Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 1+2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 1+2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hoa

 BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH DÒNG HỌ (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS

- Nêu được một số truyền thống gia đình, dòng họ và giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,.sgv, tranh ảnh thơ truyện, ca dao, tục ngữ, âm nhạc ( bài hát Lá cờ- sáng tác: Tạ Quang Thằng), những ví dụ thực tế gắn với chủ đề:” Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ”

2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6

 

docx 38 trang Dương Tử Quỳnh 02/06/2022 1470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 1+2 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/9/2021
Ngày dạy: 10/9/2021
 BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH DÒNG HỌ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
- Nêu được một số truyền thống gia đình, dòng họ và giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...sgv, tranh ảnh thơ truyện, ca dao, tục ngữ, âm nhạc ( bài hát Lá cờ- sáng tác: Tạ Quang Thằng), những ví dụ thực tế gắn với chủ đề:” Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ”
2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hững thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung: HS xem video và hát theo yêu cầu
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV mở video bài hát Lá cờ cho HS nghe, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam? Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó
- HS xem video và tìm hiểu về những truyền thống của gia đình VN, GV nhận xét, đánh giá.
- GV đặt vấn đề: Yêu thương quan tâm, chăm sóc lẫn nhau là một trong một những truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam àm mỗi chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. Việt Nam ta tự hào với những truyền thống gia đình nề nếp truyền từ đời này sang đời khác. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của đất nước ta
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
Hoạt động 1: Tìm hiểu các truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: HS nêu được các truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: HS đọc, tìm hiểu thông tin về dòng họ Đặng ở Sơn La và những truyền thống gia đình mà em biết
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho HS đọc thông tin về dòng họ Đặng ở Sơn La
Chia nhóm để HS thảo luận các câu hỏi:
a. Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em có suy nghĩa gì về truyền thống ấy?
b. Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV rút ra kết luận về truyền thống gia đình dòng họ:
+ Truyền thống gia đình dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình dòng học được lưu truyền từ đời này sang đời khác
+ Gia đình, dòng họ ở VN có một số truyền thống tiêu biểu như: yêu nước, yêu thương con người, hiếu học, cần cù lao động, các nghề truyền thống, được lưu giữ, tiếp nỗi và phát huy qua nhiều thế hệ
1. Truyền thống gia đình, dòng họ
a. Truyền thống dòng họ Đặng: hiếu học, truyền thống yêu quê hương, đất nước
=> Em thấy ngưỡng mộ, đáng học tập
- Các truyền thống gia đình, dòng họ như:
+ Truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng,..
+ Truyền thống yêu thương con người,
+ Truyền thống cần cù lao động, nghề truyền thống, 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành nhiệm vụ:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ.
b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS: Hoạt động theo nhóm đôi, đọc và bàn luận về các tình huống
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động
Đồng tình với (a) (b ) - không đồng tình với ý kiến ( c). 
=> Vì đã gọi là truyền thống thì dù gia đình nghèo hay giàu gì thì vẫn được gọi là truyền thống.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS trả lời nhanh: Những bức tranh nào dưới đây thể hiện truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam ? Đánh dấu X vào ô trước bức tranh đó ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ (P2)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH DÒNG HỌ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
Hiểu được về những truyền thống gia đình, dòng họ
Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, hiểu được ý nghĩa của truyền thống gia đình dòng họ
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGV, tranh ảnh, truyện, thơm ca dao, tục ngữ, thành ngữ, âm nhạc, máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,...( nếu có điều kiện)
2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: Tổ chức hs chơi trò chơi, khơi gợi hứng thú học tập
c. Sản phẩm: HS chơi trò chơi, trả lời được câu hỏi của GV
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS thực hiện chơi trò chơi “ Bàn tay kì diệu”
GV nêu một hành động, việc làm thể hiện sự yêu thương, chắm óc của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà ( ví dụ: bàn tay lấy nước cho ông, bàn tay mẹ ru con ngủ, )
HS cả lớp làm động tác để mô tả hành động đó
Sau khi chơi xong, GV đặt câu hỏi: Em cảm thấy thế nào khi được người thân quan tâm, yêu thương chăm sóc hay khi em quan tâm tâm, chăm sóc người thân?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: HS đọc tình huống và trả lời được câu hỏi
c. Sản phẩm: HS hoạt động nhóm, thảo luận câu hỏi đưa ra ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG GV HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một trường hợp trong SGV ( ½ lớp sẽ thảo luận và trả lời câu hỏi ở trường hợp 1, ½ lớp còn lại thảo luận và trả lời câu hỏi trường hợp 2) 
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: 
a. Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?
