Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Ánh Nguyệt

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Ánh Nguyệt

I/Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

-Biết vị trí Trái Đất trong hệ mặt trời; hình dạng và kích thước củaTrái Đất

-Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến.Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, Kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nữa cầu Đông, nữa cầu Tây.

2. Kĩ năng;

-Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời trên hình vẽ.

-Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây, vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam; nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam, nữa cầu Đông, Nữa cầu Tây trên bản đồ và qủa địa cầu.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực nhận thức thế giới quan theo không gian

- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình đia lí

- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí để giải quyết vấn đề thực tiễn

I/Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:

1. Kiên thức- Hiểu bản đồ và tỉ lệ bản đồ là gì và trình bày được ý nghĩa tỉ lệ bản đồ ,2 dạng tỉ lệ bản đồ : tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay( đường thẳng) và ngược lại

2. Kĩ năng; Phân tích lược đồ

3. Thái độ :Học tập nghiêm túc

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực nhận thức thế giới quan theo không gian

- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình đia lí

- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí để giải quyết vấn đề thực tiễn

 

doc 118 trang tuelam477 3850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Ánh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Dạy lớp 61, 2
Ngày dạy: Tuần 1- Tiết 1
BÀI MỞ ĐẦU
I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần :
1. Kiến thức : Nắm và hiểu được chương trình của môn Địa lý THCS, Địa lý lớp 6.
- Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc học tập môn Địa lý ở nhà trường.
- Biết cách học tập môn Địa lý như thế nào.
2. Kĩ năng : Nắm được 1 số kỹ năng cần có để phục vụ cho việc học tập môn Địa lý.
3. Thái độ :Học tập nghiêm túc
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
- Năng lực nhận thức thế giới quan theo không gian
- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình đia lí
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí để giải quyết vấn đề thực tiễn
II/ Bảng mô tả các cấp độ yêu cầu cần đạt:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Nội dung của môn Địa lý 
Nhận biết các chương Địa lí sẽ học ở THCS
2. Nội dung của môn Địa lý lớp 6 :
Xác định được các nội dung chính sẽ học ở lớp 6
3. Cần học môn Địa lý như thế nào 
Phân tích được nhiệm vụ, phương pháp học Địa lí 6
III/ Phương tiện dạy học: 
SGK, 1 số bản đồ , các tài liệu có liên quan.
VI/ Phương pháp dạy học-Giáo dục kĩ năng sống :
-PP :Đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề, thảo luận.
V/ Tiến trình dạy học: 
 1- Ổn định lớp
 2.- Bài mới :(40’)
Hoạt động 1: Khởi động:(2’) 
1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: HS vận dụng kiến thức đã học ở tiểu học
- Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan đến môn Địa lí 6 2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Cách thức: Hoạt động cá nhân.
- Điều kiện để thực hiện hoạt động: Lược đồ, tranh ảnh liên quan đến môn Địa lí 6
Ở tiểu học , các em đã được học môn Địa lí chưa?
Vậy các em đã học được những gì?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Đơn vị kiến thức 1
- Mục tiêu: Tìm hiểu nắm và hiểu được chương trình của môn Địa lý THCS.
- Kĩ năng/ năng lực cần đạt:
+ Đọc và khai thác kíên thức từ lượcđồ sgk
+ Sử dụng ngôn ngữ, phân tích biểu đồ và tranh ảnh.
+ Sử dụng bản đồ, sử dụng biểu đồ, tranh ảnh.
- Cách thức tổ chức: cá nhân 
