Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 22 - Tiết 21: Lớp vỏ khí - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 22 - Tiết 21: Lớp vỏ khí - Năm học 2019-2020

1.Mục tiêu

a.Về kiến thức:

- Biết được thành phần của lớp vỏ khí.Tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí.

- Biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.

- Biết các tầng của lớp vỏ khí và đặc điểm chính của mỗi tầng.

- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, lục địa, đại dương.

b.Về kĩ năng:

- Quan sát , nhận xét sơ đồ , hình vẽ các tầng của lớp vỏ khí.

- Nhận xét các hình : Các tầng của lớp vỏ khí.

c. Về thái độ:

 -Học sinh có ý thức học bài nghiêm túc.

- Tích hợp BVMT

2. Chuẩn bị:

a. Chuẩn bị của GV:

- Tranh vẽ tầng của các lớp vỏ khí.

 - Bản đồ tự nhiên thế giới.

b. Chuẩn bị của HS:

- Sgk, tập bản đồ.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Kiểm tra vở thực hành

* Đặt vấn đề vào bài mới: 1’

- Mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí hay khí quyển. Thiếu không khí sẽ không có sự sống trên Trái Đất Chính vì thế chúng ta cần biết lớp vỏ khí gồm những thành phần nào, cấu tạo của nó ra sao và nó có vai trò gì trên Trái Đất.

 

