Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 61: Tính từ và cụm tính từ - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 61: Tính từ và cụm tính từ - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Nắm được mô hình cấu tạo cụm tính từ, hiểu rõ ý nghĩa của phụ ngữ trước và sau trong cụm tính từ. Làm được các bài tập về cụm tính từ.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng nhận biết cụm tính từ trong văn bản. Biết sử dụng cụm tính từ trong nói và viết.

3. Thái độ:

 Gd ý thức sử dụng tốt tính từ và cụm tính từ trong nói và viết.

4. Các năng lực cần đạt:

 Năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, SGV, chuẩn KTKN, kế hoạch dạy học, tài liệu tham khảo

2. HS: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên, xem kỹ lại kiến thức về từ ở bậc Tiểu học.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong phần khởi động

 

doc 3 trang tuelam477 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 61: Tính từ và cụm tính từ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày lên kế hoạch: 21/11/2019
Ngày thực hiện: 6A: /...../2019; 6B: /...../2019
Tiết 61.
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
(tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Nắm được mô hình cấu tạo cụm tính từ, hiểu rõ ý nghĩa của phụ ngữ trước và sau trong cụm tính từ. Làm được các bài tập về cụm tính từ.
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng nhận biết cụm tính từ trong văn bản. Biết sử dụng cụm tính từ trong nói và viết.
3. Thái độ:
 Gd ý thức sử dụng tốt tính từ và cụm tính từ trong nói và viết.
4. Các năng lực cần đạt:
	Năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
B. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, SGV, chuẩn KTKN, kế hoạch dạy học, tài liệu tham khảo
2. HS: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên, xem kỹ lại kiến thức về từ ở bậc Tiểu học. 
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI
Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B ..
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong phần khởi động
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động: (5p)
HS nghe ca khúc: Ở trường cô dạy em thế
- Tìm nhanh các tính từ (HS nào tìm được nhiều nhất nhanh nhất, GV ghi điểm)
Các tính từ trong bài hát: xinh xinh, nhịp nhàng, thẳng, hay, quý, chăm ngoan, thân thương, hiền hòa, đoàn kết.
- Nhắc lại khái niệm về tính từ, khả năng kết hợp của tính từ 
(Tính từ chỉ đặc điểm tính chất, hoạt động, trạng thái, có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn..... để tạo thành cụm tính từ)
Hoạt động 1: Cụm tính từ (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HSHĐ cá nhân 
HS nhận nhiệm vụ thực hiện hoạt động cá nhân
HS lên bảng điền vào bảng mô hình cụm tính từ
- Tìm thêm những phụ ngữ đứng trước và sau của cụm TT? Cho biết phụ ngữ ấy bổ sung ý nghĩa cho TT về mặt nào?
- Cho biết phụ ngữ ấy bổ sung ý nghĩa cho TT về mặt nào?
VD: đã, đang, sẽ (thời gian)
+ cũng, vẫn, còn (tiếp diễn)
+ không, chưa, chẳng (PĐ) trước
+ rất, hơi, quá (mức độ)
 + lắm, quá (mức độ) sau
 + ở trên cao (vị trí) 
 + như ông mặt trời (so sánh)
- Nêu cấu tạo của cụm TT?
HS trình bày - GVKL
HS đọc ghi nhớ.
III. Cụm tính từ:
1. Bài tập: SGk -tr155
Phần trước
Phần TT
Phần sau
Vốn đã rất
yên tĩnh
nhỏ
sáng
lại
vằng vặc ở trên không
- Phụ ngữ đứng trước chỉ mức độ, thời gian, sự tiếp diễn.
- Phụ ngữ đứng sau: chỉ vị trí, so sánh, mức độ
- Phần TT
2. Ghi nhớ: SGK - tr 155
Hoạt động 2: Luyện tập (20phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HSHĐ cá nhân 
HS nhận nhiệm vụ thực hiện hoạt động cá nhân
- Tìm cụm TT?
- Nhận xét về cấu tạo của các cụm TT này?
HS làm Bt- trình bày – nhận xét
GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HSHĐ ghép đôi 
HS nhận nhiệm vụ thực hiện hoạt động ghép đôi
- Tác dụng của việc dùng TT và phụ ngữ?
HS thảo luận, ghi kết quả ra bảng phụ
Đại diện nhóm trình bày 
Các nhóm khác nhận xét, trao đổi chéo kết quả
GV nhận xét, đánh giá, KL
HS thảo luận nhóm, ghi kết quả ra bảng phụ
Đại diện nhóm trình bày 
Các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, đánh giá, KL
IV. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm cụm TT
- sun sun như con đỉa
- chần chẫn như caí đòn càn
- bè như cái quạt thóc
- sừng sững như cái cột đình
- tun tủn như cái chổi sể cùn
-> Các cụm TT này đều có cấu tạo 2 phần: phần trung tâm và phần sau.
Bài tập 2: Tác dụng của việc dùng TT và phụ ngữ
- Các TT đều là từ láy có tác dụng gợi hình ảnh.
- Hình ảnh mà các từ láy ấy tạo ra đều là các sự vật tầm thường, thiếu sự lớn lao, khoáng đạt, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi.
- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan
Bài tập 3: 
ĐT và TT được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước, thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của vợ ông lão.
	4. Củng cố :
- Nêu cấu tạo cụm tính từ?
	- Bài tập: Viết một đoạn văn về môi trường có sử dụng cụm TT.
GV hướng dẫn HS về nhà hoàn thiện.
5. Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học bài, làm bài tập.
	- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức về danh, động, tính từ, các cụm từ
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_61_tinh_tu_va_cum_tinh_tu_nam_hoc.doc