 - Thời gian: (15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung 
Hoạt động 1 
HS đọc SGK phần đầu :
- Môn Địa lý giúp các em hiểu những vấn đề gì ?
GV K /luận
-Hs đọc kênh chữ trong SGK nhận xét 
- HS trả lời
I/ Nội dung của môn Địa lý THCS :
- Trái đất, các thành phần tự nhiên, môi trường sống trên Trái đất.
- Địa lý Việt Nam.
Đơn vị kiến thức 2: :Nội dung của môn Địa lý lớp 6 
- Mục tiêu: Tìm hiểu nắm và hiểu được chương trình của môn Địa lý THCS.
- Kĩ năng/ năng lực cần đạt:
+ Đọc và khai thác kíên thức từ lượcđồ sgk
+ Sử dụng ngôn ngữ, phân tích biểu đồ và tranh ảnh.
- Cách thức tổ chức: cá nhân 
 - Thời gian: (15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung 
Hoạt động 2 
HS đọc SGK 
- Hãy nêu 1 số vấn đề mà em biết về Trái đất mà em đang sống ?
- Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái đất ?
-Hs đọc kênh chữ trong SGK nhận xét 
- HS trả lời
II/ Nội dung của môn Địa lý lớp 6 :
- Trái đất, môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dạng ,kích thước, ...
- Bản đồ, cách vẽ bản đồ.
- Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái đất: Đất, đá,... cùng với những đặc điểm riêng của chúng.
Đơn vị kiến thức 3: Cần học môn Địa lý như thế nào(15’)
- Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa của việc học tập môn Địa lý ở nhà trường.
- Biết cách học tập môn Địa lý như thế nào.
- Kĩ năng/ năng lực cần đạt:
+ Đọc và khai thác kíên thức từ lượcđồ sgk
+ Sử dụng ngôn ngữ, phân tích biểu đồ và tranh ảnh.
- Cách thức tổ chức: cá nhân 
 - Thời gian: (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 3 
HS đọc SGK 
-(Thảo luận nhóm) :
« - Muốn học tốt môn Địa lý, các em phải làm gì ? »
-HS thảo luận và trình bày
- GV :+Tại sao các em phải thông qua chương trình của bộ môn ?
 + Lấy 1 số ví dụ cho thấy sự liên hệ của bản thân về môn học hiện nay ?
-Hs đọc kênh chữ trong SGK nhận xét 
- HS trả lời
III/ Cần học môn Địa lý như thế nào :
- Quan sát các sự vật hiện tượng bằng tranh ảnh, hình vẽ, nhất là bản đồ.
- Nghiên cứu nội dung SGK, làm các bài tập ở sách, tập bản đồ.
- Nghe giảng, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
- Thông qua các nội dung chương trình của bộ môn.
- Quan sát các sự vật hiện tượng, để giải thích thông qua các kiến thức đã được học.
- Liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tế.
\HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: 
 Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học Địa lí 6
- Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, đọc, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan 
2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, 
- Cách thức: Hoạt động cá nhân., 
3. Các bước tiến hành:
*GV đặt câu hỏi HS trả lời bằng phương pháp vấn đáp.
- Môn Địa lý lớp 6 giúp các em hiểu biết được những vấn đề gì ?
- Để học tốt môn Địa lý ở lớp 6, các em phải học như thế nào?
VI. Hướng dẫn học sinh tự học (2’)
- Học bài 
+ Chuẩn bị bài 1: vị trí ; hình dạng và kích thước củaTrái Đất
+ Đọc kĩ bài, trả lời các câu hỏi sgk.
*Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Ngày soạn: Dạy lớp 61, 2
Ngày dạy: Tiết 2- Bài 1: 
CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT
Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I/Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
-Biết vị trí Trái Đất trong hệ mặt trời; hình dạng và kích thước củaTrái Đất
-Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến.Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, Kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nữa cầu Đông, nữa cầu Tây.
2. Kĩ năng;
-Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời trên hình vẽ.
-Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây, vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam; nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam, nữa cầu Đông, Nữa cầu Tây trên bản đồ và qủa địa cầu.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
