Giáo án Ngữ văn 6 - Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn 6 - Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi - Năm học 2021-2022

I/ Mục tiêu

1.Kiến thức

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể thứ nhất, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép, ), nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc người viết, ) của văn bản du kí.

- Phân tích được vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, đặc trưng của cuộc sống, con người vùng Đồng Tháp Mười, thấy được tình cảm của tác giả với vùng đât nơi đây.

2. Năng lực: Đọc- hiểu văn bản du kí, phân tích chi tiết hay, đặc sắc, có ý nghĩa trong văn bản.

3. Phẩm chất: Yêu quý cảnh sắc tươi đẹp của thiên nhiên đất nước, tự hào và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

- Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

 Giới thiệu được những nét đặc trưng về thiên nhiên Đồng Tháp Mười qua đoạn trích.

II/ Thiết bị và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

Video về vùng đất Đồng Tháp Mười; máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh:

+ Sưu tầm tư liệu về tác giả Văn Công Hùng, các bài viết về tác giả, tác phẩm.

+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

III/ Tổ chức các hoạt động học

1/ Ổn định tổ chức (1p)

2/ Kiểm tra đầu giờ (2p)

H: Phân tích nhân vật bé Hồng? Qua đoạn trích nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?

 

doc 7 trang Dương Tử Quỳnh 03/06/2022 1992
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/10/2021 
Ngày giảng:6/10 (6A), 9/10(6D) 
Unit 3 – Period 22
Văn bản: ĐỒNG THÁP MƯỜI MÙA NƯỚC NỔI 
 Văn Công Hùng 
I/ Mục tiêu 
1.Kiến thức
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể thứ nhất, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép, ), nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc người viết, ) của văn bản 	du kí.
- Phân tích được vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, đặc trưng của cuộc sống, con người vùng Đồng Tháp Mười, thấy được tình cảm của tác giả với vùng đât nơi đây.
2. Năng lực: Đọc- hiểu văn bản du kí, phân tích chi tiết hay, đặc sắc, có ý nghĩa trong văn bản.
3. Phẩm chất: Yêu quý cảnh sắc tươi đẹp của thiên nhiên đất nước, tự hào và có ý thức bảo vệ thiên nhiên....
- Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
 Giới thiệu được những nét đặc trưng về thiên nhiên Đồng Tháp Mười qua đoạn trích.
II/ Thiết bị và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
Video về vùng đất Đồng Tháp Mười; máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh:
+ Sưu tầm tư liệu về tác giả Văn Công Hùng, các bài viết về tác giả, tác phẩm.
+ Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III/ Tổ chức các hoạt động học
1/ Ổn định tổ chức (1p)
2/ Kiểm tra đầu giờ (2p)
H: Phân tích nhân vật bé Hồng? Qua đoạn trích nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?
3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)
Hoạt động của GV, HS
Nội dung chính
A/Hoạt động mở đầu
- Mục tiêu: Trình bày được cảm nhận về vùng Đồng Tháp Mười sau khi xem video
- HS HĐCN (1p) xem video về vùng Đồng Tháp, cho biết cảm nhận về vùng đất này khi xem video
 HS chia sẻ cảm xúc, GV dẫn vào bài mới
 Đất nước ta có bao cảnh sắc tươi đẹp. Ở mỗi vùng miền lại có những nét đặc trưng về thiên nhiên, con người. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau khám phá vẻ đẹp của mảnh đất phương Nam xa xôi, về với vùng Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi. Vậy Thiên nhiên, con người ĐTM hiện lên ntn chúng ta cùng tìm 
B/Hoạt động hình thành kiến thức 
- Mục tiêu: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp đặc trưng, độc đáo của thiên nhiên Đồng Tháp Mười. 
Y/c HS chia sẻ về cách đọc văn bản
H: Theo em VB này cần đọc với giọng ntn?
HS chia sẻ cá nhân, nhận xét, bổ sung. GVHD cách đọc 
+ Giọng nhiệt tình, say mê thể hiện được sự thích thú, yêu mến, tự hào của tác giả đối với thiên nhiên, con người vùng đất ĐTM
