Giáo án Địa lý Lớp 6 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Tiến Vinh

Giáo án Địa lý Lớp 6 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Tiến Vinh

A. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Gồm các nội dung:

- Thời tiết và khí hậu

- Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí

- Sự thay đổi của nhiệt độ không khí

2. Mạch kiến thức của chủ đề

- Biết được thế nào là thời tiết, khí hậu.

- Biết cách tính nhiệt độ trung bình ngày, trung bình tháng và trung bình năm.

- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của không khí

- Giải thích được t ại sao càng xa Xích đạo, nhiệt độ không khí càng giảm.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiến thức:

- Biết được nhiệt độ của không khí; nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí.

- Nêu được sự khác nhau của thời tiết và khí hậu.

- Biết được khái niệm nhiệt độ không khí, các nguồn cung cấp nhiệt cho không khí, cách đo và tính nhiệt độ trung bình ngày tháng năm.

- Trình bày sự thay đổi t0kk theo vĩ độ, độ cao, lục địa và đại dương.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng chuyên môn

- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa)trong 1 ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh / thành phó.

- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương.

* Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Thu thập và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2, HĐ3)

- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác. (HĐ1, HĐ2)

- Làm chủ bản thân. (HĐ2, HĐ3)

3. Những năng lực có thể hướng tới.

- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề; tự học;

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình vẽ, quan sát, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

 

