Giáo án Địa lí Lớp 6 - Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

- Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.

- Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa.

- Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế.

 

docx 7 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Nhiệt độ không khí. Mây và mưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ. MÂY VÀ MƯA
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.
- Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa.
- Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Mô tả được quá trình hình thành mây và mưa, Giải thích được sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, video, internet để tìm hiểu thông tin về sự thay đổi nhiệt độ bề mặt TĐ, cách đo nhiệt độ không khí và tính nhiệt độ trung bình ngày, quá trình hình thành mưa.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Lược đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm trên bề mặt TĐ
- Video quá trình hình thành mưa.
- Thiết bị điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.
b. Nội dung
- Trò chơi đuổi hình bắt chữ
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Khởi động với trò chơi ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 Nhiệt độ và mưa có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống và sản xuất. Nhiệt độ không khí và mưa do đâu mà có. Tại sao nhiệt độ không khí và mưa lại khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu nhiệt độ không khí
a. Mục tiêu
- Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.
b. Nội dung
- Khai thác kiến thức từ hình ảnh và văn bản để tìm hiểu về khái niệm nhiệt độ không khí và sự thay đổi nhiệt dộ không khí.
c. Sản Phẩm
- Phân tích hình 1, nêu cách tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm?
+ Hình 1: 18°C
+ Nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó là: 27°C + 27°C + 32°C + 30°C = 29°C
+ Nhiệt độ trung bình trong ngày bằng tổng nhiệt độ các lần đo, chia cho số lần đo.
+ Nhiệt độ trung bình tháng là nhiệt độ trung bình của tất cả các ngày trong tháng.
+ Nhiệt độ trung bình năm là nhiệt độ trung bình của 12 tháng.
- Hình 2
+ So sánh nhiệt độ của 3 địa điểm: Ma-ni-a < Xê-un < Tích-xi 
+ Ma-ni-a có vĩ độ thấp nhất (0°B đến 30°B) sau đó là Xê-un (30°B đến 60°B), và Tích-xi có vĩ độ cao nhất (60°B đến 90°B). Từ xích đạo về 2 cực góc chiếu của tia sáng MT ngày càng nhỏ, vì vậy lượng nhiệt và ánh sáng nhận được cũng giảm dần từ xích đạo về cực => Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và các hình ảnh, em hãy cho biết:
+ Nguồn cung cấp nhiệt cho không khí?
+ Thế nào là nhiệt độ không khí?
+ Dụng cụ và đơn vị đo nhiệt độ không khí?
+ Khi sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí cần đặt nhiệt kế như thế nào? Vì sao?
Nhiệm vụ 2: Dựa vào hình 1, thông tin mục em có biết.
- Em hãy đọc giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1.
- Ở trạm khí tượng Láng (Hà Nội), kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm ngày 25 tháng 7 năm 2019 lần lượt là 27°C, 27C, 32°C, 30 °C. Hãy cho biết nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó.
- Nêu cách tính nhiệt độ trung bình: ngày, tháng, năm?
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ.
- Quan sát hình 2, em hãy:
+ So sánh nhiệt độ không khí trung bình năm giữa Ma-ni-a, Xê-un, Tích-xi?
+ Giải thích vì sao nhiệt độ trung bình năm tại các nơi đó lại khác nhau như vậy?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Nhiệt độ không khí
a. Nhiệt độ không khí và cách sừ dụng nhiệt kế
- Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí.
- Dụng cụ đo: Nhiệt kế ( 0C)
- Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong lều khí tượng sơn màu trắng (hình 3), cách mặt đất 1,5 m. 
b. Sự thay đồi nhiệt độ không khí trên bể mặt Trái Đất theo vĩ độ.
- Không khi ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khi ở các vùng vĩ độ cao. 
- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng. 
- Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.
2.2. Tìm hiểu về mây và mưa
a. Mục tiêu
- Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa.
- Biết cách sử dụng ẩm kế
b. Nội dung
- Tìm hiểu độ ẩm không khí, dụng cụ và đơn vị đo độ ẩm
- Dựa vào hình 5 và đoạn video, mô tả quá trình hình thành mây và mưa. 
