Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13-15 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13-15 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Giúp hs: Nắm được ý nghĩa của truyền thuyết, hiểu được sức mạnh của thanh gươm báu và ý nghĩa của việc Long Quân đòi lại gươm thần.

2. Qua bài học, HS có được các kĩ năng sau:

*) Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

*) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và văn học, cụ thể:

a) Đọc hiểu:

- Nội dung: HS nêu được ấn tượng chung về văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, sự việc chính, nhân vật chính; Hiểu được ý nghĩa của văn bản; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

- Hình thức: Nhận biết được: một số yếu tố của truyền thuyết: Cốt truyện, nhân vật, ; Người kể chuyện theo ngôi thứ ba;

- Liên hệ, so sánh, kết nối: Nhận biết được điểm tương đồng, hợp nhất giữa hai nhân vật Lê Thận và Lê Lợi trong việc thể hiện ý nghĩa của văn bản.

- Mở rộng: Biết tìm đọc một truyền thuyết giải thích lịch sử địa danh ngoài sgk.

b) Viết:

- Viết được bài tóm tắt ngắn gọn truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”.

- Viết được đoạn văn bày tỏ cảm xúc cá nhân về một chi tiết, sự việc hoặc nhân vật trong văn bản.

c) Nói và Nghe:

- Nói: Kể lại được truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”; Trình bày miệng được cảm xúc cá nhân về nội dung văn bản, về nhân vật hoặc sự việc.

- Nghe: Tóm tắt lại được nội dung trình bày của người khác.

- Nói nghe tương tác: Biết tham luận trong nhóm/ lớp về một vấn đề chung, biết đặt câu hỏi và trả lời,

 