doc 74 trang haiyen789 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 6 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Tiến Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/01/2020 Tuần 20
Ngày dạy: 09/01/2020 Tiết 20 
Bài 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
- Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
 2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu): than, quặng đồng, đá vôi, apatit...
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua các mẫu vật, tranh ảnh hoặc trên thực địa.
3. Thái độ (giá trị)
- Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng cac loại khoáng sản một cách hợp lí và tiết kiệm.
4. Những năng lực có thể hướng tới.
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề; tự học; giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình vẽ, quan sát, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: Mẫu vật hộp quặng và khoáng sản
- Học liệu: Giáo án, Sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của HS: 
- Đọc trước nội dung bài học
- Sưu tầm tranh ảnh về các về các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc 
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Các loại khoáng sản
Nêu được khái niệm mỏ nội sinh, ngoại sinh.
Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
Quan sát và xác định được tên các mẫu khoáng vật.
Biết được những biện pháp gì để thay thế các tài nguyên khoáng sản
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
* Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) 
(1) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết khái niệm liên quan đến chủ đề.
(2) Kĩ thuật dạy học: Động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm lớp.
(4) Phương tiện dạy học: Tranh ảnh minh họa 
(5) Sản phẩm: HS Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
Nội dung hoạt động 1:
Hoạt động của GV
Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi: hãy kể một số khoáng sản mà em biết? Khoáng sản có vai trò như thế nào?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 2: Trao đổi thảo luận 
GV: Theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận. 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về các loại khoáng sản 
(1) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm khoáng sản; Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết giảng tích cực; 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: theo lớp; theo nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Mẫu khoáng sản 
(5) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập
Nội dung của hoạt động 2: 
Hoạt động của GV - HS
Hộp kiến thức
Bước 1: GV cho HS quan sát các mẫu khoáng sản.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Khoáng vật và đá có ở đâu?
+ Khoáng sản là gì? Cho ví dụ?
+ Mỏ khoáng sản là gì?
+ Dựa vào công dụng, khoáng sản chia thành những loại nào? Cho ví dụ?
*Tích hợp GD BVMT
- Khoáng sản có giá trị như thế nào, được hình thành trong thời gian bao lâu và có thể phục hồi không?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: HS từng cá nhân báo cáo
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS dác cá nhân khác bổ sung, nhận xét 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
1. Các loại khoáng sản
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
- Dựa theo tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành 3 nhóm: 
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại : Sắt, mangan, đồng, chì, kẽm. . .
+ Khoáng sản phi kim loại : muối mỏ, A-pa-tit, đá vôi...
- Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh 
(1) Mục tiêu: Biết được thế nào là mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại giợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: theo lớp; theo cặp bàn
(4) Phương tiện dạy học: Bản đồ khoáng sản Việt Nam
(5) Sản phẩm: Học sinh biết được nguồn gốc hình thành các mỏ khoáng sản
Nội dung của hoạt động 3: 
Hoạt động của GV - HS
Hộp kiến thức
Bước 1: GV cho HS tìm trên bản đồ khoáng sản Việt Nam. Trả lời các câu hỏi: 
+ Nơi nào có quặng sắt, thiếc? Công dụng?
+ Ở nước ta nơi nào có nhiều than dầu? Công dụng?
- Thế nào gọi là mỏ nội sinh và ngoại sinh? Cho ví dụ?
+ Thời gian hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh?
MR: 90% mỏ quặng sắt hình thành cách đây 500-600 triệu năm. Mỏ than: 230-280 triệu năm..
*Tích hợp GD BVMT
+ Ta cần khai thác và sử dụng khoáng sản ntn? 
+ Vì sao phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm khoáng sản?
Tích hợp kiến thức GDCD: Giáo dục HS ý thức Sử dụng “tiết kiệm” nguồn tài nguyên khoáng sản bằng những việc làm cụ thể.
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: HS từng cá nhân báo cáo
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS dác cá nhân khác bổ sung, nhận xét 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
- Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực.(đồng, chì, kẽm, vàng ).
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực. (than, dầu)
- Cần khai thác sử dụng hợp lý các khoáng sản. 
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4. Luyện tập 
(1) Mục tiêu: Xác định được tên các mẫu khoáng vật và sự phân bố một số mỏ khoáng sản 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết giảng tích cực
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cặp bàn
(4) Phương tiện dạy học: Mẩu khoáng sản
(5) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nội dung của hoạt động 4: 
Hoạt động của GV - HS
Bước 1: GV cho HS quan sát một số mẫu khoáng sản. Chuyển giao nhiệm vụ:
- Xác định tên các mẫu khoáng vật được quan sát.
- Xác định trên bản đồ Việt Nam các mỏ khoáng sản: Sắt, Than, Dầu mỏ, 
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 2: Trao đổi thảo luận 
GV: Theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận. 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 5. Mở rộng kiến thức 
(1) Mục tiêu: Biết được những biện pháp gì để thay thế các tài nguyên khoáng sản
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm; 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Bản đồ khoáng sản Việt Nam
(5) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nội dung của hoạt động 5: 
Hoạt động của GV - HS
Bước 1: GV cho các nhóm thảo luận và trình bày một nội dung sau:
- Con người đã có những biện pháp gì để thay thế các tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt?
- Địa phương em có những mỏ khoáng sản nào? Thuộc mỏ khoáng sản nội sinh hay ngoại sinh?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 2: Trao đổi thảo luận 
GV: Theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận. 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học bài, tìm hiểu sự phân bố các mỏ khoáng sản trên bản đồ Việt Nam
F. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP 
Câu hỏi 1: Quan sát các mẫu khoáng sản. Xác định tên các mẫu khoáng vật được quan sát.
Câu hỏi 2: Kể tên và nêu công dụng của khoáng sản nhiên liệu?
Câu hỏi 3: Thế nào là mỏ khoáng sản nội sinh, mỏ khoáng sản ngoại sinh?
Câu hỏi 4: Con người đã có những biện pháp gì để thay thế các tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt?
Ngày soạn: 13/01/2020	 Tuần 21 
Ngày dạy: 16/01/2020 Tiết 21 
Bài 16: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm đường đồng mức; cũng cố kiến thức về phương hướng trên bản đồ, cách tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng chuyên môn 
- Xác định phương hướng trên bản đồ.
- Xác định độ cao của các địa điểm dựa vào đường đồng mức.
- Tính được khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
- Biết đọc và sử dụng các bản đồ ty lệ lớn có các đường đồng mức.
* Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Phản hồi / lắng nghe tích cực, hợp tác, giao tiếp (HĐ2)
- Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, so sánh, phán đoán (HĐ1, HĐ2)
3. Những năng lực có thể hướng tới.