- Tìm hiểu sự phân bố lượng mưa trên bề mặt TĐ.
c. Sản Phẩm
- Giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4: 85%. Còn 15% nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà
- Quá trình tạo mây và mưa:
+ Khi không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫn tiếp tục được nhận bổ sung hơi nước haowcj bị lạnh đi thì sẽ xảy ra hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. các hạt nước này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây
+ Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mưa: Các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa.
- Hãy xác định trên bản đồ hình 6:
+ Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là: dải đồng bằng ven biển phía Tây của Bắc Mĩ, khu vực Trung Mĩ, vùng xích đạo phía Bắc Braxin, vùng ven vịnh Chilê, Inđônêxia, ven vịnh Bengan và vùng ven biển phía Đông Ô-xtrây-li-a...
+ Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm là: Bắc Phi, khu vực Tây Nam Á, sơn nguyên Tây Tạng,Trung Quốc, nội địa Ô-xtrây-lia, phía Bắc Canada, một phần bán đảo Grơnlen, Đông Bắc Liên Bang Nga...
- Lượng mưa trung bình năm của Việt Nam là : 1 500 - 2 000 mm
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết:
- Nguồn gốc của hơi nước trong không khí?
- Tại sao không khí có độ ẩm?
- Dụng cụ và đơn vị để đo độ ẩm trong không khí? 
Nhiệm vụ 2: Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4. Còn bao nhiều % nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà?
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cặp đôi: Tìm hiểu quá trình hình thành mưa. 
- HS dựa vào nội dung hình 5 và đoạn video sau
 trao đổi và vẽ sơ đồ về quá trình hình thành mây và mưa
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
- Hãy xác định trên bản đồ hình 6:
+ Những vùng có lượng mưa trung bình năm trên 2 000 mm
+ Những vùng có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm
+ Lượng mưa trung bình năm của Việt Nam là bao nhiêu?
- GV mở rộng về các địa điểm có lượng mưa lớn nhất và thấp nhất thê giới? Giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó?
- Cách tính lượng mưa trung bình năm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Mây và mưa
a. Quá trình hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế
- Quá trình hình thành mây và mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất tạo thành mưa.
- Dụng cụ đo độ ẩm: Ẩm kế
+ Đơn vị đo: %
b. Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều.
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
+ Tính nhiệt độ trung bình năm của trạm là: (25.8 + 26.7 + 27.9 + 28.9 + 28.3 + 27.5 + 27.1 + 27.1 + 26.8 + 26.7 + 26.4 + 25.7) : 12 = 27,075 độ C
+ Ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống:
 Mưa giúp rửa sạch không khí: Người ta đã tính rằng một giọt mưa (khoảng 50 mg), rơi từ độ cao 1 km sẽ “rửa” 16,3 lít không khí. Vì vậy trong nước mưa chứa nhiều bụi, vi khuẩn, các tạp chất hóa học nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa và từng vùng: đồng bằng, miền núi, thành phố hay khu công nghiệp Mặt khác mưa càng nhiều, càng lâu thì các vi khuẩn và tạp chất trong nước mưa càng ít.
 Nước mưa có thể được sử dụng như nước uống.
 Nước mưa cũng là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng.
 Sau khi mưa, đa số người đều cảm thấy dễ chịu, hiện tượng này được giải thích là do lượng ion mang điện tích âm tăng lên, tuy vậy nếu mưa kéo dài nhiều ngày thì do độ ẩm tăng cao thì lại gây cảm giác khó chịu.
 Mưa mang lại nước, nguồn sống cho tất cả các sinh vật trên Trái Đất.
 Ở những vùng có nhiệt độ cao mưa làm giảm nhiệt.
 Mưa là một mắt xích quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn của nước. Con người lợi dụng điều này để khai thác năng lượng gián tiếp từ nước bằng các nhà máy thủy điện.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Phân tích thông tin dự báo thời tiết trong ngày.
c. Sản Phẩm
- Xây dựng được một bản tin dự báo thời tiết đơn giản.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
 Theo dõi bản tin dự báo thời tiết trong một ngày. Cho biết nhiệt độ không khí cao nhất và nhiệt độ không khí thấp nhất, sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày ở bản tin đó. (ghi rõ ngày và địa điểm được dự báo)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_nhiet_do_khong_khi_may_va_mua.docx