Giáo án Địa lí Lớp 6 - Dân số và sự phân bố dân cư trên Thế giới
- Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới.
- Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.
- Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Dân số và sự phân bố dân cư trên Thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ TRÊN THẾ GIỚI Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: . Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới. - Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. - Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí : Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới. Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới. Giải thích sự phân bố dân cư trên thế giới. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, video, lược đồ, biểu đồ để tìm hiểu đặc điểm quy mô dân số và phân bố dân cư trên thế giới. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. Yêu thương con người. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức về vấn đề dân số. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Biểu đồ số dân thế giới qua các năm - Lược đồ phân bố dân cư thế giới năm 2018 - Biểu đồ số lượng thành phố phân theo quy mô dân số trên thế giới năm 2018 - Lược đồ phân bố các thành phố lớn từ 10 triệu người trở lên trên thế giới năm 2018 - Tranh ảnh, video về dân số. - Hình 24.2 phóng to, thẻ và phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả. b. Nội dung - Tìm hiểu ý nghĩa của ngày 11/7 - Ngày dân số thế giới. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh - Hội nghị quốc tế về dân số đã chọn “Ngày 11/7 là Ngày Dân số Thế giới” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, vì vào lúc 6 giờ 35 phút ngày 11 tháng 7 năm 1987 em bé Mát-tơ-gát người Nam Tư ra đời. Nhân loại đã chào đón sự có mặt của thành viên thứ 5 tỷ. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Em có biết ngày 11/7 là ngày gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. - Gọi học sinh bất kì trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Người hiện đại đầu tiên xuất hiện cách nay khoảng 40 000 năm. Đến nay, số lượng người trên Trái Đất đã lên tới hàng tỉ người và phân bố khắp các châu lục (trừ châu Nam Cực). Em có biết số dân và sự phân bố dân cư trên thế giới thay đổi như thế nào không? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu quy mô dân số thế giới a. Mục tiêu - Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới. b. Nội dung - Hoạt động cặp đôi tìm hiểu sự phát triển quy mô dân số từ năm 1804 đến nay. - Đánh giá ảnh hưởng dân số đông đối với sự phát triển của nền kinh tế, đề xuất giải pháp khắc phục. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh - Thông tin phản hồi phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 *Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 2018 và dự báo năm 2024. - Số dân thế giới năm 1804: 1 tỉ người - Số dân thế giới năm 2018: 7,6 tỉ người => Từ năm 1804 đến năm 2018 dân số thế giới tăng 6,6 tỉ người * Nhận xét thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người Năm 1804 1927 1960 1974 1987 1999 2011 Số dân 1 tỉ người 2 tỉ người 3 tỉ người 4 tỉ người 5 tỉ người 6 tỉ người 7 tỉ người Số năm dân số thế giới tăng lên 1 tỉ người 123 năm 33 năm 14 năm ăm 12 năm 12 năm Kết luận: Thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người ngày càng ngắn lại. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào hình 1, biểu đồ số dân thế giới tăng qua các năm, thông tin SGK và hiểu biết của mình, các em hãy trao đổi theo cặp để hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 *Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 2018 và dự báo năm 2024. - Số dân thế giới năm 1804: . tỉ người - Số dân thế giới năm 2018: . tỉ người => Từ năm 1804 đến năm 2018 dân số thế giới tăng .tỉ người * Nhận xét thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người Năm 1804 1927 1960 1974 1987 1999 2011 Số dân 1 tỉ người 2 tỉ người 3 tỉ người 4 tỉ người 5 tỉ người 6 tỉ người 7 tỉ người Số năm dân số thế giới tăng lên 1 tỉ người Kết luận: Thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người: Nhiệm vụ 2: Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết: - 2 quốc gia có số dân nhất, nhì thế giới? - Dân số đông trong khi nền kinh tế chưa phát triển đã gây ra các vấn đề gì? Em hãy đề xuất 1 số giải pháp để hạn chế trình trạng này? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi học sinh bất kì báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 1. Dân số trên thế giới - Dân số thế giới năm 2018: 7,6 tỉ người (dự báo 2024: 8 tỉ người) - Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người ngày càng ngắn. 2.2. Tìm hiểu sự phân bố dân cư thế giới a. Mục tiêu - Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. b. Nội dung - Tìm hiểu khái niệm và công thức tính mật độ dân số. - Trò chơi: CUỘC ĐUA KÌ THÚ để xác định vị trí các khu vực đông dân, thưa dân trên thế giới. - Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư không đều trên Trái Đất c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh + Công thức tính MĐDS + Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều. Có những khu vực dân cư đông đúc, ngược lại có những khu vực dân cư thưa thớt. + Nguyên nhân dân cư phân bố không đều: Sự phân bố dân cư phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước), sự phát triển kinh tế, trình độ của con người và lịch sử định cư. Trong khi đó, ở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau do đó, dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm và công thức tính mật độ dân số (MĐDS) - Người ta dùng tiêu chí nào để xác định được đặc điểm phân bố dân cư? - MĐDS là gì? - Từ khái niệm đã nêu, em hãy đưa ra công thức tính MĐDS? Nhiệm vụ 2: GV cho HS chơi trò chơi “ Cuộc đua kì thú” - GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội sẽ nhận được những thẻ ghi tên các khu vực trên thế giới. và 1 lược đồ phân bố dân cư thế giới phóng to. - Nhiệm vụ: Trong vòng 1 phút, các đội nhanh chóng tìm thẻ ghi tên các khu vực có số MĐDS dưới 5 người/km2 và trên 250 người/km2 dán vào lược đồ của đội mình. - Đội nào dán lược đồ lên bảng nhanh nhất và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng. Nhiệm vụ 3: Giải thích nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới - GV chia lớp thành 2 đội chơi trò chơi “ Tiếp sức” - Mỗi đội sẽ chọn ra 5-7 thành viên để tham gia trò chơi + Đội lẻ: Liệt kê những nguyên nhân làm cho dân cư tập trung đông ở 1 khu vực? + Đội chẵn: Liệt kê những nguyên nhân làm cho dân cư tập trung thưa thớt ở 1 khu vực? Lần lượt thành viên các đội lên viết các đáp án lên bảng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Phân bố dân cư thế giới - Mật độ dân số là số người trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích (người/km2) - Dân cư trên thế giới phân bố không đều + Các khu vực đông dân cư: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, châu Âu là những khu vực kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, + Các khu vực thưa dân: Hoang mạc, vùng cực, vùng núi là những khu vực có khí hậu khô hạn hoặc giá lạnh, đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển 2.3. Tìm hiểu về một số thành phố đông dân nhất trên thế giới. a. Mục tiêu - Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới. b. Nội dung - Đọc lược đồ một số thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018 c. Sản Phẩm - Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh. - Câu trả lời của học sinh + Năm 2018, trên thế giới có: 85 thành phố có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên. + Năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018: Tô-ky-ô, Niu Đê-li, Thượng Hải, Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti + Châu Á có nhiều siêu đô thị nhất d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: Dựa vào hình 4, bảng một số thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018, em hãy: - Kể tên năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018? - Cho biết châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? Nhiệm vụ 2: Dựa vào các thông tin dưới đây và hiểu biết của mình, em hãy nêu một số tác động tích cực, tiêu cực của đô thị hóa nhanh, đặc biệt ở các nước đang pháp triển? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi HS bất kì trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung - Đánh giá đồng đẳng theo bảng tiêu chí GV cung cấp Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 3. Một số thành phố đông dân nhất thế giới - Năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018: Tô-ky-ô, Niu Đê-li, Thượng Hải, Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti. - Châu Á có nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố các kiến thức đã học trong bài b. Nội dung - Dựa vào nội dung đoạn video sau hình ảnh hoang mạc xahara, giải thích tại sao hoang mạc là nơi dân cư thưa thớt. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Dựa vào nội dung đoạn video sau hình ảnh hoang mạc xahara, giải thích tại sao hoang mạc là nơi dân cư thưa thớt. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: - Tham gia bằng cách giơ tay nhanh nhất Bước 3: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Dựa vào thông tin đoạn video về dân số Việt Nam, em hãy cho biết thông tin dân số của Việt Nam năm 2019, Dân số đông, tăng nhanh sẽ gây ra những hậu quả gì? - Chúng ta đã làm gì để góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số? c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Dựa vào thông tin đoạn video, Em hãy cho biết thông tin dân số của Việt Nam năm 2019, Dân số đông, tăng nhanh sẽ gây ra những hậu quả gì? - Chúng ta đã làm gì để góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS giới thiệu sản phẩm của cá nhân/nhóm Bước 4: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh. 5. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_dan_so_va_su_phan_bo_dan_cu_tren_the_gi.docx