doc 7 trang tuelam477 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13-15 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 – TIẾT 13
Ngày dạy:
6C: / 9/ 2020
Văn bản:
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
 Truyền thuyết
MỤC TIÊU:
1. Giúp hs:
- Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm; vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyền thuyết.
- Rèn kĩ năng đọc, kể diễn cảm.
- Giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua các tác phẩm.
2. Qua bài học, HS có được các kĩ năng sau:
*) Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
*) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và văn học, cụ thể: 
a) Đọc hiểu: 
- Nội dung: HS nêu được ấn tượng chung về văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, sự việc chính, nhân vật chính; Hiểu được ý nghĩa của văn bản; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
- Hình thức: Nhận biết được: một số yếu tố của truyền thuyết: Cốt truyện, nhân vật, ; Người kể chuyện theo ngôi thứ ba; 
- Liên hệ, so sánh, kết nối: Nhận biết được điểm tương đồng, hợp nhất giữa hai nhân vật Lê Thận và Lê Lợi trong việc thể hiện ý nghĩa của văn bản.
- Mở rộng: Biết tìm đọc một truyền thuyết giải thích lịch sử địa danh ngoài sgk.
b) Viết:
- Viết được bài tóm tắt ngắn gọn truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”.
- Viết được đoạn văn bày tỏ cảm xúc cá nhân về một chi tiết, sự việc hoặc nhân vật trong văn bản.
c) Nói và Nghe:
- Nói: Kể lại được truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”; Trình bày miệng được cảm xúc cá nhân về nội dung văn bản, về nhân vật hoặc sự việc.
- Nghe: Tóm tắt lại được nội dung trình bày của người khác.
- Nói nghe tương tác: Biết tham luận trong nhóm/ lớp về một vấn đề chung, biết đặt câu hỏi và trả lời, 
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
Phương tiện dạy học: 
SGK, giáo án, máy chiếu, loa.
Vi deo “Vẻ đẹp Hồ Gươm nhìn từ Flycam”, địa chỉ video: 
Hình thức tổ chức dạy học: 
Dạy học cá nhân, nhóm lớp: nhóm bàn.
Hs thuyết trình, giới thiệu, trao đổi và thảo luận 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- HS theo dõi video toàn cảnh Hồ Gươm qua Flycam vào ban ngày và đêm.
? Theo em đây là địa danh nào? Nó nằm ở đâu? Em có những hiểu biết gì về địa danh này?
 GV dẫn vào bài: “Giữa thủ đô Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là Hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng, Đến thế kỉ XV, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm của người anh hung đất Lam Sơn là Lê Lợi, hồ mới mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm. Sự tích ấy ntn, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản
- GV hướng dẫn HS đọc: Giọng chậm rãi, trầm lắng gợi không khí trang trọng không gian truyền thuyết.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét giọng đọc;
- Gọi tiếp 1,2 em đọc tiếp văn bản, nhận xét, lưu ý (nếu có).
- GV lưu ý học sinh một số từ khó (trình chiếu)
+ Giặc Minh: Giặc phương Bắc, triều đại nhà Minh, xâm lược nước ta từ 1407 đến 1427 
+ Đô hộ: Đặt ách thống trị lên một nước khác.
+ Thuận Thiên: 
+ Nạm ngọc: 
? Em hãy kể tóm tắt lại câu chuyện bằng các sự việc chính?
- HS tóm tắt; HS khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức và trình chiếu các sự việc chính tóm tắt văn bản.
- Trình chiếu một số hình ảnh minh họa.
Bước 3: Thảo luận nhóm bàn
? Văn bản sự tích Hồ Gươm có thể chia làm mấy phần?
I. ĐỌC – HIỂU CHUNG
1. Đọc, tìm hiểu từ khó
2. Kể tóm tắt
3. Bố cục: 2 phần
- P1: Từ đầu à “đất nước”
- P2: Còn lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
- GV yêu cầu HS đọc kĩ đoạn VB thứ nhất, làm việc theo nhóm bàn.
? Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm trong hoàn cảnh nào?
? Việc Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần lúc này có ý nghĩa gì?
? Long Quân cho mượn bằng cách nào? Ai đã tìm được lưỡi gươm? Ở đâu?
? Lê Lợi nhận được chuôi gươm trong hoàn cảnh nào? Ở đâu?
? Vì sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiệp nhận gươm? 
