Câu hỏi và đáp án bài tập Lịch sử Lớp 6

Câu hỏi và đáp án bài tập Lịch sử Lớp 6

A. sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.

B. sự thay đổi của các loại hình máy tính điện tử qua thời gian.

C. đặc điểm của các thế hệ máy tính điện tử.

D. sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.

 

docx 49 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi và đáp án bài tập Lịch sử Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI BÀI TẬP SÁCH BÀI TẬP HỌC SINH
BÀI 1:
A- Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Lịch sử được hiểu là
A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại.
D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình,
1.2. Phân môn Lịch sử mà chúng ta được học là
A. môn học tìm hiểu lịch sử thay đổi của Trái Đất dưới sự tác động của con người.
B. môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.
C. môn học tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
D. môn học tìm hiểu những chuyện cổ tích do người xưa kể lại.
1.3. Hình 1 (trang 9, SGK) giúp em hiểu biết về
A. sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.
B. sự thay đổi của các loại hình máy tính điện tử qua thời gian.
C. đặc điểm của các thế hệ máy tính điện tử.
D. sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.
1.4. Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về
A. quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất.
B. các thiên thể trong vũ trụ.
C. quá trình hình thành và phát triển của loài người và xã hội loài người.
D. sinh vật và động vật trên Trái Đất.
1.5. Ý nào đưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?
A. Học lịch sử để biết được về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.
B. Học lịch sử để biết được quá trình tiến hoá của muôn loài.
C. Học lịch sử để biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.
D. Học lịch sử để đúc kết được những bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại và xây dựng tương lai.
Trả lời:
1.1. B 1.2. B 1.3. D 1.4. C 1.5. B
Câu 2: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.
A. Học lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc, biết được công lao, sự hi sinh to lớn của ông cha ta trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước.
B. Lịch sử tìm hiểu về quá khứ nhưng không có nhiều giá trị đối với hiện tại.
C. Học lịch sử để hiểu về quá khứ và xây dựng xã hội hiện tại văn minh.
D. Học lịch sử để biết sự tiến hoá của sinh vật trên Trái Đất.
Trả lời:
- Câu đúng về nội dung lịch sử là: A và C
- Câu sai về nội dung lịch sử là: B và D
B- Tự luận 
Câu 1: Lịch sử giúp chúng ta hiểu biết những gì? Bản thân em biết được thêm những gì thông qua việc học tập lịch sử?
Trả lời:
- Lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm về nguồn cội của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại. Lịch sử còn giúp chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
- Với bản thân em đã học được rất nhiều điều thông qua việc học lịch sử như biết được nguồn cội của dân tộc ta, quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta và gìn giữ những nét văn hóa được ông cha ta để lại.
Câu 2: Với cá nhân em, hình thức học tập lịch sử nào khiến em hứng thú nhất? Vì sao?
Trả lời:
Với cá nhân em, hình thức học tập lịch sử khiến em hứng thú nhất là học tập từ thực tế như dạy học tại bảo tàng, các du tích lịch sử, tìm hiểu lịch sử tại thực địa. Vì học tập từ quan sát thực tế giúp em hiểu sâu sắc hơn, dễ hiểu hơn và dễ ghi nhớ.
Câu 3: Em hãy giải thích vì sao Bác Hồ lại nói: “Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng có ý nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc... Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Lời căn dặn này của Bác nói lên điều gì về vai trò của lịch sử đối với cuộc sống hiện nay?
Trả lời:
Lời căn dặn của Bác nói lên lịch sử dựng nước hào hùng của dân tộc gắn với công lao to lớn của các Vua Hùng. Thông qua đó, giúp chúng ta hiểu được rằng lịch sử đã có vai trò phục dựng lại quá trình lập nước từ thời các vua Hùng đến ngày nay, chúng ta tự hào tiếp nối truyền thống đó, tự đúc kết những bài học kinh nghiệm để xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
Câu 4: Hãy hỏi người thân để vẽ lại sơ đồ tộc phả gia đình em (khoảng 4 thế hệ) và giới thiệu với bạn. Thông qua sơ đồ, em biết điều gì về gia đình mình?
