Ma trận và đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS - THPT Việt Mỹ (Có đáp án)

Ma trận và đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS - THPT Việt Mỹ (Có đáp án)

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh. Người mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay, hoa cúc vẫn được dùng chữa bệnh.

(Theo Người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1990)

Câu 1: Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt của văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “hiếu thảo” trong câu văn in đậm và cho biết từ đó được giải thích nghĩa theo cách nào? (1,0 điểm)

 

docx 6 trang haiyen789 4610
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS - THPT Việt Mỹ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I 
NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 6
Tên chủ đề
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Tổng cộng
Vận dụng
(cấp độ 3)
Vận dụng cao
(cấp độ 4)
1. Đọc hiểu văn bản:
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương trình, phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh.
-Nhận biết các thông tin về văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt...
- Xác định được các yếu tố kì ảo,các sự việc, nhân vật có liên quan đến lịch sử trong văn bản.
- Hiểu được ý nghĩa của các văn bản.
-Lí giải được ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong đoạn trích/ tác phẩm.
-Cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh đặc sắc của đoạn văn bản 
- Vận dụng được vào việc giải quyết các tình huống trong thực tế.
Số câu: 3
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
Nhận diện được từ đơn và từ phức,danh từ,chỉ từ,từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ,
giải nghĩa được từ, chữa được một số lỗi dùng từ. 
.
Hiểu và xác định được từ đơn, từ phức, cách giải thích nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, chỉ từ, danh từ.
Số câu: 1
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu: 1
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Sốcâu:1
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Sốđiểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 3
Sốđiểm: 4,0
Tỉ lệ: 40%
2. Tạo lập văn bản
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn tự sự hoàn chỉnh, sử dụng ngôi kể, thứ tự kể cho phù hợp.
Số câu: 1
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
1
1,0
10
1
2,0
20
1
1,0
10
1
6,0
60
4
10,0
100
SỞ GD&ĐT
TRƯỜNG THCS-THPT VIỆT MỸ
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn
Lớp: 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh. Người mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay, hoa cúc vẫn được dùng chữa bệnh.
(Theo Người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1990)
Câu 1: Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt của văn bản trên.. (1,0 điểm)
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “hiếu thảo” trong câu văn in đậm và cho biết từ đó được giải thích nghĩa theo cách nào? (1,0 điểm)
Câu 3: Nêu ý nghĩa của văn bản? (1,0 điểm)
Câu 4: Từ ý nghĩa, em sẽ làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo, sự kính trọng, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ? (1,0 điểm)
II . LÀM VĂN (6 điểm)
Kể về một việc tốt em đã làm.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Câu
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu văn bản
Câu 1
Văn bản trên viết theo phương thức biểu đạt: Tự sự
 - Ngôi kể thứ 3
0,5.đ
0,5 đ
Câu 2
Hiếu thảo có thể giải thích bằng 2 cách
- Hiếu thảo: Có lòng kính yêu cha mẹ, ông bà. -> Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị.
- Hiếu thảo: Hiếu hạnh ( đồng nghĩa), bất hiếu( từ trái nghĩa) -> đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3
Ý nghĩa của văn bản: Câu chuyện ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của em bé đã tạo ra kì tích cứu sống mẹ.
1. đ
Câu 4
 Học sinh liên hệ bằng những việc làm cụ thể: 
-	Bản thân phải luôn yêu kính, lễ phép với ông bà, cha mẹ. 
-	Cố gắng chăm ngoan, học tốt, trở thành người ích để cha mẹ luôn tự hào, 
đ
II. Làm văn
 6, đ
*Yêu cầu hình thức : 
 - Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn tự sự.
 - Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu nội dung:
Mở bài
Giới thiệu việc tốt của em, giúp ai, việc gì.
0,5 đ
Thân bài
5. đ
a.Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc. 
-Thời gian vào lúc nào? Khung cảnh ra sao? Ai cần em giúp đỡ?
b. Kể lại diến biến sự việc:
 - Em đã làm gì? ( em hỏi, người cần giúp đỡ trả lời.) 
( Lưu ý: phải có lời thoại)
+ Hành động cụ thể của em khi đó là gì?
c.Kết thúc sự việc:
- Kết thúc sự việc người giúp đỡ đã nói những gì với em.
- Em đã trả lời ra sao? Suy nghĩ của em?
- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào cho người khác?
1,5 đ
đ
1,5đ
Kết bài
Sau khi làm được một việc tốt, em cảm giác ra sao?
0,5 đ
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2.docx