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề; tự học; tư duy; giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng và phân tích tranh ảnh...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: Hình vẽ SGK phóng to
- Học liệu: Giáo án, Sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của HS: 
- Đọc trước nội dung bài học
- Sưu tầm tranh ảnh về các về các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc 
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Đường đồng mức tác dụng của đường đồng mức.
Đọc được bản đồ địa hình lớn.
Biết được bản đồ địa hình về đường đồng múc
Đọc được bản đồ địa hình lớn.
Giải thích được mối quan hệ giữa các đường đồng mức với độ dốc của sườn.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
* Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi: Hãy cho biết thế nào khoáng sản và mỏ khoáng sản? 
Đáp án: Những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng gọi là khoáng sản. 
 - Những nơi tập trung khoáng sản thì gọi là mỏ khoáng sản.
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) 
(1) Mục tiêu: Biết được khái niệm về đường đồng mức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp/ cặp bàn
(4) Phương tiện dạy học: Bảng chính
(5) Sản phẩm: HS biết được khái niệm về đường đồng mức
Nội dung của hoạt động 1: 
Hoạt động của GV - HS
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Các em đã từng biết và đọc bản đồ địa lí tự nhiên, em hãy kể tên những bản đồ thể hiện các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, động thực vật...)
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Trao đổi thảo luận 
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận. 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG 2. Đường đồng mức tác dụng của đường đồng mức. 
(1) Mục tiêu: Nêu được khái niệm đường đồng mức; 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm nhỏ
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: theo nhóm/cặp bàn
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh trong SGK 
(5) Sản phẩm: Học sinh nêu được khái niệm đường đồng mức; 
Nội dung của hoạt động 2: 
Hoạt động của GV - HS
Hộp kiến thức
Bước 1: GV Giới thiệu về nội dung của các hình trong SGK và chuyển giao nhiệm vụ: 
- Đường đồng mức là đường như thế nào?
- Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: HS từng cá nhân báo cáo
GV: Theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS Các cá nhân khác bổ sung, nhận xét 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
1. Đường đồng mức tác dụng của đường đồng mức.
- Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao. 
- Dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết độ cao tuyệt đối của các điểm trên bẳ đồ và đặc điểm hình dạng của địa hình. 
+ Các đường đồng mức càng gần nhau địa hình càng dốc. 
+ Các đường đồng mức càng xa nhau địa hình càng thoải. 
HOẠT ĐỘNG 3. Xác định đặc điểm địa hình.
(1) Mục tiêu: Cũng cố kiến thức về phương hướng trên bản đồ, cách tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận cặp bàn
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: theo lớp; theo cặp bàn
(4) Phương tiện dạy học: Hình 44 SGK
(5) Sản phẩm: HS tính được khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
Nội dung của hoạt động 3: 
Hoạt động của GV - HS
Hộp kiến thức
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi SGK.
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Trao đổi thảo luận 
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận. 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
2. Xác định đặc điểm địa hình.
- Hướng từ đỉnh A1 đến A2 là hướng từ Tây sang Đông.
- Sự chênh lệch độ cao 2 đường đồng mức: 100m.
- Độ cao của các đỉnh:
 + A1: 900m; A2: > 600m. 
 + B1: 500m; B2: 650m; B3: 550m.
- Đỉnh A1 cách A2: 7,7cm khoảng cách thực tế: 7,7 km.
- Sườn Tây dốc hơn sườn Đông. Vì các đường đồng mức phía Tây năm dày và sát nhau hơn sườn phía Đông. 
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4. Luyện tập 
(1) Mục tiêu: Xác định được độ cao và phương hướng trên bản đồ.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhỏm 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bản đồ
(5) Sản phẩm: HS Xác định được độ cao và phương hướng trên bản đồ.
Nội dung của hoạt động 4: 
Hoạt động của GV - HS
Bước 1: GV Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trình bày một nội dung sau:
- Xác định độ cao của các đỉnh núi A1, và A2
- Xác định hướng từ đỉnh núi A1, đến đỉnh A2
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Trao đổi thảo luận 
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận. 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 5. Mở rộng kiến thức 
(1) Mục tiêu: Xác định được độ cao của các địa điểm trên bản đồ.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm; 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Bản đồ
(5) Sản phẩm: HS Xác định được độ cao của các địa điểm trên bản đồ.
Nội dung của hoạt động 5: 
Hoạt động của GV - HS
Bước 1: GV Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trình bày một nội dung sau:
a) Sự chênh lệch về độ cao giữa 2 đường đồng mức trên lược đồ.
b) Độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3.
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Trao đổi thảo luận 
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận. 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
+ Những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm? Hậu quả? 
+ Như thế nào là tầng Ôzôn? Hậu quả của việc thủng tầng Ôzôn và hiệu ứng nhà kính?
F. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP 
Câu hỏi 1: Sự chênh lệch về độ cao giữa 2 đường đồng mức trên lược đồ.
Câu hỏi 2: Độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3.
Câu hỏi 3: Hãy cho biết độ dốc của sườn phía đông và sườn phía tây núi A1 khác nhau như thế nào? Vì sao?
Câu hỏi 4: Dựa vào hình vẽ SGK , Hãy cho biết mối quan hệ giữa các đường đồng mức với độ dốc của sườn?
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Ngày soạn: 03/02/2020	 Tuần 22
 Ngày dạy: 06/02/2020 Tiết 22
Bài 17: LỚP VỎ KHÍ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Biết được các thành phần của khí quyển, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí; biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
- Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí.
- Biết vai trò của lớp vỏ khí nói chung, của lớp ôzôn nói riêng đối với cuộc sống của mọi sinh vật trên Trái đất.
- Biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôzôn.
2. Kĩ năng:
- Tính được sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao
- Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh và trong thực tế.
3. Thái độ (hành vi):
- Có ý thức bảo vệ bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất.
4. Những năng lực có thể hướng tới.
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề; tự học; giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, quan sát tranh ảnh, .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: Tranh vẽ H45; H46 sgk phóng to; tranh ảnh minh họa.
- Học liệu: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
+ Hình thức: Nhóm lớp
+ Nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức SGK, tranh ảnh, vốn hiểu biết, hoàn thành bảng kiến thức sau:
Tên tầng
Độ cao
Đặc điểm
Vai trò
Đối lưu
Bình lưu
Tầng cao
2. Chuẩn bị của HS: 
- Đọc trước nội dung bài học
- Bảng phụ; sách giáo khoa
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Lớp võ khí
Biết được các thành phần của không khí; biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
Nêu được tính chất của các khối khí
Tính được sự thay đổi nhiệt độ không khí theo chiều cao
Nêu được một số biện pháp để bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
* Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) 
(1) Mục tiêu: biết được vai trò của lớp vỏ khí trong đời sống của con người 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp/ cặp bàn
