Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

 - Nắm được thế nào là nghĩa của từ

 - Nắm được một số cách giải thích nghĩa của từ

2. Kỹ năng.

- Giải thích nghĩa của từ.

- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.

- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu mến môn học.

* THKNS : Lựa chọn cách sử dụng TV đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề

 - Năng lực hợp tác

 - Năng lực quan sát và phát hiện

 - Năng lực giao tiếp

 - Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Nguyên cứu tài liệu soạn GA, máy chiếu.

2 Học sinh

 - Sách vở - học và làm bài tập cũ -tìm hiểu bài mới

 

doc 17 trang tuelam477 2810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01.9.2018
 Ngày soạn:03/9/20 18 Dạy lớp 6a
Tiết 9. Văn bản:
SƠN TINH ,THUỶ TINH
 (Truyền thuyết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
	- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Giải thích hiện tượng lụt lội và khát vọng của người việt cổ trong việc chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
- Những nết chính về NT của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
2. Kỹ năng.
- Đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. 
- Nắm bắt được các sự kiện chính trong truyện. Xác định ý nghĩa của truyện và kể lại được truyện.
3. Thái độ:
- GDHS ước mơ chiến thắng, chinh phục thiên nhiên của con người.
4. Năng lực cần đạt: 
- Năng lực đọc – hiểu văn bản.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giao tiếp.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
- Nguyên cứu tài liệu soạn GA, máy chiếu.
- Tranh ảnh trong SGK và một số tranh ảnh về thiên tai lũ lụt, thiên tai.
2 Học sinh
- Soạn bài theo câu hỏi phần Đọc hiểu.
- Chuẩn bị bảng phụ, giấy A4, bút dạ 
- Sưu tầm tranh ảnh thiên tai lũ lụt và phòng chống thiên tai lũ lụt.
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 
1. Các hoạt động đầu giờ: 
 	* Kiểm tra bài cũ : (4’)
 	+ Câu hỏi: 
Nêu ý nghĩa của hình tượng TG ?
 	+ Đáp án: 
 - TG là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.
- Ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng đánh giặc cứu nước.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn và cho điểm
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động khởi động.(2’)
- Mục tiêu: Qua một số hình ảnh học sinh biết lũ lụt và cảnh người dân chống lũ lụt thiên tai.
GV chiếu những bức ảnh về lũ lụt và cảnh người dân chống lũ lụt thiên tai.
? Những bức ảnh trên nói lên điều gì?
HS: Những bức ảnh trên nói về cảnh lũ lụt và cảnh người dân chống lũ.
GV: Đất nước ta nằm dọc bên bờ biển đông, hàng năm phải đối mặt với mưa 
bão,lũ lụt rất khủng khiếp.( Chiếu những hình ảnh về lũ ). Để tồn tại chúng ta phải tìm mọi cách sống, chiến đấu và chiến thắng giặc nước. ( Chiếu một số hình ảnh chống lũ ).Cuộc chiến đấu trường kì giàu truân ấy đã được thần thoại hoá trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh ... 
2. Nội dung bài học .
 HOẠT ĐỘNG 1: I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG ( 8’)
+Mục tiêu: HS đọc đúng giọng, đúng chính tả, Kể tóm tắt được truyện và hiểu bố cục tác phẩm.
+ Tiến trình thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Nêu yêu cầu: đọc giọng kể gợi lại không khí cổ xưa
Giọng chậm ở đoạn đầu - nhanh ở đoạn sau 
đoạn cuối chậm, bình tĩnh
GV đọc mẫu một đoạn
GV nhận xét cách đọc của HS
? Kể tóm tắt lại truyện?