b. Việc duy trì nền nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam?
c. Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thảo luận theo nhóm để, đọc 2 trường hợp và trả lời câu hỏi
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe, nhận xé, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tiếp nhận câu trả lời, tổng hợp ý kiến của HS và kết luận về ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ: Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và súc mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc của Việt Nam
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: 
+ Ý thức được về giá trị bản thân, tự hào về gia đình, dòng học của mình
+ Tạo nền tảng và động lực phấn đấu
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia đình Nam một cuộc sống luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. Các thành viên trong gia đình được sống trong môi trường yêu thương, có văn hóa, 
c) Ý nghĩa đối của truyền thống gia đình, dòng họ đối với mỗi cá nhân gia đình, xã hội như : 
+ Phát triển lòng tự tôn cá nhân, tự tin, tự hào về gia đình
+ Nâng đỡ, tạo sức mạnh vượt qua khó khăn
+ Nuôi dưỡng và phát triển tình yêu thương, lối sống văn hóa
+ Có ý nghĩa tích cực, quan trọng với gia đình và xã hội
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức đã học
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
Chia HS thành các nhóm, GV đưa ra phiếu học tâp để HS hoàn thành:
PHIẾU HỌC TẬP 1
Ý kiến
Tán thành
Không tán thành
a. Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng ý
b. Điệu múa hát, tinh thần hiếu học, nghề truyền thống, . được truyền từ đới này sang đời khác là những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
c. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần xóa bỏ
d. Gữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống
e. Con cái phải theo nghề nghiệp của bố mẹ mới là giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:
- HS hãy tự nhận xét việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của bản thân. Em đã học hỏi được điều gì từ những truyền thống của gia đình, dòng họ ấy?
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Phiếu học tập 1
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
Trên đây là bài mẫu giáo án Công dân 6 sách Kết nối tri thức
Thày cô liên hệ 0969.325896 (có zalo) để được tư vấn tải bộ giáo án
Có đủ năm giáo án cho cả 3 bộ sách: 
CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thày cô xem trước đủ năm tại website: tailieugiaovien.edu.vn
Còn nhiều mẫu giáo án của các môn học khác từ lớp 1 - 12 trên website
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
HS hoan thành bài tập trong sbt 
Chuẩn bị cho bài học tiếp theo: Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình (P3)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH DÒNG HỌ (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này:
HS học được cách giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, biết them nhiều cách để giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng việc làm cụ thể
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh thơ truyện, ca dao, tục ngữ, âm nhạc ( bài hát Lá cờ- sáng tác: Tạ Quang Thằng), những ví dụ thực tế gắn với chủ đề:” Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ”
2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: Tổ chức hs chơi trò chơi, khơi gợi hứng thú học tập
c. Sản phẩm: HS chơi trò chơi, trả lời được câu hỏi của GV
d. Tổ chức thực hiện:
GV dẫn dắt, nhắc lại kiến thức:
Yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dingf họ Việt nam àm chúng ta cần phải giữ gìn phát huy. Ở bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu về những truyền thống của gia đình, dòng họ, hiểu được ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp đó thì đến với bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu để biết thêm về cách giữ gìn, phát huy bằng những hành động, việc làm sao cho phù hợp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc cần làm để giữu gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: HS đọc tình huống và trả lời được câu hỏi
c. Sản phẩm: HS hoạt động nhóm, thảo luận câu hỏi đưa ra ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về một trường hợp trong sgk ( ½ lớp sẽ thảo luận và trả lời câu hỏi ở trường hợp 1, ½ lớp còn lại thảo luận và trả lời câu hỏi ở trường hợp 2)
HS thảo luận cặp đôi trả lời theo câu hỏi: 
a. Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?
b. Em có uy nghĩ gì về mong muốn của bạn An
c. Từ việc làm của gia đình bạn Linh và bạn An theo em mỗi người cần làm gì để giữu gìn và phát huy truyền thông gia đình, dòng họ?
