Bộ đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017

Bộ đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên?

b. Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Câu 2: (2.0 điểm)

Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

Câu 3: (2.5 điểm)

a. Thế nào là quần thể sinh vật? Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào?

b. Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?

 

doc 17 trang Lộc Nguyễn 11/06/2024 240
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1
Phòng GD&ĐT Hòn Đất
Trường THCS Bình Giang
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2016 – 2017
Môn: Sinh học - Khối: 6
Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên?
b. Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
Câu 2: (2.0 điểm)
Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Câu 3: (2.5 điểm)
a. Thế nào là quần thể sinh vật? Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào?
b. Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
Câu 4: (1.5 điểm)
Em hãy nêu các tác nhân gây ô nhiễm không khí và các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.
Câu 5: (2.0 điểm)
a. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác (như tài nguyên đất và nước)?
b. Học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. Khái niệm ưu thế lai:
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
* Cơ sở di truyền của ưu thế lai:
- Tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định.
- Các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng trội có lợi.
b. Mục đích khi dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống:
- Để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn.
- Tạo dòng thuần.
- Thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng.
- Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

0.5 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
2
* Ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật:
- Ảnh hưởng tới đời sống, hoạt động của động vật.
- Vd: Trâu hoạt động vào ban ngày, cáo hoạt động vào ban đêm.
- Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật.
- Vd: Ong nhờ ánh sáng để tìm mật hoa.
- Định hướng di chuyển trong không gian.
- Vd: Hiện tượng chim di cư.
- Ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
- Vd: Cá chép sinh sản khi có đủ ánh sáng.

0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
3
a. Khái niệm: Quần thể sinh vật bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
* Những đặc trưng cơ bản của quần thể:
- Tỉ lệ giới tính.
- Thành phần nhóm tuổi.
- Mật độ quần thể.
b. Sự khác nhau: 
Quần xã sinh vật
Quần thể sinh vật
- Gồm nhiều quần thể.
- Độ đa dạng cao.
- Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng.
- Gồm nhiều cá thể cùng loài.
- Độ đa dạng thấp.
- Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền.

0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm

4
* Các tác nhân gây ô nhiễm không khí:
- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO2; SO2; NO2... bụi do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...
* Biện pháp hạn chế:
- Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
- Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời).
- Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
- Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.

0.5 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
5
a. Vai trò của nguồn tài nguyên rừng tới các tài nguyên khác:
- Giữ đất, chống xói mòn đất.
- Góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán.
- Bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Tạo điều kiện cho tuần hoàn nước, tăng nước bốc hơi.
b. Những việc làm của học sinh để góp phần bảo vệ thiên nhiên:
- Không vứt rác, không chặt phá cây cối bừa bãi.
- Tích cực tham gia vệ sinh công cộng, vệ sinh công viên, trường học, đường phố...
- Tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây.
- Tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.

0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm

Đề 2
TRƯỜNG THCS ĐAN PHƯỢNG
Họ và tên: 
LỚP: 6 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN SINH HỌC 6
NĂM HỌC 2016 - 2017

ĐIỂM

ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu 1: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:
A. Hoa thường tập trung ở ngọn cây, có hương thơm mật ngọt.
B. Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ.
C. Hoa tập trung ở ngọn cây, có hương thơm mật ngọt, hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ.
D. Hoa tập trung ở gốc cây, bao hoa tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
Câu 2: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu bằng cách:
Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng CO2.	 
B. Tăng nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng gió mạnh
C. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng O2, giảm gió mạnh	 
D. Tăng nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng CO2 
Câu 3: Nhóm cây thuộc lớp Cây một lá mầm là:	
A. Lúa, hành, ngô, đậu tương.	 B. Tre, lúa, tỏi, táo.
C. Mía, cà chua, lạc, nhãn.	 D.Trúc, lúa, ngô, tỏi.
Câu 4: Lựa chọn cụm từ cột A sao cho phù hợp với cột B. Ghi phần trả lời ở cột C.
Cột A
Cột B
Cột C
1. Ngành Tảo
a. Thân không phân nhánh, rễ giả. Sống ở cạn, nơi ẩm ướt, có bào tử.
1 – 
2. Ngành Rêu
b. Đã có rễ, thân, lá. Có nón, hạt hở, sống trên cạn là chủ yếu.
2 – 
3. Ngành Dương xỉ
c. Chưa có rễ, thân, lá, chưa có mạch dẫn. Sống ở nước chủ yếu
3 – 
4. Ngành Hạt Trần
d. Có rễ, thân, lá đa dạng. Sống ở cạn chủ yếu, có hoa và quả, hạt nằm trong quả.
4 – 
5. Ngành Hạt Kín
e. Đã có rễ, thân, lá. Sống chủ yếu ở cạn, có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản. 
5 – 

