Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu, tọa độ địa lí.

- Xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và tọa độ địa lí, kinh độ, vĩ độ.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo : Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí

- Năng lực Địa lí

+ Nhận thức khoa học Địa lí : Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian. Biết sử dụng quả địa cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu, tọa độ địa lí.

+ Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản ) để tìm hiểu các khái niệm kinh, vĩ tuyến. Xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định tọa độ địa lí của một địa điểm bất kì trên quả địa cầu, bản đồ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).

 

docx 5 trang Hà Thu 28/05/2022 4130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/9/2021
Ngày giảng: 6C 06/9, 6BE 7/9; 6B 8/9; 6A 11/9
Tiết 1 - Bài 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu, tọa độ địa lí.
- Xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và tọa độ địa lí, kinh độ, vĩ độ.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo	: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí 
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian. Biết sử dụng quả địa cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu, tọa độ địa lí.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản ) để tìm hiểu các khái niệm kinh, vĩ tuyến. Xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định tọa độ địa lí của một địa điểm bất kì trên quả địa cầu, bản đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Quả địa cầu
- Phiếu học tập, trò chơi trong bài
- Các hình ảnh về Trái Đất
- Hình ảnh các điểm cực trên lãnh thổ VN.
- Thiết bị điện tử
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Đặt vấn đề 
a. Mục tiêu: HS hiểu được vì sao xác định được vị trí 1 địa điểm trên bản đồ hoặc quả địa cầu.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu hình ảnh 1 con tàu lênh đênh trên biển. Yêu cầu HS nghiên cứu cá nhân đọc thông tin phần mở đầu và trả lời câu hỏi: Dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biến?
- HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả. GV ghi lại kết quả đó vào góc bảng : Dựa vào kinh, vĩ tuyến; tọa độ địa lý.
- GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của học sinh => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Tìm hiểu hệ kinh, vĩ tuyến
a. Mục tiêu: Phân biệt được kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào hình 1.1, thông tin SGK và mô hình quả Địa Cầu, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Quả địa cầu là gì?
- Xác định điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu?
Nhiệm vụ 2: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và phân chia nhiệm vụ cho các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Dựa vào hình 2 và thông tin SGK, các em hãy trao đổi và điền những thông tin còn thiếu vào phiếu học tập.
Các khái niệm
Trả lời
Kinh tuyến là gì?
Kinh tuyến gốc là đường nào?
Vĩ tuyến là gì?
Vĩ tuyến gốc là đường nào?
Vị trí của bán cầu Bắc?
Vị trí của bán cầu Nam?
Vị trí của bán cầu Tây?
Vị trí của bán cầu Đông?
Nhiệm vụ 3: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy:
- Xác định trên quả địa cầu các đường: Kinh tuyến gốc, kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến gốc, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam?
- So sánh độ dài giữa các kinh tuyến và vĩ tuyến?
- Xác định vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu? Cho biết nước ta nằm ở nửa cầu nào trên bề mặt Trái Đất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân/ nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- HS trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu. 
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn của nước Anh, đánh số 0°.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả địa cầu và vuông góc với kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc là xích đạo, được đánh số 0°.
2.2. Tìm hiểu kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ
a. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ.
- Biết cách xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Cá nhân
Dựa vào thông tin mục 2 trang 103 SGK, em hãy cho biết:
? Muốn xác định vị trí của 1 điểm trên quả địa cầu hay bản đồ, em cần phải xác định yếu tố nào của điểm đó?
- Kinh độ là gì? Quy ước kinh độ đông, kinh độ tây?
- Vĩ độ là gì? Quy ước vĩ độ bắc, vĩ độ nam?
- Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm trên bản đồ được gọi là gì?
- Nêu cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm?
Nhiệm vụ 2: Cặp đôi
- Dựa vào kiến thức đã học, xác định tọa độ địa lí của điểm A, B, C trên hình 4.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhóm cặp 
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- Tọa độ địa lí của một điểm được xác định là số kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên quả Địa Cầu hay trên bản đồ.
Vĩ độ
Kinh độ
- Cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm (VD: Điểm A): A (vĩ độ, kinh độ) hoặc A
3. Hoạt đông 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: 
- Dựa và kiến thức đã học và hiểu biết của mình, em hãy cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của HS. 
4. Hoạt đông 4: Vận dụng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Tổ chức thực hiện:
- Sử dụng thiết bị điện tử (máy tính bảng, điện thoại thông minh ) Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.
- HS thực hiện nhiệm vụ này ở nhà và báo cáo kết quả vào giờ học sau.
c. Sản phẩm HS phải đạt các yêu cầu sau:
- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng như sau:
+ Điểm cực Bắc: tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, với vĩ độ 23 độ 23 phút B, kinh độ 105 độ 20 phút Đ.
+ Điểm cực Nam: tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với vĩ độ 8 độ 34 phút B, kinh độ 104 độ 40 phút Đ.
+ Điểm cực Tây: tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, với vĩ độ 22độ 22 phút B, kinh độ 102 độ 09 phút Đ.
+ Điểm cực Đông: tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, với vĩ độ 12 độ 40 phút, kinh độ 109 độ 24 phút Đ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_1_bai_1_he_thong_kinh_vi_tuyen_toa.docx