người lao động.
Tổng kết
Giá trị nội dung:
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền thiên nhiên rộng lớn.
Giá trị nghệ thuật:
Lối kể chuyện tự nhiên
Tả cảnh, tả người từ cảnh nhìn trên con thuyền – Một vị trí rất thích hợp, tự nhiên theo trình tự vượt thác.
Cách miêu tả tinh tế, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, bằng lối chấm phá.
Miêu tả thiên nhiên kết hợp miêu tả ngoại hình, hành động của con người.
Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
Ý nghĩa:
“ Vượt thác” là bài ca ca ngợi về thiên nhiên, đất nước, quê hương, về người lao động. Đó cũng chính là lòng yêu đất nước, yêu dân tộc của tác giả Võ Quảng.
B) TẬP LÀM VĂN
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
Tóm tắt nội dung bài học:
Quan sát giúp người đọc chọn lọc những chi tiết nổi bật của đối tượng được tả
Tưởng tượng, so sánh giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
Nhận xét giúp người đọc hiểu được, cảm nhận được tình cảm của người viết
Bài tập: 3 đoạn văn trong SGK(Trang 27, trang 28)
Câu hỏi Hướng dẫn trả lời
Đoạn 1.
-Đoạn văn trên giúp em hình dung những đặc điểm nổi bật gì của sự vật?
-Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào?
-Để viết được đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì? Tìm câu văn thể hiện năng lực đó?
Đoạn 1:
-Tả chàng dế choắt gầy gò, đáng thương
-Từ ngữ thể hiện: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.
-Câu văn có sự liên tưởng, so sánh: như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi lê.
Đoạn 2:
-Đoạn văn trên giúp em hình dung những đặc điểm nổi bật gì của sự vật?
-Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào?
-Để viết được đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì? Tìm câu văn thể hiện năng lực đó?
Đoạn 3:
-Đoạn văn trên giúp em hình dung những đặc điểm nổi bật gì của sự vật?
-Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào?
-Để viết được đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì? Tìm câu văn thể hiện năng lực đó?
Ghi nhớ: SGK (Trang 28)
Đoạn 2:
-Tả cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
-Từ ngữ thể hiện: giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác
-Câu văn có sự liên tưởng, so sánh: như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch, như dãy trường thành vô tận.
Đoạn 3:
-Tả cảnh mùa xuân tươi đẹp, vui náo nức
-Các từ ngữ: ríu rít, tháp đèn khổng lồ, ngọn lửa, búp nõn, ngọn nến trong xanh.
-Câu văn có sự liên tưởng, so sánh và nhận xét: như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến.
************************************************************************
TUẦN 24
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững
1. Tóm tắt truyện
Chú bé Phrăng định trốn học, rong chơi vì muộn giờ đến lóp và không thuộc bài. Nhưng chú đã cưỡng lại được.
Phrăng chạy vội đến lớp. Dọc đường Phrăng thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài.
Thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động.
Phrăng thấy chưa bao giờ thầy giảng kiên nhẫn và dễ hiểu đến thế.
Kết thúc buổi học, thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: “Nước Pháp muôn năm !”.
Thông qua câu chuyện kể của Phrăng về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát bị chiếm đóng, tác giả đã ca ngợi tình yêu tiếng Pháp, tình yêu nước Pháp của những người Pháp. Từ đó gợi ra thái độ đúng đắn đối với ngôn ngữ, thứ của cải quý báu của mỗi dân tộc.
Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, tâm trạng và lời nói của họ.
II. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
Câu truyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. Buổi học cuối cùng là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học.
Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha- men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.
Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Trong lớp, không khí trang trọng, thầy Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp.
Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.
Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ.
Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thấy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Ha-men. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.
Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng
Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: Áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khoá của chốn lao tù.
Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: “Nước Pháp muôn năm !”.
Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là nguời yêu nước sâu sắc.
Một số câu văn có sử dụng phép so sánh
Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố... .
...dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.
..., chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...
Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
..., chúng đang cặm cụi vạch những “nét sổ” với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp...
Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Câu nói của thầy Ha-men “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...”. Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững tiếng nói là còn phương tiện
để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.
NHÂN HÓA
Kiến thức cơ bản cần nắm vững:
Bài này giúp các em tìm hiểu về nhân hoá như một phép tu từ. Vì thế, các em cần :
-Hiểu thế nào là nhân hoá
-Biết các kiểu nhân hoá
-Nắm được tác dụng của nhân hoá
-Sử dụng được nhân hoá trong các bài văn miêu tả.
1.Thế nào là nhân hoá ?
Nhân hoá là gọi hoặc tả những đối tượng vốn không phải là con người (như loài vật, cây cối, đồ vật ) bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. Ví dụ : -Gọi hoặc tả loài vật (con cò và con vạc)
Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính nết rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học
tập, sách vở sạch sẽ, luôn luôn được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng suốt ngày
chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi, Vạc chẳng nghe.
(Truyện cổ Việt Nam)
Gọi hoặc tả cây cối (cây phượng)
Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, cũng cố hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. [ ] Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng. (Theo Xuân Diệu, Hoa học trò)
-Gọi hoặc tả đồ vật (cái trống trường)
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trông nằm ngẫm nghĩ.
(Thanh Hào)
2.Các kiểu nhân hoá
Có ba loại nhân hoá :
-Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: anh, chị, chú, bác, cô, dì, Ví dụ :
Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô cổ chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.
(Vũ Duy Thông)
-Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật:
đi, đứng, nói, cười, suy nghĩ, vui vẻ, phấn khởi, buồn rầu, Ví dụ :
Đêm cuối đông. Mọi tiếng động trong nông trường đã im bặt từ lâu. Những quả đồi trọc nằm gối đầu vào nhau ngủ im lìm, chỉ có gió và bóng tối vẫn thì thào đi lại. Hơi lạnh tràn khắp mọi nẻo căm căm.
(Hồ Phương)
-Trò chuyện, xưng hô vói vật như đối với người : ơi, này, tao, mày, hỡi, Ví dụ :
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ôi ! Chú gà ơi !
Ta yêu chú lắm!
(Phạm Hổ)
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, ba kiểu nhân hoá này thường được sử dụng đan xen, hoà
quyện nhau, ít khi tách biệt nhau. Trong khi sử dụng kiểu trò chuyện xưng hô với vật như
với người, ta thường thấy xuất hiện cả kiểu dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của vật
vốn là những từ chỉ hoạt động, tính chất của người Hoặc khi đùng những từ chỉ hoạt
động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật, ta thường thấy xuất hiện đan
xen cả việc dùng những từ vốn chỉ người để gọi vật. Ví dụ :
Mấy hôm nay trời rét cóng tay. Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luồn miệng gừ gừ kêu : “Eo ôi ! Rét ! Rét!”.
(Tiếng Việt 2, 1998)
3.Tác dụng của nhân hoá
– Làm cho thế giới loài vật vốn vô tri vô giác trở nên gần gũi với cuộc sống của con người hơn. Ví du :
Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt.
Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hoà bình.
(Thép Mới)
-Giúp cho diễn đạt vừa sinh động, mềm mại hơn vừa có tình người, hồn người hơn. Ví dụ :
Dòng sông Mê Kông (dòng sông Mẹ) từ trên cao gần 20 mét ầm ầm đổ xuống thác Khôn
sủi bọt trắng xoá, rồi cuồn cuộn chảy băng xuống phía nam. Dòng sông lượn một đường
cong mềm mại ở Cra-chê, và ngập ngừng, quanh co trên đất Công Pông Chàm, Căng Đan.
