Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Biết được đặc điểm của hai loại ngôi kể: Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

- Hiểu tác dụng của từng loại ngôi kể.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng ngôi kể phù hợp với tư tưởng chủ đề của truyện kể.

4. Các năng lực cần đạt:

- Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, vận dụng.

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ

2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:

- Kĩ năng tự nhận thức: hiểu biết về ngôi kể.

- Nêu và giải quyết vấn đề: sử dụng ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là văn bản tự sự ? Hãy kể các văn bản tự sự mà em đã được học?

3. Bài mới:

Hoạt động khởi động:

HS xác định ngôi kể trong câu chuyện “Em bé thông minh"

 

doc 4 trang tuelam477 3640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 12/10/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
Tiết 33. 
NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: 
- Biết được đặc điểm của hai loại ngôi kể: Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
- Hiểu tác dụng của từng loại ngôi kể.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng ngôi kể phù hợp với tư tưởng chủ đề của truyện kể.
4. Các năng lực cần đạt: 
- Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, vận dụng...
B. CHUẨN BỊ 
1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ 
2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:
- Kĩ năng tự nhận thức: hiểu biết về ngôi kể.
- Nêu và giải quyết vấn đề: sử dụng ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A............................................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là văn bản tự sự ? Hãy kể các văn bản tự sự mà em đã được học?
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động: 
HS xác định ngôi kể trong câu chuyện “Em bé thông minh" 
 Hoạt động 1. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự 
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HSHĐ cá nhân
1 HS đọc đoạn văn, cả lớp theo dõi 
HS nhận nhiệm vụ thực hiện HĐ cá nhân trả lời câu hỏi
H: Xác định ngôi kể ở mỗi đoạn, nêu dấu hiệu nhận biết ngôi kể đó?
GV Khi kể ngôi thứ 3 theo em tác giả ở đâu ? 
+ Người kể tự giấu mình 
H: Trong đoạn văn 2 người xưng tôi là Dế Mèn hay tác giả?
Khi kể ở ngôi thứ nhất "tôi" có nhất thiết phải là tác giả? 
GV dẫn đoạn văn:
"Cứ vào cuối năm học, trước khi bắt đầu nghỉ hè là bọn con trai chúng tôi lại chạy ào lên đây phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ ranh con đi chân đất, công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim".
 HS xác định ngôi kể
H: Vậy hai đoạn văn trên được kể theo những ngôi nào?
GV:Khi người kể chuyện kể ở những vị trí như trên người ta gọi đó là ngôi kể.
- Vậy em hiểu thế nào là ngôi kể?
+ Khi người kể kể lại câu chuyện bằng cách gọi tên nhân vật -> kể theo ngôi thứ 3.
+ Khi người kể xưng tôi -> kể theo ngôi thứ nhất.
H: Ngoài xưng hô: tôi, chúng tôi khi kể chuyện người ta còn dùng từ ngữ nhân xưng nào ở ngôi thứ nhất?
tao, tớ, mình, ta, chúng tao, chúng tớ, chúng mình, chúng ta.
bạn, cậu, mày, chúng mày, họ, nó, chúng nó, anh chị,...-> ngôi thứ 2 (những từ ngữ mình gọi người khác trong giao tiếp)
GV giao nhiệm vụ cho HSHĐ nhóm
HS nhận nhiệm vụ thực hiện HĐ nhóm
Nhiệm vụ: Em hãy so sánh cách kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 ở 2 đoạn văn trên có gì khác nhau?