- Năng lực nhận thức thế giới quan theo không gian
- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình đia lí
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí để giải quyết vấn đề thực tiễn
II. Bảng mô tả các cấp độ yêu cầu cần đạt:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụngcao
I/ Vị trí của TĐ trong hệ Mặt Trời:
Nắm đượcVị trí của TĐ trong hệ Mặt Trời 
 Xác định được 
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời 
II/ Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến:
Nắm được hình dạng, kích thước của Trái Đất 
Xác định được 
Hệ thống kinh, vĩ tuyến. 
Tại sao phải chọn 1 kinh tuyến gốc, 1 vĩ tuyến gốc
III/ Phương tiện DH: 
-Quả địa cầu + Hình 1,2,3 ở SKG/6,7.
IV/ Phương pháp dạy học-giáo dục kĩ năng sống:
PP: Trực quan, thảo luận, NVĐ 
KNS: Tư duy, twj nhận thức, Giao tiếp, làm chủ bản than.
V/ Tiến trình DH: 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
- Nêu nội dung của môn Địa lý lớp 6?
- Phương pháp để học tốt môn Địa lý lớp 6?
3. Tiến trình Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: HS vận dụng kiến thức thực tế để xác định vị trí ,hình dạng, kích thước củaTrái Đất 
- Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan .
 2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Cách thức: Hoạt động cá nhân.
- Điều kiện để thực hiện hoạt động: Lược đồ, tranh ảnh liên quan vị trí ,hình dạng, kích thước củaTrái Đất 
3. Các bước tiến hành:
GV: Cho HS quan sát một số tranh ảnh liên quan đến vị trí ,hình dạng, kích thước củaTrái Đất HS đặt câu hỏi liên quan thông tin GV đưa ra.
? Các em có nhìn thấy Trái Đất ở đâu chưa? Nó có hình dạng, kích thước có ai biết không? Để trả lời cho những câu hỏi đó. ......
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Đơn vị kiến thức 1: (7’) vị trí Trái Đất trong hệ mặt trời; 
1.Mục tiêu: Tìm hiểu vị trí Trái Đất trong hệ mặt trời
-Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan
2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, 
- Cách thức: Hoạt động cá nhân., nhóm
3. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
-YCHS Quan sát Hình 1:
- GV Giới thiệu khái quát hệ Mặt Trời.
-YCHS:+ Kể tên 9 hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời?
 +Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy?
 + Thảo luận: Ý nghĩa của vị trí thứ 3( theo thứ tự xa dần Mặt Trời) của Trái Đất? ( Vị trí thứ 3 của Trái Đất là 1 trong ~ điều kiện rất quan trọng để góp phần nên Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.)
YCHS Quan sát Hình 1:Kể tên 9 hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời
I/ Vị trí của TĐ trong hệ Mặt Trời:
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 9 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Đơn vị kiến thức 2 (28’) Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến:
1. Mục tiêu: Tìm hiểu hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến:
Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan
2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, 
- Cách thức: Hoạt động cá nhân., nhóm
3. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
YCHS: Quan sát Hình 2 + ảnh /5:
+ Trái Đất có hình gì?
-GV sử dụng quả địa cầu để khẳng định rõ nét hơn và phân biệt cho học sinh giữa hình tròn và hình cầu.
-YCHS quan sát Hình 2: 
+ Độ dài bán kính và đường xích đạo của Trái Đất ?
-GV sử dụng quả địa cầu giảng: Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng gọi là trục Trái Đất, trục này tiếp xúc với trái đất ở 2 điểm là cực Bắc và cực Nam.
-YCHS Quan sát QĐC hãy:
+ Xác định các điểm cực Bắc, Nam?
+ Các đường nối từ cực Bắc xuống cực Nam là những đường gì? Đặc điểm?