(4) Phương tiện dạy học: Bảng chính/một số tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên
(5) Sản phẩm: HS biết được vai trò của lớp vỏ khí trong đời sống của con người và các sinh trên Trái Đất. 
Nội dung của hoạt động 1: 
Hoạt động của GV - HS
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức thực tế, cho biết: chúng ta thường thấy những hiện tượng gì khi quan sát bầu trời? Nguyên nhân chính sinh ra các hiện tượng đó là gì?
- Không khí có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống của con người?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Trao đổi thảo luận 
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận. 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu các thành phần không khí
(1) Mục tiêu: Biết được các thành phần của khí quyển, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí; biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: theo lớp
(4) Phương tiện dạy học: biểu đồ H45- SGK phóng to
(5) Sản phẩm: Học sinh biết được các thành phần của khí quyển, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí.
Nội dung của hoạt động 2: 
Hoạt động của GV - HS
Hộp kiến thức
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ H45, trả lời các câu hỏi:
- Cho biết thành phần của không khí? 
- Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Thành phần nào của không khí là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng ?
- Nếu trong không khí không có hơi nước thì có xảy ra các hiện tượng đó không?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: HS từng cá nhân báo cáo
GV: Theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS Các cá nhân khác bổ sung, nhận xét 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện của HS
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
1. Thành phần của không khí
- Thành phần của không khí bao gồm khí Nitơ (chiếm 78%), khí Oxi (chiếm 21%), hơi nước và các khí khác (chiếm 1%).
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ bé, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa...
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu về cấu tạo của lớp vỏ khí
(1) Mục tiêu: Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm/ đàm thoại gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: theo nhóm
(4) Phương tiện dạy học: H46 SGK phóng to; bảng phụ
(5) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1
Nội dung của hoạt động 3: 
Hoạt động của GV - HS
Hộp kiến thức
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát H46, trả lời các câu hỏi:
- Lớp vỏ khí gồm mấy tầng? Đó là những tầng nào?
- Cho biết độ cao của mỗi tầng?
- HS hoàn thành phiếu học tập số 1:
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển)
Tên tầng
Độ cao
Đặc điểm
Vai trò
Đối lưu
0 -> 16 km
- Chiếm 90% không khí 
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng .
- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao. Trung bình, cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi 0,60C
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng. 
Ảnh hưởng lớn tới đến đời sống các loài sinh vật trên Trái Đất 
Bình lưu
16 ->80 km
- Có lớp Ô Zôn
- Nhiệt độ tăng theo độ cao.
- Không khí chuyển động theo chiều ngang.
Ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
Tầng cao
80 km trở lên 
- Không khí cực loãng
- Có các hiện tượng sao băng, cực quang.
Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người 
- Trả lời thêm các câu hỏi:
*Tích hợp GD BVMT
+ Nguyên nhân nào cỏ thể làm thủng tầng ôzôn? Tầng ôzôn bị thủng có thể gây ra hậu quả gì?
+ Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ bị thủng tầng ôzôn, con người phải làm gì? 
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Trao đổi thảo luận 
GV: Theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận. 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu về các khối khí
(1) Mục tiêu: Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: theo lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng phụ
(5) Sản phẩm: Học sinh biết được tên các khối, nguồn gốc hình thành và sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí.
Nội dung của hoạt động 3: 
Hoạt động của GV - HS
Hộp kiến thức
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- Cho biết nguyên nhân hình thành các khối khí khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm?
- Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia ra những khối khí nào? 
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc người ta chia ra những khối khí nào? 
+ Dựa vào bảng các khối khí, cho biết:
- Khối khí nóng và khối khí lạnh được hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại?
- Khối khí hải dương và khối khí lục địa được hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại?
- Các khối khí gây ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết và khí hậu ở những nơi chúng di chuyển qua?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: HS từng cá nhân báo cáo
GV: Theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS Các cá nhân khác bổ sung, nhận xét 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện của HS
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
3. Các khối khí
- Các khối khí nóng hình thành trên các vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Các khối khí lạnh hình thành trên các vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Các khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. 
C. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4. Luyện tập 
(1) Mục tiêu: Tính được sự thay đổi nhiệt độ không khí theo chiều cao trong tầng đối lưu
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở/ thuyết giảng tích cực
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/cạp bàn
(4) Phương tiện dạy học: Hình vẽ
(5) Sản phẩm: Tính được nhiệt độ không khí theo chiều cao trong tầng đối lưu
Nội dung của hoạt động 4: 
Hoạt động của GV - HS
Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và tính nhiệt độ không khí ở đỉnh núi (Điểm B)
 B: ? 0C 
 1000m 
 A: 250C
GV: Theo dõi, hướng dẫn HS cách tính nhiệt độ không khí theo chiều cao.
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Trao đổi thảo luận 
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận. 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 5. Mở rộng kiến thức 
(1) Mục tiêu: Biết được nguyên nhân gây ô nhiểm không khí và những biện pháp bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở/Thảo luận nhóm nhỏ.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/cặp bàn
(4) Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về ô nhiểm không khí
(5) Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ học tập
Nội dung của hoạt động 5: 
Hoạt động của GV - HS
Bước 1: GV: Quan sát một số hình ảnh về ô nhiểm không khí:
- Cho biết những nguyên nhân gây ô nhiểm không khí?
- Không khí ô nhiểm ảnh hưởng như thế nào đến xản xuất và đời sống của con người?
- Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bầu khí quyển của Trái đất?
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 2: Trao đổi thảo luận 
GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận. 
GV: Ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học bày, quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra trong lớp vỏ khí.
- Xem các thông tin trong các bản tin dự báo thời tiết của nước ta đêm nay và ngày mai.
F. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP 
Câu hỏi 1: Hãy nêu các thành phần của không khí và vai trò của hơi nước trong không khí.
Câu hỏi 2: Một đỉnh núi cao 1500m, ở chân núi người ta đo được nhiệt độ là 300C. Hỏi ở trên đỉnh núi người ta đo được nhiệt độ là bao nhiêu?
Câu hỏi 3: Nêu được một số biện pháp để bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất
Câu hỏi 4: Nêu tính chất của khí hải dương và khối khí lục địa?