Dường như nuối tiếc cái ào ào, mãnh liệt đổ thác nơi rừng rậm núi cao, từ khi vào đất
Cam-pu-chia ở Stung-treng, dòng sông Mẹ dài nhất châu Á này hằng năm lại dâng nước
lên cao hung hãn, cuốn phù sa đỏ ngầu vào cái bể chứa thiên tạo mênh mông là Biển Hồ.
Hết mùa mưa, nước Biển Hồ lại êm ả xuôi ra dòng sông Tông Lê Sáp, hợp với nước sông
Mẹ trong vắt hiền hoà chia ra làm hai nhánh – Mê Kông ở phía đông, Bát – xác ở phía tây
– chảy ra biển Đông với cái tên Tiền Giang và Hậu Giang thân thiết trong lòng người Việt. (Cao Xuân Hổ.
Theo Tiếng Việt 9, 1996)
BÀI TẬP:
Tìm phép nhân hoá trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hoá nào. Nêu tác dụng của chúng.
Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên,
như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi : [...].
(Tô Hoài)
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riềng, một cảm giấc riêng. [...] Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại [...] Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm; hay đến mớn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !
(Thép Mới)
*******************************************************************
TUẦN 25
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ - MINH HUỆ
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1.Tác giả :
Minh Huệ (1927 – 2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở Nghệ An.
2. Tác phẩm :
Bài thơ sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, BH trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.
Bài thơ kể lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
II/ Tìm hiểu văn bản.
1/ Cấu trúc văn bản
Thể loại: Thơ tự sự.
Thể thơ: 5 chữ.
PTBĐ: Tự sự + miêu tả + biểu cảm
Ngôi kể: Ngôi thứ 3.
Nhân vật chính: Bác Hồ
2/ Phân tích:
a/ Hình ảnh Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên.
Dùng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm miêu tả ngoại hình -> Thể hiện tâm trạng lo lắng, ưu tư của Bác.
Cử chỉ -> sự ân cần chu đáo như người cha chăm lo cho các con với tình yêu thương sâu sắc.
Lời nói -> Thể hiện tình cảm sâu nặng của Bác đối với bộ đội và dân công.
=> H/a Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi mà hết sức lớn lao. Bác luôn dành tình yêu thương mênh mông sâu nặng, sự chăm lo ân cần chu đáo đối với chiến sĩ và đồng bào.
b/ Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên.
Lần thứ nhất thức giấc : anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn thức. - Anh xúc động vô vàn khi chứng kiến cảnh Bác quan tâm, chăm lo cho các chiến sĩ. - Phép so sánh -> hình ảnh của Bác vừa lớn lao vĩ đại nhưng lại hết sức gần gũi.
Lần thứ ba thức dậy: hốt hoảng, lo lắng vì Bác vẫn ngồi đó -> Đó là tình cảm kính yêu, chân thành của anh đối với Bác như tình cảm của con đối với cha.
- Niềm xúc động, hạnh phúc, sự biết ơn khi nhận được tình yêu thương chăm sóc của Bác.
=> Bài thơ đã thể hiện tình cảm của anh đội viên cũng là tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác. Đó là lòng kính yêu, sự biết ơn, kính phục, niềm hạnh phúc, niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.
c/ Khổ thơ cuối bài.
“Đêm nay Bác ngồi đó.
 .Bác là Hồ Chí Minh”.
=> Là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Bác không ngủ được vì lo việc nước, thương bộ đội, dân công. Việc Bác không ngủ là điều bình thường, là lẽ tự nhiên, vì cả cuộc đời Người dành trọn cho dân, cho nước.
Khổ thơ khẳng định sự hy sinh, cống hiến, tình yêu thương bao la của Bác đối với nhân dân ta.
3/ Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Lựa chọn, sử dụng lừi thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
b. Nội dung, ý nghĩa:
Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác.
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
I. Phương pháp viết một đoạn văn, một bài văn tả người:
1. VD
Đoạn 1: Tả Dượng Hương Thư.
Đặc điểm nổi bật: vẻ hùng dũng, sức mạnh của Dượng Hương Thư khi vượt thác trên sông.
