Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 35 - Tiết 35: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 35 - Tiết 35: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất - Năm học 2019-2020

1. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được khái niện lớp vỏ sinh vật.

- Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất.

- Trình bày những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực động vật và thấy được sự cần thiết phải bảo vệ thực động trên Trái Đất.

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích, trình bày, quan sát nhận xét tranh ảnh về các loài thực động vật ở các miền khí hậu khác nhau trên Trái Đất và rút ra kết luận.

3.Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV:

- Tranh ảnh về các loài thực động vật ở các miền khí hậu khác nhau và các cảnh quan trên thế giới.

- Tranh ảnh về các hoạt động của con người có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài thực động vật.

 2. Chuẩn bị của HS:

 - SGK. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc 6 trang tuelam477 3710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 35 - Tiết 35: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/07/2020 Ngày dạy: 08/07/2020.Lớp 6
Tiết 35- Bài 27. LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Biết được khái niện lớp vỏ sinh vật.
- Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất.
- Trình bày những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực động vật và thấy được sự cần thiết phải bảo vệ thực động trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích, trình bày, quan sát nhận xét tranh ảnh về các loài thực động vật ở các miền khí hậu khác nhau trên Trái Đất và rút ra kết luận.
3.Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường.
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II.Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh ảnh về các loài thực động vật ở các miền khí hậu khác nhau và các cảnh quan trên thế giới.
- Tranh ảnh về các hoạt động của con người có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài thực động vật.
 2. Chuẩn bị của HS: 
	- SGK. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho Hs:
	1. Các hoạt động đầu giờ: (5’)
a. kiểm tra bài cũ: (không)
*Đặt vấn đề vào bài mới: 1’
- Các sinh vật sống khắp nơi trên bề mặt Trái Đất, chúng phân bố thành các miền thực vật khác nhau, tuỳ thuộc vào các điều kiện của môi trường. Trong sự phân bố đó con người là nhân tố tác động quan trọng nhất.
2. Nội dung bài học:
Hoạt động 1: . Lớp vỏ sinh vật. 
	+ Mục tiêu: Giúp học sinh chuẩn bị các dụng cụ, đồ dùng cần thiết trong tiết học
	+ Nhiệm vụ: học sinh chuẩn bị dụng cụ theo phân công. 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: Các nhóm chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành.
	+ Tiến trình thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 1 SGK.
tb? Thế nào là lớp vỏ sinh vật?
GV:
tb? Sinh vật xuất hiện trên Trái Đất từ bao giờ?
- 300 triệu năm trước đây
tb? Hiện nay sinh vật có ở những đâu trên Trái Đất?
- Giới hạn từ tầng ôzôn đến độ sâu 4500m trong lòng đất.
GV: KL
10'
1. Lớp vỏ sinh vật. 
- Sinh vật sống trong các lớp đất đá , không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh trái đất. đó là lớp vỏ sinh vật.
HS .
Hoạt động 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật. 
	+ Mục tiêu: Giúp học sinh chuẩn bị các dụng cụ, đồ dùng cần thiết trong tiết học
	+ Nhiệm vụ: học sinh chuẩn bị dụng cụ theo phân công. 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: Hiểu nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật.
	+ Tiến trình thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H67,68,69,70.
k? Miêu tả thảm thực vật trong các ảnh chụp, tại sao thảm thực vật có sự khác nhau trong từng bức ảnh?(K)
+ H67: Thực vật phát triển rậm rạp, nhiều tầng.
+ H68: Thực vật cằn cỗi, hầu như không có.
+ H69: Thực vật là những đám cỏ hoặc rêu.
+ H70: Đồng cỏ xen lẫn với những cây to.
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc ngoài khí hậu ... hết mục a.
tb? Ngoài yếu tố khí hậu còn yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật?
- Địa hình, đất đai ...
tb? Quan sát H69, 70 SGK cho biết tên một số loài động vật ở mỗi miền? Vì sao động vật ở mỗi miền lại khác nhau?
- Đài nguyên lạnh, đồng cỏ nhiệt đới nóng.
- GV: Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn vì chúng có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
tb? Động vật còn thíc nghi với khí hậu bằng những hình thức nào khác?
tb? Kể một số loài động vật ngủ đông, di cư mà em biết?
- Chim én, Gấu ....
tb? Bằng hiểu biết thực tế hãy nêu một số ví dụ về mối quan hệ đó?
- Trâu, bò ăn cỏ, Hổ báo ăn thịt Trâu, bò ....
GV: K L – CÝ
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục 3
tb? Con người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố thực động vật?
- Con người có thể đem thực động vật từ nơi này đến nơi khác hoặc thu hẹp nơi sinh sống của chúng làm cho chúng phải di cư từ nơi này đến nơi khác....
16’
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật. 
a. Đối với thực vật.
- Thực vật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa hình, đất đai.
- Địa hình, đất đai ...
b. Động vật.
- khí hậu và thực vật.
- Ngủ đông hoặc di cư để tránh rét, tránh nóng ...
HS 
c. Mối quan hệ giữa thực vật và động vật.
- Thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực động vật.. 
	+ Mục tiêu: Giúp học sinh chuẩn bị các dụng cụ, đồ dùng cần thiết trong tiết học
	+ Nhiệm vụ: học sinh chuẩn bị dụng cụ theo phân công. 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: Hiểu Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực động vật..
	+ Tiến trình thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
tb? Cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên? 
- Bảo vệ rừng, không săn bắn.....
GV: chuẩn xác kiến thức
GV: KL
9’
3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực động vật. 
HS 
*Tích cực: Con người có thể đem thực động vật từ nơi này đến nơi khác 
*Tiêu cực: con người đã thu hẹp nơi sinh sống của chúng;Việc khai thác rừng bữa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú. làm cho chúng phải di cư từ nơi này đến nơi khác
Hoạt động 4: Đánh giá.
	+ Mục tiêu: Tường thuật lại toàn bộ tiến trình thực hành, rút kinh nghiệm giờ thực hành.
	+ Nhiệm vụ: Hs viết thu hoạch theo hướng dẫn, dọn dẹp vệ sinh.
	+ Phương thức thực hiện: HS hoạt động cá nhân.
	+ Sản phẩm: hoàn thành bài tập.
+ Tiến trình thực hiện:
? Nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố các loài thực động vật trên Trái Đất?
? Tại sao nói sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: (2’)
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_35_tiet_35_lop_vo_sinh_vat_cac_nha.doc