Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức:

- HS ôn tập để nhận biết được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật hoàng tử bé và cáo; bước đẩu biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu để hiểu đặc điểm nhân vật;

- HS ôn tập để nhận biết được sự khác nhau về thể loại của văn bản truyện và văn bản thơ.

- HS nhận biết được những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại và thơ 5 chữ trong 2 văn bản.

- HS hiểu được nội dung của đoạn trích; cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn; có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn; Bắt nạt

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân, năng lực viết đoạn văn về văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn; Bắt nạt

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện; và bài thơ Bắt nạt.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với thể loại thơ có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

 

doc 72 trang Dương Tử Quỳnh 03/06/2022 6355
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/9/2021
Ngày dạy: 6A: 27/9/2021 6E: 28/9/2021
BUỔI 2 : ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(Ôn tập về từ đơn, từ phức, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, các biện pháp tu từ,từ ghép và từ láy)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS ôn tập để nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn;
- Nhận biết được nghĩa của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện từ đơn, từ ghép, từ láy và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.
3. Phẩm chất: 
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tổ chức: 6A .. 6E .. 
Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Ôn tập củng cố để nắm vững được các khái niệm về từ đơn từ phức, từ láy, từ ghép; nghĩa của từ và phép so sánh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, nhớ lại kiến thức đã học để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức, trao đổi thảo luận và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu các câu hỏi 
? Thế nào là từ đơn từ phức, từ lát, từ ghép?
? Thế nào là nghĩa của từ, dựa vào đâu để giải nghĩa của từ ?
? Thế nào là so sánh? Tác dụng của so sánh ? Nêu mô hình chung của 1 phép so sánh ?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ (Theo nhóm) 
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Từ đơn từ phức
+ Từ láy, từ ghép
+ Nghĩa của từ.
+ Cách giải nghĩa từ ngữ
+ Khái niệm so sánh
+ Tác dụng của so sánh.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Ôn tập về từ đơn, từ phức, nghĩa của từ, so sánh:
1. Từ đơn, từ phức
 a. Từ đơn: là những từ chỉ có một tiếng.
Ví dụ: tôi, đi, chơi,...
b.Từ phức
- Khái niệm: là từ có hai tiếng trở lên.
- Phân loại: Từ phức gồm 2 loại: từ láy và từ ghép
+ Từ ghép: là những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. 
Ví dụ: ăn uống, cá chép, cá cờ, sông núi,....
 + Từ láy: là những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần).
 - Ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,... 
(Xem lại Kiến thức Ngữ văn, Trang 20/SGK)
2. Nghĩa của từ: 
- Nghĩa của từ là khái niệm mà từ biểu thị.
- Thành ngữ có nghĩa tương đương với 1 từ.
- Để giải nghĩa từ, có thể dựa vào từ điển, nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện, với từ Hán Việt, có thể giải nghĩa từng thành tố cấu tạo nên từ.
- Giải thích nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào từ ngữ đứng trước và từ ngữ đứng sau (ngữ cảnh của từ).
Ví dụ: 
Hãy giải nghĩa của từ mưa: 
- Mưa dầm sùi sụt: mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt.
- Điệu hát mưa dầm sùi sụt: điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương.
3. Biện pháp tu từ so sánh:
- So sánh là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác dựa trên những điểm tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diện đạt.
Ví dụ: 
- Mỏ Cốc như cái rùi sắt, chọc xuyên cả đất.
- Mô hình chung của 1 phép so sánh:
Vế A
Phương diện ss
Từ ss
Vế B
Trẻ em
như
Búp trên cành
Một tiếng chân
Khác hẳn
Mọi bước chân khác
Bước chân bạn
như
Tiếng nhạc
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP:
a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập về từ đơn từ phức, từ láy, từ ghép; nghĩa của từ và phép so sánh.
b. Nội dung: Làm các bài tập SGK, sách bài tập và bài tập bổ sung, nâng cao.
c. Sản phẩm học tập: Bài tập mà học sinh hoàn thành.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu các câu hỏi 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
?-Kẻ bảng và điền các từ in đậm trong đoạn văn vào ô phù hợp ?