Trả lời:Học sinh tự vẽ vào vở sơ đồ tộc phả của gia đình mình.
------------------------------0O0------------------------------
BÀI 2
A- Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Tư liệu hiện vật là
A. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.
C. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.
D. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.
1.2. Tư liệu chữ viết là
A. những hình khắc trên bia đá.
B. những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết; vở chép tay,... từ quá khứ còn được lưu lại đến ngày nay.
C. những hình về trên vách hang đá của người nguyên thuỷ.
D. những câu chuyện cổ tích.
1.3. Truyền thuyết “Sơn Tỉnh - Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của đân tộc ta?
A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.
C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.
1.4. Hình 4. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) (trang 12, SGK) thuộc loại tư liệu nào?
A. Tư liệu hiện vật. B. Tư liệu truyền miệng.
C. Tư liệu chữ viết. D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết.
Trả lời:
1.1. A 1.2. B 1.3. D 1.4. D
Câu 2: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.
A. Các nhà sử học chỉ cần dựa vào phán đoán của mình về hiện vật, sự kiện, nhân vật lịch sử,... để phục dựng lại lịch sử.
B. Các nhà sử học dựa vào các nến văn hoá khảo cổ để phục dựng lại lịch sử.
C. Các nhà sử học dựa vào các nguồn sử liệu: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,... để phục dựng lại lịch sử.
D. Các nhà sử học phục dựng lại lịch sử mà không cần dựa vào các công trình nghiên cứu của các nhà địa chất học, sinh vật học, động vật học.
E. Tư liệu gốc là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử.
G. Tư liệu gốc là những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ.
H. Tư liệu gốc là những thông tin đấu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
I.. Tư liệu gốc là những di tích, danh thẳng thiên nhiên, công trình kiến trúc của người xưa còn được bảo tồn đến ngày nay. 
Trả lời:
- Câu đúng về nội dung lịch sử là: B, C, G, H, I
- Câu sai về nội dung lịch sử là: A, D, E
Câu 3: Hãy ghép nguồn sử liệu ở cột A với khái niệm, ý nghĩa ở cột B sao cho phù hợp.
Trả lời:
B- Tự luận
Câu 1: Theo em, những nguồn sử liệu nào có thể sử dụng để tìm hiểu và phục dựng lại lịch sử? Hãy nêu ví dụ cụ thể.
Trả lời:
- Những nguồn sử liệu nào có thể sử dụng để tìm hiểu và phục dựng lại lịch sửlà tư liệu hiện vật, tư liệu truyền miệng, tư liệu chữ viết. Ngoài ta còn các nguồn tư liệu khác có thể sử dụng như phim ảnh, ghi âm, băng ghi hình, ngôn ngữ,...
- Ví dụ đoạn tư liệu Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hồ Chí Minh toàn tập là minh chứng sống động cho tư liệu chữ viết thể hiện miềm tin sâu sắc của Người về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu 2: Các nguồn sử liệu có ý nghĩa như thế nào trong việc tìm hiểu lịch sử?
Trả lời:Mỗi nguồn xử liệu đều cho biết hoặc tái hiện lại một phần cuộc sống trong quá khứ. Nếu tìm được nhiều loại tư liệu thì có thể phục dựng lại quá khứ một cách đầy đủ hơn.
Câu 3: Hãy cho biết những tư liệu lịch sử dưới đây thuộc loại sử liệu nào? Vì sao?
Trả lời:
a và d vừa là tư liệu hiện vật vừa là tư liệu gốc vì nó là hiện vật vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
b là tư liệu truyền miệng vì đó là câu chuyện được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác.
c là tư liệu chữ viết vì đó là bản Chiếu dời đô được vua Lý THái Tổ viết.
Câu 4: Từ đoạn tư liệu dưới đây, em có nhận xét gì về vai trò của lịch sử?