+ Những vòng tròn trên QĐC, vuông góc với các đường kinh tuyến là những đường gì? Đặc điểm?
+ Xác định đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc trên quả địa cầu? Bao nhiêu độ?
-YCHS:“- Tại sao phải chọn 1 kinh tuyến gốc, 1 vĩ tuyến gốc?”( để làm căn cứ tính các đường kinh tuyến, vĩ tuyến khác và làm đường ranh giới chia ra các bán cầu B,N,Đ,T)
+ Xác định nữa cầu Bắc, Nam? Các vĩ tuyến Bắc, Nam? 
+ Xác định nữa cầu Đông, Tây? Các kinh tuyến Đông, Tây? 
-YCHS “- Công dụng của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến?”( để xác định mọi địa điểm trên trái đất)
-GV : Ngoài thực tế trên bề mặt trái đất không có đường kinh tuyến, vĩ tuyến mà chúng chỉ được thể hiện trên bản đồ các loại và quả địa cầu để phục vụ cho nhiều mục đích của cuộc sông
Quan sát Hình 2 + ảnh /5:
Trả lời
Quan sát QĐC hãy:
+ Xác định các điểm cực Bắc, Nam
II/ Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến:
1- Hình dạng :
- Trái Đất có hình cầu.
2- Kích thước :
- Kích thước Trái Đất rất lớn: 510triệu km2. 
3- Hệ thống kinh, vĩ tuyến:
a) Khái niệm:
- Kinh tuyến: Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu, có độ dài = nhau.
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn.
-Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 00 (xích đạo)
-Kinh tuyến Đông: là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
-Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
-Vĩ tuyến Bắc: là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
-Vĩ tuyến Nam: là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.
-Nữa cầu Đông : nữa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ ,trên đó có các châu: Á, Âu, Phi, Đại Dương.
-Nữa cầu Tây: nữa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200 và 1600 trên đó có toàn bộ châu Mĩ.
-Nữa cầu Bắc; nữa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc.
-Nữa cầu Nam: nữa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: 
 Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học 
- Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, đọc, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan 
2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, 
- Cách thức: Hoạt động cá nhân., 
3. Các bước tiến hành:
*GV đặt câu hỏi HS trả lời bằng phương pháp vấn đáp.
 - Xác định trên Quả địa cầu: Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến? Các kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây? Các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam? Nữa cầu Đông, nữa cầu Tây? Nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam? 
VI. Hướng dẫn học sinh tự học: (2’)
: - Hướng dẫn làm bài tập 1,2.
Học bài + Chuẩn bị bài 2:tỉ lệ bản đồ 
Đọc bài- trả lời, làm các bài tập sgk.
*Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Ngày soạn: Dạy lớp 61, 2
Ngày dạy: Tiết 3- Bài 3 
 Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I/Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiên thức- Hiểu bản đồ và tỉ lệ bản đồ là gì và trình bày được ý nghĩa tỉ lệ bản đồ ,2 dạng tỉ lệ bản đồ : tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay( đường thẳng) và ngược lại
2. Kĩ năng; Phân tích lược đồ
3. Thái độ :Học tập nghiêm túc
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
- Năng lực nhận thức thế giới quan theo không gian
- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình đia lí
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí để giải quyết vấn đề thực tiễn
II. Bảng mô tả các cấp độ yêu cầu cần đạt:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụngcao
I/ Bản đồ là gì?
Nắm được khái niệm bản đồ 
II/ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:
Nắm được khái niệm tỉ lệ bản đồ 
Xác định được 
Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ 
II/ Đo tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số:
Đo tính được khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số
III/ Phương tiện DH:
Các bản đồ có tỉ lệ ≠ nhau + hình 8/13SGK + Thước tỉ lệ.
IV/ Phương pháp dạy học :
-PP : Trực quan+ thảo luận+ nêu vấn đề
-KNS : Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân.
V/ Tiến trình DH ;
1.Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
 - Bản đồ là gì ? Tầm quan trong của bản đồ trong việc dạy và học địa lý ? 
 - Những công việc cần thiết cơ bản để vẽ bản đồ? 
3. Tiến trình bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: HS vận dụng kiến thức thực tế để xác định bản đồ 
- Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan .
 2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Cách thức: Hoạt động cá nhân.
- Điều kiện để thực hiện hoạt động: Lược đồ, tranh ảnh liên quan bản đồ
3. Các bước tiến hành:
GV: Cho HS quan sát một số tranh ảnh liên quan đến bản đồ
HS đặt câu hỏi liên quan thông tin GV đưa ra.
? Các em có nhìn thấy bản đồ ở đâu chưa? Nó được dùng để làm gì?Ý nghĩa của nó ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi đó. ......
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Đơn vị kiến thức 1 :Bản đồ là gì?(5’)
1. Mục tiêu: Tìm hiểu Bản đồ là gì ?
Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan
2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, 
- Cách thức: Hoạt động cá nhân., nhóm
3. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
* HĐ1:
-GV: Giới thiệu các loại bản đồ: Thế giới, châu lục, Việt Nam, bản đồ giáo khoa
- Thực tế ngoài bản dồ SGK còn có ~ loại bản đồ nào? - Phục vụ cho nhu cầu gì?
- Vậy bản đồ là gì?
-Hs đọc kênh chữ sgk - HS trả lời
I/ Bản đồ là gì?
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về vùng đất hay toàn bộ bề mặt Trái đất trên 1 mặt phẳng
Đơn vị kiến thức 2 :Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:(20’)
1. Mục tiêu: Tìm hiểu Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan
2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, 
- Cách thức: Hoạt động cá nhân., nhóm
3. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
-GV: Giới thiệu phần ghi tỉ lệ bản đồ trên 2 bản đồ ≠ nhau.
- YCHS đọc và ghi ra bảng tỉ lệ của 2 loại bản đồ đó?
-YCHS :+ Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ ?
-YCHS Quan sát Hình 8 và 9:
+Đọc tỉ lệ 2 loại bản đồ trên và cho biết điểm giống và ≠ nhau?(Giống : thể hiện cùng một lãnh thổ, nhưng tỉ lệ khác nhau)
-YCHS : Có mấy dạng biểu hiện tỉ lệ bản đồ?
 + Nội dung của mỗi dạng?
-YCHS : Giải thích 2 tỉ lệ ở 2 bản đồ
+ Tử số chỉ giá trị gì?
+ Mẫu số chỉ giá trị gì?
+ Mỗi cm trên bản đồ ứng với khoảng cách bao nhiêu trên thực địa?
+ Bản đồ nào có tỉ lệ >? Tại sao?
+ Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lý chi tiết hơn? Ví dụ?
- YCHS :+Vậy mức độ nội dung của bản đồ phụ thuộc vào yếu tố gì?
 +Muốn bản đồ có mức độ chi tiết cao cần sử dụng loại tỉ lệ?
 +Tiêu chuẩn phân loại các loại tỉ lệ bản đồ?
-Hs đọc kênh chữ – kết hợp với H8,9 sgk – HS trả lời
- Nhận xét 
II/ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:
1- Tỉ lệ bản đồ là gì:
 Là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực tế.
2- Ý nghĩa: 
- Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
- 2 dạng biểu hiện tỉ lệ bản đồ:
 + tỉ lệ số.
 + Tỉ lệ thước.
- Bản đồ có tỉ lệ càng lớn, thì số lượng các đối tượng địa lý đưa lên bản đồ càng nhiều.
Đơn vị kiến thức 3:Đo tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số:(10’)
1.Mục tiêu: Tìm hiểu đo tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số
Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan
2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, 
- Cách thức: Hoạt động cá nhân.,
3. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
YCHS :Đọc SGK mục 2:
+Trình bày cách đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ thước, tỉ lệ số?