GV nhận xét, bổ sung.
GV chia lớp hoạt động theo cặp đôi ( 1’)
? VB này được chia làm mấy phần?
GV nhận xét, chốt ý.
- Bố cục 3 phần:
+ Từ đầu->xứng đáng ->VH kén rể
+ Tiếp->rút quân->STTT cầu hôn cuộc giao tranh của 2 vị thần
+ Còn lại ->cthắng của ST và sự trả thù hàng năm của TT
I/ Đọc và tìm hiểu chung
1. đọc
HS đọc và nhận xét
2. Kể
HS kể
3. Bố cục : 
- HS thảo luận
- HS trả lời
- HS nhận xét.
* Hoạt động 2: PHÂN TÍCH (21’)
- Mục tiêu: HS hiểu được cách kén rể của Vua Hùng, cuộc giao tranh của Sơn Tinh Thủy Tinh, ý nghĩa hình tượng của hai nhân vật này.
- Tiến trình thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Truyện STTT đc gắn với chiều đại nào trong lịch sử Việt Nam ?
? Truyện có những NV nào? Nhân vật chính là ai?
? Cốt truyện gồm những SV gì?
-HV kén rể -> ST-TTđến cầu hôn -> vua hùng ra đk chọn rể -> ST đến trước lấy được vợ -> TT đến sau tức giận dâng nước đánh ST -> 2 bên giao chiến hàng tháng trời -> TT thua rút quân về -> hàng năm TT dâng nước đánh ST nhưng đều thất bại.
? Em hãy cho biết HV muốn kén cho con gái mình 1 người chồng NTN? 
GV : Xứng đáng ở đây được hiểu là thông minh, tài năng, có sức mạnh, ý chí
người đó phải nối được gót vua hùng cùng vua chăm lo cuộc sống thanh bình cho muôn dân
GV : Cùng 1 lúc có 2 chàng trai đến cầu hôn nên VH không biết chọn ai nên ra điều kiện thách cưới.
? VH ra điều kiện như thế nào?(sính lễ cần những gì?)
- Sính lễ: lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới 
? em có suy nghĩ gì khi nhà vua đưa ra những đồ sính lễ như vậy(nhận xét về lễ vật)? 
GV : kén rể bằng thi tài dâng lễ vật sớm lễ vật vừa trang nghiêm vừa giản dị,truyền thống,vừa quý hiếm kì lạ, lời thách cưới cảu VH tăng thêm vẻ huyền thoại của câu truyện kén rể
? Theo em ai sẽ là người dễ dàng có đồ sính lễ ấy?
- Sơn tinh
? Có ý kiến cho rằng sính lễ vua ban ra cố tình thiên vị sơn tinh?
? Tại sao VH lại thiên vị cho ST ? 2 vị thần đại diện cho thế lực nào?
Gv :
- ST tượng trưng cho ND, núi rừng ,đồng ruộng (phúc thần) - là QH,lợi ích ,bè bạn,ân nhân.
- TT tượng trưng cho lũ lụt ,thiên tai(hung thần) - Lũ lụt thiên tai là tai hoạ đáng sợ nhất với ND 
? Nếu TT nhận ra điều này có thể thắc mắc được không?vì sao?
- Không vì vua có quyền
? Nhận xét cách kén rể của VH?
GV Cho lớp hoạt động theo cặp đôi (1’)
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ST-TT về nơi ở ,tài năng của 2 vị thần ? 
GV nhận xét, chốt ý.
Máy chiếu : 
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để tả 2 vị thần ?
GV : Trước tài năng kì lạ ngang sức ngang tài của 2 vị thần mà VH chỉ có 1 người con gái VH đã giải quyết bằng cách đem sính lễ...cho cưới
? Hôm sau ai là người mang lễ vật tới trước?
? Còn Thuỷ tinh thì NTN?
? TT đã thể hiện sức mạnh ghê gớm của mình NTN?
-Máy chiếu: hô mưa gọi gió làm thành giông bão lên đánh sơn tinh nước ngập ruộng đồng nước tràn nhà cửa .thành phong châu như nổi lềnh bềnh trên 1 biển nước
? Trước sức mạnh của TT thái độ của ST NTN?
-Máy chiếu: không hề nao núng bốc từng quả đồi dời từng dãy núi,dựng thành ngăn chặn nước lũ
? Em có nhận xét gì về cuộc giao tranh này?
? Theo em chi tiết nào nói lên cuộc giao trang quyết liệt nhất của 2 vị thần ?
? Việc s/dụng những chi tiết này trong truyện có ý nghĩa gì?
- Đây là những chi tiết NT tượng trưng kì ảo của cuộc giao tranh thể hiện qua trí tưởng tượng đặc sắc của người xưa đặc biệt qua 2 cặp từ "bao nhiêu..bấy nhiêu"chỉ sự tăng tiến quyết liệt rằng có của 2 vị thần. 