?- Tìm 1 số từ láy trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên ?
?-Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong các câu đã cho ở bài tập 3?
?- Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:
?- Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào?
?- Yếu tổ nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tổ đó vào nhóm thích hợp ?
a.Tìm 5 từ láy mô phỏng tiếng cười ? 
b.Đặt câu với các từ láy vừa tìm được và giải thích nghĩa của mỗi từ đó ?
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu các câu hỏi 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc yêu cầu bài tập 4- SGK-20- trả lời.
?- Xác định nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:
a. Tìm các nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển ?
b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa nào trong những nghĩa có được ở câu a? Cho biết cơ sở xác định ?
?- Giải thích nghĩa của các thành ngữ( in đậm) trong những câu dưới đây:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu các câu hỏi 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập 6 SGK-20, thực hiện các yêu cầu và trả lời.
?- Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau:
I- Bài tập từ đơn, từ ghép, từ láy:
Bài tập 1 SGK trang 20:
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Tôi, nghe, người
Bóng mỡ, ưa nhìn, 
Hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh
Bài tập 2 SGK trang 20
Một số từ láy mô phỏng âm thanh: phanh phách, phành phạch, ngoàm ngoạp, văng vẳng...
Bài 3 SGK trang 20
 -Phanh phách: âm thanh phát ra do một vật sắc tác động liên tiếp vào một vật khác.
-Ngoàm ngoạp: nhiều, liên tục, nhanh
-Dún dẩy: điệu đi nhịp nhàng, ra vẻ kiểu cách.
*Bài tập bổ sung
Bài 1. Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:
a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua.
(Thánh Gióng)
b) Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn.
(Thạch Sanh)
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
về, tâu, vua
 ngày
Sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ
công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng, 
vội vàng, đau đớn
 Bài 2. Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào?
làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiển lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp
a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non.
b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém.
Gợi ý:
a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, tìm kiếm, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp
b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi , phải trái ,được thua, , ,
Bài 3. Yếu tổ nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tổ đó vào nhóm thích hợp.
bánh tẻ, bánh tại voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm
a) Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp.
b) Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bảnh rán.
c) Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo.
d) Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối.
Gợi ý:
a) Chỉ chất liệu để làm món ăn: bánh tẻ, bánh khoai, bánh khúc (xôi khúc ->làm từ lá rau khúc), bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm
b) Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng
c) Chỉ tính chất của món ăn: bánh xốp, bánh bèo
d) Chỉ hình dáng của món ăn: bánh tai voi
Bài 4. 
a.Tìm 5 từ láy mô phỏng tiếng cười 
 b.Đặt câu với các từ láy vừa tìm được và giải thích nghĩa của mỗi từ đó.
Gợi ý:
a. Các từ láy được tạo thành: khúc khích, khì khì, khanh khách, ha hả, hô hố.
 b. HS tự đặt câu:
Ví dụ:
 Đặt câu: Các bạn nữ khúc khích cười khi nhìn thấy bức tranh tôi vẽ.
Nghĩa của từ khúc khích: từ gợi tả tiếng cười nhỏ và liên tiếp, biểu lộ sự thích thú.
II- Bài tập phần Nghĩa của từ:
Bài 4 SGK trang 20
- Nghèo: ở vào tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc về yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất (như: Nhà nó rất nghèo, Dất nước còn nghèo).
- Nghèo sức: khả năng hoạt động, làm việc hạn chế, sức khoẻ kém hơn những người bình thường.
- Mưa dầm sùi sụt: mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt.
- Điệu hát mưa dầm sùi sụt: điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương
*Bài tập bổ sung
Bài 1. Xác định nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:
Chân:
a) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi khi trèo lên xe, tôi rúi cả hai chân lại. (Nguyên Hồng)
→ Từ chân chỉ bộ phận cơ thể người.
b. Dù ai nói ngả, nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
(Ca dao)
→ Từ chân chỉ bộ phận đồ vật.
c) Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. (Thánh Gióng)
→ Từ chân chỉ bộ phận của núi nối núi với đất liền.