- YCHS Quan sát hình 8 và làm theo nhóm:
“ Đo tính k/cách thực địa theo đường chim bay
+ Từ khách sạn Hải Vân → khách sạn Thu Bồn?
+ Từ khách sạn Hoà Bình → khách sạn Sông Hàn?
- Đường Phan Bội Châu 
- Đường Nguyễn Chí Thanh
-GV hướng dẫn :
 + Dùng compa đánh dấu khoảng cách rồi đặt vào thước tỉ lệ.
 + Đo khoảng cách từ điểm này → điểm khác
 + Đo chính giữa ký hiệu.
GV kiểm tra mức độ chính xác.
-Hs đọc kênh chữ sgk - HS trả lời
II/ Đo tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số:
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
Mục tiêu: củng cố kiến thức 
-- Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, đọc, phân tích biểu đồ 
 2. - Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, 
- Cách thức: Hoạt động cá nhân., 
- Điều kiện để thực hiện hoạt động: Biểu đồ sgk
3. Các bước tiến hành:
Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên bản đồ Việt nam đo được khoảng cách từ 2 thành phố đó là 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?
VI. Hướng dẫn học sinh tự học (2’)
 - Làm bài tập 2,3/14/SGK
 - Học bài + làm bài tập ở tập bản đồ.
 - Chuẩn bị bài 4:PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ - VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÝ
* Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Ngày soạn Dạy lớp 61, 2
Ngày dạy: Tiết 4- Bài 4
PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ - VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÝ
I/Mục tiêu: Sau bài học, HS phải:
1.Kiến thức :
- Biết phương hướng trên bản đồ và lưới kinh ,vĩ tuyến.
2.Kĩ năng :
-Xác định được phương hướng, toạ độ địa lý của một điểm trên quả địa cầu và bản đồ.
3. Thái độ :Học tập nghiêm túc
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
- Năng lực nhận thức thế giới quan theo không gian
- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình đia lí
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí để giải quyết vấn đề thực tiễn
II. Bảng mô tả các cấp độ yêu cầu cần đạt:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụngcao
I/ Phương hướng trên bản đồ:
Nắm được các hướng chính trên bản đồ
II/ Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý:
Nắm được khái niệm Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý:
Xác định được 
Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lýtrên bản đồ
II/ Đo tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số:
Viết được toạ độ địa lí của 1 điểm.
II/ Phương tiện DH: 
-Bản đồ châu Á + bản đồ khu vực Đông Nam Á + Quả địa cầu.
III/ Phương pháp dạy học-Giáo dục kĩ năng sống :
-PP : Trực quan, thảo luận, nêu vấn đề. 
VI/ Tiến trình DH: 
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ(4’)
- Tỉ lệ bản đồ là gì ? Làm bài tập 2 SGK/14.
- Ý nghĩa của tử số, mẫu số trong số tỉ lệ? Làm bài tập 3 SGK/14
3. Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
 1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: HS vận dụng kiến thức thực tế để xác định phương hướng trên bản đồ
- Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan .
 2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Cách thức: Hoạt động cá nhân.
- Điều kiện để thực hiện hoạt động: Lược đồ, tranh ảnh liên quan phương hướng trên bản đồ
3. Các bước tiến hành:
Bước đầu các em đã biêt về bản đồ. Trong bản đồ cần xá định phương hướng ntn? Làm thế nào để xác định kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí,...
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Đơn vị kiến thức 1: 15’
*Mục tiêu: HS cần phải:
 Kiến thức: Trình bày được phương hướng trên bản đồ. 
 - Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan .
 2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Cách thức: Hoạt động cá nhân, nhóm
- Điều kiện để thực hiện hoạt động: Lược đồ, tranh ảnh liên quan phương hướng trên bản đồ. 
