Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1-24 - Năm học 2020-2021 - Đặng Thị Thời

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1-24 - Năm học 2020-2021 - Đặng Thị Thời

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. KiÕn thøc

- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.

- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.

 2. Kỹ năng

- Nhận diện, phân biệt được:

+ Từ và tiếng

+ Từ đơn và từ phức

+ Từ ghép và từ láy.

- Phân tích cấu tạo của từ

3. Thái độ

 - Giáo dục các em biết yêu quí, giữ gìn sự trong sáng của vốn từ tiếng Việt.

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị KHDH, bảng phụ

2. Học sinh

Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên.

 

docx 104 trang tuelam477 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1-24 - Năm học 2020-2021 - Đặng Thị Thời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/ 9/ 2020
Tuần 1 - Tiết 1+2:
Văn Bản: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:	
- Thể loại truyền thuyết và nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết
- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt,
2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc ta.
4. Năng lực:
 - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, thảo luận nhóm và năng lực giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
 Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị KHDH, máy chiếu.
2. Học sinh
 - Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK, tự tìm hiểu những nét chính về thể loại, đọc và hiểu các chú thích,tìm bố cục của văn bản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
Lớp
Sĩ số - vắng
Ngày giảng
Điều chỉnh
6A1
6A3
6A4
2. Kiểm kiến thức cũ (1’) 
KiÓm tra s¸ch vë vµ sù chuÈn bÞ bài cña häc sinh.
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
 GV: Theo các em, hàng năm vào dịp lễ Tết nhân dân ta thường có những phong tục truyền thống nào?
Hằng năm, mỗi khi mùa xuân về Tết đến, nhân dân ta – con cháu của các vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quí, tự hào về nền văn hóa cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” trong ngày Tết. Vậy để biết truyền thuyết này kể về điều gì cũng như lí giải quá trình hình thành hai loại bánh chưng, bánh giầy ra sao, hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiết 1.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (60’)
GV: Dựa vào phần chú thích sách giáo khoa trang 7, một bạn hãy cho cô biết thế nào là thể loại truyền thuyết?
GV: Em hãy nêu cách đọc, kể văn bản?
GV: Gọi 3 bạn học sinh đọc văn bản.
GV: Em hãy nhận xét cách đọc của bạn
GV: Qua việc nghe bạn đọc và đọc nhẩm bạn nào có thể kể lại câu truyện này?
GV: Nhận xét sau khi học sinh kể xong
GV gọi học sinh đọc chú thích sách giáo khoa
GV: Truyện gồm có mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn?
GV chốt đáp án
Đoạn 1: Từ đầu . “chứng giám”: Hùng Vương chọn người nối ngôi.
Đoạn 2: Tiếp theo...“Hình tròn”: Cuộc đua tài dâng lễ vật.
Đoạn 3: phần còn lại – kết quả cuộc thi tài.
HS quan sát, nghiên cứu và trả lời.
- Đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm, chú ý lời nói của Thần trong giấc mộng của Lang Liêu, giọng âm vang, xa vắng. Giọng vua Hùng đĩnh đạc,chắc, khỏe.
- Kể ngắn gọn nhưng đủ ý và mạch lạc.
- Đọc văn bản
- Nhận xét (bạn đã đọc to rõ ràng chưa ? Ngắt nghỉ đúng chỗ chưa ?)
- Học sinh kể lại theo các sự kiện : 
+ Vua Hùng chọn người nối ngôi
+ Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu mong muốn làm vừa ý vua cha.
+ Giấc mơ của Lang Liêu
+ Lang Liêu làm ra hai loại bánh từ gạo
+ Vua Hùng chọn bánh của Lang Liêu để tế Trời, Đất cùng Tiên vương
+ Vua đặt tên cho hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy. Truyền ngôi cho Lang Liêu
- Học sinh đọc chú thích
- Chia văn bản thành 3 đoạn : 
Đoạn 1: Từ đầu . “chứng giám”: Hùng Vương chọn người nối ngôi.
Đoạn 2: Tiếp theo...“Hình tròn”: Cuộc đua tài dâng lễ vật.
Đoạn 3: phần còn lại – kết quả cuộc thi tài.
I. TÌM HIÊU CHUNG
1. Thể loại truyền thuyết
- Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
2. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích?
3. Bố cục: 3 phần
GV: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
GV giao nhiệm vụ: Học sinh trao đổi theo nhóm bàn và cho biết, các lang đã chuẩn bị lễ vật như thế nào? Lễ vật ấy có đúng với ý của vua cha hay không?
Hình thức Hùng Vương thử tài các con như ông thầy ra cho học trò một đề thi, một câu đố để tìm người tài giỏi, thông minh đồng thời cũng là người hiểu được ý mình. Các lang suy nghĩ, vắt óc cố hiểu ý vua cha, “Chí” của vua là gì? Ý của vua là gì? Làm thế nào để thỏa mãn cả hai? Các lang đã suy nghĩ theo kiểu thông thường hạn hẹp, như cho rằng ai chẳng vui lòng, vừa ý với lễ vật quí hiếm, cỗ ngon, nhưng sang trọng. Nhưng sự thật càng biện lễ hậu, họ càng xa rời ý vua, càng không hiểu cha mình. Và câu chuyện vì thế mà cũng trở nên hấp dẫn.