? Em có nhận xét gì về sức mạnh tài năng của 2 vị thần trong cuộc giao tranh quyết liệt này (xem tranh)?
- Đây là trận giao tranh giữ dội, quyết liệt giữa thần nước-thần núi mang đậm màu sắc thần thoại với những chi tiết hoang đường kì lạ trí tưởng tượng của người xưa thật là bay bổng diệu kì khi dựng lên bức tranh hoành tráng .kì vĩ của cuộc giao tranh ác liệt đó
? Cuối cùng chiến thắng thuộc về ai?
TT dù cho có nhiều phép thuật cao cường và ý chí quyết chiến những vẫn phải cúi đầu khuất phục trước Sức mạnh và ý chí của ST->ST chính là người chồng xứng đáng mà vua hùng muốn kén chon cho con gái mình ở đầu câu truyện .
GV cho HS thảo luận nhóm 3’
? Theo em TT tượng trưng cho LL nào?
? ST tượng trưng cho LL nào?
GV: Chốt ý
II/phân tích
- Triều đại các vua hùng, không nên hiểu chi tiết thứ 18 một cách máy móc vì thời gian trong truyền thuyết mang tính ước lệ
- ST-TT là nhân vật chính, ngoài ra có các nhân vật phụ : Vua Hùng, Mị Nương, các Lạc Hầu
- HS trả lời theo ý hiểu.
1. Vua Hùng kén rể
- HV muốn kén cho con một người chồng xứng đáng
- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao mỗi thứ 1 đôi
=> quý hiếm kì lạ 
Sơn tinh
-đúng -bởi tất cả những thứ ấy đều là sản vật ở vùng rừng núi QH ST
- HS trả lời theo ý hiểu.
- Không vì vua có quyền
- Kén rể :thông minh sáng suốt => thái độ của người việt cổ với núi rừng,lũ lụt
2. Sơn tinh, Thuỷ tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa 2 vị thần
- HS thảo luận
- HS trả lời
- HS nhận xét 
- Sơn tinh :
ở vùng núi tản viên
- vẫy tay về phía đông nổi cồn bão
- vẫy tay về phía tây nổi lên từng dãy núi đồi
- chúa vùng núi cao
Thuỷ tinh:
- ở vùng biển
- gọi gió gió đến
- hô mưa-mưa về
- Chúa vùng nước thẳm
=>tưởng tượng kì ảo tài năng kì lạ và sức mạnh ghê gớm
- Sơn tinh: mang lễ vật đến trước rước MN về núi
- Thuỷ tinh: đến sau không lấy được vợ nổi giận đem quân đuổi theo
HS chỉ ra chi tiết trong SGK.
HS chỉ ra chi tiết trong SGK.
=>hào hùng quyết liệt
- Nước sông dâng cao bấy nhiêu, đối núi cao lên bấy nhiêu
HS trả lời
- HS nhận xét
- ST thắng-TT thua
3. Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật 
- HS thảo luận
- HS trả lời
- HS nhận xét 
- TT là hiện tượng mưa to bão lũ ghê gớm hàng năm
- ST là dân cư việt cổ đắp đê chống lụt và ước mơ chiến thắng thiên tai.
* Hoạt động 3: TỔNG KẾT. (7’)
- Mục tiêu: HS ghi nhớ những nét chính về nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của văn bản. 
- Tiến trình thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Biện pháp NT cơ bản bao trùm TT này?
Kể truyện sinh động hấp dẫn với những hình tượng kì ảo mang tính khái quát cao
? Khái quát ND của truyện? 
- Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai lũ lụt của cư dân đồng thời nói lên khát vọng chế ngụ thiên tai.. xây dựng bảo vệ cuộc sống của mình
? ý nghĩa của truyện? 
-Giải thích hiện tượng bão lũ thưở các vua Hùng dựng nước đồng thời thể hiện sức mạnh ước mơ chế ngự thiên tai,bảo vệ cuộc sống của người việt cổ.
III/ Tổng kết, ghi nhớ(7’)
 1. Nghệ thuật
- Kể truyện sinh động hấp dẫn với những hình tượng kì ảo mang tính khái quát cao
2. Nội dung
HS nêu ý nghĩa
3. Củng cố luyện tập hướng dẫn học sinh học tự học.. (2’)
*Củng cố luyện tập
GV sử dụng máy chiếu một số hình ảnh về lũ lụt, thiên tai.
GV: Đây là những bức trảnh cho ta thấy sức tàn phá ghê gớm của lũ lụt và thiên tai mà nhân dân ta phải gánh chịu hàng năm.
