Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 4: Kí hiệu và bảng chủ giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 4: Kí hiệu và bảng chủ giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm)

 

docx 8 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2431
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 4: Kí hiệu và bảng chủ giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ
TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đọc được các kí hiệu và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Biết tìm đường đi trên bản đồ.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: xác định được vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản )
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm đường đi trên bản đồ bất kì.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Một số bản đồ giáo khoa
- Các bản đồ trong SGK
- Thiết bị điện tử 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối vào bài học
b. Nội dung
- Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả lời, sau đó giáo viên kết nối vào bài học.
c. Sản phẩm 
- Câu trả lời của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV đưa ra tình huống: Trang, Mai và Minh đang có một chuyến đi chơi cùng nhau. Nhưng đi đến một ngã tư thì các bạn ấy quên đường mất rồi.
+ Bạn Trang rất lo lắng: Bây giờ chúng ta đi đường nào nhỉ?
+ Mai: Yên tân, tớ có bản đồ ở đây.
+ Minh: Bản đồ trong chiếc điện thoại thông minh này sẽ dẫn đường cho ta đến mọi nơi ta muốn.
- Vấn đêg bạn Trang lo lắng đã được Mai và Minh giải quyết rồi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 Còn các em đã biết đọc và sử dụng bản đồ chưa? Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống. Bài học này sẽ giúp các em có được kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Tìm hiểu kí hiệu và bảng chú giải bản đồ.
a. Mục tiêu
- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và trò chơi để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Tìm hiểu khái niệm, phân loại kí hiệu bản đồ
+ Ý nghĩa của bảng chú giải và cách đọc bảng chú giải
c. Sản Phẩm
- Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích:
+ Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu điểm: Cảng biển, sân bay, lúa, lạc, mía, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn, thiếc, sắt, mangan, crom, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản.
+ Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu đường: Ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô, đường sắt, hướng tấn công của quân ta...
+ Những đối tượng địa lí được biểu hiện bằng kí hiệu diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp 
- Bảng chú giải thứ hai của bản đồ hành chính, bảng chú giải thứ nhất nào của bản đồ tự nhiên
+ Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính: thủ đô (ngôi sao đỏ), Thành phố trực thuộc trung ương ( chấm tròn tô đỏ), đường sắt (đoạn thẳng liền màu đen)
 + Ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên: phân tầng độ sâu ( các hình chữ nhật màu xanh nối tiếp nhau và đậm dần), đỉnh núi, độ sâu ( hình núi màu đen, bên trên ghi độ cao 3143), phân tần độ sâu ( các hình chữ nhật màu đỏ nối tiếp nhau và thay đổi màu sắc nhạt dần). 
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1- Cá nhân: Dựa vào thông tin mục 1, hình 1, em hãy cho biết:
+ Kí hiệu bản đồ là gì?
+ Kí hiệu bản đồ thể hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí?
+ Các loại kí hiệu bản đồ?
+ Kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích?
Nhiệm vụ 2: Dựa vào mục 1b, và các hình ảnh sau, em hãy cho biết:
- Trên lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH, vùng màu xanh lá cây thể hiện yếu tố địa lí nào?
- Trên bản đồ khoáng sản VN, hình tam giác màu đen thể hiện loại khoáng sản nào?
- Để biết nội dung, ý nghĩa của các kí hiệu, khi đọc bản đồ chúng ta sẽ chú ý phân nào?
- Bảng chú giải thường đặt ở vị trí nào trên bản đồ?
Lược đồ tụ nhiên vùng ĐBSH
Bản đồ khoáng sản VN
Nhiệm vụ 3 - Nhóm
Trò chơi: Chúng em là chuyên gia bản đồ
- GV chia lớp thành các nhóm 4-6 học sinh
- Quan sát hai bảng chú giải ở hình 2, cho biết:
+ Bảng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên.
+ Hãy kể ít nhất ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính và ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên.
CHÚNG EM LÀ 
CHUYÊN GIA BẢN ĐỒ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân ở nhiệm vụ 1,2
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả làm việc vào bảng nhóm. Nhóm nào nhanh và có đáp áp chính xác sẽ giành chiến thắng.
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 nhóm bất kì báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
a. Kí hiệu bản đồ
- Kí hiệu bản đồ là các dấu hiệu quy ước để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Kí hiệu bản đồ thể hiện quy mô, đặc điểm, thành phẩn của các đối tượng địa lí.
- Có 3 loại kí hiệu: Điểm, đường, diện tích
b. Bảng chú giải
- Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu được sử dụng trên bản đồ.
2.2. Tìm hiểu cách đọc và sử dụng một số bản đồ thông dụng
a. Mục tiêu
- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
b. Nội dung
- Tìm hiểu cách đọc bản đồ
- Thực hành đọc bản đồ tự nhiên và hành chính
c. Sản Phẩm
Nhóm 1,3,5: Đọc bản đồ tự nhiên thế giới (bán cầu Tây)
- Bản đồ tự nhiên thế giới (bán cầu Tây)
- Nêu tỉ lệ bản đồ: 1 : 110 000 000
- Các đối tượng địa lí: Đầm lầy, hoang mạc, băng hà, thềm băng, sông băng, sông hồ, núi lửa .