GV: Tuy nhiên, trong số các con của vua Hùng, có một người làm khác đi, đó là ai? Và vì sao chàng lại khác biệt so với các lang khác?
GV: Vậy Lang Liêu có chuẩn bị được lễ vật không? Và nhờ ai mà Lang Liêu có được ý tưởng cho lễ vật của mình?
GV: Thần đã giúp đỡ Lang Liêu như thế nào?
GV: Sau khi thần mách bảo Lang Liêu đã làm gì?
GV: Qua việc lựa chọn làm hai loại bánh này của Lang Liêu, em có nhận xét gì về chàng?
GV giao nhiệm vụ, trao đổi theo nhóm 2 bàn: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
GV: Vua Hùng đã chọn bánh của ai để tế lễ thần linh?
GV: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
-Lang Liêu xứng đáng nối ngôi vua. Chàng là người hội đủ các điều kiện của một ông vua tương lai, cả tài, cả đức. Quyết định của vua thật sáng suốt.
- Ý vua cũng là ý dân Văn Lang, ý trời.
GV: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” có ý nghĩa gì?
GV: Nhận xét của em về nghệ thuật của truyện?
GV gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua đã già, muốn truyền ngôi.
- Ý của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài (nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).
- Các lang chuẩn bị cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương.
- Tuy nhiên lễ vật ấy không đúng với ý của vua cha.
- Lang Liêu, chàng mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng.
- Vì chàng khó có thể biện được lễ vật như các anh em, chàng không chỉ tự xem mình kém cỏi mà còn tự cho rằng không làm tròn chữ “hiếu” với vua cha.
- Lang Liêu nhờ thần nên có ý tưởng cho sự chuẩn bị lễ vật của mình
- Chàng nằm mộng thấy thần đến bảo: “Trong trời đất, không có gì quí bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”.
- Chàng chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh làm thành hai thứ bánh khác nhau: bánh hình tròn (bánh giầy) và bánh hình vuông (bánh chưng).
- Thể hiện sự thông minh, tháo vát của chàng
* Thảo luận trả lời.
- Trong các lang (con vua), chàng là người “thiệt thòi nhất”
- Tuy là lang nhưng từ khi lớn lên, chàng “ra ở riêng, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai”. Lang Liêu thân là con vua nhưng phận thì rất gần gũi dân thường.
- Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần: “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”. Còn các lang khác chỉ biết cúng Tiên Vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được.
- Bánh của Lang Liêu
* Thảo luận trả lời.
- Hai thứ bánh đó có ý nghĩa thực tế (quí trọng nghề nông, quí trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra).
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa (tượng Trời, tượng Đất, tượng muôn loài).
- Hai thứ bánh do vậy hợp ý vua, chứng tỏ được tài đức của con người có thể nối chí vua. Đem cái quí nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên Vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh ra mình.
* Thảo luận trả lời:
- Giải thích nguồn gốc sự vật
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông.
- Thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
- Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính – Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua ).
- Học sinh đọc
II. ĐỌC HIÊU VĂN BẢN
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Hoàn cảnh:
Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm.
Vua đã già muốn truyền ngôi.
- Ý của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài (nhân lễ truyền ngôi cho).
2. Cuộc đua tài dâng lễ vật
- Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon – không hiểu ý vua cha.
- Lang Liêu.
+ Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng.
+ Chàng được thần mách bảo lấy gạo làm bánh vì gạo nuôi sống người, ăn không chán lại làm ra được
+ Lang Liêu làm hai thứ bánh khác nhau: bánh hình tròn (bánh giầy), bánh hình vuông (bánh chưng).
=> Thể hiện sự thông minh, tháo vát của chàng.
3. Kết quả của cuộc thi
-Hùng Vương chọn bánh của Lang Liêu để tế Trời Đất cùng Tiên Vương.
- Lang Liêu được truyền ngôi vua.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Truyện vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông.
- Thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
2. Nghệ thuật
- Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.
Hoạt động 3 : Luyện tập (5’)
GV: Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
- Học sinh suy nghĩ trả lời
III. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: Vận dụng (7’)
GV: Cho học sinh trao đổi theo nhóm bàn trả lời câu hỏi
 Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?
- Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng giàu ý nghĩa. Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai loại bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện “Bánh chưng, bánh giầy” trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (về nhà)
- Sưu tầm những truyền thuyết trong thời vua Hùng.
- Hướng dẫn học sinh soạn cho tiết sau
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 ....................................................................................................................................................................................................................
 **************************************************
Ngày soạn: 6/9/2020
Tuần 1 - Tiết 3:
Tiếng Việt:
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. KiÕn thøc
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
 2. Kỹ năng
- Nhận diện, phân biệt được:
+ Từ và tiếng
+ Từ đơn và từ phức
+ Từ ghép và từ láy.
- Phân tích cấu tạo của từ 
3. Thái độ
 - Giáo dục các em biết yêu quí, giữ gìn sự trong sáng của vốn từ tiếng Việt.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên 
- Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị KHDH, bảng phụ
2. Học sinh
Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’) 
Lớp
Sĩ số - vắng
Ngày giảng
Điều chỉnh
6A1
6A3
6A4
2. Kiểm tra kiến thức cũ (kết hợp với HĐKĐ)
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung bài học
Ho¹t ®éng 1: Khởi động (5 phút): 
GV: Ở Tiểu học chúng ta đã được học về từ tiếng Việt, em có hiểu biết như thế nào về từ tiếng Việt?
GV: Để hiểu sâu hơn về từ tiếng Việt và cấu tạo từ tiếng Việt, hôm nay cô trò chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu tiết 3: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
Học sinh suy nghĩ trả lời
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
GV Treo bảng phụ có ghi ví dụ sau?
VD: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
 (Con rồng, cháu Tiên)
GV gọi học sinh đọc ví dụ
GV: Câu các em vừa đọc có mấy tiếng?
GV: Số tiếng ấy chia thành bao nhiêu từ? dựa vào dấu hiệu nào mà em biết được điều đó?
GV: Nhìn vào ví dụ, em thấy các từ có cấu tạo giống nhau không?
GV: Vậy các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
GV: Khi nào một tiếng được coi là một từ?
GV: Vậy từ sự phân tích trên, một bạn cho cô biết từ là gì?
GV gọi học sinh đọc ghi nhớ
GV: phát phiếu học tập cho học sinh theo nhóm 2 bàn.
PHIẾU HỌC TẬP
Dựa vào kiến thức đã học ở cấp 2, hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại:
Từ/ đấy,/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt,/ chăn nuôi/ và/ có/ tục/ ngày/ Tết/ làm/ bánh chưng./ bánh giầy. 
 (Bánh chưng, bánh giầy)
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
GV: Dựa vào bảng phân loại, các em hãy cho cô biết thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức?
GV: Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và khác nhau?
GV gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Theo dõi.
- Đọc ví dụ
- 12 tiếng
- 9 từ
- Dựa vào dấu gạch chéo.
- Không giống, từ có một tiếng, từ có hai tiếng.
- Tiếng dùng để tạo từ; Từ dùng để tạo câu
- Khi tiếng ấy có thể dùng để đặt câu
- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu
- Học sinh đọc
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ, ấy, nước,ta, chăm, nghề,và,có tục,ngày,Tết làm,
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
Từ láy
Trồng trọt.
- Từ chỉ có một tiếng là từ đơn, từ có hai tiếng là từ phức
- Giống: Đều là từ phức.
- Khác:
Từ ghép: Được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ láy: Giữa các tiếng có quan hệ láy âm.
Học sinh đọc ghi nhớ
I. TỪ LÀ GÌ?
1. Ví dụ (SGK trang 13)
- Có 9 từ
=> Từ dùng để đặt câu
2. Ghi nhớ (SGK)
II. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
1. Ví dụ sgk
- Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn.
- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
+ Từ phức được chia thành hai loại: từ ghép và từ láy
2. Ghi nhớ (sgk trang 14)
Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
 GV cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
GV: Các từ “nguồn gốc”, “con cháu” thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
GV: Tìm những từ đồng nghĩa với từ “nguồn gốc”?
GV: Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà 
GV: cho học sinh tìm các từ láy theo yêu cầu.
- Từ ghép
- Cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, cha ông, nòi giống, gốc rễ, huyết thống
- Cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em, cha con 
Học sinh tìm các từ láy theo 3 yêu cầu:
- Từ láy tả tiếng cười