GV yêu cầu từng nhóm liệt kê những hành động cụ thể, thiết thwucj mà mỗi HS có thể làm được để giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
=> Kết thúc hoạt động: GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ, những biệc cần làm để giữu gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung ở trong SGK
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình,các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tổng hợp các kiến thức và kết luận: Mỗi người cần tìm hiểu thêm về truyền thống gia đình dòng họ mình, từ đó có những việc làm phù hợp để phát huy những truyền thống đó
3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
a. Bạn Linh đã phát huy truyền thống gia đình kính trên nhường dưới, yêu thương ông bà, giữu gìn văn hóa truyền thống của dân tộc bằng hành động cùng gia đình sum họp, sưu tầm lời chúc ý nghĩa để chúc mừng ông bà, nboos mẹ và những người thân. Những việc làm của Linh giúp cho người thân hạnh phúc và tự hào
b. Bạn An đã phát huy truyefn thống của gia đình bằng cách tiếp tục học tập, chăm chỉ luyện đàn bầu và mong muốn giới thiệu nhạc cụ truyền thống của Việt Nam với thế giới
c. Những việc nên làm để gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ như:
Tìm hiểu về truyền thống gia đình mình qua việc hỏi han, trò chuyện với ông bà, bố mẹ
Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình bằng các việc làm cụ thể, phù hợp với độ tuổi như: chăm học, chăm làm, yêu thương bạn bè và thầy cô, kính trọng người lớn tuổi
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức, thực hành xử lí tính huống cụ thể
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 2, xử lí tình huống
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu một tình huống, phân chia nhân vật để sắm vai xử lí các tính huống
Các nhóm thảo luận đưa ra cách xuer lí tình huống và phân công sắm vai
Lần lượt từng nhóm lên sắm vai, các nhóm khác chú ý lắng nghe và nhận xét phần xử lí tình huống của nhóm bạn
GV khen ngợi các nhóm có cách xử lí đúng, chỉnh sửa những cách xử lí chưa đúng
Gợi ý trả lời
Tình huống 1
Tình huống 2
Tình huống 3
Ngưỡng mộ các anh chụ, mong muốn được như các anh chị
Suy nghĩ và dự tính về trường đại học mình muốn học
Lập kế hoạch học tập sử dụng và quản lí thời gian, dành nhiều thời gian hơn để học tập, tham gia các lớp học thêm, lập nhóm bạn cùng học, đọc thêm sách tham khảo, thậm chí cí thể có kế hoạch tiết kiệm tiền để mua sách
Tự hào về bố mẹ
Thêm yêu thương và kính trọng bố mẹ, trân trọng nghề truyền thống gia đình
Tìm hiểu thêm về mẫu mà đồ chơi trung thu, dành nhiều thời gian phụ giúp bố mẹ
Chọn theo nghề truyền thống gia đình hay không là quyết định cá nhân. Điều quan trọng là em vẫn tôn trọng và tự hào về nghề truyền thống của gia đình mình, đồng thời trân trọng và dành thời gian phụ giúp công việc của bố mẹ
Đồng ý. Vì tiếp nối truyền thống của gia đình không chỉ là tiếp nối nghè nghiệp, công việc được truyền từ đời cha ông mà quan trọng là tiếp nối các giá trị của gia đình như: yêu nước, cần cù lao động, yêu thương con người, 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vào thực tiến cuộc sống
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu SGK
Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu sau:
Tên truyền thống
Cách giữ gìn và phát huy
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Qua hỏi - đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá:
+ Hoàn thành tốt: Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ và giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, đòng họ. Hiểu và tự hào về truyền thống gia đình, đòng họ của mình. Đánh giá được hành vi phù hợp và chưa phù hợp với việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, đòng họ. Có hành động và kế hoạch cụ thể để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
+ Hoàn thành: Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ; giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ nhưng chưa đầy đủ. Hiểu và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ của mình. Đánh giá được hành vi phù hợp và chưa phù hợp với việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ, tuy nhiên vẫn còn một số chỗ cần diều chỉnh. Có hành động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ nhưng chưa thường xuyên.
+ Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu theo mục tiêu của bài học.
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
Trên đây là bài mẫu giáo án Công dân 6 sách Kết nối tri thức
Thày cô liên hệ 0969.325896 (có zalo) để được tư vấn tải bộ giáo án
Có đủ năm giáo án cho cả 3 bộ sách: 
CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thày cô xem trước đủ năm tại website: tailieugiaovien.edu.vn
Còn nhiều mẫu giáo án của các môn học khác từ lớp 1 - 12 trên website
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 2: Yêu thương con người ( P1)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 BÀI 2: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này:
HS nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương
Thực hiện được những việc làm thể hiện được tình yêu thương con người
Phê phán những biểu hiến ai trái với tình yêu thương của con người
2. Năng lực GT-HT, CQVĐ
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu, tham gia các hoạt động xã hội
3. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp, tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao tục ngữ, những ví dụ thực tế gắn với bài” Yêu thương con người”
2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hững thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh chia sẻ cùng miền Trung và trả lời câu hỏi:
a. Hình ảnh gợi em nhớ tới sự việc nào xảy ra ở nước ta?