II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo và vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên? (2 điểm)
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm đa dạng thực vật ở Việt Nam? Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam? Liên hệ bản thân. (4 điểm)
Câu 3: Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Làm thế nào giữ thức ăn không bị ôi thiu? (2 điểm)
BÀI LÀM
Đề 3
ĐỀ - KIỂM TRA HỌC KÌ II – SINH 6 (2016-2017)
(Thời gian: 45 phút)
THIẾT KẾ MA TRẬN:
Các chủ đề

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Thấp
cao
Số câu
Điểm
Chương VII: Quả và hạt

3 câu 0,75đ

1 câu
2đ
2 câu
0,5đ


1câu 1đ
7
4,25đ
Chương VIII: Các nhóm TV
1 câu 0,25đ

1 câu
0,25đ
1 câu
2đ


3
2,5đ
Chương IX: Vai trò của thực vật
1 câu
1đ

1câu
0,25đ

1câu 2đ

3
3,25đ
Số câu
Tổng cộng
5 câu
 2đ 
 1câu 
 2đ
4 câu
1đ
1 câu
 2 đ
1câu
 2đ 
1 câu
1đ 
13 câu
 
10đ

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
Họ và tên 
Lớp 6/ 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn: Sinh học 6
 Năm học 2016-2017
Điểm:
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
1) Khoanh tròn vào các câu trả lời đúng nhất sau:
Câu 1: Sau khi thụ tinh, bộ phận nào của hoa sẽ tạo thành quả?
 a/ Noãn.	b/ Bầu nhụy.	c/ Đầu nhụy	d/ Nhụy. 
Câu 2: Hạt gồm các bộ phận nào sau đây?	
 a/ Vỏ hạt, lá mầm, phôi nhũ.	 b/ Thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
 c/ Vỏ hạt, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.	d/ Vỏ hạt và phôi.
Câu 3: Quả mọng là loại quả có đặc điểm:
 a/ Quả mềm khi chín vỏ dày chứa đầy thịt quả.	 b/ Quả có hạch cứng bọc lấy hạt.
 c/ Vỏ quả khô khi chín.	 d/ Quả chứa đầy nước.
câu 4: Trong các nhóm quả sau nhóm nào toàn quả khô nẻ?
 a/ Quả lúa, quả thìa là, quả cải.	b/ Quả bông, quả đậu hà lan, quả cải.
 c/ Quả me, quả thìa là, quả dâm bụt.	d/ Quả cốc, quả me, quả mùi.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của cây thông:
 a/ Thân gỗ. 	b/ Cơ quan sinh sản là bào tử.
 c/ Có hoa, quả, hạt.	d/ Cơ quan sinh sản là nón.
Câu 6: Cây nào sau đây có hại cho sức khỏe con người?
 a/ Cây thuốc bỏng.	b/ Cây bông hồng.
 c/ Cây thuốc phiện.	d/ Cây ngò gai.
Câu 7: Cơ quan sinh sản của dương xỉ là:
 a/ Nón 	b/ Bào tử	c/ Túi bào tử	d/ Hoa
Câu 8: Quả nào sau đây thuộc quả khô nẻ?
 a/ Quả xoài 	b/ Quả đào	c/ Quả đu đủ	d/ Quả đậu bắp 
2). Điền các từ sau vào chỗ trống cho thích hợp trong nội dung sau: (1 điểm)
Các từ cần điền (đa dạng, khai thác, giảm sút, tàn phá, bảo vệ)
Ở nước ta có sự về thực vật khá cao, trong đó nhiều loài có giá trị nhưng bị .do bị khai thác và môi trường sống của chúng bị .. nhiều loài trở nên hiếm. Do vậy chúng ta cần phải .sự đa dạng của thực vật nói chung và thực vật quý hiếm nói riêng. 
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Câu 1: Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có những đặc điểm gì phân biệt? Đặc điểm nào là quan trọng nhất ở cây hạt kín? Vì sao? (2 điểm)
Câu 2: Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào? (2 điểm) 
Câu 3: Cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật? (2 điểm)
Câu 4: Nhà bạn Lan có trồng loại đậu đen và đậu xanh. Vì sao nhà bạn Lan phải thu hoạch các loại đậu đó trước khi quả chín? (1 điểm)
BÀI LÀM:
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN:
Câu
Nội dung
Điểm
I. Trắc nghiệm:

Câu 1b, 2c, 3a, 4b, 5c, 6c, 7c, 8d.
(mỗi câu 0,25đ)
Các từ cần điền theo thứ tự đúng như sau: đa dạng, giảm sút, tàn phá, bảo vệ) (1 điểm) 
Điền đúng mỗi từ 0,25đ
3đ

II. Tự Luận
1
- Điểm để phân biệt: (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Hạt trần
Hạt kín
- Không có hoa
- Cơ quan sinh sản là nón. 
- Hạt nằm lộ trên lá noãn hở. 
- Có hoa,
- Cơ quan sinh sản là hoa, quả.
- Hạt nằm trong quả.