Chạy:
a) Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân... (Cao Duy Sơn)
→ Từ chạy chỉ hành động con người.
b) Xe chạy chậm chậm. (Nguyên Hồng)
→ Từ chạy chỉ hoạt động của xe.
c) Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)
→ Từ chạy chỉ hành động lo (cho) tiền tàu.
d) Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước. (Mộng Tuyết)
→ Từ chạy chỉ độ dài của bãi cát.
Bài 2. Đọc đoạn văn sau:
Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
a. Tìm các nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển.
b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa nào trong những nghĩa có được ở câu a? Cho biết cơ sở xác định.
Gợi ý:
a. Nghĩa của từ tợn:
- Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì , lộ rõ vẻ thách thức.
- Chỉ sự khác thường ở một mức độ cao (rét tợn)
b. từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa hiểu: Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì , lộ rõ vẻ thách thức.
Bài 3.Giải thích nghĩa của các thành ngữ( in đậm) trong những câu dưới đây:
a. Gióng lớn nhanh như thổi " cơm ăn mấy cũng không nó" áp vừa mặc đã căng đứt chỉ". ( Bùi Mạnh Nhi)
b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được ( Tô Hoài)
c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi méo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mở ngà của chúng xơi ngon, Bọn cá chậu chim lồng ấy ấy với được món ăn mỡ mạng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích
 d. Mai sau bể cạn non mòn
 À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
e. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng...( Nguyễn Đăng Mạnh)
Gợi ý:
a. Lớn nhanh như thổi: nghĩa người hoặc sự việc lớn rất nhanh.
b. Hôi như cú: chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu.
c. Cá chậu chim lồng: chỉ tình cảnh bị giam giữ, tù túng, mất tự do.
d. Bể cạn non mòn: chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất.
e. Buôn thúng bán bưng: chỉ nhưng người nghèo khổ, có ít vốn liếng buôn bán vặt vãnh, tần tảo.
II- Bài tập về biện pháp tu từ so sánh.
Bài 6/20
∗ Biện pháp tu từ so sánh :
- Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
 ->Tác dụng : Cho ta thấy được độ rắn rỏi, sắc bén, có sức lực dồi dào trên mức thường thường của đôi càng Dế Mèn với ngoại hình đẹp mã, tự hào với vẻ bề ngoài ấy → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
 -> Tác dụng : Cho ta thấy được độ dữ tợn của hàm răng Dế Mèn nhờ hình ảnh này → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
 -> Tác dụng :Cho ta thấy Dế Mèn có người bạn hàng xóm tên Dế Choắt yếu ớt, khó chịu đựng qua thách thức cùng bên ngoài khó coi → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 - Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi - lê.
->Tác dụng :Cho ta thấy Dế Choắt sở hữu dáng vẻ khó nhìn, gây cảm giác khó chịu cho một số con vật coi được, hoàn toàn ngược hẳn lại so với chú Dế Mèn cường tráng, ưa nhìn bên cạnh → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Bài tập bổ sung
 Bài tập 1: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau:
 a. "Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 (Mẹ - Trần Quốc Minh)
b. Công cha như núi ngất trời,
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
 Núi cao biển rộng mênh mông,
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
 (Ca dao)
Gợi ý
a. - Phép so sánh:
+) Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng.
+) Mẹ - ngọn gió: Mẹ là nơi mát mẻ, yên bình của con suốt đời.
- Tác dụng: Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện:
 + Ca ngợi tấm lòng yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con 
+ Tác giả bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính với mẹ.
+ Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.
b.Phép so sánh:
+ “Công cha” so sánh với “ Núi ngất trời” 
+ “nghĩa mẹ” được so sánh với “nước ở ngoài biển Đông” 
- Tác dụng: Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện:
+ Hình ảnh so sánh cụ thể, lấy cái to lớn, mênh mông, vô tận, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với công lao cha mẹ. Tác giả khẳng định tình yêu thương bao la của cha mẹ với con cái. Đồng thời, bài ca dao còn ca ngợi công lao to lớn, những hi sinh không thể đo đếm của cha mẹ với chúng ta.