? Để phòng tránh lũ lụt, thiên tai ta phải làm gì ? 
- GV có thể gợi ý cho các em về các cánh phòng chống thiên tai ở địa phương . *Hướng dẫn học sinh học tự học.
- Kể lại truyện
- Nắm ND - ý nghĩa của truyện
- Chuẩn bị bài : Nghĩa của từ.
***************
Ngày soạn:03.9.2018
 Ngày soạn:06. 9.2018 Dạy lớp 6A
 Dạy 
Tiết 10.Tiếng việt :
NGHĨA CỦA TỪ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
	- Nắm được thế nào là nghĩa của từ
 	 - Nắm được một số cách giải thích nghĩa của từ 
2. Kỹ năng.
- Giải thích nghĩa của từ.
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu mến môn học.
* THKNS : Lựa chọn cách sử dụng TV đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.
4. Năng lực cần đạt: 
- Năng lực giải quyết vấn đề 
	- Năng lực hợp tác
	- Năng lực quan sát và phát hiện
	- Năng lực giao tiếp 
	- Năng lực tư duy sáng tạo 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
- Nguyên cứu tài liệu soạn GA, máy chiếu.
2 Học sinh
	- Sách vở - học và làm bài tập cũ -tìm hiểu bài mới	
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 
 1. Các hoạt động đầu giờ: 
 	* Kiểm tra bài cũ: (4')
 	- Câu hỏi: Thế nào là tự mượn? nguyên tắc mượn từ là gì?
 - Đáp án : những từ chúng ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật hiện tượng đặc điểm mà tiếng việt chưa có từ thích hợp để biểu thị => là từ mượn
- Không nên mượn từ nước ngoài1 cách tuỳ tiện 
- HS nhận xét câu trả lời của bạn và cho điểm
- GV nhận xét, ghi điểm.
	* Hoạt động khởi động. (2)
 - Mục tiêu: Dẫn dắt học sinh vào bài học mới, tạo sự hứng thú cho tiết học.
	? Từ dùng để làm gì?
HS: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu 
GV: Đúng vậy và từ thì có 2 mặt (HT-ND) Vậy đâu là nghĩa của từ? Cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài ngày hôm nay?
 2. Nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 1: Nghĩa của từ là gì?(10’)
+Mục tiêu: Xác định VD nhận biết nghĩa của từ
	+Tiến trình thực hiện: GV hỏi, phân tích ví dụ, HS trả lời và lắng nghe.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Chú ý 3 chú thích trong những văn bản mà em đã học 
( Máy chiếu)
- Tập quán :thói quen của 1 cộng đồng (địa phương,DT...)được hình thành từ lâu trong đ/s,được mọi người làm theo 
- Lẫm liệt :hùng dũng,oai nghiêm
- Nao núng : lung lay,không vững lòng tin ở mình nữa
? nếu lấy dấu : làm chuẩn thì mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận ? là những bộ phận nào?
- mỗi chú thích gồm 2 bộ phận 
- bộ phận bên trái in đậm
- bộ phận bên phải in thường
? Bộ phận nào nêu từ cần giải thích và bộ phận nào nêu lên nghĩa của từ?
Giảng lại nghĩa của 3 từ theo SGK
GV đưa ra mô hình: từ có 2 mặt nội dung và HT
- HT là vẻ bên ngoài ,đối với từ là phát âm, chữ viết 
- ND là các chứa đựng trong HT của từ
? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình trên ?
GV: ND là cái có từ lâu đời (vốn có trong từ) ngày nay chúng ta phải tìm hiểu để dùng từ cho đúng 
GV cho HS quay trở lại VD ban đầu: chỉ rõ phần ND -HTcủa từng từ 
? Qua ptích VD em hiểu thế nào là nghĩa của từ?
 - Nghĩa của từ là nội dung( Sự vật, tính chất, quan hệ, hoạt động...) mà từ biểu thị
 I/Nghĩa của từ là gì?
Đọc VD SGK
mỗi chú thích gồm 2 bộ phận 
+ bộ phận in đậm :từ cần GT
+ bộ phận in thường sau ( NDGT nghia của từ
- Ứng với phần nội dung.
* ghi nhớ SGK 
HOẠT ĐỘNG 2: Cách giải thích nghĩa của từ (10’)
