Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Kể chuyện tưởng tượng - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Kể chuyện tưởng tượng - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng (Nhân vật, sự kiện, cốt truyện).

- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.

2. Kĩ năng:

 Biết cách kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

3. Thái độ:

Tán thành với nội dung và vai trò của việc kể chuyện tưởng tượng.

 4. Định hướng năng lực cần đạt

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .

2. Kiểm tra kiến thức cũ:

- Thế nào là số từ?Thế nào là lượng từ? Cho ví dụ minh họa.

3. Bài mới

*Hoạt động khởi động: (thời gian 03 phút)

GV gọi 1 HS kể tóm tắt truyện Sự tích cây thì là

- Cách kể chuyện trên có giống với kể chuyện đời thường đã được học không? (Không).

=> Trong văn tự sự, ngoài kể những câu chuyện đời thường gần gũi với c/s của chúng ta thì còn có những truyện kể tưởng tượng thật hấp dẫn, thú vị. Vậy thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Cách kể và vai trò của kể chuyện tưởng tượng ra sao.

 

doc 3 trang tuelam477 3290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Kể chuyện tưởng tượng - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 02/11/2019
Ngày thực hiện: 6A:.... /11/2019; 6B:... /11/2019
Tiết 51 . 
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng (Nhân vật, sự kiện, cốt truyện).
- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng:
 Biết cách kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ:	
Tán thành với nội dung và vai trò của việc kể chuyện tưởng tượng.
 	4. Định hướng năng lực cần đạt
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B ..
2. Kiểm tra kiến thức cũ:
- Thế nào là số từ?Thế nào là lượng từ? Cho ví dụ minh họa.
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động: (thời gian 03 phút)
GV gọi 1 HS kể tóm tắt truyện Sự tích cây thì là 
- Cách kể chuyện trên có giống với kể chuyện đời thường đã được học không? (Không).
=> Trong văn tự sự, ngoài kể những câu chuyện đời thường gần gũi với c/s của chúng ta thì còn có những truyện kể tưởng tượng thật hấp dẫn, thú vị. Vậy thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Cách kể và vai trò của kể chuyện tưởng tượng ra sao.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng. ( 25 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
- Em hiểu thế nào là tưởng tượng?
+ Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có ở trước mắt hoặc chưa hề có. 
GV: Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã được học trong tiết 36 phần HDĐT. 
HS kể tóm tắt truyện – n/x
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động ghép đôi
- Qua các sự việc chính và việc kể tóm tắt của bạn. Em hãy chỉ ra chi tiết nào là có thật? Chi tiết nào được tưởng tượng ra? 
+ Sự thật: Chân, tay, tai, mắt, miệng là những bộ phận trên cơ thể người.
+ Tưởng tượng: Các bộ phận cơ thể như con người biết suy nghĩ, nói năng, hành động, tị nạnh.
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
- Theo em tác giả dân gian tưởng tượng ra những chi tiết trên nhằm mục đích gì?
+ Thể hiện một ý nghĩa: Trong cuộc sống con người phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại => Bài học về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết.
* Tích hợp môn GDCD: Về tinh thần đoàn kết.
- Hãy cho biết ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong đời sống? HS trình bày – n/x, bổ sung
GV: Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta.
- Qua truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng em hiểu thế nào là truyện tưởng tượng?
HS đọc “Truyện sáu con gia súc so bì công lao” 
GV tổ chức hoạt động nhóm
Xác định yếu tố tưởng tượng, yếu tố thực
Làm thế nào để kể một câu chuyện tưởng tượng
Các nhóm thảo luận, trình bày
- Sáu con gia súc nói được tiếng người, kể công và kể khổ.
+ Những tưởng tượng ấy được dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.
+ Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện ý nghĩa: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì, tỵ nạnh nhau.
=> Từ ý nghĩa này rút ra một bài học trong cuộc sống: Mỗi người một việc không nên so bì, tỵ nạnh lẫn nhau, có như vậy thì cuộc sống mới tốt đẹp.
Cách tạo ra truyện tưởng tượng
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa 
- Dựa trên phần có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị, làm cho ý nghĩa nổi bật.
- Từ hai câu chuyện trên em hãy nêu những hiểu biết của mình về kể chuyện tưởng tượng?
HS trả lời - GVKL
HS đọc ghi nhớ Sgk/133.
- Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa kể chuyện tưởng tượng và kể chuyện đời thường?
Giống nhau: Đều dựa trên sự thật.
Khác nhau: + K/c đời thường, các nhân vật và sự việc đều có trong cuộc sống hàng ngày có thể nhìn thấy, nghe thấy, quan sát thấy.
+ K/c tưởng tượng, nhân vât, chi tiết, sự việc chủ yếu được xây dựng bằng trí tưởng tượng, sáng tạo của người viết, người kể.
VD truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” trang 132.
GV giao nhiệm vụ về nhà các em tự tìm hiểu (cách tìm hiểu như hai văn bản trên). 
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
1. Bài tập
* Truyện: Chân Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Chi tiết tưởng tượng: Các bộ phận cơ thể như con người biết suy nghĩ, nói năng, hành động, tị nạnh.
- Ý nghĩa: Trong cuộc sống con người phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại => Bài học về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết.
* Truyện sáu con gia súc so bì công lao (Lục súc tranh công)
- Yếu tố tưởng tượng: Sáu con gia súc nói được tiếng người. sáu con gia súc kể công và khổ; tị nạnh với nhau
- Yếu tố thực: Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.
* Ghi nhớ: Sgk/133.
Hoạt động 2: Luyện tập (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
HS đọc yêu cầu BT- Sgk/134
GV cho HS lựa chọn 1 trong các đề xây dựng dàn ý.
- Nhắc lại dàn bài chung của bài văn TS?
HS trình bày
GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động ghép đôi
Yêu cầu HS tìm ý và lập dàn ý cho đề bài đã chọn.
(7 phút).
HS thảo luận, ghi kết quả ra phiếu học tập
Đại diện từng nhóm lên trình bày kq, 
HS nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá, KL
II. Luyện tập
Bài tập: /134
VD: Đề 5:
a. MB: Giới thiệu buổi thăm trường 
b. Kể lại diễn biến buổi thăm trường
- Những thay đổi 
- Cảm xúc
c. Kết thúc buổi thăm trường, suy nghĩ của bản thân.
4. Củng cố (2 phút):
 	- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Mục đích của kể truyện tưởng tượng? Cách kể một câu chuyện tưởng tượng?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút):
- Học bài - Hoàn thiện bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Ôn tập truyện dân gian.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_51_ke_chuyen_tuong_tuong_nam_hoc.doc