(Gợi ý: Ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế? Ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và trải qua?)
HS thảo luận, ghi kết quả ra phiếu học tập
GV quan sát, hỗ trợ học sinh học tập.
Đại diện các nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án
Ngôi 1
Ngôi 3
- Người kể hiện diện, xưng tôi.
- Chỉ được kể về mình, những gì mình được biết, được chứng kiến.
- Người kể giấu mình, gọi tên nhân vật.
- Người kể có thể có mặt khắp mọi nơi, kể mọi việc diễn ra với nhân vật.
VD: Lúc đầu người kể ở cung vua, biết được những ý nghĩ của vua và đình thần, biết được ý định của vua muốn thử em bé; sau đó lại có mặt ở công quán sau đó lại có mặt ở cung vua, biết vua và đình thần phục tài em bé 
H: Qua phân tích em có nhận xét gì về đặc điểm của hai ngôi kể?
+ Ngôi 3: người kể đứng ở vị trí nào đó để quan sát, theo dõi sự việc để sự việc, nhân vật diễn ra tự nhiên. Tác giả chỉ việc kể lại những điều đó.
+ Ngôi 1: Nhân vật tự nói ra tình cảm, ý nghĩ của mình (lời kể gần gũi, mang màu sắc, cảm xúc cá nhân).
GV: Người kể xưng “tôi” không nhất thiết là chính tác giả. (Tác giả nhập vai vào nhân vật để kể những cái biết, những cảm nhận, tình cảm của nhân vật ấy).
 Trong hồi kí, nhật kí, tự truyện người kể cũng kể theo ngôi thứ nhất và người xưng “tôi” là tác giả.
Bài tập nâng cao
H: Hãy đổi ngôi kể trong đọan văn1, 2 ? Nhận xét? 
Đoạn 2: Nếu thay vào ngôi kể thứ 3, đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình không còn hiện diện nữa. 
Đoạn 1: Thay ngôi thứ nhất: Không được vì người kể khó có thể có mặt ở ba nơi cùng một lúc.
-> Khi xưng tôi kể chuyện, người kể chỉ kể được những gì trong phạm vi mình biết, mình thấy.
H: Vậy khi kể chuyện cần lựa chọn ngôi kể như thế nào? HS trả lời
GV nhấn mạnh: Khi làm bài văn tự sự, người kể phải chọn ngôi kể thích hợp để đạt được mục đích giao tiếp. (Việc sử dụng ngôi kể nào phụ thuộc vào đặc điểm tư duy nghệ thuật và dụng ý của người viết).
- Qua phân tích, em hiểu thế nào là ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự? 
HS trả lời - GVKL
HS đọc ghi nhớ 
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự . 
1. Bài tập 
- Đoạn 1: Ngôi thứ 3 (Người kể gọi tên nhân vật).
- Đoạn 2: Ngôi thứ nhất (Người kể xưng tôi).
2. Ghi nhớ: Sgk/89
* Hoạt động 2: Luyện tập 
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
-GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Nhóm 1,2 bài tập 1, nhóm 3,4 bài tập 2
H: Xá định ngôi kể? Chỉ rõ đặc điểm của ngôi kể đó?Thay thế ngôi kể và rút ra nhận xét
H: Em đã bao giờ viết thư chưa? Khi viết thư em dùng ngôi kể nào?
II. Luyện tập:
 Bài tập 1/89
- Ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi.
Thay “tôi” bằng “Dế Mèn”, ta có đoạn kể theo ngôi thứ ba, có sắc thái khách quan.
 Bài tập 2/89- Ngôi thứ ba.
Thay tôi vào các từ: Thanh, Chàng. Ngôi kể tôi tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn.
Bài tập 5/ 90
- Khi viết thư, cần sử dụng ngôi kể thứ nhất để bộc lộ tính chủ quan, chân thật, riêng tư. Nếu sử dụng ngôi thứ ba thì nội dung thư lại có nguy cơ thiếu chân thật trước người nhận.
4. Củng cố
- Thế nào là ngôi kể? Ngôi kể thứ nhất là gì? Ngôi kể thứ ba là gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ.
- Bài tập về nhà 6/90
- Chuẩn bị: Bài đọc thêm: Cây gút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_33_ngoi_ke_va_loi_ke_trong_van_tu.doc