+Mục tiêu: Xác định các cách giải thích nghĩa của từ.
	+Tiến trình thực hiện: GV hỏi, phân tích ví dụ, HS trả lời và lắng nghe.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chú ý chú thích 2
-lẫm liệt :hùng dũng,oai nghiêm
GV: cho 1 câu ví dụ 
Tư thế lẫm liệt của người anh hùng 
? Có thể thay thế từ từ lẫm liệt bằng Hùng dũng,Oai nghiêm được không?
? Nhận xét ND của câu trên khi lần lượt thay 3 từ?
- ND không đổi
? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học cho biết 3 từ :hùng dũng,lẫm liệt,oai nghiêm là từ gì?
(nghĩa của chúng có giống nhau không?)
- Từ đồng nghĩa
? Từ lẫm liệt đã được GT ý nghĩa bằng cách nào?
đưa ra những từ đồng nghĩa với từ cần GT 
đưa ra từ "trung thực"
? Tìm từ trái nghĩa với từ trung thức?
Dối trá ,lươn lẹo,trí trá
->trung thực :không dối trá
? Từ trung thực còn được GT yn bằng cách nào ?
- Đưa ra những từ trái nghĩa với từ cần GT
Lưu ý :để hiểu rõ hơn 1 từ có thể cùng 1 lúc đưa ra các từ đồng nghĩa và trái nghĩa
VD :thông minh
đồng nghĩa :sáng dạ,thông tuệ
Trái nghĩa:tối dạ ,đần độn,ngu dốt
? Qua PT VD em hãy cho biết có mấy cách giải nghĩa của từ?
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
* THKNS : Nghĩa của từ có rất nhiều cách giải thích do vậy khi sử dụng ta phải sử dụng đúng nghĩa.
 II/ Cách giải thích nghĩa của từ
- Có
- ND không đổi
- Từ đồng nghĩa
Dối trá ,lươn lẹo,trí trá
->trung thực :không dối trá
HS trả lời phần ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (15’)
+Mục tiêu: Làm các bài tập trong sgk. 
+ Nhiệm vụ: trả lời các yêu cầu và nội dung của bài tập 
+Phương thức thực hiện: HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
+ Sản phẩm: Điền được các từ vào chỗ trống và giải thích được nghĩa một số từ
+ Tiến trình thực hiện:Gọi đại diện nhóm trả lời - nhóm khác nhận xét GVĐG kết quả hoạt động của nhóm, cá nhân- GV chốt ý.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 3 phút. 
Nhóm 1+2 làm BT 2
Nhóm 3+4 làm BT 3
GV nhận xét và chốt ý.
- học tập
- học lỏm
- học hỏi 
- học hành
- trung bình
- trung gian
- trung niên
 II. Luyện tập
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm trình bày. 
– Nhận xét.
1.bài tập 2
- học tập
- học lỏm
- học hỏi 
- học hành
2.bài tập 3
- trung bình
- trung gian
- trung niên
3.bài tập 3 
 3.Củng cố luyện tập Hướng dẫn học sinh học tự học. (5’)
 * Củng cố luyện tập
GV cho HS giải thích nghĩa một số từ sau:
- trung thực: thật thà ,thẳng thắn
- dũng cảm :can đảm ,quả cảm
- phân minh : rõ ràng,minh bạch? Để phòng tránh lũ lụt, thiên tai ta phải làm gì
 *. Hướng dẫn học sinh học tự học. 
- Nắm nghĩa của từ
- Phân biệt ND và HT
- Chuẩn bị bài theo yêu câu hỏi tiết 2
****************************
Ngày soạn:03.9.2018 Ngày dạy:6/9/2018 Dạy lớp 6A 
 Tiết 11. Tập làm văn:
 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
	- Vai trò của sự việc, nhân vật trong văn tự sự
- Hiểu được yn và mối quan hệ của SV và NV trong văn bản tự sự
2. Kỹ năng.
- Chỉ ra được SV,NV trong văn tự sự,xác định SV,NV trong một đề bài cụ thể.
3. Thái độ:
- HS có ý thức say mê học tập ,tìm hiểu văn tự sự
4. Năng lực cần đạt: 
- Năng lực giải quyết vấn đề 
	- Năng lực hợp tác
	- Năng lực quan sát và phát hiện
	- Năng lực giao tiếp 
	- Năng lực tư duy sáng tạo 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
- Nguyên cứu tài liệu soạn GA, máy chiếu.
2 Học sinh
	- Sách vở - học và làm bài tập cũ -tìm hiểu bài mới	