Trả lời: Từ đoạn tư liệu cho thấy lịch sử phản chiếu các sự việc đã xảy ra, lịch sử phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Bên cạnh đó, không thể thiếu vai trò của lịch sử, nó là tấm gương để răn dạy đời sau, giúp người đời sau tự rút ra những bài học kinh nghiệm. Sử là cái gương cho muôn đời.
------------------------------0O0------------------------------
BÀI 3
A- Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào?
A. Sự lên, xuống của thuỷ triểu.
B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,...
C. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyến của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.
1.2. Dương lịch là loại lịch dựa theo
A. sự di chuyến của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
B. sự di chuyển của Trái Đất quanh Mắt Trời.
C. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trải Đất và sự di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. chu kì chuyến động của Trái Đất quanh trục của nó.
1.3. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo
A. chu kì chuyển động của Mật Trăng quanh Mặt Trời.
B. chụ kì chuyến động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
C. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. chụ kì chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất.
1.4. Trên các tờ lịch của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và đương lịch vì
A. cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
B. ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song với nhau.
C. âm lịch là theo phương Đông còn dương lịch là theo phương Tây.
D. nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.
Trả lời:
1.1. C 1.2. B 1.3. B 1.4. B
Câu 2: Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Hãy xác định các ý trả lời sau đây đúng hay sai.
A. Để biết sự kiện đó đã xảy ra trong quá khứ.
B. Để ghi nhớ sự kiện.
C. Đề sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự đã xảy ra của nó.
D. Đề phục dựng và tái hiện lại sự kiện.
Trả lời:
Ý trả lời đúng là: A, B, C Ý trả lời sai là: D
Câu 3: Hãy ghép ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp về nội dung. 
B- Tự luận
Câu 1: Hãy vẽ trục thời gian thể hiện các sự kiện lịch sử dưới đây theo đúng trình tự.
Trả lời:
Câu 2: Các sự kiện sau đây được ghi theo âm lịch hay dương lịch?
Trả lời:Các sự kiện ghi theo âm lịch và dương lịch lần lượt là: âm lịch, dương lịch, âm lịch, âm lịch.
Câu 3:Trong quá trình phát triển, loài người đã có những phát minh gì để xác định thời gian?
Trả lời: Trong quá trình phát triển, loài người đã có những phát minh ra các loại đồng hồ để xác định thời gian như đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời,...
Câu 4: Theo em, việc sử dụng đồng thời cả âm lịch và công lịch ở nước ta hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì đối với cuộc sống của người dân?
Trả lời:
- Thuận lợi: Người dân sử dụng biết được cả ngày tháng âm lịch và dương lịch, vưa phù hợp với các hoạt động văn hóa truyền thống như Tết nguyên đán, Tết nguyên tiêu, trung thu,... vừa phù hợp với công việc sử dụng ngày dương lịch.
- Khó khăn: dễ bị nhầm lẫn ngày tháng âm lịch với dương lịch.
Câu 5: Hãy điển con số chính xác vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Nhà nước Âu Lạc thành lập khoảng năm 208 TCN, cách năm hiện tại năm.................. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm 713, cách năm hiện tại............ năm. Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần thứ nhất cách năm 2021 là 1091 năm, đó là vào năm ............
Nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, cách năm ................. hiện tại thế kỉ.
Trả lời:
Nhà nước Âu Lạc thành lập khoảng năm 208 TCN, cách năm hiện tại 2229 năm. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm 713, cách năm hiện tại 1308 năm. Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần thứ nhất cách năm 2021 là 1091 năm, đó là vào năm 930.
Nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, cách năm hiện tại 28 thế kỉ.
------------------------------0O0------------------------------
BÀI 4
A- Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Loài người là kết quả của quá trình tiến hoá từ
A. Người tối cổ. B. Vượn.
C. Vượn người. D. Người tinh khôn.
1.2. Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?
A. Khoảng 5 - 6 triệu năm. B. Khoảng 4 triệu năm.
C. Khoảng 15 vạn năm. D. Khoảng 3 triệu năm.
1.3. Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng 60 vạn năm trước. B. Khoảng 15 vạn năm trước.