Từ ngữ, hình ảnh: bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn rào 
Đọan 2: Tả Cai Tứ
Đặc điểm nổi bật: Tả hình dáng khuôn mặt (ngoại hình xấu xí).
Từ ngữ: thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt vuông, má hóp, lông mày lổm chổm,đôi mắt gian hùng, mũi gò sống mương, mồm toe toét.
Đoạn 3: Tả hai đô vật tài mạnh:
- Đặc điểm nổi bật: Tả sức mạnh của ông Cản Ngũ đã đánh bại Quắm Đen.
Cản Ngũ: lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng trước đối thủ, bỗng bước hút mất đà chúi xuống, đứng như cây trồng giữa xới, cái chân tựa bằng cây cột sắt, thò tay nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên.
Quắm Đen: sức lực đương trai, lăn xả, đánh ráo riết, 
Đoạn 1: tả người gắn với công việcà cÑ séc _°a con thuyÁn thác dï.
Đoạn 2: tả chân dung nhân vật qua việc tập trung miêu tả các đặc điểm nổi bật của khuôn mặt.
Đoạn 3: tả chân dung nhân vật gắn với hoạt động của hai nhân vật trên một xới đô vật.
- Đoạn 2: Khắc họa chân dung nhân vật, tập trung tả diện mạo, hình dáng: dùng nhiều danh từ, tính từ.
Đoạn 1, 3: Tập trung tả sức lực, diễn biến cuộc thi vật: dùng nhiều động từ, tính từ. Chốt ý .
Khi tả người cần phải làm gì?
Xác định được đối tượng cần tả.
Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu.
Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
Nêu bố cục của bài văn tả người?
Mở bài: giới thiệu người được tả.
Thân bài: miêu tả (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói)
Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm tưởng của người viết về.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Em bé 4-5 tuổi: hình vóc nhỏ, khuôn mặt dễ thương, cử chỉ, động tác nhanh nhẹn, lời nói ngộ nghĩnh, thích hát, 
Cụ già cao tuổi: hình vóc gầy ốm, tóc, râu bạc, mắt mờ, chân chậm, ít nói, đi lại khó khăn, thương yêu trẻ, 
Cô giáo giảng bài: hình dáng đẹp đẽ, sang trọng của cô giáo, các động tác thuần thục khi giảng bài, sự quan tâm đến học sinh.
1.Mở bài: Giới thiệu cô giáo.
2.Thân bài:
Cô giáo diễn giảng, nêu câu hỏi, ghi bảng, 
Quan tâm đến học sinh.
Học sinh trả lời, lắng nghe, ghi chép
Nét mặt, nụ cười, đôi mắt của cô giáo theo lời giảng và công việc điều khiển lớp học, 
3.Kết bài: Cảm tưởng của em về cô giáo.
Hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh từ dàn ý trên
ẨN DỤ
Ẩn dụ là gì?
Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ)
Cụm từ “Người Cha” dùng để chỉ Bác Hồ. Bởi vì tấm lòng, sự quan tâm chăm sóc của Người đối với bộ đội giống như sự chăm sóc của người cha kính yêu với những đứa con.
Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
Tác dụng:Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Các kiểu ẩn dụ
thắp, lửa hồng trong câu thơ sau là "cái dùng để so sánh", vậy "cái được so sánh" tương ứng với mỗi hình ảnh này là gì?
Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
Gợi ý: thắp và lửa hồng giống với những gì của hoa râm bụt? Có phải cây râm bụt nở hoa
màu đỏ giống như thắp lên những ngọn lửa hồng?
Giữa lửa hồng và màu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức.
Giữa thắp lên và nở hoa có sự tương đồng về cách thức.
b) Cụm từ nắng giòn tan trong câu sau đây có gì đặc biệt?