+ Từ đó, mỗi người con cần phải biết ơn, yêu kính, hiếu thảo với cha mẹ.
+ Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.
HOẠT ĐỘNG 3. VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng những kiến thức đã học về từ đơn từ phức, từ láy, từ ghép; nghĩa của từ và phép so sánh để đặt câu và viết đoạn văn
b. Nội dung: Viết câu văn và đoạn văn có sử dụng các kiến thức tiếng việt đã học.
c. Sản phẩm học tập: Bài tập mà học sinh hoàn thành.
d. Tổ chức thực hiện:
Bài 1: 
 Đặt 1câu có sử dụng từ láy và từ ghép, gạch chân từ đã sử dụng ?
 Đặt câu có sử dụng phép so sánh và phân tích tác dụng ?
Bài 2: Viết đoạn văn ngắn (10-12 câu, chủ đề tự chọn) có sử dụng 2 từ nghép, 2 từ láy và 1 phép so sánh và gạch chân ?
3. Hướng dẫn về nhà 
* Ôn tập và hoàn thành các bài tập
* Nội dung điều chỉnh, rút kinh nghiệm
 . ... 
Sơn Lôi, ngày 27 tháng 09 năm 2021
TỔ CHUYÊN MÔN KÝ DUYỆT
 Trần Thị Kim Anh
_____________________________________________________________ 
Ngày soạn: 2/10/2021
Ngày giảng : 6A: ./10/2021 6E: ./10/2021 
 BUỔI 3 : ÔN TẬP ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN
 NẾU CẬU MUỐN CÓ MỘT NGƯỜI BẠN
 (Trích Hoàng tử bé, Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri)
BẮT NẠT (Nguyễn Thế Hoàng Linh)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS ôn tập để nhận biết được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật hoàng tử bé và cáo; bước đẩu biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu để hiểu đặc điểm nhân vật;
- HS ôn tập để nhận biết được sự khác nhau về thể loại của văn bản truyện và văn bản thơ.
- HS nhận biết được những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại và thơ 5 chữ trong 2 văn bản.
- HS hiểu được nội dung của đoạn trích; cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn; có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn; Bắt nạt
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân, năng lực viết đoạn văn về văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn; Bắt nạt
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện; và bài thơ Bắt nạt.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với thể loại thơ có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất: 
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; Máy chiếu, bảng phụ phần bài tập.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tổ chức: 6A .. 6E .. 
Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Ôn tập củng cố để nắm vững được các kiến thức về văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” và bài thơ “Bắt nạt”.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, nhớ lại kiến thức đã học để tiến hành trả lời câu hỏi và phân tích.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức, trao đổi thảo luận và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NHIỆM VỤ 1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu các câu hỏi 
? Nêu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm ?
? Nhân vật chính trong tác phẩm?Khái quát cốt truyện? Vị trí của đoạn trích? Kể tóm tắt đoạn trích ?
? Thể loại văn bản ? Phương thức biểu đạt? Nghệ thuật và nội dung chính của văn bản ?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ (Theo nhóm) 
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Kể tóm tắt
+ Thể loại, phương thức
+ Nội dung, nghệ thuật
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NHIỆM VỤ 2
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu các câu hỏi 
? Phân tích nhân vật Hoàng tử bé trước khi găp, khi gặp và khi chia tay Cáo?
? Phân tích nhân vật cáo trước khi, khi gặp và khi chia tau Hoàng tử bé ?
? Phân tích những ý nghĩa được gợi ra từ cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật trong truyện ?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ (Theo nhóm) 
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Nhân vật Hoàng tử bé
+ Nhân vật Cáo
+ Những ý nghĩa gợi ra từ cuộc gặp gỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NHIỆM VỤ 3
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu các câu hỏi 
? Nêu những nét cơ bản về tác giả ?
? Xuất xứ, thể thơ, phương thức? Bố cục bài thơ ?
? Nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ (Theo nhóm) 
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Tác giả, tác phẩm
+ Bố cục bài thơ
+ Nội dung, nghệ thuật.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
A.VĂN BẢN “NẾU CẬU MUỐN CÓ MỘT NGƯỜI BẠN”:
I. ÔN TẬP VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM :
1. Tác giả: Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri (1900-1944) là nhà văn lớn nước Pháp
- Ông là phi công và hầu hết các tác phẩm của ông đều lấy đề tài, cảm hứng từ những chuyến bay và cuộc sống của người phi công.
- Ngòi bút của nhà văn đậm chất trữ tình, trong trẻo và giàu cảm hứng lãng mạn.
Tác phẩm tiêu biểu: Hoàng tử bé, Bay đêm, Cõi người ta,...
2. Tác phẩm “Hoàng tử bé” sáng tác năm 1943
- Tác phẩm là cuốn tiểu thuyết (27 chương)
- Nhân vật chính: Hoàng tử bé
- Cốt truyện: Hoàng tử bé từ hành tinh khác đã phiêu lưu nhiều hành tinh khác nhau, phát hiện nhiều điều thú vị, và nếm trải cả những thất vọng, đau khổ. Cuối cùng cậu quyết định quay trở lại hành tinh của mình với bông hồng duy nhất.
a. Vị trí: chương XXI của tác phẩm “Hoàng tử bé”. Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và con cáo trên Trái Đất. Cuộc gặp gỡ đã mang lại cho cả hai món quà quý giá.
b. Kể tóm tắt 
 Hoàng từ bé vừa đến Trái Đất thì bắt gặp một vườn hoa hồng rực rỡ màu sắc. Cậu cảm thấy buồn bã khi nghĩ đến bông hồng duy nhất ở hành tinh của mình. So với khu vườn này, cậu chỉ có “một bông hoa tầm thường”. Khi hoàng tử bé đang nằm khóc lóc trên bãi cỏ, một con cáo bỗng xuất hiện và chào hỏi. Hoàng tử bé đã đề nghị cáo đến chơi với mình. Nhưng cáo từ chối vì nó chưa được cảm hóa. Nó muốn cậu cảm hóa mình, nhưng hoàng tử bé cần phải đi tìm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ. Cáo nói với cậu nếu muốn có một người bạn thì hãy cảm hóa nó. Và rồi hoàng tử bé đã cảm hóa cáo, họ đã trở thành những người bạn. Cáo khuyên hoàng tử bé quay trở lại khu vườn hoa hồng để nhận ra bông hồng của cậu là khác biệt. Hoàng tử bé quay lại chào tạm biệt cáo và nhận được lời khuyên ý nghĩa của cáo về tình bạn.
c. Thể loại: Truyện đồng thoại.
d. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
đ. Nghệ thuật
- Cách xây dựng nhân vật thông qua nhiều chi tiết miêu tả lời nói, suy nghĩ, cảm xúc. Từ đó làm nổi bật đặc điểm nhân vật.
- Nhân vật con cáo được nhân hóa như con người thể hiện đặc điểm của truyện đồng thoại.
- Ngôn ngữ đối thoại sinh động, phong phú. Truyện giàu chất tưởng tượng (hoàng tử bé đến từ hành tinh khác, con cáo có thể trò chuyện kết bạn với con người...)
e. Nội dung
- Qua cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và con cáo, tác giả đã vẽ ra một thế giới cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo dành tặng cho trẻ thơ.
- Giúp người đọc cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn, ý thức trách nhiệm với bạn bè, với những gì mà mình gắn bó, yêu thương.
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
1. Cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và cáo.
a. Nhân vật Hoàng tử bé
- Trước khi gặp cáo:
+ Lai lịch: Đến từ một hành tinh khác. Xuống Trái Đất để tìm con người, bạn bè... “Mình đi tìm con người...Mình đi tìm bạn bè”
+ Tâm trạng : Khi vừa đặt chân xuống Trái Đất đã phải đối diện với nỗi thất vọng, đau khổ khi nhận ra bông hồng của cậu không phải là duy nhất.
- Khi gặp cáo:
+ Thái độ ban đầu của hoàng tử bé khi gặp cáo: hoàng tử đáp lại lời chào của cáo, “Bạn là ai?”, “Bạn dễ thương quá!” 
