Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Vai trò của nhân vật trong văn bản tự sự. Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng:

- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự. Xác định được sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

B. CHUẨN BỊ

 GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.6C.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Em hãy nêu cách trình bày sự việc trong văn tự sự ?

 

doc 4 trang tuelam477 3970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 5/9/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C..............:
Tiết 12. Tập làm văn: 
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
(tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Vai trò của nhân vật trong văn bản tự sự. Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự. Xác định được sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự.
3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc 
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
B. CHUẨN BỊ 
 	GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B..........................6C......................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Em hãy nêu cách trình bày sự việc trong văn tự sự ? 
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
 	GV Tiết học trước các em đã tìm hiểu thế nào là phương thức tự sự. Vậy tự sự đòi hỏi phải có sự việc và nhân vật. Nhân vật và sự việc trong văn tự sự có dặc điểm gì. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự (15 ph)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV nhắc lại nội dung tiết 11.
- HS quan sát mục (a.2/SGK/38)
H: Có bao nhiêu sự việc?
H: Nêu nhân xét của em về số lượng sự việc và cách sắp xếp sự việc?
H: Truyện kể về nhân vật nào? các nhân vật đó làm việc gì?
- Vua Hùng kén rể
- Các Lạc Hầu bàn bạc cách kén rể
- Sơn Tinh đem lễ vật tới trước, cưới được vợ và chiến thắng Thuỷ Tinh trong cuộc giao chiến
- Thuỷ Tinh đem lễ vật tới sau, không cưới được vợ và bị thua trong cuộc giao chiến
H: Ai là người được kể nhiều nhất và nói đến nhiều nhất?
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
GV: Sơn Tinh, Thủy Tinh được gọi là nhân vật chính; các nhân vật còn lại gọi là nhân vật phụ
H: Vai trò của nhân vật chính và nhân vật phụ trong văn bản tự sự?
- Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản
- Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động
à cần thiết, không thể bỏ được
H: Sơn Tinh được giới thiệu như thế nào?
- Sơn Tinh: Ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ; bốc từng quả đồi, dời từng ngọn núi,...
H: Qua tìm hiểu nhân vật Sơ Tinh, theo em, trong văn bản tự sự nhân vật được giới thiệu qua những mặt nào?
- Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm, suy nghĩ 
H: Thế nào là nhân vật trong văn bản tự sự? Vai trò của nhân vật chính, nhân vật phụ? Các mặt của nhân vật được thể hiện trong văn bản tự sự?
- HS đọc ghi nhớ
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
1. Sự việc trong văn tự sự 
Có nhiều sự việc, các sự việc được kể theo trình tụw
2. Nhân vật trong văn tự sự
* Bài tập/ SGK 38.
- Nhân vật thực hiện các sự việc 
- Nhân vật chính: ST, TT 
- N/ vật phụ: HùngVương, Mị Nương, các lạc hầu .
* N/ vật trong văn tự sự được kể 
- Được gọi tên, đặt tên.
- Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói.
- Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu.
* Ghi nhớ / 38 SGK
Hoạt động 2. Luyện tập (20 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Gọi HS đọc bài tập.
* Cho biết yêu cầu của bài tập ?
- GV giao nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi (3 phút)
- Yêu cầu: Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật?
H: Để tóm tắt tác phẩm “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” em hãy nêu các sự việc chính của chuyện?
- HS làm bài cá nhân, GV gọi một vài HS để hoàn thành bài tập
H: Vì sao truyện lại được gọi là “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?
- HS trình bày, phản biện về các tên gọi trong bài tập
- GV nhận xét, giải thích, định hướng
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:
a. Vai trò của các nhân vật
- Vua Hùng: Nhân vật phụ nhưng không thể thiếu được vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân.
- Mị Nương nhân vật phụ nhưng không thể thiếu được vì không có nàng thì không có cuộc xung đột giữa hai thần.
- Sơn Tinh nhân vạt chính thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi Sơn Tinh đánh thắng Thủy Tinh, và suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
- Thuỷ Tinh nhân vật chính thể hiện sức mạnh của bão lũ thiên tai
b. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Vua Hùng kén rể
- Hai thần đến cầu hôn
 - Sơn Tinh đem lễ vật tới trước, cưới được vợ 
- Thuỷ Tinh đem lễ vật tới sau, không cưới được vợ nổi giận đuổi theo
- Cuộc giao tranh dữ dội giữa hai vị thần.
- Sơn Tinh thắng cuộc, Thuỷ Tinh đành chịu thua nhưng năm nào Thuỷ Tinh cũng vẫn nhớ mối thù xưa gây bão lũ nhưng năm nào Thuỷ Tinh cũng thất bại
c. Truyện được đặt tên là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì đó là tên nhân vật chính
Bài tập 2/ 39
4. Củng cố
- Nêu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học nội dung ghi nhớ; Làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Soạn tiếp phần còn lại 
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_12_su_viec_va_nhan_vat_trong_van.doc