C. Khoảng 4 vạn năm trước. D. Khoảng 10 vạn năm trước.
1.4. So với loài Vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hoá hơn hẳn điểm nào?
A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nối cao.
B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
C. Thể tích sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. Cơ thể Người tối cổ lớn hơn Vượn người.
1.5. Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là
A. chế tác công cụ lao động. B. biết cách tạo ra lửa.
C. chế tác đồ gốm. D. chế tác đố gỏ, đồ gốm.
Trả lời:
1.1. C
1.2. B
1.3. B
1.4. C
1.5. A
Câu 2: Hãy xác định các ý trả lời sau đây đúng hay sai.
2.1. Muốn tìm đấu tích của Người tối cố, các nhà khảo cổ phải dựa vào
A. những di cốt hoá thạch và công cụ đá do con người chế tạo ra.
B. những khu mộ chôn người thời xưa.
C. những bộ di cốt và những hiện vật chôn theo.
D. những di cốt hoá thạch hoặc những công cụ thời đồ đá cũ.
2.2. Những dấu tích của Người tối cố đỏ được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam:
A. Răng hoá thạch của Người tối cổ đã được tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
B. Những công cụ đá được ghẻ đẽo thô sơ của Người tối cổ được tìm thấy ở An Khê, Núi Đọ, Xuân Lộc, An Lộc,...
C. Di chỉ An Khê (Gia Lai) có niên đại 80 vạn năm cách ngày nay là dấu tích cổ xưa nhất của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam.
D. Di cốt và công cụ của Người tối cổ được tìm thấy trong các di chỉ Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun ở miền Bắc Việt Nam.
Trả lời:
2.1. 
Ý trả lời đúng là: A, D
Ý trả lời sai là: B, C
2.2.
Ý trả lời đúng là: A, B, C
Ý trả lời đúng là: D
Câu 3: Hãy điền những từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Di cốt của Vượn người sống cách ngày nay khoảng (1)... ...... năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a.
Trên đảo (2 ) ........... thuộc ln-đô-nê-xia, đã tìm thấy di cốt Người tối cổ sống cách ngày nay khoảng (3)............
Di cốt, (4).................... của Người tối cố còn được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
Chiếc sọ Người (5)................... tìm thấy ở hang Na (Ma-laL-xi-a) có niên đại cách ngày nay khoảng (6).................
Trả lời:
Di cốt của Vượn người sống cách ngày nay khoảng (1) 5 triệu năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a.
Trên đảo (2 ) Gia-va thuộc ln-đô-nê-xia, đã tìm thấy di cốt Người tối cổ sống cách ngày nay khoảng (3) 2 triệu.
Di cốt, (4) mảnh di cốt và công cụ đá của Người tối cố còn được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
Chiếc sọ Người (5) tinh khôn tìm thấy ở hang Na (Ma-laL-xi-a) có niên đại cách ngày nay khoảng (6) 4 vạn năm.
B- Tự luận
Câu 1: Dựa vào hình 1 (trang 17, SGK), em hãy miêu tả hình dáng của Người tối cổ và nói rõ hình đáng Người tối cố giống Vượn người và Người tinh khôn ở những điểm nào?
Trả lời:
- Người tối cổ thường xuyên đi, đứng bằng hai chân, hai chi trước thành hai tay, có thể cầm nắm, thể tích sọ não lớn hơn và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
- Người tối cổ giống:
Người tinh khôn: đi, đứng bằng hai chân, hai chi trước đã thành hai tay, có thể cầm nắm,...
Vượn: dáng đi còn khom lưng, còn một lớp lông mỏng bao phủ trên người, mặt và hàm dô về phía trước,...
Câu 2: Dựa vào Lược đồ hình 2 (trang 18, SGK), em có nhận xét gì về sự phân bố những dấu tích của quá trình chuyến biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á?
Trả lời:Các dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người được phân bố hầu khắp ở cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, từ Bắc đến Nam,... chứng tỏ người nguyên thủy đã sớm có mặt, sinh sống ở khu vực này.