- Lê Thận và Lê Lợi được gươm ở những địa điểm rất thực, ngay trên quê hương của họ. Chuyện nhặt được chuôi và lưỡi gươm đã kì lạ, khi đem khớp với nhau lại càng kì lạ hơn. Thanh gươm thần là tượng trưng cho sức mạnh của cứu nước của nhân dân ta. Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trong rừng: điều đó cũng có nghĩa khả năng cứu nước có ở khắp nơi, từ miền sông nước đến vùng rừng núi đều một lòng cứu nước; Lưỡi – chuôi gươm khớp lại thì hợp nhất, vừa in thể hiện sự đồng lòng nhất trí của các dân tộc, hợp thành sức mạnh cứu nước. Trao gươm cho Lê Lợi, nhân dân ta đã khẳng định vai trò “minh chủ” của Lê Lợi trong cuộc KNLS.
- GV yêu cầu HS hđ nhóm bàn:
? Tìm những chi tiết giới thiệu về thanh gươm?
? Thanh gươm mấy lần tỏa sáng? Đó là những lần nào?
? Em có nhận xét gì về những chi tiết này?
II. ĐỌC HIÊU CHI TIẾT 
1) Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần
- Hoàn cảnh:
+ Giặc Minh đô hộ nước ta;
+ Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhiều lần bị thua à Còn yếu. 
=> Chống giặc Minh là chính nghĩa nên tổ tiên, thần thiêng ủng hộ.
- Cách cho mượn:
+ Lê Thận nhặt được lưỡi gươm dưới nước.
+ Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng.
=> Kì lạ, vừa ảo lại vừa thực.
ó Toàn dân trên dưới một lòng hợp nhất.
- Thanh gươm thần kì:
+ Mắc vào lưới của Lê Thận ở 3 chỗ khác nhau.
+ Lưỡi gươm sáng rực trong góc nhà.
+ Chuôi gươm sáng trên ngọn cây.
+ Tra vào chuôi thì vừa khớp như in;
+ Khắc hai chữ “Thuận thiên”
=> Hợp lòng dân, thuận ý trời
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
- HS làm bài tập trắc nghiệm
- GV nêu câu hỏi:
? Từ cách Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần, em có suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết một lòng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc chúng ta trong giai đoạn hiện nay?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tìm hiểu xem là Long quân đã đòi lại gươm bằng cách nào? 
TUẦN 4 – TIẾT 14
Ngày dạy:
6C: / 9/ 2020
Văn bản:
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM 
(tiếp theo)
 Truyền thuyết
MỤC TIÊU:
1. Giúp hs: Nắm được ý nghĩa của truyền thuyết, hiểu được sức mạnh của thanh gươm báu và ý nghĩa của việc Long Quân đòi lại gươm thần. 
2. Qua bài học, HS có được các kĩ năng sau:
*) Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
*) Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và văn học, cụ thể: 
a) Đọc hiểu: 
- Nội dung: HS nêu được ấn tượng chung về văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, sự việc chính, nhân vật chính; Hiểu được ý nghĩa của văn bản; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
- Hình thức: Nhận biết được: một số yếu tố của truyền thuyết: Cốt truyện, nhân vật, ; Người kể chuyện theo ngôi thứ ba; 
- Liên hệ, so sánh, kết nối: Nhận biết được điểm tương đồng, hợp nhất giữa hai nhân vật Lê Thận và Lê Lợi trong việc thể hiện ý nghĩa của văn bản.
- Mở rộng: Biết tìm đọc một truyền thuyết giải thích lịch sử địa danh ngoài sgk.
b) Viết:
- Viết được bài tóm tắt ngắn gọn truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”.
- Viết được đoạn văn bày tỏ cảm xúc cá nhân về một chi tiết, sự việc hoặc nhân vật trong văn bản.
c) Nói và Nghe:
- Nói: Kể lại được truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”; Trình bày miệng được cảm xúc cá nhân về nội dung văn bản, về nhân vật hoặc sự việc.
- Nghe: Tóm tắt lại được nội dung trình bày của người khác.
- Nói nghe tương tác: Biết tham luận trong nhóm/ lớp về một vấn đề chung, biết đặt câu hỏi và trả lời, 
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
Phương tiện dạy học: 
SGK, giáo án, máy chiếu, loa.
Vi deo “Vẻ đẹp Hồ Gươm nhìn từ Flycam”, địa chỉ video: 
Hình thức tổ chức dạy học: 
Dạy học cá nhân, nhóm lớp: nhóm bàn.
Hs thuyết trình, giới thiệu, trao đổi và thảo luận 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Gv hỏi bài cũ: Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm trong hoàn cảnh nào?
GV dẫn vào giờ học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