- Từ láy tả tiếng nói
- Từ láy tả dáng điệu
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
1.a/ Các từ “nguồn gốc”, “con cháu” thuộc kiểu từ ghép.
b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: Cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, nòi giống .
c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em, cha con 
Bài tập 5:
a. Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch .
b. Tả tiếng nói: ồm ồm, khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu 
c. Tả dáng điệu: lom khom, lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh .
Hoạt động 4: Vận dụng (HS thực hiện ở nhà)
- GV: Hãy đặt câu với các từ gợi ý sau: lung linh, nhộn nhịp, vui vẻ, ăn.
HĐ cá nhân
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà)
GV: Em hãy tìm 5 từ láy chỉ màu sắc
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại trong phần Luyện tập và vở. Đọc trước bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 ....................................................................................................................................................................................................................
**************************************************
Ngày soạn: 6/ 9/ 2020
Tuần 1 - Tiết 4:
Tập làm văn
GIAO TIẾP,VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể.
3. Thái độ
- Trân trọng và yêu quý ngôn ngữ dân tộc
4. Năng lực
- Năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học.
II, CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2. Học sinh:
Chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức (1’) 
Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
6A1
6A3
6A4
2. Kiểm tra kiến thức cũ (1’)
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khởi động (4 phút)
Nêu câu hỏi gợi mở : Muốn xin lỗi một người bạn chúng ta cần làm gì?
GV: chúng ta thấy rằng có rất nhiều hình thức để xin lỗi, có thể nói bằng lời hay viết thư tay,... và những hình thức ấy người ta gọi chung là hình thức giao tiếp. Để giao tiếp một cách hiệu quả người ta cần sử dụng những phương thức biểu đạt hợp lí. Vậy, trên thực tế có bao nhiêu loại văn bản, và phương thức biểu đạt của mỗi loại văn bản đó ra sao. Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay
Hoạt động chung
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giao tiếp, văn bản và các phương thức biểu đạt.
GV: Quay trở lại với câu hỏi vừa rồi, hình thức viết thư hay lời nói có tác dụng gì?
GV: Hay nói cách khác đây là những hành động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
GV: Vậy giao tiếp là gì?
GV: Gọi HS đọc câu ca dao “Ai ơi giữ mặc ai”.
GV: Câu ca dao này được sáng tác ra với mục đích gì? Chủ đề của nó?
GV: Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)?
GV: Theo em câu ca dao đó đã diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh chưa? Vì sao?
GV: Khi câu ca dao này đã diễn đạt hoàn chỉnh về chủ đề và có sự liên kết mạch lạc người ta gọi đây là một văn bản. Vậy, theo em văn bản là gì?
GV: Lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?.
GV: Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối, thiếp mời dự đám cưới có phải đều là văn bản không?
GV: Em thấy lời phát biểu của cô hiệu trưởng, bài thơ, thiệp mời, truyện cổ tích, đều yêu cầu một thể thức riêng để truyền tải nội dung và thông điệp. Và với mỗi văn bản này người ta sẽ sử dụng những phương thức biểu đạt khác nhau để phù hợp với mục đích giao tiếp. Vậy, trên thực tế có những kiểu văn bản nào và tương ứng với những kiểu văn bản ấy ta có những phương thức biểu đạt nào, cô trò chúng ta cùng chuyển sang phần 2.
GV: Nêu tên các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, mục đích giao tiếp của mỗi loại cho HS biết.
GV: Nêu ví dụ về các kiểu văn bản?
GV: Học sinh đọc ghi nhớ
- Truyền đạt lời xin lỗi đến người tiếp nhận.
- Học sinh đọc ví dụ
- Câu ca dao trên được sáng tác ra để khuyên nhủ.
- Chủ đề: giữ chí cho bền.
* Thảo luận trả lời:
- Câu 8 nói rõ thêm “giữ chí cho bền” nghĩa là gì, là “không dao động khi người khác thay đổi chí hướng”, “chí” đây là “chí hướng, hoài bão, lí tưởng”.
- Vần là yếu tố liên kết.
- Mạch lạc là quan hệ giải thích của câu sau với câu trước, làm rõ ý cho câu trước.
- Câu ca dao đã hoàn chỉnh vì nó có chủ đề và các ý trong bài liên kết mạch lạc với nhau.
- Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Lời phát biểu cũng là văn bản, vì là chuỗi lời, có chủ đề. Chủ đề lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng thường là nêu thành tích năm qua và nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi, cổ vũ GV, HS hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Đây là văn bản nói.