+ Đoạn 4 viết về sen cần đọc giọng ngọt ngào xen lẫn niềm tự hào.
- Y/c HS đọc một đoạn của văn bản, cho biết vì sao thích đoạn văn đó?
 HS đọc, nhận xét, sửa lỗi. GVNX, rút KN về cách đọc.
HS lên trình bày dự án tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ->chia sẻ -> GVKL ngắn gọn về tác giả, tác phẩm
* Tác giả
 Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958 tại thành phố Thanh Hóa, hiện sống ở thành phố Pleiku, Gia Lai và Tp HCM. ông viết báo và làm thơ từ 1981 và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Văn Nghệ dân gian Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Anh nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai, là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa VIII. Quan niệm văn chương của ông là: “Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết.”
- GVKL
* Tác phẩm
H. Em hiểu thế nào là du kí? Khi tìm hiểu văn bản du kí cần chú ý điều gì?
( Văn bản viết về chuyến đi đến đâu? Đi bằng phương tiện gì?)
 HS trình bày, chia sẻ
- VB viết về chuyến đi đến Đồng Tháp Mười bằng xe máy. Tác giả đã ghi chép lại những đặc điểm nổi bật về thiên nhiên, con người...
GV mở rộng về Đặc điểm của du kí: là một thể của kí ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác. 
 HĐCN (2p) tìm bố cục VB và nội dung chính của mỗi phần
HS tìm bố cục trình bày, nhận xét- GV nhận xét, KL 
+ P1: Từ đầu đến -> đầy bản sắc. (Lũ và kênh rạch ở Đồng Tháp)
+ P2: tiếp đến “chiêm ngưỡng nhiều” (sự trù phú, đa dạng của Tràm chim) 
+ P3: tiếp đến “vùng đất Phương Nam” (Món ăn đặc trưng của ĐTM) 
+ P4: tiếp đến “mênh mông ĐTM” (Vẻ đẹp của sen ở ĐTM) 
+ P5: tiếp đến “tôn vinh sen ĐTM” (di tích lịch sử ở ĐTM) 
+ P6: còn lại (con người vùng ĐTM) 
 ĐTM có những đặc trưng nổi bật gì, chúng ta ...
HĐCL trả lời câu hỏi
H. Tác giả của bài du kí “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” đã lựa chọn, giới thiệu những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười?
(cảnh sắc thiên nhiên, đời sống văn hóa và con người ĐTM)
 Vận dụng DH theo mô hình lớp học đảo ngược, GV chiếu nhiệm vụ đã giao cho HS tìm hiểu
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
H1: Tìm những chi tiết thể hiện cảnh sắc thiên nhiên Đồng Tháp mười:
* Lũ, kênh rạch
* Tràm Chim
* Hoa sen 
 HS trình bày trên máy chiếu vật thể, chia sẻ -> GVKL
H. Vì sao nói đến ĐTM tác giả lại nhắc đến lũ đầu tiên?
 ĐTM có 2 mùa, mùa khô và mùa lũ. Vào mùa lũ, nước ở sông Mê Kông đổ về vùng đồng bằng mang theo nguồn sống của cư dân miền sông nước, đến mùa lũ mà chưa có nước đổ về là người dân mong ngóng, bởi lũ vô cùng quan trọng với đời sống người dân cả về vật chất lẫn tinh thần, nhiều sản vật theo con nước trôi về như tặng phẩm của tự nhiên. Vậy nên lũ chính là mùa mưu sinh của người dân Đồng Tháp, đặc biệt quan trọng với người ĐTM.
 Lũ và kênh rạch làm nên đặc trưng của Đồng Tháp, thiên nhiên ĐTM còn được tác giả thể hiện qua đặc điểm nổi bật nào... 
 GV Y/C HS báo cáo nhiệm vụ
 HS trình bày, chia sẻ -> GVKL trên Slide
GV:
 Đến ĐTM không thể không tới Vườn quốc gia Tràm Chim – một địa điểm dừng chân lý thú. Nơi đây được mệnh danh là Đồng Tháp thu nhỏ với hệ sinh thái đặc trưng của vùng đất ngập nước, nơi cư trú của nhiều loài chim quý hiếm của thế giới, đặc biệt là sếu đầu đỏ. Mùa nước nổi, nơi đây lại càng nhộn nhịp. Để ngắm được vẻ đẹp của hàng trăm loài chim, khi bắt đầu đi vào rừng, cần tắt máy và để thuyền thả trôi theo dòng nước ta sẽ được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ, phong phú, đa dạng của thiên nhiên Đồng Tháp. 
 Ngoài Tràm Chim, tác giả còn giới thiệu với chúng ta về hoa sen, vậy hoa sen Đồng Tháp Mười hiện lên như thế nào dưới ngòi bút tài hoa của tác giả....
 GV Y/C HS trình bày dự án
 HS trình bày, chia sẻ -> GVKL