3. Các bước tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
* HĐ1:(15’)
GV giới thiệu cách xác định phương hướng trên bản đồ.
-YCHS: Quan sát Hình 10: Xác định các hướng chính
-YCHS: Xác định hướng kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả địa cầu?
-GV : Kinh tuyến nối liền cực Bắc với cực Nam cũng là đường chỉ hướng Bắc-Nam. Vĩ tuyến là đường vuông góc với các kinh tuyến và chỉ hướng đông-tây.
-YCHS: Cơ sở để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào yếu tố nào?(Dựa vào kinh, vĩ tuyến)
-YCHS: Trên thực tế có ~ bản đồ không thể hiện kinh tuyến, vĩ tuyến → làm thế nào để xác định được phương hướng?
-Hs đọc kênh chữ QS H10 trong SGK nhận xét 
- HS trả lời
 I/ Phương hướng trên bản đồ:
-Có 8 hướng chính (vẽ hình 10).
-Cách xác định phương hướng trên bản đồ:
* Với những bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.
*Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
Đơn vị kiến thức 2: 20’
*Mục tiêu: HS cần phải:Nắm được Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý 
 Kiến thức: Trình bày được Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý trên bản đồ. 
 - Kĩ năng/ năng lực cần đạt: HS nắm được 1 số kỹ năng cần có để đọc, chỉ bản đồ
 2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Cách thức: Hoạt động cá nhân, nhóm
- Điều kiện để thực hiện hoạt động: Lược đồ, tranh ảnh liên quan trên bản đồ. 
3. Các bước tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* HĐ2:(20’)
-YCHS: Vị trí của một điểm trên bản đồ, quả địa cầu được xác định như thế nào?
-YCHS: Quan sát h11: Điểm C là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến, vĩ tuyến nào? (200T và 100B)
-GV :Khoảng cách từ điểm C đến kinh tuyến gốc xác định kinh độ của điểm C; Khoảng cách từ điểm C đến vĩ tuyến gốc xác định vĩ độ của điểm C.
-YCHS: Vậy kinh độ, vĩ độ của 1 địa điểm là gì?
+ Vậy thế nào gọi là toạ độ địa lý của 1 điểm?
GV cho ví dụ:
A 150T
B 100N ;200Đ
-Nhận xét đúng, sai? Tại sao?
GV hướng dẫn lại cách viết.
*HĐ3:
- YCHS thảo luận theo nhóm làm các bài tập :
+N1: BT a
+N2: BT b
+N3: BT c
+N4: BT d
-Hs đọc kênh chữ QS H11trong SGK nhận xét 
- HS trả lời
 II/ Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý:
*Cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ, quả địa cầu: được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
*Khái niệm:
-Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
-Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến góc( đường xích đạo)
-Toạ độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.
*Cách viết toạ độ địa lý:
 + Kinh độ: Trên
- Viết: + Vĩ độ: Dưới
 20oTây
- Ví dụ: 10o Bắc
*/ Bài tập:
a- Hướng trên bản đồ Hình 12:
- Hà Nội → Viêng chăn: Tây Nam
- Hà Nội → Giacacta:	
- Hà Nội → Manila:
- Cualalămpơ → Băng kốc:
- Cualalămpơ → Manila:
- Manila → Băng kốc:
b- Toạ độ địa lỷ trên Hình 12:
 A 1300Đ B 1100Đ 
 10B 100B
C 1300Đ
 00 
c- Tìm điểm đã có TĐĐL trên Hình 12:
E 1400Đ D 1200Đ
 00 100N 
d- Xác định hướng trên Hình 12:
- 0→ A: Bắc
- 0→ B: Đông 
 - 0→ C: Nam 
 - 0→ D: Tây
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
Mục tiêu: củng cố kiến thức 
-- Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, đọc, phân tích biểu đồ 
 2. - Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, 
- Cách thức: Hoạt động cá nhân., 
- Điều kiện để thực hiện hoạt động: Biểu đồ sgk
3. Các bước tiến hành:
 - Căn cứ vào đâu xác định phương hướng ? Cách viết 1 toạ độ địa lý và cho ví dụ ?
 - Làm bài tập : 1 máy bay xuát phát từ Hà Nội bay B :1000km ; chuyển phía Đông 1000km ; phía Nam 1000km ; phía tây 1000km.Hỏi máy bay đó có về nơi xuất phát ở Hà Nội không ?- 
VI. Hướng dẫn học sinh tự học (2’)
- Học bài + làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài 5: «Ví dụ về nội dung, hệ thống, kí hiệu và biểu hiện các đối tượng địa lý về địa điểm, số lượng, vị trí, nguyên tố không gian »
* Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Ngày soạn: Dạy lớp 61, 2
Ngày dạy: 
 Tiết 5: LUYỆN TẬP BÀI 1, 3,4
I) Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức của HS.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích.
3. Thái độ:
Giáo dục niềm tự hào dân tộc qua vị trí, hình dạng , kích thước của Việt Nam 
Học tập nghiêm túc
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
- Năng lực nhận thức thế giới quan theo không gian
- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình đia lí
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí để giải quyết vấn đề thực tiễn
II. Bảng mô tả các cấp độ yêu cầu cần đạt:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụngcao
1/ kinh tuyến, vĩ tuyến 
Nắm được khái niệm kinh, vĩ tuyến 
 Xác định được 
kinh, vĩ tuyến 
2/ Tỉ lệ bản đồ 
Nắm được khái niệm tỉ lệ bản đồ 
Xác định được 
Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ 
Đo tính được khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số
3/ Phương hướng trên bản đồ, kinh độ,vĩ độ và tọa độ địa lí .
Xác định được 
Phương hướng trên bản đồ
Viết được tọa độ địa lí 
III) Chuẩn bị
- Quả địa cầu
IV) Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại gợi mở
- Giải quyết vấn đề
- Kĩ năng làm chủ bản thân
- Kĩ năng ra quyết định
V) Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lên lớp:(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Kinh độ, vĩ độ khác kinh tuyến, vĩ tuyến thế nào? Xác định toạ độ địa lý của 1 điểm là thế nào? 
 - Xác định vị trí trung tâm cơn bão mới hình thành có toạ độ trên bản đồ thế giới (quả địa cầu): 3. Bài mới: (37’)
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
 1. Mục tiêu: 
- Kiến thức: HS vận dụng kiến thức thực tế để xác định vị trí của Trái Đất , tỉ lệ bản đồ
- Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan .
 2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Cách thức: Hoạt động cá nhân.
- Điều kiện để thực hiện hoạt động: Lược đồ, tranh ảnh liên quan đến bản đồ
3. Các bước tiến hành:
Bước đầu các em đã biêt về bản đồ. Trong bản đồ cần xác định vị trí của Trái Đất , tỉ lệ bản đồ ntn? Làm thế nào để xác định kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí,...
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
BÀI 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất(12’) 
1. Mục tiêu: Tìm hiểu Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Kiến thức: Biết được Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
 - Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan .
 2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Cách thức: Hoạt động cá nhân, nhóm
- Điều kiện để thực hiện hoạt động: Lược đồ, tranh ảnh liên quan đến Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất 
3. Các bước tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1:(12’)
-Bài tập 1sgk: 
GV: Dùng quả địa cầu hướng dẫn hs tính
-Bài tập 2sgk:
GV: Dùng mô hình quả địa cầu cho HS lên xác định cực bắc, cực nam, đường xich đạo, nữa cầu bắc, nữa cầu nam
GV: Yêu cầu 1 hs lên bảng vẻ sơ đồ và điền các thông tin yêu cầu của bt2, các hs còn lại vẽ vào vở.
Dùng quả địa cầu hướng dẫn hs tính
trả lời
1.Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
-Bài tập 1:
+36 kinh tuyến
+17 vĩ tuyến
-Bài tập 2:
BÀI 3: Tỉ lệ bản đồ (12’) 
1.Mục tiêu: Tìm hiểu Tỉ lệ bản đồ 
- Kiến thức: biết được tỉ lệ bản đồ
 - Kĩ năng/ năng lực cần đạt: Quan sát, phân tích lược đồ, tranh ảnh liên quan .
 2. Phương thức: 
- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan.
- Cách thức: Hoạt động cá nhân, nhóm
- Điều kiện để thực hiện hoạt động: Lược đồ, tranh ảnh liên quan đến bản đồ. 
3. Các bước tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 2 :(12’) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_2021_l.doc