- Tất cả đều là văn bản, vì chúng có mục đích, yêu cầu thông tin và thể thức nhất định
- Tự sự: Con rồng, cháu Tiên.
- Miêu tả: Sông nước Cà Mau.
- Biểu cảm: Thư từ, những câu ca dao về tình cảm gia đình.
-Nghị luận: Câu tục ngữ “Tay làm miệng trễ” có hàm ý nghị luận.
- Thuyết minh: Các đoạn thuyết minh thí nghiệm trong sách Lí, Hóa, Sinh.
- Hành chính công vụ: Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời...
- Đọc
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT.
1. Văn bản và mục đích giao tiếp
a. Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
b. Văn bản Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
TT
Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt
Mục đích giao tiếp
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc.
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
4
Nghị luận.
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
5
Thuyết minh.
Giới thiệu đặc điểm, phương pháp.
6
Hành chính, công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn,trách nhiệm giữa người và người
 * Ghi nhớ: SGK trang 17
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
GV: Em hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp với các tình huống đó?
GV: Chỉ ra phương thức biểu đạt ở từng đoạn văn, đoạn thơ?
a. Hành chính công vụ.
b. Tự sự.
c. Miêu tả.
d. Thuyết minh.
e. Biểu cảm.
g. Nghị luận.
a. Tự sự.
b. Miêu tả.
c. Nghị luận.
d. Biểu cảm.
e. Thuyết minh.
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập phần 2 SGK trang 17.
a. Hành chính công vụ.
b. Tự sự.
c. Miêu tả.
d. Thuyết minh.
e. Biểu cảm.
g. Nghị luận.
2. Bài tập 1 SGK trang 17
a. Tự sự.
b. Miêu tả.
c. Nghị luận.
d. Biểu cảm.
e. Thuyết minh.
Hoạt động 4: Vận dụng (4’)
 GV: Truyền thuyết “Con rồng, cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào? vì sao em biết như vậy?
- Thuộc kiểu văn bản tự sự.
- Vì kể lại việc, kể về người và lời nói, hành động của họ theo một diễn biến nhất định.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà)
Hãy sưu tầm những văn bản thuộc 6 kiểu văn bản khác nhau
Hoạt động cá nhân
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 ....................................................................................................................................................................................................................
Ngày 8 tháng 9 năm 2020
TỔ CHUYÊN MÔN
Lê Thị Hương Giang
Ngày soạn: 12/9/2020
CHỦ ĐỀ:
VĂN BẢN TỰ SỰ VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
- Qua chủ đề truyện truyền thuyết, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng ). Đó là những thiên truyện phản ánh hiện thực đời sống văn hoá, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên, yêu chuộng hoà bình của nhân dân.
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội (Sơn Tinh, Thủy Tính; ); tinh thần yêu nước và khát vọng hòa bình (Thánh Gióng).
- Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử.
II. THỜI GIAN DỰ KIẾN
- Số tiết: 6
- Tên bài: 
+ Thánh Gióng ( 2 tiết)
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh (1 tiết)
+ Tìm hiểu chung về văn tự sự (1 tiết)
+ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (2 tiết)
PHẦN A: VĂN BẢN TỰ SỰ ( Tiết 5 đến tiết 7)
Tuần 2 - Tiết 5+6
Văn bản: THÁNH GIÓNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Môn ngữ văn: Học sinh nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật truyện Thánh Gióng: nhân vật, sự việc, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. Củng cố kiến thức về thể loại truyền thuyết. Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Tích hợp kiến thức về văn tự sự và từ mượn.
- Tích hợp liên môn: Môn lịch sử: Qua bài học, học sinh bước đầu nắm được sự phát triển khoa học kỹ thuật thời Hùng Vương (Lịch sử tiết 14 bài 13 “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang”), tích hợp với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc (sức mạnh về vũ khí thô sơ, tinh thần đoàn kết cộng đồng: hũ gạo kháng chiến, tuần lễ vàng..., ) Giáo dục công dân: học sinh được tìm hiểu, có kiến thức về di sản văn hoá (Đền Gióng), lễ hội truyền thống (Hội Gióng), lòng biết ơn... Môn mĩ thuật: đọc tranh và vẽ tranh về chi tiết, hình ảnh các em tâm đắc. Ngoài ra còn tích hợp địa lý (vị trí làng Gióng)... tích hợp điện ảnh (Phim hoạt hình Ông Gióng” của Tô Hoài, video clips lễ hội Gióng)...
2. Kỹ năng: Có kĩ năng đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
- Kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm. Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Kỹ năng nghe, nói, đọc,viết tiếng Việt, kỹ năng kể chuyện, đọc diễn cảm...
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào phát hiện và giải quyết vấn đề .
