Ma trận và đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vinh Giang (Có đáp án)

Ma trận và đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vinh Giang (Có đáp án)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :

Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.

 (Ngữ văn 6, tập một)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. (0,5 điểm)

Câu 2: Từ hoá kiếp thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Em hãy giải nghĩa từ hoá kiếp. (1,0 điểm)

Câu 3: Nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản chứa đoạn văn trên ? (1 điểm)

Câu 4: Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở nhân vật Thạch Sanh? (0,5 điểm)

 

doc 4 trang haiyen789 7870
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vinh Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VINH GIANG
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2020-2021
Môn : Ngữ văn – Lớp 6
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
--------------------------
MA TRẬN
 Mức độ
NL ĐG
 Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
 Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
 I. Đọc - hiểu 
 - Ngữ liệu: văn bản đã học ở sgk
- Tiêu chí lựa chọn: Một đoạn văn bản ngắn
- Nhận biết về tác phẩm, về phương thức biểu đạt của đoạn văn.
- Cấu tạo từ; nghĩa của từ
- Nội dung, ý nghĩa văn bản.
- Phẩm chất của nhân vật.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
2
1,5
15%
2
1,5
15%
4
3,0
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết đoạn văn trình bày bài học rút ra trong cuộc sống
Viết một bài văn kể chuyện về thầy cô giáo
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
1
2
20%
1
5
50%
2
7
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
2
1,0
10%
2
2,0
20%
1
2
20%
1
5
50%
6
10
100%
TRƯỜNG THCS VINH GIANG
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2020-2021
Môn : Ngữ văn – Lớp 6
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
--------------------------
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
 (Ngữ văn 6, tập một)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. (0,5 điểm)
Câu 2: Từ hoá kiếp thuộc kiểu cấu tạo từ nào? Em hãy giải nghĩa từ hoá kiếp. (1,0 điểm)
Câu 3: Nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản chứa đoạn văn trên ? (1 điểm)
Câu 4: Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở nhân vật Thạch Sanh? (0,5 điểm)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN(7 điểm)
Câu 1: Từ truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”, em hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra hàng năm ở ngước ta. (2 điểm)
Câu 2: Kể về thầy giáo (cô giáo) kính yêu nhất của em. (5 điểm)
- HẾT-
Lưu ý: Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG THCS VINH GIANG
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2020-2021
Môn : Ngữ văn – Lớp 6
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
--------------------------
HUỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
(Có 02 trang)
I. Hướng dẫn chung
 - Giám khảo cần nắm vững Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
 II. Đáp án và thang điểm 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I.
ĐỌC HIỂU
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu
1
- Tác phẩm : “Thạch sanh”
- Phương thức biểu đạt : Tự sự
0,25
0,25
2
 Từ hoá kiếp:
- Về cấu tạo là từ ghép;
- Về nghĩa hoá thành con vật khác để sống một cahs khác.
0,5
0,5
3
Nội dung ý nghĩa văn bản Thạch Sanh: Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
Giáo viên chấm cần linh hoạt.
1,0
4
Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lý Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha 
Giáo viên chấm cần linh hoạt.
0,5
II.
TẠO LẬP VĂN BẢN
1
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề yêu cầu
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn nêu được các ý sau:
- (Nội dung văn bản ở ghi nhớ sgk)
- (Nội dung suy nghĩ từ hiện tượng mưa bảo, lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta)
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
0,25
1,0
0,5
0.5
0,25
0,25
2
Làm văn biểu cảm
(5điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: 
- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Vận dụng tốt ngôi kể chuyện.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề yêu cầu: Đề bài yêu cầu kể về một thầy (cô) giáo mà em yêu kính nhất. Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được một câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện.
0,5
c. Triển khai nội dung kể chuyện : học sinh kể về thầy cô giáo theo một trình tự nhất định, mạch lạc, logic. Có thể làm bài theo gợi ý sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu về thầy/ cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến thầy/ cô
* Thân bài :
- Miêu tả đôi nét về thầy/ cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, của thầy/cô giáo.
- Kể về những việc làm của thầy/ cô giáo đối với học sinh, đồng nghiệp và quan hệ với mọi người.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/ cô giáo
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy cô/giáo đó ra sao?
* Kết bài:
Nêu lên sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/ cô giáo và em sẽ phấn đấu trong học tập để không phụ lòng thầy/ cô.
3,0
0,5
2,0
0,5
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,5
--------------- Hết -----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.doc