+ Hoàng tử bé cư xử với cáo lịch sự, thân thiện, khác với loài người trên Trái Đất coi cáo là con vật xấu tính, ranh mãnh, gian xảo. Cái nhìn của Hoàng tử bé ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng luôn tin cậy và hướng tới cái phần đẹp đẽ, tốt lành, không bị giới hạn bởi định kiến, hoài nghi.
 + Hoàng tử bé đồng ý cảm hóa cáo: vì hoàng tử bé nhận ra ý nghĩa của tình bạn mà cáo giảng giải qua từ cảm hóa: là kết bạn, tạo dựng mối quan hệ gần gũi, gắn kết tình cảm, biết quan tâm gắn bó với nhau. Hoàng tử bé đã trân trọng, lắng nghe, không định kiến, hoài nghi.
+ Khi gặp lại vườn hồng, thái độ của hoàng tử bé đã thay đổi: Từ đau khổ, thất vọng hoàng tử bé tự tin, vui vẻ nhận ra ý nghĩa của bông hoa hồng duy nhất của mình, ý nghĩa của sự vun đắp, tưới tắm...Hay nói cách khác ý nghĩa của tình bạn.
- Khi chia tay con cáo, hoàng tử bé đã động viên cáo, lặp lại lời cáo: “ Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần”, “ Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình...”, “Mình sẽ có trách nhiệm với bông hồng của mình” .
 Hoàng tử bé hiểu được “bí mật” của tình bạn, tình yêu, vượt qua được nỗi hoang mang, đau khổ thất vọng, tìm được hạnh phúc dành thời gian và trái tim cho ai đó. Hiểu biết về bản thân về cuộc sống, trách nhiệm với những gì mình gắn bó, yêu thương
b. Nhân vật con cáo
- Trước khi gặp hoàng tử bé: Cuộc sống của cáo cô đơn, buồn bã. Cáo đang bị săn đuổi, sự hãi, trốn con người.
- Khi gặp hoàng tử bé:
+ Lúc đầu: không dám lại gần vì nhận ra mình chưa được cảm hóa.
+ Giải thích cho hoàng tử bé về cảm hóa: (từ cảm hóa xuất hiện 15 lần trong VB, gắn với nhiều chi tiết, sự kiện quan trọng)
* Cảm hóa là chuyển hóa cái hoang dã và xa lạ, pha tạp, bất thiện thành cái gần gũi, tốt đẹp, trong sạch, thiện lành...và có thể chung sống thân thiện làm bạn. Là làm cho gần gũi hơn tức là kết nối tình cảm, dành thời gian hiểu nhau, kiên nhẫn làm thân với nhau. Khi chưa cảm hóa, hoàng tử bé và cáo là xa lạ, chẳng cần gì đến nhau, khi được cáo cảm hóa thì “tụi mình cần đến nhau”, và mỗi người sẽ “trở thành duy nhất trên đời”
* Qua đó thấy nhân vật cáo khao khát được đón nhận, thấu hiểu; được sống với phần tốt lành , đẹp đẽ, được thay đổi, hoàn thiện bản thân.
- Chi tiết: Cảm nhận khác nhau của cáo về tiếng bước chân và cánh đồng lúa mì ở hai thời điểm trước và sau khi được hoàng tử bé cảm hóa cho thấy nhờ có tình bạn của hoàng tử bé, cáo sẽ không cô đơn, buồn tẻ, sợ hãi.Tiếng bước chân vang lên như tiếng nhạc gọi cáo ra cửa hang, cánh đồng lúa mì hóa thân thương ấm áp như màu vàng óng của mái tóc hoàng tử bé. 
- Cáo đã chỉ cho hoàng tử bé cách cảm hóa mình 
- Khi chia tay hoàng tử bé, con cáo bộc lộ cảm xúc: “Mình sẽ khóc mất”. Cáo khẳng định những thứ mình “được”: “Mình được chứ - Con cáo nói - Bởi vì nó còn màu của lúa mì”
=> Có tình bạn thế giới xung quanh cáo trở nên rực rỡ, tỏa sáng, ấm áp, rộng mở, đáng yêu.