- Phát triển kỹ năng khai thác và sử dụng nguồn học liệu mở.
- Kết hợp vận dụng kỹ năng mỹ thuật trong trình bày sản phẩm thu hoạch, ...
* Các kĩ năng sống được giáo dục: kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp các em khi đóng vai, học hợp tác một cách hiệu quả; kĩ năng hợp tác.
- Kỹ năng tự chủ, kiên định để tham gia phản biện một cách hiệu quả trong tiết học
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tinh thần học tập và niềm đam mê môn học.
- Bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của quê hương, đất nước. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, phát huy và truyền bá tinh hoa văn hoá quê hương trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
4. Năng lực 
- Tự học, tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị KHDH, máy chiếu
2. Học sinh
- Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra sĩ số lớp học:
Lớp
Sĩ số - vắng
Ngày giảng
Điều chỉnh
6A1
6A3
6A4
2. Kiểm kiến thức cũ (1’) 
Kiểm tra sách vở và sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Trình chiếu video clips “ Lễ hội làng Gióng”. Em cảm nhận được gì từ đoạn phim trên?
- Đoạn phim giới thiệu về lễ hội Gióng.
- Gióng là một anh hùng của dân tộc
- Nhân dân ta bày tỏ lòng biết ơn, thờ kính. 
 Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Yêu nước chống ngoại xâm là một chủ đề lớn xuyên suốt tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam. Nhiều tác phẩm đã tạc vào thời gian những người anh hùng bất tử với non sông. Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết bất hủ như vậy. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của thiên truyện?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (65’)
GV hướng dẫn cách đọc, đọc trước một đoạn rồi yêu cầu học sinh đọc các đoạn còn lại
GV cho học sinh giải nghĩa một số từ trong chú thích: Thánh Gióng, Làng Gióng, sứ giả, núi Trâu, núi Sóc, Phù Đổng Thiên Vương,...
GV đưa các sự kiện lên máy chiếu yêu cầu học sinh đọc và đánh số thứ tự vào từng ô trước các chi tiết dưới đây theo đúng trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng 
(3) Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con
(7) Bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử
(1) Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói
(5) Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước
(6) Nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc
(4) Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo nuôi
(8) Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan.
(9) Gióng cùng ngựa sắt lên núi Sóc Sơn và bay lên trời
(2) Vua nhớ công ơn, lập đền thờ
GV: Theo em, chúng ta có thể chia văn bản này thành mấy phần?
GV: Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng(bình thường - khác thường)? Nhận xét về những chi tiết ấy? Suy nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng?
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Tìm hiểu ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong truyện?
Tổ 1: Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên 3 là đòi đi đánh giặc
Tổ 2: Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc
Tổ 3: Dân làng góp gạo nuôi Gióng
Tổ 4: Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
GV: Tìm những chi tiết miêu tả việc Gióng ra trận đánh giặc ? Nhận xét?
GV: Chi tiết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc có ý nghĩa gì?
Gv tổng hợp : Cả những vật bình thường nhất của quê hương cũng cùng Gióng đánh giặc. Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đuổi quân thù. Trong kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi:“ Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc”. Nhà văn Thép Mới đã khẳng định: Chiếc gậy tầm vông dựng lên thành đồng Tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre..
GV: Câu chuyện kết thúc bằng sự việc gì? Sự việc này có ý nghĩa gì?
GV: Sau khi Gióng về trời đã để lại những dấu tích gì?
GV: Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
HS lắng nghe và đọc lại văn bản
- Thánh Gióng: đức thánh làng Gióng
- Làng Gióng: trước đây thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.
- Sứ giả: người vâng mệnh trên đi làm một việc gì ở địa phương, trong nước hoặc ngoài nước.
- Núi Trâu: xưa thuộc đất Vũ Ninh, nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
 (1) Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con
(2) Bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử
(3) Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói
(4) Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước
(5) Nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc
(6) Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_1_24_nam_hoc_2020_2021_dang_thi_t.docx