- Đặc điểm có hoa, quả, hạt nằm trong quả ở thực vật hạt kín là quan trọng. Vì được bảo vệ tốt hơn
1,5đ
0,5đ
2
Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
- Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt tốt
- Điều kiện bên ngoài: Nhiệt độ, độ ẩm (nước), và không khí thích hợp.

0,5đ
1,5đ
3
Bảo vệ sự đa dạng thực vật: (2 điểm)
- Ngăn chặn chặt phá rừng.
- Bảo vệ môi trường sống của thực vật.
- Hạn chế khai thác bùa bãi các loại thực vật quý hiếm.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn.
- Cấm buôn bán xuất khẩu các loài đặc biệt quý hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ thực vật.

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
4
Vì khi chín vỏ quả tự nứt ra làm hạt rơi ra ngoài. 
1đ

Đề 4
PHÒNG GD- ĐT TP . PLEIKU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
 ĐỀ A
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: SINH HỌC – LỚP 6
Thời gian : 45 phút (Trắc nghiệm: 10 phút)
(Không kể thời gian phát đề)
 HỌ VÀ TÊN:
 LỚP :
HỌ TÊN GIÁM THỊ 
HỌ TÊN GIÁM KHẢO 1
HỌ TÊN GIÁM KHẢO 2
Điểm:
A/ TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm )
 Câu 1: (0,5 điểm) Hãy chọn các cụm từ thích hợp cho dưới đây để điền vào (....) trong các câu sau: (1-úng, 2- rét,3-tơi xốp,4-hàn) 
Khi gieo hạt phải làm đất .. phải chăm sóc hạt gieo, chống .., chống, .., chống ., phải gieo hạt đúng thời vụ.
 Câu 2: (1 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
 1. Trong các nhóm cây sau đây nhóm nào là toàn cây có hoa:
 A. Cây xoài , cây ớt, cây cam, cây rêu, cây dương xỉ
 B. Cây bưởi, cây thông, cây cải, cây mít
 C. Cây phượng, cây ổi, cây bơ, cây ớt
 D. Cây rêu, cây hành, cây táo, cây khế
 2. Nhóm cây sau đây nhóm nào là thực vật hạt kín:
 A. Cây bưởi, cây đậu, cây bông huệ, cây bèo tây.
 B. Cây rau bợ, cây thông, cây xoài.
Cây trắc bách diệp, cây ớt, cây tùng.
 3. Các cây hạt kín rất khác nổi bật với các nhóm cây khác thể hiện ở:
 	 A. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng.
 B. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản.
 	 C. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
 4. Đặc điểm nổi bật tiến hoá hơn so với các nhóm trước là:
 	 A. Sống ở khắp nơi trên trái đất. 	
	 B. Thân cây to tạo nhiều khu rừng. 
 	 C. Sinh sản bằng hạt, hạt được bao bọc bảo vệ kín trong quả. 
 Câu 3: (0,5 điểm)hãy đọc nhận xét, khoanh tròn vào đáp án câu trả lời đúng:
A. Có người bảo rằng động vật ăn cỏ, khi chết không ăn cỏ được thì cỏ lại ăn động vật. Câu nói này:
+ đúng 
+ Sai
+ Vừa đúng vừa sai
B. Hút thuốc lá có lợi cho sức khoẻ, chỉ có hút thuốc phiện mới có hại cho sức khoẻ. Câu nói này theo em:
+ đúng hoàn toàn
+ Sai hoàn toàn
+ có 1 phần đúng và có 1 phần sai.
PHÒNG GD - ĐT TP . PLEIKU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
 ĐỀ B
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: SINH HỌC – LỚP 6
Thời gian: 45 phút (Trắc nghiệm: 10 phút)
(Không kể thời gian phát đ)
 HỌ VÀ TÊN:
 LỚP:
HỌ TÊN GIÁM THỊ 
HỌ TÊN GIÁM KHẢO 1
HỌ TÊN GIÁM KHẢO 2
Điểm:
A/ TRẮC NGHIỆM: (2 điểm )
 Câu 1: (1 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
 1. Trong các nhóm cây sau đây nhóm nào là toàn cây có hoa:
 A. Cây xoài, cây ớt, cây cam, cây rêu, cây dương xỉ
 B. Cây bưởi, cây thông, cây cải , cây mít
 C. Cây phượng, cây ổi , cây bơ, cây ớt
 D. Cây rêu, cây hành, cây táo, cây khế
 2. Nhóm cây sau đây nhóm nào là thực vật hạt kín:
 A. Cây bưởi , cây đậu, cây bông huệ, cây bèo tây.
 B. Cây rau bợ, cây thông, cây xoài.
Cây trắc bách diệp, cây ớt, cây tùng.
 3. Các cây hạt kín rất khác nổi bật với các nhóm cây khác thể hiện ở:
 	 A. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng.
 B. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản.
 	 C. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
 4. Đặc điểm nổi bật tiến hoá hơn so với các nhóm trước là:
 	 A. Sống ở khắp nơi trên trái đất. 	
	 B. Thân cây to tạo nhiều khu rừng. 
 	 C. Sinh sản bằng hạt, hạt được bao bọc bảo vệ kín trong quả. 
 Câu 2: (0,5 điểm) Hãy chọn các cụm từ thích hợp cho dưới đây để điền vào (....) trong các câu sau: (1-úng, 2- rét,3-tơi xốp,4-hàn) 
Khi gieo hạt phải làm đất .. phải chăm sóc hạt gieo, chống .., chống, .., chống ., phải gieo hạt đúng thời vụ.
 Câu 3: (0,5 điểm)hãy đọc nhận xét ,khoanh tròn vào đáp án câu trả lời đúng:
A. Có người bảo rằng động vật ăn cỏ, khi chết không ăn cỏ được thì cỏ lại ăn động vật. Câu nói này :
+ đúng 
+ Sai
+ Vừa đúng vửa sai
B.Hút thuốc lá có lợi cho sức khoẻ, chỉ có hút thuốc phiện mới có hại cho sức khoẻ. Câu nói này theo em:
+ đúng hoàn toàn
+Sai hoàn toàn
+ có 1 phần đúng và có 1 phần sai.
PHÒNG GD- ĐT TP . PLEIKU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
 ĐỀ 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN : SINH HỌC – LỚP 6
Thời gian : 45 phút (Trắc nghiệm : 10 phút)
( Không kể thời gian phát đề )
 HỌ VÀ TÊN:
 LỚP :
HỌ TÊN GIÁM THỊ 
HỌ TÊN GIÁM KHẢO 1
HỌ TÊN GIÁM KHẢO 2
Điểm:

B/ TỰ LUẬN: ( 8 điểm )
 Câu 1: (2 điểm) Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
 Câu 2: (1,5 điểm) 
Muốn phân biệt được lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm cần phải dựa vào những đặc điểm cơ bản chủ yếu nào?
Ngoài ra còn dựa vào những dấu hiệu bên ngoài nào?
 Câu 3: (2,5 điểm)
 Đa dạng thực vật là gì? Nêu 5 biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật Việt Nam?
 Câu 4: (2 điểm)
 Nêu một số nấm có ích mà em biết? (cho một ví dụ mỗi loại để minh hoạ)
Bài làm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 - 2017
 MÔN: SINH HỌC LỚP : 6
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
 Câu 1: (1 điểm) Thứ tự cần điền là: 3 ; 1 ; 4 ; 2 .
 (Mỗi ý đúng 0,25 điểm) 
 Câu 2: (1 điểm) Mỗi câu khoanh tròn đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
A
C
C
 Câu 3: 
Đúng
Có phần đúng có phần sai
B. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2 đ)
Muốn cho hạt nảy mầm tốt ngoài chất lượng của hạt còn cần đủ độ ẩm, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp.

1 điểm
 1 điểm



2
(1,5 đ)
Để phân biệt lớp hai lá mầm và một lá mầm:
+ Dựa vào số lá mầm trong phôi của hạt
+Dựa vào đặc điểm bên ngoài kiểu rễ kiểu gân lá số cánh hoa dạng thân .....
1 điểm
0,5 điểm
3
(2,5 đ )
-Đa dạng thực vật là được biểu hiện bằng số lượng loài và cá thể của các loài trong môi trường sống tự nhiên.
5 biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật Việt Nam
+Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài
+ xây dựng các vườn thực vật , vườn quốc gia, các khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật trong đó có thực vật quý, hiếm.
+Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quí hiếm đặc biệt
+Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng
0,5 điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
4
(2đ)
Một số nấm có ích mà em biết:
+ Nấm ăn: nấm rơm,
+Nấm hoại sinh: phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ cho cây sử dụng: nấm hiển vi trong đất
+Nấm làm thuốc: nấm linh chi
+ Nấm mem: chế biến rượu bia

0, 5điểm
0, 5điểm
0, 5điểm
0, 5điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_6_co_dap_an_nam_hoc_201.doc