- Kể tên ít nhất 1 dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở châu Mỹ?
+ Dãy An-đét, dãy A-pa-lát 
+ Đồng bằng a-ma-dôn 
+ Sông Mitxixipi 
Nhóm 2,4,6: : Đọc bản đồ hành chính Việt Nam
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Nêu tỉ lệ bản đồ: 1 : 10 000 000
- Các đối tượng địa lí: Thủ đô, thành phố trực thuộc TW, các tỉnh, ranh giới tỉnh, niên giới quốc gia.
- Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí của: 
+ Thủ đô: Hà Nội
+ Các thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, TPHCM, Hải Phòng, Cần 
+ Nơi em sinh sống: Tỉnh Quảng Ninh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục 2a, em hãy nêu cách đọc bản đồ.
Nhiệm vụ 2: Thực hành đọc bản đồ tự nhiên và hành chính
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm:
Nhóm 1,3,5: Đọc bản đồ tự nhiên thế giới (bán cầu Tây)
- Nêu tên nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
- Nêu tỉ lệ bản đồ
- Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện các đối tượng địa lí nào?
- Kể tên ít nhất 1 dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở châu Mỹ?
Nhóm 2,4,6: : Đọc bản đồ hành chính Việt Nam
- Nêu tên nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ
- Nêu tỉ lệ bản đồ
- Cho biết các kí hiệu tong bảng chú giải thể hiện các đối tượng địa lí nào?
- Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí của: Thủ đô, các thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh thành nơi em sinh sống?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- GV hỗ trợ, hướng dẫn
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Đọc 1 số bản đồ thông dụng
* Cách đọc bản đồ
- Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
- Biết tỉ lệ bản đồ để có thể đo tính khoảng cách giữa các đối tượng.
- Đọc các kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ.
- Xác định được các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.
- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.
* Một số bản đồ thông dụng: Bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính.
2.3. Tìm đường đi trên bản đồ
a. Mục tiêu
- Biết tìm đường đi trên bản đồ.
b. Nội dung
- Tìm đường đi trên bản đồ giấy và điện thoại thông minh.
c. Sản Phẩm
- Biết cách tìm đường đi trên bản đồ giấy và điện thoại thông minh
1. Các địa điểm:
- Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt: nằm trên đường Yersin, cạnh hồ Hồ Xuân Hương và SVĐ trường CĐSP Đà Lạt
- Ga Đà Lạt: Nằm giữa hai đường Nguyễn Trãi và Phạm Hồng Thái
- Bảo tàng Lâm Đồng: Nằm cạnh đường Hùng Vương và Khe Sanh
2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt: đi đường Yersin ra đường Nguyễn Trãi. Trên trục đường Yersin - Nguyễn Trãi - Quang Trung, điểm ga Đà Lạt nằm ở bên phí tay phải.
- Mô tả đường đi từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng: Từ ga Đà Lạt, ra đường Nguyễn Trãi. Giữa ngã tư Nguyễn Trãi - Yersin, rẽ vào đường Phạm Hồng Thái. Rẽ phải ở ngã ba đầu tiên, sau đó tiếp tục đi thẳng ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Hùng Vương.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu học sinh, tìm hiểu các bước tìm đường đi trên bản đồ giấy và điện thoại với Google Maps.
Nhiệm vụ 2: Thực hành tìm đường đi trên bản đồ giấy và điện thoại với Google Maps.
- Hoạt động cặp đôi
+ Tìm đường đi trên bản đồ giấy
1. Tìm trên bản đồ hình 3 các địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng
2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lat đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng
+ Tìm đường trên Google maps (Từ trường học về nhà, hoặc từ trường học đến cung văn hóa .)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- GV hỗ trợ, hướng dẫn
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
3. Tìm đường đi trên bản đồ
a. Tìm đường đi trên bản đồ giấy
b. Tìm đường đi trên google maps
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Củng cố kiến thức đã học về kí hiệu bản đồ
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: 
- Dựa vào 	Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng, em hãy cho biết:
+ Trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng? Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm đó?
+ Vườn quốc gia Cát Bà thuộc tỉnh nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Tìm hiểu thêm các phần mềm ứng dụng tìm đường trên điện thoại thông minh.
c. Sản Phẩm
- Biết thêm các phần mềm ứng dụng tìm đường trên điện thoại thông minh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Sử dụng điện thoại, truy cập internet để tìm hiểu thêm về các phần mền, ứng dụng tìm đường trên điện thoại và cách sử dụng ứng dụng đó. Sau đó chọn 1 ứng dụng mà em thấy dễ dùng nhất để giới thiệu cho các bạn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Tìm thông tin trên điện thoại di động hoặc thiết bị điện tử phù hợp
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
- Giới thiệu cho các bạn về ứng dụng đã tìm được.
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bai_4_ki_hieu_va_bang_chu_giai_ban_do_t.docx