Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên - Phạm Việt Lan

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên - Phạm Việt Lan

- Năng lực tìm hiểu địa lí.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; liên hệ với địa phương mình sinh sống.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên.

 

docx 7 trang Mạnh Quân 26/06/2023 2590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên - Phạm Việt Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Lớp
6A
6B
6C
Ngày dạy
BÀI 28. MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI
VÀ THIÊN NHIÊN
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU :
Yêu cầu cần đạt:
1. Về kiến thức: 
- Các tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Những tác động chủ yếu của con người tới thiên nhiên Trái Đất.
2. Về năng lực
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; liên hệ với địa phương mình sinh sống.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên. 
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
3. Về phẩm chất
- Trách nhiệm: Bảo vệ thiên nhiên.
- Nhân ái: Yêu thiên nhiên, chia sẻ, cảm thông với những đồng bào gặp khó khăn do thiên nhiên gây ra..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu.
- Giấy A3/ bảng phụ.
- Hình ảnh minh họa nội dung bài học. 
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật:
- Mục tiêu:
Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.
- Phương pháp: Đặt vấn đề.
- Kĩ thuật:Tia chớp
b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: yêu cầu học sinh quan sát một số bức tranh và nêu suy nghĩ của mình về tác động của thiên nhiên đối với con người và con người đối với thiên nhiên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
HS: Trình bày kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới :
 Đời sống và sản xuất của con người không thể tách rời thiên nhiên Trái Đất. Thiên nhiên là môi trường sổng của con người, đồng thời thiên nhiên cũng chịu tác động của con người. Thiên nhiên tác động đến con người như thế nào và con người tác động lại thiên nhiên ra sao, ý kiến của bạn nào đúng chúng ta cùng tìm hiểu bài nhé.
HS: Lắng nghe, vào bài mới
Hoạt động 2.
1: Tác động cùa thiên nhiên đến con người
a) Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật:
- Mục tiêu:
HS thấy được những tác động tích cực, tiêu cực của thiên nhiên tới con người, tới hoạt động sản xuất của con người.
- Phương pháp: Thảo luận.
- Kĩ thuật: Chia sẻ cặp đôi, nhóm.
b. Nội dung: 
 - Tác động cùa thiên nhiên đến đời sống con người
- Tác động của thiên nhiên tới sản xuất
c. Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS
d. Cách thực hiện. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
a) Tác động cùa thiên nhiên đến đời sống con người
 - Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1,2; em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên đối với đời sống con người.
GV:Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi (3 phút)
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
b) Tác động của thiên nhiên tới sản xuất
Dựa vào thông tin trong mục b và các hình 3, 4, 5; em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp,hoặc du lịch). 
GV: Chia lớp thành 6 nhóm. 
Nhóm 1,2 Tác động của thiên nhiên tới sản xuất nông nghiệp
Nhóm 3,4 Tác động của thiên nhiên tới sản xuất công nghiệp
Nhóm 5,6 Tác động của thiên nhiên tới giao thông vận tải và du lịch
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
a) Tác động cùa thiên nhiên đến đời sống con người
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó tiến hành trao đổi cặp đôi để thống nhất nội dung trả lời.
b) Tác động của thiên nhiên tới sản xuất
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó tiến hành trao đổi nhóm để thống nhất nội dung trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung,chiếu các bức tranh minh họa từng nội dung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá,chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
a) Tác động cùa thiên nhiên đến đời sống con người
- Thiên nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết để con người tồn tại.
- Thiên nhiên ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, lối sống, sinh hoạt của con người.
b) Tác động của thiên nhiên tới sản xuất
- Đối với sản xuất nông nghiệp: cây trồng và vật nuôi chỉ tồn tại và phát triển được khi có điều kiện tự nhiên thích hợp.
- Đối với sản xuất công nghiệp: Tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhiên liệu của các ngành công nghiệp.
- Đối với giao thông vận tải, du lịch: 
+ Địa hình ảnh hưởng tới giao thông.
+ Khí hậu ôn hòa, nhiều cảnh đẹp thuận lợị cho ngành du lịch.
Hoạt động 2.2: Tác động của con người tới thiên nhiên
a) Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật:
- Mục tiêu:
HS biết được tác động tích cực và tiêu cực của con người tới thiên nhiên.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Phiếu học tập
b. Nội dung: Tìm hiểu Tác động của con người tới thiên nhiên
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của học sinh 
d. Cách thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV: Chia theo nhóm bàn, cho hs tìm hiểu tác động tích cực và tiêu cực của con người tới thiên nhiên, kết quả của những tác động đó. 
PHIẾU HỌC TẬP ( phút)
Thành viên: ...........................................................................................................
b/ Tác động của con người tới thiên nhiên
Tích cực
Tiêu cực
Việc làm
Kết quả
Việc làm
Hậu quả
 ..
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó tiến hành trao đổi nhóm để thống nhất nội dung trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Đổi bài cho nhóm bên. Đại diên hai nhóm trrình bày kết quả. Các nhóm nhận xét chéo bài của nhóm bạn.
GV: Lắng nghe, gọi đại diện các nhóm nhận xét chéo và bổ sung, chiếu các bức tranh minh họa từng nội dung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá, chuẩn kiến thức và ghi bảng
HS: Lắng nghe, ghi bài
2/ Tác động của con người tới thiên nhiên
Tích cực
Tiêu cực
Việc làm
Kết quả
Việc làm
Hậu quả
- Trồng rừng. 
- Cải tạo đất, 
- Nhân giống cây trồng, vật nuôi...
- Phủ xanh đồi núi
-Biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu 
-Khai thác TNTN bừa bãi,quá mức .
-Xả rác thải, khí thải, nước thải bẩn,chất độc hại, đốt rừng 
-Làm suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên.
-Làm ô nhiễm môi trường, làm biến đổi khí hậu 
GV quay lại tình huống trong Hđ1 khởi động ở đầu bài, theo em bạn nào nói đúng? Sau đó GV tổng kết kiến thức toàn bài.
Hoạt động 3: Luyện tập.
a) Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật:
- Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
- Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi “Cọp ơi! Cậu ở đâu thế!”
b. Nội dung: trả lời các câu hỏi dạng trắc nghiệm
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh 
d. Cách thực hiện.
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Hướng dẫn học sinh cách thức trò chơi.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS tham gia trò chơi trình bày kết quả, các hs khác cổ vũ.
GV: động viên, cổ vũ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Nhận xét, đánh giá,bổ sung chiếu các hình ảnh minh họa, chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học.
Hoạt động 4. Vận dụng
a) Mục tiêu, phương pháp, kĩ thuật:
- Mục tiêu:
HS tìm hiểu được vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hàng ngày.
- Phương pháp: Đặt vấn đề.
- Kĩ thuật:Tia chớp
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hàng ngày.
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh 
d. Cách thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hàng ngày?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức 
Có thể sử dụng các loại thay thế túi ni-lông:
 -Túi giấy, vải, cói
 - Hộp bảo quản 
 -Túi nilon tự hủy sinh học 
 -Túi dệt từ sợi nilon sử dụng lại nhiều lần
 -Gói thực phẩm bằng lá chuối...
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
-Hướng dẫn về nhà:
Bài vừa học:-Ghi nhớ các kiến thức cơ bản của bài. Vận dụng vào cuộc sống của bản thân.
-Chuẩn bị cho bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững.
 - Đọc trước bài.
 - Tìm hiểu việc khai thác TNTN ở nơi em đang sinh sống.
 - Nêu các biện pháp bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_pham_viet_lan_bai_28_moi_quan_he_giua_c.docx