 Tuần 23	 Ngày soạn: 31/01/2020	
 Tiết 23 	 Ngày dạy: 03/02/2020
Bài 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU
VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
A. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Gồm các nội dung:
- Thời tiết và khí hậu
- Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
- Sự thay đổi của nhiệt độ không khí
2. Mạch kiến thức của chủ đề
- Biết được thế nào là thời tiết, khí hậu.
- Biết cách tính nhiệt độ trung bình ngày, trung bình tháng và trung bình năm.
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của không khí
- Giải thích được t ại sao càng xa Xích đạo, nhiệt độ không khí càng giảm.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được nhiệt độ của không khí; nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí. 
- Nêu được sự khác nhau của thời tiết và khí hậu.
- Biết được khái niệm nhiệt độ không khí, các nguồn cung cấp nhiệt cho không khí, cách đo và tính nhiệt độ trung bình ngày tháng năm.
- Trình bày sự thay đổi t0kk theo vĩ độ, độ cao, lục địa và đại dương.
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng chuyên môn 
- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa)trong 1 ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh / thành phó.
- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương.
* Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Thu thập và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2, HĐ3)
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác. (HĐ1, HĐ2)
- Làm chủ bản thân. (HĐ2, HĐ3)
3. Những năng lực có thể hướng tới.
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề; tự học; 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình vẽ, quan sát, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: Các hình vẽ trong SGK phóng to.
- Học liệu: Giáo án, Sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của HS: 
- Đọc trước nội dung bài học 
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng 
MĐ3
Vận dụng cao
MĐ4
1. Thời tiết và khí hậu
Biết được thế nào là thời tiết, khí hậu.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
Biết cách tính nhiệt độ trung bình ngày, trung bình tháng và trung bình năm.
3. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí
Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
Giải thích được tại sao càng xa Xích đạo, nhiệt độ không khí càng giảm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
* Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) 
(1) Mục tiêu: Biết được vai trò của thời tiết, khí hậu 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_6_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_202.doc