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
(Nguyễn Tuân)
Gợi ý: Chúng ta vẫn thấy nắng bằng cơ quan cảm giác nào? Thường thì nắng được thấy
qua thị giác. Còn giòn tan là cái chúng ta không thể thấy qua thị giác (không thể nhìn thấy
giòn tan) mà thường là qua xúc giác (sờ, cầm, nắm,...). Dùng những hình ảnh vốn được
nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên
những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Mỗi một kiểu tương đồng (như đã phân tích trong các ví dụ trên) là một kiểu ẩn dụ, vậy chúng ta có thể rút ra được những kiểu ẩn dụ nào?
Gợi ý: Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
LUYỆN TẬP
1. Ba cách diễn đạt dưới đây có gì khác nhau? Em thích cách diễn đạt nào nhất? Vì sao? Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm
Cách 2:
Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm
Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Minh Huệ)
Mỗi phép ẩn dụ trong những câu dưới đây dựa trên nét tương đồng nào của sự vật, hiện tượng?
(1)
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
(2)
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
(3)
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
(4)
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
Trong những câu dưới đây, người viết đã sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác như thế nào? Thử đánh giá về tác dụng biểu đạt của các hình ảnh ẩn dụ ấy.
a)
Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai. (Hoàng Trung Thông)
b)
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)
c)
Em thấy cả trời sao Xuyên qua từng kẽ lá Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố. (Phan Thế Cải)
************************************************************************
MỘT SỐ DÀN Ý VÀ ĐOẠN VĂN TẢ CẢNH --TẢ NGƯỜI
Dàn ý chi tiết bài viết tập làm văn lớp 6- văn tả người Đề 1: Bài viết tập làm văn số 6 - Ngữ văn 6 tập 2
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, )
Dàn ý chi tiết:
Mở bài:
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ thiết tha như dòng suối hiền ngọt ngào..."
Mẹ! Chỉ một tiếng gọi thân thương ấy thôi mà khiến bao trái tim thổn thức cả cuộc đời. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chính là người thân yêu, gần gũi nhất với em trong gia đình.
Thân bài:
Trong kí ức thơ ngây của đứa trẻ mười hai tuổi, hình ảnh mẹ chưa bao giờ nhạt phai
Mẹ em là một người nông dân chân chất, hiền lành
Mẹ dành trọn yêu thương và niềm quan tâm, sự chăm sóc cho gia đình, cho các con thân yêu.
Mẹ là tín ngưỡng thiêng liêng đẹp đẽ nhất cuộc đời này.
Tính tình mẹ em hiền lành, tốt bụng, luôn giúp đỡ hàng xóm láng giềng nên mọi người xung quanh ai cũng yêu quý và nể phục mẹ
Kết bài:
Mẹ là tượng đài bất tử của những yêu thương, của ý chí và nghị lực phi thường trong em. Mẹ là người đồng hành cùng em trong suốt những tháng năm khôn lớn trưởng thành. Từ sâu thẳm trái tim mình, em muốn nói: “Có mẹ là may mắn lớn nhất cuộc đời con. Con sẽ cố gắng sống xứng đáng là con gái của mẹ!”
Đề 2: bài viết số 6 trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2
Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:
Lúc em ốm.
Khi em mắc lỗi.
Khi em làm được một việc tốt.
Dàn ý chi tiết:
Mở bài:
Có những ngọt ngào không gọi thành tên, có những yêu thương không nói hết bằng lời. Mẹ chính là những ngọt ngào, yêu thương kì diệu đó. Hình ảnh mẹ cha có lẽ là động lực theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Nhưng hình ảnh chân thực và xúc động nhất với tôi là hình ảnh của mẹ khi chăm tôi ốm.
Thân bài:
Đêm hôm ấy, tôi mê man sốt cao
Sáng hôm sau, mưa tạnh. Ánh nắng ấm áp len lỏi ngoài cửa sổ và tiếng chim hót líu lo bên ngoài đánh thức tôi khỏi giấc ngủ say.