GV: Sen trên khắp đất nước ta đâu đâu cũng có, nhưng sen ở ĐTM lại thật đặc biệt, sen có quanh năm, bông to và thơm hơn sen ở những nơi khác, nhưng sen nở rộ và đẹp nhất vào mùa nước nổi. Sen nhiều chiếm không gian bát ngát, mênh mông, tỏa hương khoe sắc. Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, một không gian rộng lớn chỉ có sen. Sen ĐTM tạo nên ấn tượng không thể phai mờ đối với bất cứ ai đã từng đến vùng đất này. Cả không gian ĐTM như nhường lại cho sen khoe sắc. Bởi thế mà dân ta từng ca ngợi
 Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
 Sen kiêu hãnh, ngạo nghễ, tinh thiết vươn lên từ bùn đen, nắng và gió để làm đẹp cho đời, cho người. Sen trở thành biểu tượng của ĐTM, biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của con người VN. Có lẽ vì vậy mà trong tâm hồn người Việt hoa sen từ lâu đã được coi là Quốc hoa. 
HS HĐCĐ 3p – thực hiện câu hỏi
H. Em có nhận xét gì giọng văn, cách kết hợp các phương thức biểu đạt của tác giả? Qua đó em thấy cảnh sắc thiên nhiên ĐTM hiện lên ntn?
 Đại diện báo cáo, chia sẻ -> GVKL 
H. Qua bức tranh TN ĐTM, em thấy tác giả có thái độ, tình cảm như thế nào với vùng đất này?
Yêu mến, thích thú, say mê khám phá vùng đất ĐTM.
 HĐCL trả lời câu hỏi
H. Thiên nhiên ban tặng cho con người rất nhiều thứ có giá trị về vật chất lẫn tinh thần. Vậy chúng ta cần có thái độ NTN đối với thiên nhiên?
 HS trình bày, chia sẻ
Biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
H. Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào trong bài du kí? Vì sao?
 HS trình bày, chia sẻ ý kiến cá nhân
H. Nếu là hướng dẫn viên du lịch đưa đoàn khách nước ngoài đến tham quan ĐTM, em sẽ giới thiệu những gì về cảnh sắc TN vùng đất này?
 HS trình bày ngắn gọn bằng tiếng Anh một vài nét đặc trưng của ĐTM.
GV: Mùa nước nổi Đồng Tháp được ví như một bức tranh thiên nhiên nổi bật của miền Tây Nam Bộ. Vì vậy mà ĐTM trở thành khu du lịch sinh thái nổi tiếng của cả nước. Bên cạnh vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của cảnh sắc thiên nhiên. Cuộc sống, con người ĐTM cũng mang nhiều nét riêng biệt, từ những món ăn dân dã đặc trưng của vùng sông nước đến di tích lịch sử, con người Đồng Tháp, giờ sau cô trò chúng ta sẽ tiếp tục khám phá 
I/ Đọc, thảo luận chú thích
1/ Tác giả: 
- vừa là nhà thơ, vừa nhà báo.
2/ Tác phẩm
- Thể lọai: du ký 
- PTBĐ chính: t/sự 
- Ngôi kể thứ nhất
II. Bố cục: 6 phần
III/ Tìm hiểu văn bản
1/ Cảnh sắc thiên nhiên Đồng Tháp Mười 
* Lũ và kênh rạch
- Lũ:
+ Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước.
+ Mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
+ Nếu không có lũ, nước kiệt đi thì sẽ rất khó khăn.
+ Lũ tồn tại song song như con lộ bên cạnh
- Kênh rạch:
+ Được đào để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường.
+ Hệ thống kênh rạch chằng chịt, kênh huyết mạch nối những cù lao, giống,...thành một đồng bằng rộng lớn và đầy bản sắc.
=> Là đặc trưng của Đồng Tháp Mười, là nguồn sống của người dân nơi đây.
* Tràm Chim:
+ Cây tràm kết thành rừng và chim dày đặc thành vườn.
+ Chiều tối chúng mới về, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời.
=> Là hệ sinh thái đặc trưng, đa dạng, phong phú.
* Sen:
+ Thế lực của cái đẹp tự nhiên
+ Bạt ngàn sen giữa rừng tràm, 
+ Sen tinh khiết bung nở giữa bùn
+ Sen ngạo nghễ không chen chúc chiếm không gian rộng lớn bát ngát.
+ Sen vươn lên , kiêu hãnh và tự tin khoe sắc 
→ Nghệ thuật: nhân hóa.
=> Sen bạt ngàn rực rỡ, kiêu hãnh mang lại vẻ đẹp đặc trưng cho ĐTM.
- Giọng văn mộc mạc, tự nhiên, kể tả xen lẫn biểu cảm, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, trù phú, độc đáo, mang những nét đặc trưng riêng của thiên nhiên ĐTM.
 4/ Củng cố (2p)
- HSHĐCL, thực hiện câu hỏi
H. Cảm nhận của em về cảnh sắc thiên nhiên ĐTM? Qua bức tranh thiên nhiên ấy em thấy tác giả có thái độ, tình cảm gì với vùng đất này?
- HS suy nghĩ, TL, nhận xét, bổ sung. GV khái quát nội dung tiết học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. 
5/ Hướng dẫn học bài (3p)
- Bài cũ: Học phần ghi trong vở
- Bài mới: soạn phần còn lại: Đời sống văn hóa và con người Đồng Tháp Mười

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_van_ban_dong_thap_muoi_mua_nuoc_noi_nam_ho.doc