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 
 1. Các hoạt động đầu giờ: 
 	* Kiểm tra bài cũ: (4')
- Câu hỏi : Nêu đặc điểm chung của phương thức tự sự ?
 	- Đáp án : Tự sự (kể truyện) là phương thức trình bày 1 chuỗi sự việc,SV này dẫn đến SV kia cuối cùng dẫn đến 1 kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa. 
* Hoạt động khởi động. (2') 
- Mục tiêu: Dẫn dắt học sinh vào bài học mới, tạo sự hứng thú cho tiết học.
GV dẫn dắt vào bài mới :Ở bài trước chúng ta đã thấy rõ trong TP tự sự bao giờ cũng phải có việc,có người đó là sự việc (chi tiết) và nhân vật hai đặc điểm cốt lõi của TP tự sự nhưng vai trò và tính chất đặc điểm của nhân vật và SV trong TP tự sự NTN ? làm thế nào để nhận ra ? làm thế nào để xây dựng nó cho hay cho sống động trong bài viết của mình bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 
2. Nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 1: Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. (35’)
- Mục tiêu: Xác định VD nhận biết sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Tiến trình thực hiện: GV hỏi học sinh trả lời, GV nhận xét và chốt ý.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn bị bảng phụ 
- Xem các sự việc trong truyện ST-TT 
1.VH kén rể
2.ST-TT đến cầu hôn
3.VH ra điều kiện chọn rể
4.ST đến trước lấy được vợ
5.TT đến sau, tức giận dâng nước đánh ST
6.hai bên giao chiến hàng tháng trời,cuối cùng TT thua rút về
7.hàng năm TT lại dâng nước đánh ST những đều thua
? Hãy chỉ ra các SV khởi đầu ? 
- SV khởi đầu :1 
? Hãy chỉ ra các SV phát triển ? 
- SV phát triển :2-3-4
? Hãy chỉ ra các SV cao trào? 
SV cao trào :5-6
? Hãy chỉ ra các SV kết thúc? 
SV kết thúc :7
?Cho biết mối quan hệ nhân quả giữa các SV trên?
=> có SV trước mới có SV sau cái trước là NN của cái sau.cái sau là KQ của cái trước và lại là NN của cái sau nữa cứ thế cho đến hết truyện 
GV: VH có kén rể thì mới có 2 vị thần đến cầu hôn-> 2 vị thần mà chỉ có 1 cô con gái nên vua phải ra ĐK ->nhưng ĐK lại có tình thiên vị cho ST nên ST dễ dàng chiến thắng->TT thua ắt bực tức->gây chiến báo thù->2 thần tài giỏi gần ngang nhau nên trận chiến kéo dài-> thuỷ tinh thua nhưng không cam lòng ghen tuông ghê gớm nên năm nào cung gây chuyện với ST -> đều thua 
=> tóm lại các SV móc nối nhau trong mối quan hệ chặt chẽ không thể đảo lộn,không thể bỏ bớt 1 SV nào nếu cứ bỏ dù chỉ là 1 SV trong hệ thống lập tức sốt truyện bị ả/h hoặc thậm chí bị phá vỡ
? Việc xảy ra ở đâu? 
 ->thành phong châu ( không gian,địa điểm)
?Vì sao lại xảy ra (nguyên nhân )?
-> TT không lấy được MN (ghen )
? Xảy ra như thế nào?(diễn biến qua trình ) 
-> 2 bên đánh nhau quyết liệt dai dẳng của 2 vị thần hàng năm
? Kết quả ra sao?
- TT thua nhưng không cam chịu hàng năm cuộc chiến của 2 vị thần vẫn xảy ra
? Căn cứ vào các câu hỏi trên em hãy cho biết SV trong văn tự sự phải được kể cụ thể dựa trên y/tố nào ?
->dựa trên 6 yếu tố
-ai làm ?nhân vật 
-việc xảy ra ở đâu?(không gian địa điểm )
-xảy ra lúc nào (thời gian)?
-nguyên nhân ?
Diến biến ,qua trình?
- kết quả ra sao?
? Theo em có thể xoá bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện ST -TT được không?vì sao?
- Không,nếu như vậy cốt truyện sẽ thiếu sực thuyết phục không còn mang ý nghĩa tryền thuyết 
?Việc giới thiệu ST có tài có cần thiết không?
- Cần thiết vì như vậy mới có thể chống trọi nổi với TT 
? nếu bỏ sự việc VH ra ĐK kén rể đi có được k?