Câu 3: Tìm hiểu nội dụng và hình ảnh từ sách, báo và Internet để viết bài giới thiệu về quá trình phát triển của người nguyên thuỷ ở nước ta.
Trả lời:
------------------------------0O0------------------------------
BÀI 5
A- Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?
A. Bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc, bộ lạc.
B. Bầy người nguyên thuỷ, Người tinh khôn.
C. Bấy người nguyên thuỷ, Người tối cổ.
D. Bấy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc.
1.2. Trong giai đoạn công xã thị tộc, người nguyên thuỷ đã biết
A. ghè đẽo đá thô sơ để làm công cụ lao động.
B. chế tác công cụ lao động bằng kim loại.
C. chọn những hòn đá vừa tay cắm để làm công cụ.
D. mài đá thành công cụ lao động sắc bén.
1.3. Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là
A. sống thành từng báy, khoảng vài chục người trong các hang động, mái đá.
B. sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ.
C. sống thành từng gia đình riêng lẻ, gồm vợ, chồng và con cái.
D. sống thành từng bầy riêng lẻ, lang thang trong rừng rậm.
1.4. Kĩ thuật chế tác đá giai đoạn Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn ở Núi Đọ?
A. Biết ghè đếo những hòn đá cuội ven suối để làm công cụ.
B. Biết ghè đẽo, sau đó mài cho phần lưỡi sắc, nhọn hơn.
C. Biết sử dụng các hòn cuội có sẵn ở ven sông, suối làm công cụ.
D. Biết ghè đẽo, sau đó mài toàn bộ phần thân và phần lưỡi công cụ.
1.5. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là
A. làng bản. B. thị tộc. C. bấy người D. bộ lạc.
1.6. Công xã thị tộc được hình thành từ khi nào? 
A. Từ khi Người tối cổ xuất hiện.
B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
C. Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài Vượn người.
D. Từ khi nhà nước ra đời ven các con sông lớn.
1.7. Ý không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc là
A. gồm nhiều thị tộc sống cạnh nhau.
B. có quan hệ họ hàng với nhau.
C. có quan hệ gắn bó với nhau.
D. một nhóm người, sống thành từng báy, có người đứng đầu và phân công lao động.
1.8. Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng đã chứng tỏ điều gì?
A. Công cụ lao động và đố trang sức làm ra ngày càng nhiều.
B. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng xuất hiện.
C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
D. Đời sống vật chất và tỉnh thần của người nguyên thuỷ đã có sự phát triển.
Trả lời:
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
D
A
B
B
C
B
D
D
Câu 2: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.
A. Người tối cổ sống thành từng bầy, khoảng vài chục người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam - nữ và cùng chăm sóc con cái.
B. Người tinh khôn biết ghè đẽo đá làm công cụ; họ sống trong hang động và dựa vào săn bắt, hái lượm.
C. Người tinh khôn sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, có cùngdòng máu, làm chung và hưởng chung.
D. Cư dân thuộc văn hoá Hoà Bình bước đầu đã biết làm nông nghiệp.
E. Công cụ lao động của người nguyên thuỷ chỉ duy nhất là bằng đá.
G. Nghề làm gốm của cư dân Quỳnh Văn phát triển với hoa văn phong phú.
H. Thị tộc là tổ chức xã hội gồm nhiều bộ lạc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng và gắn bó với nhau.
Trả lời:
Câu đúng là: A, C, D, G
Câu sai là: B, E, H
Câu 3: Hãy ghép nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp với đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất Việt Nam.
Trả lời:
Câu 4: Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: biết làm nhiều đồ trang sức, chế độ công xã thị tộc, bước đầu biết làm nông nghiệp, nhờ có lao động để điền vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Trả lời:
(1) biết làm nhiều đồ trang sức
(2) bước đầu biết làm nông nghiệp
(3) chế độ công xã thị tộc
(4) nhờ có lao động
B- Tự luận
Câu 1: Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào? Hãy nêu những đặc điểm chính của mỗi giai đoạn đó.