? Các em cùng thảo luận và so sánh trước và sau khi có gươm, thế lực của nghĩa quân như thế nào?
- Hs hoạt động nhóm.
Trước khi có gươm
Sau khi có gươm
- Non yếu
- Trốn tránh.
- Ăn uống kham khổ, ...
- Nhuệ khí tăng lên
- Xông xáo đi tìm địch;
- Đầy đủ, chiếm các kho lương của địch.
? Trong tay Lê Lợi, thanh gươm đã có sức mạnh như thế nào?
? Đó là sức mạnh của gươm hay sức mạnh của con người?
=> vũ khí sắc bén kết + sức mạnh của con người, sức mạnh của chính nghĩa tạo nên sức mạnh của gươm.
-GV: Lê Thận là người dân đánh cá, Lê Lợi là chủ tướng của nghĩa quân LS,
-GV: Gươm báu Khi được vớt khi Lê Thận còn là người dân đánh cá. Khi gươm chắp lại, Lê Thận đã là một nghĩa quân tài giỏi của cuộc KNLS. Sự việc đó cho thấy tính chất nhân dân của cuộc KNLS. Gươm báu mang hai chữ thuận thiên, đề cao tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa LS được trời đất ủng hộ.
- Gươm thần được Lê Thận kính cẩn dâng lên chủ tướng Lê Lợi đã đề cao vai trò của người anh hùng áo vải trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. 
? Gươm thần được trao trả trong hoàn cảnh nào?
II. ĐỌC HIÊU CHI TIẾT
* Sức mạnh của thanh gươm
- Sức mạnh của thanh gươm:
+ Chuyển bại thành thắng;
+ Chuyển yếu thành mạnh.
+ Tung hoành ngang dọc, đánh tan lũ giặc cướp nước.
ó Gươm báu hợp nhất sức mạnh các dân tộc ở các vùng miền. Sức mạnh toàn dân trong tay người anh hùng bảo vệ chính nghĩa, theo nguyện vọng của nhân dân và thuận theo ý trời.
2. Long quân đòi gươm
Hoạt động luyện tập, vận dụng
- HS làm bài tập trắc nghiệm
- GV nêu câu hỏi:
? Từ cách Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần, em có suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết một lòng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc chúng ta trong giai đoạn hiện nay?
Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Tìm hiểu xem là Long quân đã đòi lại gươm bằng cách nào? 
? Tại sao nơi cho mượn gươm và nơi trả gươm khác nhau?
******************************
TUẦN 4 - TIẾT 15
Ngày dạy: 
6C: / /2020
TỪ MƯỢN
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Khái niệm từ mượn
- Các hình thức mượn; 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng sử dụng từ mượn một cách hợp lí trong nói và viết.
3. Thái độ: GDHS ý thức trau dồi vốn từ tiếng Việt.
4. Năng lực, phẩm chất
Năng lực: Tự chủ, tự học; Ngôn ngữ; Giao tiếp và hợp tác; Giải
quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, cảm thụ văn chương.
Phẩm chất: Chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ
Giaó viên: Nghiên cứu bài, soạn bài.
HS: Đọc kĩ bài mới ở nhà, soạn bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
KHỞI ĐỘNG: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Từ thuần Việt và từ mượn
GV gọi HS đọc ví dụ, trả lời câu hỏi.
?Dựa vào SGK, giải thích nghĩa của từ “tráng sĩ”, “trượng”.
? Các từ “giang sơn”, “sông núi” có nguồn gốc khác nhau như thế nào?
? Qua tìm hiểu ví dụ, cho biết thế nào là từ mượn? Thế nào là từ thuần Việt?
Bài tập củng cố
1. Ví dụ (sgk)
2. Nhận xét:
- “Trượng”, “tráng sĩ” : có nguồn gốc từ tiếng Hán.
- “Giang sơn”: từ mượn tiếng Hán
- “sông núi”: từ thuần Việt
3. Kết luận: (Ghi nhớ – sgk)
Hoạt động 2: Nguyên tắc mượn từ
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên tắc
mượn từ.
? Việc mượn từ có những mặt tích cực và tiêu cực nào?
?Như vậy, khi mượn từ phải đảm bảo nguyên tắc nào? 
Bài tập củng cố
Tích cực: Làm giàu tiếng Việt
Tiêu cực: Nếu mượn tùy tiện,
ngôn ngữ sẽ bị pha tạp.
=> Khi mượn từ không được lạm
dụng.
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS hoàn thành vào bảng sau: Tìm và giải nghĩa năm từ mượn tiếng
Hán trong truyện Thánh Gióng.
STT
TỪ MƯỢN
NGHĨA CỦA TỪ MƯỢN
1
2
3
4
5
TÌM TÒI, MỞ RỘNG
? Tại sao “đàn bà” và “phụ nữ” là hai từ cùng một nghĩa nhưng không phải bao giờ cũng thay thế được cho nhau?
 HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
- chuẩn bị tiết tiếp theo: Nghĩa của từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_13_15_nam_hoc_2020_2021.doc