Giáo án Địa lí Lớp 6 - Núi lửa và động đất

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Núi lửa và động đất

- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. Biêt đồng cảm chia sẻ, giúp đỡ những người có động đất, núi lửa.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm), chủ động ứng phó với thiên tai.

 

docx 7 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Núi lửa và động đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa và nêu được nguyên nhân của hiện tượng này.
- Biết tìm kiếm thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra, phân tích tác động của động đất và núi lửa đến con người và thiên nhiên.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện ra vấn đề, đề xuất và lựa chọn giải pháp phù hợp trong việc ứng phó thiên tai.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Mô tả được cấu tạo bên trong của Trái Đất, 
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, video, đoạn văn bản để tìm hiểu hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của nó.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu, liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. Biêt đồng cảm chia sẻ, giúp đỡ những người có động đất, núi lửa.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm), chủ động ứng phó với thiên tai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của núi lửa
- Hình ảnh, video về núi lửa, động đất
- Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học
b. Nội dung
- Tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào bài học.
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- GV giới thiệu trò chơi khởi động nhìn hình ĐOÁN CHỮ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 	Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa vào phần trả lời của học sinh để vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu các hiện tượng núi lửa
a. Mục tiêu
- Trình bày được hiện tượng núi lửa và nêu được nguyên nhân của hiện tượng này.
- Biết tìm kiếm thông tin về ảnh hưởng của hoạt động núi lửa đến đời sống và sản xuấ của con người. Liên hệ với Việt Nam.
b. Nội dung
- Tìm hiểu về nguyên nhân hình thành, tác động của núi lửa đến con người và thiên nhiên.
- Hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 1
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
- Thông tin phản hồi phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu hỏi
Trả lời
1. Nêu cấu tạo của núi lửa?
- Gồm: Lò mac-ma, miệng núi lửa, niệng phụ, ống phun.
2. Mô tả hiện tượng núi lửa?
- Ở những nơi vỏ TĐ bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ TĐ phun trào lên bề mặt tạo thành núi lửa.
3. Nguyên nhân hình thành núi lửa?
- Do tác động của nội lực:nén ép lớp đất đá, đẩy vật chất từ dưới sâu lên mặt dất hình thành núi lửa.
4. Phân loại núi lửa?
- Núi lửa đang hoạt động
- Núi lửa đã tắt
5. Núi lửa phun trào gây ra hậu quả gì?
- Vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục 1, hình 1 trong SGK, và thông tin đoạn video sau:
Các em hãy trao đổi theo cặp, để hoàn thiện nội dung phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu hỏi
Trả lời
1. Nêu cấu tạo của núi lửa?
2. Mô tả hiện tượng núi lửa?
3. Nguyên nhân hình thành núi lửa?
4. Phân loại núi lửa?
5. Núi lửa phun trào gây ra hậu quả gì?
Nhiệm vụ 2: Dựa vào các hình ảnh sau và thông tin SGK và các link sau
 em hãy cho biết:
- Sự phân bố của vành đai lửa Thái bình dương?
- Tại sao ở những khu vực núi lửa ngừng hoạt động lại có sức hấp dẫ lớn đối với dân cư? Liên hệ với Việt Nam?
- Để ứng phó với hoạt động núi lửa chúng ta cần làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi HS bất kì trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Núi lửa 
- Cấu tạo gồm: Lò mac-ma, miệng núi lửa, niệng phụ, ống phun.
- Khái niệm: Ở những nơi vỏ TĐ bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt của vỏ TĐ phun trào lên bề mặt tạo thành núi lửa.
- Nguyên nhân: Do tác động của nội lực:nén ép lớp đất đá, đẩy vật chất từ dưới sâu lên mặt dất hình thành núi lửa.
- Hậu quả: Vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
2.2. Tìm hiểu các hiện tượng động đất.
a. Mục tiêu
- Trình bày được hiện tượng động đất và nêu được nguyên nhân của hiện tượng này.
- Biết tìm kiếm thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do động đất gây ra.
b. Nội dung
- Tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân, hậu quả của động đất.
- Liên hệ thực tế với đất nước của động đất: Nhật Bản.
- Giáo dục học sinh biện pháp tình huống khi có động đất.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục 2, hình 2 trong SGK, em hãy cho biết:
- Mô tả hiện tượng động đất?
- Nguyên nhân gây ra động đất?
- Hậu quả do động đất gây ra?
- Trước khi xảy ra động đất thường có các dấu hiệu nào?
Nhiệm vụ 2: Dựa vào mục em có biết, và hình ảnh sau, em hãy cho biết:
- Đơn vị để đo cường độ của động đất?
- Cường độ động đất được tính bằng thang Richter, được phân loại như thế nào?
- Kể tên một số trận động đất lớn trong lịch sử?
Nhiệm vụ 3: EM CÓ BIẾT
- Quan sát hình ảnh và cho biết đây là quốc gia nào?
- Tại sao Nhật Bản là đất nước của thiên tai?
- Vì sao trẻ em Nhật bình tĩnh trước thiên tai?
Nhiệm vụ 4:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi HS bất kì trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Động đất.
- Khái niệm: Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.
- Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.
- Hậu quả
+ Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Cách xử lí tình huống khẩn cấp khi có động đất ở lớp học.
c. Sản Phẩm
+ Khi đang ở trong lớp học, nhanh chóng trú ẩn dưới gầm bàn, tránh khu vực kê giá sách, tủ để đồ.
+ Khi đang ở hành lang, sân vận động, nhà thể thao, tập trung lại vào chính giữa
+ Khi đang ở phòng thí nghiệm, nhanh chóng rời khỏi đây vì có thể cháy nổ
+ Không được phép tự ý chạy về nhà vì từ trường về nhà rất có thể gặp nguy hiểm.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Nếu đang trong giờ học có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Làm thí nghiệm núi lửa phun trào.
c. Sản Phẩm
- Sản phẩm thí nghiệm của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Thí nghiệm "Núi lửa phun trào". Để làm được thí nghiệm này các bạn cần chuẩn bị những dụng cụ và nguyên liệu sau:
+ Bột banking soda, giấm
+ Cốc nhựa/ Cốc giấy.
+ Màu nước, giấy màu.
- Cách tiến hành thí nghiệm: Đầu tiên các bạn cần cắt giấy màu dàn xung quanh chiếc cốc nhựa hoặc cốc giấy để làm núi lửa. Đặt núi lửa vào một cái khay để tránh "dung nham" tràn ra ngoài. Tiếp theo, cho banking soda vào trong núi lửa. Pha màu nước với giấm vào 1 chiếc cốc, sau đó đổ vào trong núi lửa. Các bạn hãy chờ đón xem điều gì sẽ xảy ra nhé!
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_nui_lua_va_dong_dat.docx