Trả lời:
Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trải qua hai gia đoạn bầy người nguyên thủy và công xã thi tộc.
- Trong giai đoạn bầy người nguyên thuỷ (là giai đoạn Người tối cổ, kéo dài hàng triệu năm), do con người vừa thoát thai khỏi giới động vật, công cụ lao động thô sơ, trình độ thấp kém,... nên người ta phải sống dựa vào nhau, dùng sức mạnh tập thể để tìm kiếm thức ăn và tự bảo vệ mình, tạo thành những “bẩy người” Họ sống lang thang, nay đây, mai đó, hái lượm hoa quả, đào củ cây, săn bắt thú để ăn. 
- Khi Người tinh khôn xuất hiện thì bẩy người cũng tan rã, hình thành tổ chức xã hội chặt chẽ hơn là thị tộc và bộ lạc. Họ có quan hệ huyết thống. Mọi thành viên trong thị tộc đều là anh em, họ hàng của nhau, có thể do cùng một bà mẹ đẻ ra. Họ có quan hệ cộng đồng, cùng làm chung, hưởng chung (vì vậy nên gọi là công xã thị tộc). Mọi người đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 2: Hãy hoàn thành bảng dưới đây về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.
Trả lời:
Đời sống vật chất
Sống trang hang, động, dựa vào săn bắt và hái lượm
Tổ chức xã hội
Sống thành bầy, có người đứng đầu, có sự phân công lao động và cùng chăm sóc con cái.
Đời sống tinh thần
Biết làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá,...
Câu 3: Việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:Việc người nguyên thủy biết trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa rằng cong người đã bước đầu chủ động được nguồn thức ăn, hạn chế phụ thuộc vào săn bắt, hái lượm, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao,...
------------------------------0O0------------------------------
BÀI 6
A- Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ II TCN. B. Thiên niên kỉ III TCN.
C. Thiên niên kỉ IV TCN. D. Thiên niên kỉ V TCN.
1.2. Kim loại đầu tiên mà người Tây Á và Ai Cập phát hiện ra là
A. đồng thau. B. đồng đỏ.
C. sắt. D. nhôm.
1.3. Cư dân ở Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?
A. 2 000 năm trước. B. 3 000 năm trước.
C. 4 000 năm trước. D. 1 000 năm trước.
1.4. Quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Bắc Bộ Việt Nam đã trỏi qua các nền văn hoá khảo cổ nào?
A. Phùng Nguyên, Đồng Nai, Sa Hưỳnh.
B. Phùng Nguyên, Đống Đậu, Gò Mun.
C. Sa Huỳnh, Đồng Đậu, Gò Mun.
D. Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Gò Mun.
Trả lời:
1.1. C
1.2. B
1.3. C
1.4. B
Câu 2. Hãy xác định các ý trả lời sau đây đúng hay sai.
2.1. Việc sử dụng công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào?
A. Giúp con người khai phá đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
B. Giúp thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội.
C. Làm xuất hiện của cải dư thừa, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
D. Dẫn tới sự tan rã của bầy người nguyên thuỷ và hình thành công xã thị tộc.
E. Dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ và hình thành xã hội có giai cấp.
2.2. Việc sử dụng công cụ bằng kim loại đã giúp cho người nguyên thuỷ ở Việt Nam
A. mở rộng địa bàn cư trú, rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông.
B. biết dùng cày có lưỡi bằng đồng để cày ruộng, dùng lưỡi hái để gặt.
C. sống định cư lâu dài ở ven các con sông lớn, tạo thành những khu vực tập trung dân cư, chuẩn bị cho sự ra đời của các quốc gia sơ kì đầu tiên.
D. hợp sức để đánh thắng quân Tần xâm lược, lập ra Nhà nước Âu Lạc.
Trả lời: 
2.1. - Câu trả lời đúng là: A, B, C, E
 - Câu trả lời sai là: D
2.2.- Câu trả lời đúng là: A, B, C
 - Câu trả lời sai là: D
Câu 3: Hãy ghép nội dung bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp.
