Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 33 - Tiết 32: Đất, các nhân tố hình thành đất - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 33 - Tiết 32: Đất, các nhân tố hình thành đất - Năm học 2019-2020

1. Mục tiêu

a. Kiến thức:

- Trình bày được các khái niệm về lớp đất, hai thành phần chính của đất .

- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

 b. Kĩ năng:

- Dựa vào tranh ảnh, bản đồ để mô tả được màu sắc, độ dày của các tầng đất.Mô tả một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới: cảnh quan rừng mưa nhiệt đới,hoang mạc nhiệt đới.

 c.Thái độ:

- Tham gia tích cực vào hoạt động cải tạo môi trường .

2.Chuẩn bị của GV và HS:

a. Chuẩn bị của GV:

 - Tranh ảnh về một số mẫu đất. Bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam.

 b. Chuẩn bị của HS:

 - Nghiên cứu trước bài mới.

 

doc 4 trang tuelam477 3920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 33 - Tiết 32: Đất, các nhân tố hình thành đất - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/04/2019 Ngày dạy: 27/04/2019.Lớp 6
Tiết 32 - BÀI 26. ĐẤT, CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
1. Mục tiêu 
a. Kiến thức: 
- Trình bày được các khái niệm về lớp đất, hai thành phần chính của đất .
- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
 	b. Kĩ năng:
- Dựa vào tranh ảnh, bản đồ để mô tả được màu sắc, độ dày của các tầng đất.Mô tả một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới: cảnh quan rừng mưa nhiệt đới,hoang mạc nhiệt đới.
 c.Thái độ:
- Tham gia tích cực vào hoạt động cải tạo môi trường .
2.Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV: 
 - Tranh ảnh về một số mẫu đất. Bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam.
	b. Chuẩn bị của HS: 
	- Nghiên cứu trước bài mới.
3.Tiến trình bài dạy:
a. kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp trong quá trình giảng bài mới.
Đặt vấn đề vào bài mới: 1’
- Ngoài các hoang mạc cát và núi đá trơ trụi, trên bề mặt các lục địa có một lớp vật chất mỏng vụn bở bao phủ, đó là lớp đất hay thổ nhưỡng. Do được sinh ra do các sản phẩm phong hoá của các lớp đá trên bề mặt Trái Đất, nên các loại đất đều có các đặc điểm riêng. Điểm mấu chốt để phân biệt giữa đất và đá là độ phì của đất, độ phì của đất càng cao sự sinh trưởng và phát triển của thực vật càng thuận lợi.
 b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của học sinh
GV: HS Đọc mục 1.
tb? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà nêu khái niệm của đất (thổ nhưỡng)?
- GV: Thổ nhưỡng là đất mềm xốp.
tb? Phân biêt khái niệm đất trồng trong nông nghiệp và đất (thổ nhưỡng) trong khái niệm địa lí?(K)
- Đất trồng trong nông nghiệp chỉ là lớp đất trên mặt.
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu đất H66 SGK.
k? Nhận xét màu sắc độ dày của các tầng đất khác nhau?
k? Tầng A có giá trị gì trong sản xuất nông nghiệp?
 GV: KL -CY 
GV: Đọc mục 2
tb? Qua sự chuẩn bị bài ở nhà và bằng hiểu biết thực tế hãy cho biệt đất có những thành phần nào?
- Khoáng chất, chất hữu cơ, nước, không khí ...
k? Bằng kiến thức đã học cho biết khoáng chất có tỉ lệ như thế nào trong đất, nguồn gốc của chất khoáng trong đất?
tb? Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ như thế nào, nguồn gốc?
tb? Nêu vai trò của thành phần hữu cơ trong đất?
- Giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi.
- GV: Đặc điểm của đất chính là độ phì.
tb? Vậy độ phì là gì có vai trò như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật?
- GV: Độ phì cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện ... nhưng quan trọng nhất là tác động của con người.
? Trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì của đất mà em biết?(K)
- Bón phân, thau chua, rửa mặn, chống xói nòm đất ...
GV: KL
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung từ đầu mục 3.
- HS: Đọc nội dung bài ...
tb? Đất được hình thành do những nhân tố nào?
GV:
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc phần còn lại
tb? Các nhân tố đó hình thành đất như thế nào?
+ Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất.
+ Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.
+ Khí hậu: Là điều kiện để phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
+ Ngoài ra còn có nhân tố địa hình và thời gian hình thành đất.
GV: Bổ sung - KL
15'
15'
10'
1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa.
- Là Lớp vật chất mỏng, vụn, bở bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất .
HS: tự trình bày .
- Tầng A mỏng có mầu xám, tầng B dày, có mầu vàng đỏ.
- Tầng A có vai trò rất lớn trong sinh trưởng và phát triển của thực vật.
2.Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng. 
* Thành phần: Khoáng chất, Thành phần hữu cơ 
- Khoáng chất chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau. 
- Thành phần hữu cơ chiểm 1 tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất; chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm.
- Độ phì là tính chất tốt hay xấu của đất, đất tốt thuận lợi cho sự sinh trong và phát triển của thực vật.
- Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất của đất.
- HS tự trình bày .
3. Các nhân tố hình thành đất. 
+ Đá mẹ: là nguồn gốc Sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.
+ Sinh vật: là nguồn gốc Sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.
+ Khí hậu: đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuần lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
HS .
c. Luyện tập - củng cố: 3'
? Đất là gì? Nêu các thành phần của đất?
? Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp đất?
 ? Con người có vai trò như thế nào trong việc tăng hay giảm độ phì của đất?
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: 1’
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Xem lại nội dung chương trình đã học từ bài 15 "Các mỏ khoáng sản", giờ sau ôn tập học kì II.
 *Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Nội dung ...
Phương pháp 
Thời gian ...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_33_tiet_32_dat_cac_nhan_to_hinh_th.doc