=> Cáo hiểu biết, giàu tình cảm, chân thành, khao khát được gần gũi, yêu thương và luôn hoàn thiện bản thân. 
2. Những ý nghĩa gợi ra từ cuộc gặp gỡ
- Câu nói chứa đựng “bí mật” mà cáo dành cho hoàng tử bé: sử dụng hình ảnh ẩn dụ và mang ý nghĩa triết lí: 
+ Con người cần phải biết nhìn nhận, đánh giá mọi thứ bằng tình yêu, và sự tin tưởng, thấu hiểu.
+ Khi chỉ nhìn bằng con tim, con người mới nhận ra, trân trọng giữ gìn những điều đẹp đẽ quý giá
+ Bí mật của tình yêu là sự kết nối giữa con người với con người, con người với vạn vật.
- Bài học về cách kết bạn: cần thân thiện, kiên nhẫn, giành thời gian để “cảm hóa” nhau.
- Bài học về ý nghĩa của tình bạn: mang đến niềm vui, hạnh phúc; khiến cuộc sống trở nên phong phú, đẹp đẽ hơn.
- Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá, trách nhiệm đối với bạn bè: “thấy rõ với trái tim”, biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, bảo vệ...
B. VĂN BẢN “BẮT NẠT”:
1. Tác giả:
Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năn 1982, quê ở Hà Nội, là một nhà thơ trẻ, sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, anh có hàng ngàn bài thơ.
- Thơ anh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, vui tươi
- Các tập thơ: Uống một ngụm nước biển, Bé tập tô, Ra vườn nhặt nắng...
2. Xuất xứ: In trong tập thơ: “Ra vườn nhặt nắng”, sáng tác năm 2017 
3. Thể thơ: thơ 5 chữ
- Chủ đề: Hiện tượng bắt nạt
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
- Nhân vật trữ tình: Tác giả xưng “tớ”
4. Bố cục: 4 phần
Phần 1: Khổ 1: Nêu vấn đề 
Phần 2: Khổ 2,3,4: Những việc nên làm thay vì bắt nạt.
Phần 3: Khổ 5,6: Phủ định mạnh mẽ việc bắt nạt.
Phần 4: Khổ 7,8: Lời nhắn nhủ của tác giả.
5. Nội dung: 
- Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt là thói quen xấu xí, đáng chê. Từ đó giúp mọi người có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, góp phần xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.
- Tâm hồn thơ trong sáng, cách nhìn thân thiện, bao dung của nhà thơ.
6. Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ
- Hình ảnh thơ ngộ nghĩnh.
- Giọng thơ hài hước, dí dỏm, tâm tình, gần gũi, tạo không khí thân thiện, khiến người nghe dễ tiếp nhận, thể hiện cách nhìn bao dung.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP:
a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập về 2 văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” và “Bắt nạt”.
b. Nội dung: Làm các bài tập SGK, sách bài tập và bài tập bổ sung, nâng cao.
c. Sản phẩm học tập: Bài tập mà học sinh hoàn thành.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
BÀI TẬP 1:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
Câu 1: Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Nghĩa của từ “đơn điệu” được dùng trong đoạn văn trên là gì?
Câu 3: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”.
Câu 4: Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp. 
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ (Theo nhóm- mỗi nhóm 1 nhiệm vụ) 
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Câu 1
+ Câu 2
+ Câu 3
+ Câu 4
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
BÀI TẬP 2: (Nhóm 1+ 2)
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật hoàng tử bé trong VB “Nếu cậu muốn có một người bạn” trong đó sử dụng từ ghép và từ láy?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện viết đoạn văn theo yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày đoạn văn đã viết
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm, rèn kĩ năng viết cho HS.
BÀI TẬP 3: (Nhóm 3)
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật hoàng tử bé trong VB “Nếu cậu muốn có một người bạn” trong đó sử dụng từ ghép và từ láy?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện viết đoạn văn theo yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_ngu_van_6_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_202.doc