- không vì không còn lí do để 2 vị thần thi tài 
? việc TT nổi giận có lí hay k ?
-rất có lí vì :
+thần rất kiêu ngạo cho rằng mình chẳng kém ST,nay chỉ vì chậm chân mà mất vợ
+tính ghen tuông ghê gớm của thần
? Việc ST thắng TT nhiều lần có ý nghĩa gì?
- con người sẽ chiến thắng được thiên tai -> khắc phục khó khăn,vượt qua lũ lụt đắp đê thuỷ lợi 
? Có thể để cho TT thắng ST được không ?vì sao?
- không (vì đó là sự việc xảy ra hàng năm ở nước ta) và vì thế con người sẽ bị thất bại,bị tiêu diệt
?Có thể xoá SV hàng năm TT lại dâng nc đáng ST đc k ? vì sao ?
- không vì đó là sự việc xảy ra hàng năm ở nước ta ->quy luật của tự nhiên
? Có thể thay thế vị trí của các SV này được không? vì sao?
- không được
- vì SV trước GT lí do cho SV sau và cả chuỗi SC khẳng định chiến thắng của ST ->rút ra ý nghĩa
? Qua việc tìm hiểu truyện ST-TT em hãy cho biết SV trong văn tự sự được trình bày NTN?
KQ:sự việc trong văn tự sự được trình bày 1 cách cụ thể ,được sắp xếp theo 1 trật tự ,diễn biến sao cho thể hiện được TT mà người kể muốn biểu đạt 
? Hãy kể các NV trong truyện STTT? 
- VH-MN-ST-TT-lạc hầu
?Ai là nhân vật chính,có vai trò quan trọng nhất?
-NV chính ST-TT
? Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất? - ( TT)
? Ai là NV phụ ? nhân vật phụ có cần thiết không?có thể bỏ được không? 
- NV phụ MN-VH . cần thiết tới sự phát triển của câu truyện không thể bỏ được vì nếu bỏ được thì câu truyện có nguy cơ trật hướng hoặc đổ vỡ .
? em hiểu thế nào là nhân vật trong văn bản tự sự?
- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc
- có nhân vật chính-nhân vật phụ 
+ n.v chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của VB
+ NV phụ chỉ giúp NV Chính hành động 
?NV trong truyện STTT được kể NTN ?
- Tên gọi? (ST-TT...) lai lịch? tính tình, tài năng: ST ở núi cao,tài lạ ...
 Việc làm hành động ý nghĩ,lời nói ?
Dáng điệu,chân dung, trang phục ,tính nết?
 I/ Đặc điểm của SV và NV trong văn tự sự
1. Sự việc trong văn tự sự
- Đọc kĩ các sự việc.
- SV khởi đầu :1 
- SV phát triển :2-3-4
-SV cao trào :5-6
- SV kết thúc :7
 =>mối quan hệ nhân quả
->thành phong châu
-> TT k lấy được MN (ghen )
-> 2 bên đánh nhau quyết liệt dai dẳng của 2 vị thần hàng năm
->dựa trên 6 yếu tố
- Không,nếu như vậy cốt truyện sẽ thiếu sực thuyết phục
- Cần thiết vì như vậy mới có thể chống trọi nổi với TT 
- không vì không còn lí do để 2 vị thần thi tài 
-rất có lí 
Có
- không (vì đó là sự việc xảy ra hàng năm ở nước ta) và vì thế con người sẽ bị thất bại,bị tiêu diệt
- không được
* Ghi nhớ SGK T 38
2. Nhân vật trong văn tự sự
- NV chính ST-TT
- cần thiết tới sự PT của câu truyện k thể bỏ được vì nếu bỏ được thì câu truyện có nguy cơ trật hướng hoặc đổ vỡ 
* Ghi nhớ SGK T 38
3.Củng cố, luyện tập hướng dẫn học sinh học tự học. (4’)
 * Củng cố luyện tập
Xác định sự việc và nhân vât trong truyện con rồng cháu tiên?
GV hướng dẫn HS xác định.
 *Hướng dẫn học sinh học tự học.
- nắm được SV và NV trong văn tự sự
- làm bài tập còn lại
- chuẩn bị bài: phần BT tiết sau học.
Ngày soạn:04.9.2018
 Ngày soạn:07. 9.2018
Dạy lớp: 6A
Tiết 12. Tập làm văn: 
 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ (TT)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
	- Vai trò của sự việc, nhân vật trong văn tự sự
- Hiểu được yn và mối quan hệ của SV và NV trong văn bản tự sự
2. Kỹ năng.
- Chỉ ra được SV,NV trong văn tự sự,xác định SV,NV trong một đề bài cụ thể.
3. Thái độ:
- HS có ý thức say mê học tập ,tìm hiểu văn tự sự
4. Năng lực cần đạt: 
- Năng lực giải quyết vấn đề 
	- Năng lực hợp tác
	- Năng lực quan sát và phát hiện
	- Năng lực giao tiếp 
	- Năng lực tư duy sáng tạo 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên
- Nguyên cứu tài liệu soạn GA, máy chiếu.
2 Học sinh
	- Sách vở - học và làm bài tập cũ -tìm hiểu bài mới	
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 
 1. Các hoạt động đầu giờ: 
	* Kiểm tra bài cũ: (5')
 	 Câu hỏi :Thế nào là nhân vật trong văn tự sự?
 	 Đáp án : 
 - Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc
- Có nhân vật chính-nhân vật phụ 
+ NV chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của VB
+ NV phụ chỉ giúp NV Chính hành động 
- HS nhận xét câu trả lời của bạn và cho điểm
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động khởi động. (1')
 - Mục tiêu: Dẫn dắt học sinh vào bài học mới, tạo sự hứng thú cho tiết học.
GV dẫn dắt vào bài mới : Tiết trước chúng ta tìm hiểu xong về lý thuyết của bài. Hôm nay cô trò ta sẽ đi củng cố lại bằng phần luyện tập.
2. Nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (35’)
- Mục tiêu: Làm các bài tập trong sgk. 
- Tiến trình thực hiện:Gọi đại diện nhóm trả lời - nhóm khác nhận xét GVĐG kết quả hoạt động của nhóm, cá nhân- GV chốt ý.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV chí lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 3 phút
?Kể ra những việc mà các NV trong ST -TT đã làm?
- Nhóm 1: Vua hùng
- Nhóm 2: Mị Nương
- Nhóm 3: Sơn Tinh
- Nhóm 4 : Thủy tinh
GV chốt ý:
- Vua hùng kén rể ,mời lạc hầu vào bànbạc gả mị nương cho ST
- MN theo chống về núi
- ST cầu hôn->đem lễ vật đến trước rước MN về núi dùng phép lạ đánh nhau với TT mấy tháng trời ,hàng năm:bốc đồi,dựng núi ngăn nước càng đánh càng vững vàng
-TT:cầu hôn->đến muộn-> đêm quân đuổi theo cướp MN ->kiệt sức->thua ,rút quân->hàng năm dâng nước đánh ST->năm nào xũng thua
? Nêu vai trò ý nghĩa của từng nhân vật 
+ VH:nhân vật phụ nhưng không thể thiếu là người quýêt định cuộc hôn nhân lịch sử
+ MN :NV phụ nhưng cũng không thể thiếu vì không có nàng thì không có cuộc xung đột giữa 2 vị thần 
+ TT:nhân vật chính đ.lập với ST dược nói tới nhiều ->ha thần thoại hoá sức mạnh ghê gớm của lũ bão ở vùng châu thổ sông hồng
+ ST:nhân vật chính ĐL với TT người AH chống lũ lụt của người dân việt cổ
? Tóm tắt truyện theo SV của các N.V chính ?
? Vì sao TP được đặt tên ST-TT?
? Có thể đổi thành các tên khác không?
- Nhưng cũng có thể đặt thêm vài nhan đề theo kiểu hiện đại 
Chuyện cổ tích bên dòng sông
Năm năm báo oán,đời đời đánh ghen
Hờn ghen, bài ca tháng bão lũ
Gv hướng dẫn hs xác định?
- kể việc gì? 
- không vâng lời mẹ
? diễn biến? chuyện xảy ra bao giờ?
- chiều chủ nhật.
- ở đâu? 
ở nhà và ở trường, không vâng lời mẹ cứ đi tắm sông,bị chuột rút,bị cảm phải nghỉ học, hối hận
- NV chính là ai?
II/ Luyện tập 
1.bài tập 1
- HS thảo luận, trả lời và nhân xét.
- HS tóm tắt
- HS trả lời
2. Bài tập 2
- Suy nghĩ, làm bài.
- Trình bày trước lớp.
3.Củng cố, luyện tập hướng dẫn học sinh học tự học. (2’)
 * Củng cố luyện tập
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự là gì?
- HS trả lời.
- GV nhắc lại
 * Hướng dẫn học sinh tự học
- nắm được SV và NV trong văn tự sự
- làm bài tập còn lại
- chuẩn bị bài: ĐT Sự tích hồ gươm
************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_3_nam_hoc_2018_2019.doc