3 Dàn ý ôn tập thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7

3 Dàn ý ôn tập thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7

1. MỞ BÀI:

- HCM là vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa, là nhà văn, nhà thơ lớn, )

- Bài thơ “Rằm tháng giêng” được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác tại chiến khu Việt Bắc vào năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung lạc quan của HCM trong những năm kháng chiến gian khổ trường kì của dân tộc.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

 

docx 5 trang haiyen789 4240
Bạn đang xem tài liệu "3 Dàn ý ôn tập thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dàn ý TLV ôn tập thi hk I
Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh
MỞ BÀI:
- HCM là vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa, là nhà văn, nhà thơ lớn, )
- Bài thơ “Rằm tháng giêng” được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác tại chiến khu Việt Bắc vào năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung lạc quan của HCM trong những năm kháng chiến gian khổ trường kì của dân tộc.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
THÂN BÀI: 
a) Cảm nghĩ 2 câu đầu:
- Mở đầu bài thơ là tiếng suối ngân nga. Nổi bật giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya bởi tiếng suối chảy róc rách. Tiếng suối ấy được so sánh độc đáo nghe hay như tiếng hát từ đâu đó xa xa vẳng lại. Cùng với nhịp thơ 2/1/4, qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối vô cùng gần gũi với con người.
 - Câu thơ thứ hai là bức họa tuyệt đẹp.
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
+ Điệp từ “lồng” được lặp lại hai lần trên một dòng thơ làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Ba sự vật ấy không tách rời.
+ Ánh trăng trùm lên cây cổ thụ, bóng cổ thụ chiếu xuống mặt đất tạo thành chùm ánh sáng lấp láng tựa như những khóm hoa. Ánh sáng tầng bậc, hai màu sáng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng. 
-> Nghệ thuật miêu tả hai câu thơ phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút lòng người.
=> Hai câu đầu là hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi núi rừng Việt Bắc, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên của Bác đó là chất thi sĩ trong con người Bác Hồ rất yêu thiên nhiên. 
- Tiếng suối trong thơ của Bác làm ta liên tưởng hình ảnh tiếng suối trong thơ của Nguyễn Trãi (Côn Sơn ca)
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.
- Cũng là tiếng suối nhưng trong thơ của Nguyễn Trãi buồn hơn tiếng suối của Bác bởi đây là tiếng hát của con người, mang hơi ấm của con người.
b) Cảm nghĩ hai câu thơ cuối:
- Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
- Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh “cảnh khuya - như vẽ” cảnh đẹp nên thơ như một bức tranh vẽ thật đẹp. Khiến người say đắm không ngủ được. 
+ Nhưng còn một lí do sâu xa “chưa ngủ” vì lo cho vận mệnh của đất nước. Lúc này đất nước đang rơi vào thời kì khó khăn nhất đó là những năm đầu cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp. Chúng đang tập trung lực lượng nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta ở chiến khu Việt Bắc.
- Rất nhiều bài thơ Bác không ngủ vì lo cho dân, cho nước.
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
KẾT BÀI
+ Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và tính hiện đại. 
+ Bài thơ thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
===================
Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” – Hồ Chí Minh
1.Mở bài:
- HCM là vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa, là nhà văn, nhà thơ lớn, )
- Bài thơ “Rằm tháng giêng” được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác tại chiến khu Việt Bắc vào năm 1948– những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung lạc quan của HCM trong những năm kháng chiến gian khổ trường kì của dân tộc.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu tròi thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Thân bài:
-a. Cảm nghĩ về 2 câu thơ đầu: 
- Mở đầu bài thơ đã gợi ra không gian và thời gian bức tranh đêm rằm tháng giêng. Một không gian thoáng đãng tràn đầy sắc vàng của ánh trăng rằm nơi chiến khu Việt Bắc.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu tròi thêm xuân”
Hình ảnh “ rằm xuân” có nghĩa trăng tròn đang vào độ viên mãn nhất, ánh trăng chưa bao giờ sáng đẹp và tròn như thế.
+ Từ láy “lồng lộng” khiến cho người đọc có cảm giác ánh trăng tràn ứ khắp cả không gian đêm khuya. Ánh trăng bao trùm vạn vật, soi tỏ khắp mọi nơi, ánh trăng lan tỏa khiến cho không gian núi rừng Việt Bắc mênh mông.
+Câu thơ thứ hai gợi ra sức sống của đêm rằm xuân. Trong nguyên tác “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên” nghĩa là dòng sông mùa xuân lẫn nước xuân tiếp giáp với trời xuân. 
→ Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần nối tiếp diễn tả sức sống của mùa xuân. 
=> Hai câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh đẹp về cảnh sắc núi rừng Việt Bắc, niềm lạc quan, tình yêu thiên nhiên thiết của Bác.
b. Cảm nghĩ về 2 câu thơ cuối:
Đến câu kết bài thơ, thì chất nghệ sĩ hiện rõ:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
- Câu thơ thứ ba không chỉ vẽ lên cái không khí mờ ảo của đêm trăng rừng nơi chiến khu Việt Bắc (yên ba thâm xứ) mà còn hé mở không khí của thời đại, Bác Hồ và các chiến sĩ đang họp bàn việc Nước. 
+ Cuộc kháng chiến này quan trọng bởi đây là những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cực kì khó khăn. Bác Hồ là lãnh tụ, nên vạch ra đường lối đấu tranh. Họp bàn xong người lên thuyền xuôi dòng về chiến khu.
“khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
- Đêm càng về khuya hơn ánh trăng “bát ngát”, ánh trăng về khuya vằng vặc lan tỏa khắp mọi nẻo không gian. Ánh trăng ấy như có hồn biết ngân nga thành bản nhạc, đó là hình ảnh nhân hóa mang tâm trạng vui tươi phấn khởi. Đó là tinh thần lạc quan của Người, niềm tin vào tương lai của cách mạng. 
- Trong thơ Người luôn tràn ngập ánh trăng như trong bài thơ “ngắm trăng” HCM.
“ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
3. KẾT BÀI
- Bài thơ “ rằm tháng giêng viết theo thể thơ chữ Hán thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, hình ảnh nhân hóa.
- Bài thơ đã khắc họa thành công bức tranh đêm rằm tháng giêng thật đẹp, lãng mạn. Đồng thời thể hiện được phong thái ung dung, lạc quan của Bác trong những năm tháng khó khăn nhất của lịch sử dân tộc. 
ĐỀ BÀI: BIỂU CẢM VỀ MỘT LOÀI CÂY EM YÊU.
1.Mở bài: Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (Đó là cây gì?)
- Vì sao em yêu loài cây ấy (có sự gắn bó khăng khít, ý nghĩa đặc trưng của loài cây ấy, )
2.Thân bài:
- Đoạn 1:Biểu cảm một số đặc điểm nổi bật của loài cây (thân, cành, lá, hoa, quả, gốc, rễ, ) 
- Đoạn 2: Biểu cảm về vai trò/lợi ích của loài cây đối với đời sống của con người.
+ Cây che bóng mát, tạo nên một bầu không khí trong lành mát mẻ, dễ chịu.
+ Tạo cảnh quan đẹp cho không gian sống của con người.
+ Nếu là loài cây ăn trái, có thể biểu cảm về giá trị của cây phục vụ cho cuộc sống của con người.
+ Một số những vai trò, giá trị của loài cây theo suy nghĩ riêng của học sinh.
- Đoạn 3: Biểu cảm về sự gần gũi giữa loài cây ấy trong đời sống của em
+ Có thể kể một kỉ niệm nhỏ nhưng sâu sắc và biểu cảm tình cảm đối với loài cây 
+ Sự gắn bó thân thiết, lâu dài, cùng chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống giữa người viết với loài cây và luôn xem loài cây như một người bạn thân thiết.
+ Có thể bộc lộ tình cảm trực tiếp trong tình huống giả định như:

Tài liệu đính kèm:

  • docx3_dan_y_on_tap_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7.docx