doc 5 trang tuelam477 2450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 22 - Tiết 21: Lớp vỏ khí - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/01/2019 Ngày dạy: 25/01/2019.Lớp 6
Tiết 21 - Bài 17 LỚP VỎ KHÍ
1.Mục tiêu 
a.Về kiến thức:
- Biết được thành phần của lớp vỏ khí.Tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí.
- Biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
- Biết các tầng của lớp vỏ khí và đặc điểm chính của mỗi tầng.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, lục địa, đại dương.
b.Về kĩ năng:
- Quan sát , nhận xét sơ đồ , hình vẽ các tầng của lớp vỏ khí.
- Nhận xét các hình : Các tầng của lớp vỏ khí.
c. Về thái độ:
 -Học sinh có ý thức học bài nghiêm túc.
- Tích hợp BVMT
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của GV:
- Tranh vẽ tầng của các lớp vỏ khí.
 - Bản đồ tự nhiên thế giới.
b. Chuẩn bị của HS: 
- Sgk, tập bản đồ.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Kiểm tra vở thực hành
* Đặt vấn đề vào bài mới: 1’
- Mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí hay khí quyển. Thiếu không khí sẽ không có sự sống trên Trái Đất Chính vì thế chúng ta cần biết lớp vỏ khí gồm những thành phần nào, cấu tạo của nó ra sao và nó có vai trò gì trên Trái Đất. 
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: hướng dẫn HS quan sát H45 SGK.
tb? Dựa vào H45 SGK cho biết thành phần của không khí, mỗi thành phần chiếm tỉ lệ như thế nào trong không khí?
tb? Hơi nước chiểm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nó có vai trò như thế nào ?
- GV: Lượng hơi nước tuy rất nhỏ bé nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng trên Trái Đất.
- GV: Hướng dẫn hs cách vẽ biểu đồ.
1 × 3,6o = 3,6o 
21 × 3,6o = 75,6o
78 × 3,6o = 280,8o
- GV: Chuyển ý
GV: Con người không ngừng tìm cách xác định chiều dày của lớp vỏ khí. Theo những kết quả thu được gần đây của các tên lửa và vệ tinh nhân tạo, thì chiều dày của khí quyển phải lên tới trên 60.000 km.
tb? Hãy định nghĩa thế nào là khí quyển?
tb? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà em có nhận xét gì về tỉ lệ không khí ở các độ cao khác nhau trong khí quyển?(K)
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H46 SGK phóng to.
tb? Lớp vỏ khí gồm những tầng nào?
GV: - Lớp vỏ khí được chia thành ba tầng .....
k? Dựa vào hình vẽ xác định độ cao của từng tầng?(K)
-GV: (HS xác định giới hạn từng tầng trên tranh vẽ phóng to)
+ Tầng đối lưu từ 0 - 16 km.
+ Tầng bình lưu từ 16 - 80 km.
+ Các tầng cao của khí quyển từ 80 km trở nên.
k? -Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà hãy mô tả sự chuyển động của không khí trong tầng đối lưu?
GV- Trong tầng đối lưu không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng ....
tb? Trong tầng này sinh ra những hiện tượng khí tượng như thế nào?
GV: Mây, mưa, sấm, chớp ......
k? Em có nhận xét gì về sự thay đổi nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu?(K)
GV: - Cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6oC
- GV: Trên tầng đối lưu là tầng bình lưu, không khí trong tầng này chuyển động khá hỗn loạn ....
tb? Quan sát trên hình vẽ cho biết lớp không khí trong tầng bình lưu ngay trên tầng đối lưu có tên là gì?
GV:- Lớp ô zôn.
tb? -Lớp ô zôn có vai trò như thế nào với cuộc sống trên Trái Đất?(K)
GV: - Ngăn tia cực tím, bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất.
THBVMT
tb? Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm bầu không khí và hậu quả?
GV: Nếu tầng ô zôn bị thủng,sẽ gay tác hại cho con người.Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ tầng o zon
k? Trên tầng bình lưu là tầng nào, nêu đặc điểm của tầng đó?
GV: Các tầng cao của khí quyển .... 
tb? Hãy rút ra kết luận chung về đặc điểm các tầng không khí của lớp vỏ khí?
GV: Mỗi tầng có đặc điểm riêng. Tầng đối lưu là tầng sảy ra hầu hết các hiện tượng khí tượng.
k? Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất?
GV: - Duy trì sự sống trên Trái Đất .... 
- GV: Kết luận - chuyển ý.
- GV: Do vị trí và bề mặt tiếp xúc mà trên Trái Đất hình thành các khối khí khác nhau trong tầng đối lưu.
tb? Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia thành khối khí nào?
tb? Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc người ta chia thành những khối khí nào?
- GV: hướng dẫn hs quan sát bảng thống kê đặc điểm các khối khí trang 54 SGK
tb? Nêu đặc điểm, vị trí hình thành các khối khí? (Chỉ vị trí hình thành trên bản đồ thế giới) 
- GV: Các khối khí không đứng yên mà luôn di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong khi di chuyển chúng bị thay đổi tính chất (biến tính) 
- GV: Kết luận toàn bài.
10
18’
9’
1.Thành phần của không khí. 
- Thành phần của không khí gồm: Ni tơ 78%; Ô 
xi 21%; Hơi nước và các khí khác 1%.
- Lượng hơi nước tuy rất nhỏ bé nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng(mây ,mưa..) trên Trái Đất.
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí hay (khí quyển)
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
- Không khí càng lên cao càng loãng. Khoảng 90% không khí tập trung ở độ cao gần 16 km sát mặt đất.
- Lớp vỏ khí được chia thành ba tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
* Tầng đối lưu :
+ nằm sát mặt đất , tới độ cao khoảng16 km ;Tầng này tập trung tới 90% không khí.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
HS: Tự trả lời .
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình cứ lên cao 100m,nhiệt độ giảm 0,6 độ c)
+ Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.
- Lớp ô zôn.
- Ngăn tia cực tím, bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất.
- Thải các chất có độc hại ra nguồn nước, đốt rừng, đốt rác ..
- Làm thủng tầng ozon.
* Tầng bình lưu: 
+ Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khoảng 80 km 
+ Có lớp ozôn ,lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
* Các tầng cao: Các tầng cao nằm trên tầng bình lưu, không khí của các tầng này cực loãng.
HS 
HS 
3. Các khối khí. 
- Khối khí nóng, lạnh.
- Khối khí lục địa, đại dương.
- Các khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Các khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương.có độ ẩm lớn.
- Các khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
c.Củng cố , luyện tập: 3’
? Dựa vào hình vẽ trình bày sự phân tầng của lớp vỏ khí?
- Đối lưu, bình lưu, và các tầng cao
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:1’
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài 18 “Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí”
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Nội dung ...
Phương pháp 
Thời gian ...
 ****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_22_tiet_21_lop_vo_khi_nam_hoc_2019.doc