Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 24: Biển và đại dương

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 24: Biển và đại dương

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng: dòng biển Gơn- xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la.

+ Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: bảo vệ môi trường biển.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.

- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ với những vùng chịu ảnh hưởng của bão.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

- Tranh ảnh về sóng, thủy triều, biển.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của mình và lắng nghe bài hát để mô tả về biển.

c) Sản phẩm

- Hs mô tả về biển.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho học sinh nghe bài hát “Bé yêu biển lắm”. Qua bài hát vừa nghe, chúng ta có thích đi chơi biển không nào? Các bạn hãy mô tả về những điều chúng ta biết về biển?

Bước 2: Học sinh trả lời.

Bước 3: Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài.

 

docx 5 trang tuelam477 3900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 24: Biển và đại dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung kiến thức: 
- Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.
- Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là sóng, thủy triều và dòng biển. Biết được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển.
- Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Biết được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng.
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng: dòng biển Gơn- xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la.
+ Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: bảo vệ môi trường biển.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ với những vùng chịu ảnh hưởng của bão.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên thế giới..
- Tranh ảnh về sóng, thủy triều, biển.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của mình và lắng nghe bài hát để mô tả về biển.
c) Sản phẩm
- Hs mô tả về biển.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho học sinh nghe bài hát “Bé yêu biển lắm”. Qua bài hát vừa nghe, chúng ta có thích đi chơi biển không nào? Các bạn hãy mô tả về những điều chúng ta biết về biển?
Bước 2: Học sinh trả lời.
Bước 3: Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài. 
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu độ muối của nước biển và đại dương (15 phút)
a) Mục đích:
- Biết được độ muối của nước biển và đại dương. 
- Giải thích nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc văn bản SGK trang 73 để tìm hiểu về độ muối của nước biển và đại dương.
Nội dung chính
1. Độ muối của nước biển và đại dương
- Độ muối trong các biển và đại dương không giống nhau, trung bình 35‰
- Nguyên nhân: tuỳ thuộc vào nguồn nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1:
- Khi nói đến biển em nghĩ ở đó có các yếu tố gì?
Gợi ý sự khác nhau giữa biển và hồ về độ lớn, tính chất của nước.
- Giải thích vì sao nước biển lại mặn? 
HS quan sát số liệu so sánh độ muối giữa các biển và nhận xét tại sao có sự khác nhau đó. Giáo viên giải thích thêm độ muối là tỉ lệ của muối có trong nước biển (lấy ví dụ pha nước chanh: trong nước chanh có thêm muối, đường, chanh )
- Tại sao độ muối của vùng chí tuyến cao hơn những vùng khác?
Giải thích vì sao biển Hồng Hải lại mặn hơn biển Ban-tích (Phụ thuộc vào lượng nước đổ ra biển, độ bốc hơi)
Bước 2:
- Độ muối của vùng biển Việt Nam là bao nhiêu? Tại sao lại thấp hơn độ muối trung bình của thế giới?
GV mở rộng về lượng mưa, sông ngòi ở Việt Nam có ảnh hưởng đến độ muối của vùng biển nước ta và sự thay đổi theo mùa.
Liên hệ: sản xuất muối ở Cà Ná – Ninh Thuận
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự vận động của nước biển và đại dương (20 phút)
a) Mục đích:
- Mô tả được hoạt động của sóng biển. 
- Giải thích được nguyên nhân sinh ra sóng biển.
- Mô tả được hoạt động của thủy triều và dòng biển.
- Giải thích được nguyên nhân sinh ra thủy triều và dòng biển.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc văn bản SGK trang 73, 74 kết hợp quan sát hình 61, 62, 63, 64 để tìm hiểu về sự vận động của nước biển và đại dương.
Nội dung chính
2. Sự vận động của nước biển và đại dương
a. Sóng biển:
- Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương
- Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
b.Thủy triều 
- Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
- Nguyên nhân: do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
c. Dòng biển (hải lưu)
- Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương. 
- Nguyên nhân: do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới 
- Các dòng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao.
- Các dòng biển lạnh thường chảy từ các vùng vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
+ HS trả lời bằng nhiều phương án, giáo viên lưu ý để dẫn dắt các em người ta thường chờ khi con sóng đến gần thì nhún lên, cơ thể chúng ta sẽ lên theo con sóng => giải thích sóng là dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
d) Cách thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về sóng biển
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
- Các em đã bao giờ đi tắm biển chưa? 
- Nếu bạn nào đi rồi, hãy cho cô biết em làm cách nào để không bị nước biển bắn vào mặt
Bước 2: Nguyên nhân sinh ra sóng 
? Sóng là gì và nguyên nhân sinh ra sóng? 
Hs ghi sản phẩm cá nhân vào giấy nhớ, Gv thu một số sản phẩm để xem và chốt lại kiến thức cho hs.
Nguyên nhân: Gió, núi lửa, động đất
Bước 3: Gv chốt vấn đề và mở rộng các ứng dụng của sóng biển vào thực tiễn. 
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thủy triều và dòng biển
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm nhỏ và giao phiếu học tập cho các em. 
Nhóm 1, 2:
- Quan sát H.62, 63 nhận xét sự thay đổi của ngấn nước biển ở ven bờ?
- Thủy triều là gì. Thủy triều có mấy loại?
Nhóm 3,4:
- Nguyên nhân sinh ra thủy triều?
- Ứng dụng của thủy triều trong thực tế
Nhóm 5,6:
- Dòng biển là gì? Nguyên nhân?
- Hãy đọc tên dòng biển nóng, lạnh cho và chỉ được trên bản đồ (dòng biển Gơn-xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la...) 
Nhóm 7,8:
- Dựa vào đâu chia dòng biển nóng, dòng biển lạnh?
xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la...) 
- Dòng biển có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của những vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?
Bước 2: HS thảo luận trong thời gian 4 phút. 
Bước 3: Giáo viên gọi các nhóm trình bày, nhóm cùng nội dung bổ sung; nhóm khác nội dung tham gia góp ý, phản biện, ; riêng các nhóm 5,6 phải xác định các dòng biển trên bản đồ. 
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức qua hình ảnh và mở rộng. 
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 1. Giao nhiệm vụ, quy định luật chơi, mỗi bàn được phát 1 bộ thẻ, thời gian 3 phút
Bước 2: HS chơi trò chơi 
Bước 3: GV nhận xét và cho điểm với nhóm hoàn thành nhanh và chính xác nhất 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Yêu cầu hs học bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sgk.
- Tìm nguyên nhân hướng chảy của các dòng biển
- Tìm hiểu những khu vực có dòng biển nóng, dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu như thế nào.
Bước 2: HS tìm hiểu, tiết sau trình bày.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bai_24_bien_va_dai_duong.docx