Trận ốm hôm ấy là kỉ niệm khó quên nhất tuổi thơ tôi
Kết bài:
Tình yêu thương của mẹ là vô cùng vô tận. Không chỉ khi ốm đau tình cảm ấy mới bộc lộ mà bất cứ thời điểm nào ta cũng có thể cảm nhận được tình yêu đó. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ ở đời. Sống trong tình yêu thương ấy, tôi thầm nhủ yêu và hiểu mẹ nhiều hơn. Bởi lẽ, mẹ là món quà tuyệt vời nhất của con.
Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ. (Đề 3 trong bài viết tập làm văn số 6 ngữ văn 6 tập 2)
Dàn ý chi tiết:
Mở bài:
Cuộc sống là một món quà, là những khoảnh khắc tuyệt đẹp. Chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi, một hình ảnh giản đơn thôi cũng mang một vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc đời. Hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ vô cùng bình dị thôi lại khiến em ghi nhớ mãi.
Thân bài:
Một buổi chiều trời trong xanh, em tung tăng cùng chúng bạn dạo chơi quanh làng.
Trong tầm mắt của em, hình ảnh cụ Tư đang câu cá nhanh chóng hiện lên rõ nét Ngay bên cạnh cụ Tư, em nhìn thấy tất cả dụng cụ cho buổi đi câu và dáng buông cần của cụ
Một lúc sau đó, ánh mắt cụ chợt sáng lên tinh anh.
Kết bài:
Mặt trời chạy về đằng tây, ánh hoàng hôn nhanh chóng bao trọn cả đồng quê, cụ Tư cũng thu cần trở về. Trong không khí yên bình của quê hương, hình ảnh buông cần câu cá của cụ Tư cứ quẩn quanh trong tâm trí. Hình ảnh ấy thật đẹp, vẻ đẹp thuộc về làng quê Việt Nam.
Đề 4: Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy. (Đây là đề số 4 trong bài viết tập làm văn số 6 sách ngữ văn 6 tập 2)
Dàn ý chi tiết:
Mở bài
Thể thao là sở thích của rất nhiều người trên thế giới. Có những hình ảnh thể thao đã tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ trong toàn xã hội và để lại trong lòng người nhiều ấn tượng. Một lần tình cờ, em đươc nhìn thấy lực sĩ đang cử tạ và hình ảnh đó cho đến hôm nay vẫn in đậm trong ấn tượng của em.
Thân bài:
Hình ảnh đẩy tạ của Thạch Kim Tuấn đã thu hút sự chú ý của em
Giữa sàn thi đấu rộng lớn, hai cánh tay cơ bắp săn chắc của anh từ từ nâng tạ lên
Anh đã chiến thắng, vận động viên của Việt Nam đã mang về chiến thắng vinh quang cho Tổ quốc
Kết bài:
Ti vi đã kết thúc chương trình phát lại mà hình ảnh người lực sĩ đang đẩy cử tạ vẫn hiện lên rõ nét trong tâm trí em. Chỉ vài phút ngắn ngủi thôi nhưng đó thật sự là hình ảnh đẹp đẽ, hình ảnh mang vẻ đẹp của tinh thần thể thao và niềm tự hào dân tộc.
Đề 5: Em hãy tả lại một người nào đó tuỳ theo ý thích của bản thân mình - đây là đề số 5 trong bài viết tập làm văn số 6 trong sách Ngữ văn 6 tập 2
Dàn ý chi tiết
Mở bài:
Tuổi học trò là tuổi thần tiên, hồn nhiên và tươi đẹp biết mấy. Tuổi học trò lưu giữ những kỉ niệm mãi mãi không quên và cả những bóng hình thân thuộc. Có lẽ ai cũng có một người để nhớ, để ghi trong quãng thời gian tươi đẹp ấy. Trong kí ức học trò của em, cô giáo chủ nhiệm lớp 3 chính là người mà em luôn ghi nhớ.
Thân bài:
Cô giáo em có một cái tên rất đẹp, đẹp như chính con ng

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2019_202.doc