Trả lời:
Câu 4: Hãy điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
Trả lời:
(1) 4000
(2) dư thừa thường xuyên
(3) chiếm đoạt
(4) giai cấp
B- Tự luận
Câu 1. Quan sát hình 4 (trang 26, SGK), em hãy cho biết: Có những loại hình công cụ, vũ khí nào được tìm thấy thuộc văn hoá Gò Mun? Những loại hình công cụ đó gợi cho em biết điều gì về đời sống kinh tế của người nguyên thuỷ?
Trả lời:
- Có những loại hình công cụ, vũ khí được tìm thấy thuộc văn hoá Gò Mun là: cày gỗ, lưỡi đồng, tên,...
- Việc sử dụng các công cụ bằng kim loại đã giúp cho người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú. Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định. Dần dần đã hình thành những khu vực dân cư đông đúc, là cơ sở cho sự xuất hiện các quốc gia cổ đầu tiên trên đất Việt Nam.
Câu 2. Việc phát minh ra kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống kinh tế và xã hội của người nguyên thuỷ?
Trả lời:Việc phát minh ra kim loại có ý nghĩa đối với đời sống kinh tế và xã hội của người nguyên thuỷ:
- Đẩy mạnh sản xuất, nhiều ngành sản xuất mới được ra đời: nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi, nghề luyện kim và chế tạo đồ đồng cùng với các nghề dệt vải, làm đồ gốm,...; trao đổi, buôn bán cũng phát triển.
- Sản xuất phát triển, tạo ra của cải ngày càng nhiều. Con người không chỉ đủ ăn mà còn tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.
- Một bộ phận người chiếm hữu của dư thừa làm của riêng, ngày càng giàu lên, xã hội bắt đầu có sự phân hoá giàu - nghèo. Chế độ công xã thị tộc bị rạn vỡ, xã hội nguyên thuỷ dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.
Câu 3. Vì sao việc phát hiện và sử dụng các công cụ bằng kim loại lại dẫn tới sự hình thành các gia đình phụ hệ? Các gia đình phụ hệ có ÿ nghĩa như thế nào đối với sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ?
Trả lời:
- Công cụ bằng kim loại đã dẫn tới sự phát triển của nông nghiệp. Công việc làm nông nghiệp nặng nhọc nên đàn ông phải đảm nhiệm, dần dần vai trò của họ ngày càng quan trọng, họ có quyền quyết định trong gia đình, con cái lấy theo dòng họ cha,... dẫn tới sự hình thành các gia đình phụ hệ.
- Các gia đình này có xu hướng tách khỏi các công xã thị tộc, đến những nơi ở mới thuận lợi hơn để làm ăn, là cơ sở dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ.
Câu 4. Việc định cư lâu dài và hình thành các khu dân cư tập trung ven các con sông lớn có những điều kiện thuận lợi gì đối với sự hình thành các quốc gia sơ kì trên đất nước Việt Nam?
Trả lời: Điều kiện thuận lợi: Đất đai rất màu mỡ, đễ canh tác, nguồn nước tưới tiêu đầy đủ,... nhu cầu trị thuỷ cũng là điều kiện để dẫn tới sự hình thành các quốc gia sơ kì dẫn đến nông nghiệp phát triển, của cải dư thừa ngày càng thường xuyên.
------------------------------0O0------------------------------
BÀI 7
A- Trắc nghiệm 
Câu 1. Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Loại chữ viết đầu tiên của loài người là
A. chữ tượng hình. B. chữ tượng ý.
C. chữ giáp cốt. D. chữ triện.
1.2. Điều kiện tự nhiên nào đưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?
A. Có nhiều con sông lớn.
B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.
C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
1.3. Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực
A. sông Nin. B. sông Hằng.
C. sông Ấn. D. sông Dương Tử.
1.4. Đứng đầu giai cấp thống trị ở Ai Cập cổ đại là
A. vua chuyên chế (pha-ra-ông). B. đông đảo quý tộc quan lại.
C. chủ ruộng đất. D. tầng lớp tăng lữ.
1.5. Tại sao nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin?
A. Do có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và sản xuất.
B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ bằng kim loại.
C. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thuỷ.
D. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán.
1.6. Ở Ai Cập cổ đại, cư dân sinh sống tập trung theo từng
A. thị tộc. B. bộ lạc. C. công xã. D. nôm.
1.7. Việc hình thành nhà nước ở lưu vực các dòng sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại?
A. Tình trạng hạn hán kéo dài.
B. Sự chia cắt về lãnh thổ.
C. Sự tranh chấp giữa các nôm.
D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.
Trả lời:
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
A
D
A
A
A
D
D
Câu 2. Hãy xác định các ý trả lời sau đây đúng hay sai.
2.1. Hình 4 (trang 31, SGK) cho em biết điều gì về nền sản xuất của người Ai Cập cổ đại?
A. Đó là nền nông nghiệp dùng cày.
B. Ai Cập phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
C. Một số loại cây trồng chính của người Ai Cập.
D. Nam giới đảm nhiệm những công việc nặng nhọc, phụ nữ làm những công việc nhẹ nhàng hơn.
E. Xã hội đã phân hoá sâu sắc.
2.2. Hình 5 (trang 32, SGK) cho em biết điều gì về người Lưỡng Hà cổ đại?
A. Họ đã phát minh ra bánh xe.
B. Họ đã sử dụng bánh xe.
C. Họ đã có chữ viết của riêng mình (chữ tượng hình).
D. Xã hội đã phân hoá thành các tầng lớp khác nhau.
E. Đây là một cuộc đua ngựa của người Lưỡng Hà.
Trả lời:
2.1.
- Câu trả lời đúng: A, C, D
- Câu trả lời sai: B, E
2.2.
- Câu trả lời đúng: B, C, G
- Câu trả lời sai: A, D, E
Câu 3. Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: II TCN, lưu vực Lưỡng Hà, 3 200TCN, Ai Cập cổ đại, sông Hằng, IV TCN đề điền vào chỗ trống (..) cho phù hợp về nội dung lịch sử.
A. Ở lưu vực dòng sông Nin đã hình thành Nhà nước (1)... vào khoảng 2)..... ...
B. Khoảng thiên niên kỉ (3)........,ở (4)................. (sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát) đã hình thành hàng chục nước nhỏ của người Xu-me.
Trả lời:
A. Ở lưu vực dòng sông Nin đã hình thành Nhà nước (1) Ai Cập cổ đại vào khoảng (2) năm 3200 TCN
B. Khoảng thiên niên kỉ (3) II TCN, ở (4) lưu vực Lưỡng Hà (sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát) đã hình thành hàng chục nước nhỏ của người Xu-me.
B- Tự luận
Câu 1: Vì sao nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà sớm được hình thành trên lưu vực những dòng sông lớn?
Trả lời: Phù sa của các dòng sông rất màu mỡ, đặc biệt là rất mềm nên dễ canh tác (chỉ cần công cụ gỗ, đá là có thể trồng cấy được); có nguồn cung cấp nước tưới rất dồi dào; là tuyến đường giao thương buôn bán thuận lợi.
Câu 2: Vì sao nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại?
Trả lời: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại vì các quốc gia này hình thành ở lưu vực các dòng sông nên đất đai phì nhiêu, dễ canh tác; nguồn nước tưới dồi dào,... thuận lợi cho nông nghiệp.
Câu 3: Quan sát hình 4 (trang 31, SGK), hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập cổ đại theo ý hiểu của em.
Trả lời: Người đàn ông dùng bò kéo cày gỗ để làm đất. Sức nặng của cái cày cùng với sức kéo của gia súc sẽ làm lật những lớp đất phía sâu tốt hơn (mềm, tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng) thuận lợi cho việc gieo trồng. Đi sau người đàn ông là người phụ nữ đang tra hạt giống, việc gieo trồng sẽ hiệu quả hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_va_dap_an_bai_tap_lich_su_lop_6.docx