b. Trước sự việc đó, nhà nước và nhân dân ta đã có những hành động gì?
c. Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình trước những hành động đó
GV mời HS trả lời và dẫn dắt vào bài: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và pháp huy. Vì vậy các em cần có hiểu biết về tình yêu thương và thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là yêu thương con người 
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm yêu thương con người
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin bằng cách mời một HS đọc to, rõ ràng thông tin cả lớp lắng nghe. Sau khi HS đọc thông tin, GV yêu cầu HS chia sẻ những suy nghĩ của mình về ước nguyện của bé Hải An và gia đình bé đã hiến tặng giác mạc để trao ánh sáng cho người khác với mục đích cứu người, làm việc thiện
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm hôi hỏi về tình yêu thương có liên quan tới thực tế cuộc sống: Tình yêu thương con người là gì?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Gv mời đại diện một vài HS lên trả lời. HS khác nghe nhận xét
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nghe ý kiến của HS và chốt kiến thức
1. Thế nào là yêu thương con người?
- Ước nguyện của bé Hải An là được hiến tặng giác mạc của mình để đem lại ảnh sáng cho người khác. 
=> Ước nguyện đó thật cao cả, lớn lao và việc làm đó viết nên câu chuyện đẹp về lòng nhân ái, biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác để sự sống mãi tiếp nối, trường tồn. Việc làm đó đã làm lay động, thức tỉnh hàng triệu trải tim con người Việt Nam. Câu chuyện là minh chứng cao đẹp về tình yêu thương con ngườ
=> Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của tình yêu thương con người
a. Mục tiêu: HS nhận biết được các biểu hiện của tình yêu thương con người
b. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
NV1: Thảo luận hoàn thành PHT1:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Biểu hiện của tình yêu thương con người được thể hiện qua lời nói, việc làm, thái độ như thế nào?
Mỗi nhóm liệt kê những biểu hiện của tình yêu thương con người vào giấy A3 theo bảng mẫu của SGK
Hình thức
Biểu hiện
Lời nói
Việc làm
Thái độ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình. Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến nếu nhóm bạn liệt kê còn thiếu
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV cùng HS tổng hợp ý kiến
2. Biểu hiện của tình yêu thương con người
+ Biểu hiện của tình yêu thương con người thể hiện ở sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lần nhau, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa, khi cần thiết có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác
PHT 1:
Hình thức
Biểu hiện
Lời nói
- Không sao đâu, mọi chuyện sẽ qua thôi, mình luôn bên bạn
- Hãy để mình giúp bạn một tay nhé!
- Cháu có thể giúp gì được cho bác không ạ?
 .
Việc làm
- Giúp đỡ người nghèo
- Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn
- Giúp đỡ người già neo đơn, mẹ việt nam anh hùng
 .
Thái độ
Quan tâm
Cảm thông
Lo lắng và đồng cảm
Chia sẻ
NV2: Quan sát tranh và hoàn thành PHT2:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV tiếp tục cho HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận teho nhóm để trả lời câu hỏi:
Tình yêu thương con người được biểu hiện trong các mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội như thế nào? Hãy nêu ví dụ minh họa, hoàn thành PHT2:
Mối quan hệ
Biểu hiện của tình yêu thương
Ví dụ minh họa
Ở gia đình
Ở nhà trường
Ở xã hội
- Đối với hoạt động này GV có thể hướng dẫn mối nhóm thảo luận về một biểu hiện của yêu thương con người ( ở gia đình, nhà trường và xã hội)
GV tiếp tục cho HS làm việc cá nhân kể vẽ những biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống và phân tích thêm để giúp HS hiểu được lòng yêu thương con người khác với lòng thương hại; trái với yêu thương là gì và hậu quả của nó
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS hoạt động nhóm và tổng hợp ý kiến để hoàn thành yêu cầu GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ lết quả của nhóm mình, Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến ( nếu cần)
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV cùng HS tổng hợp các ý kiến
+ Lòng yêu thương con người xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng và giúp nâng cao giá trị con người. 
Ví dụ: khi bạn gặp khó khăn, ta sẵn sàng giúp đỡ và không mong chờ bạn trả ơn cho mình. Nếu sự giúp đỡ xuất phát từ động cơ vụ lợi cá nhân, không chân thành thì sẽ làm tổn thương người khác và hạ thấp giá trị con người.
+ Trái với yêu thương là thù hận, mâu thuần, cảm ghét nhau. Hậu quả sẽ đưa đến kết cục không tốt đẹp, con người không thể sống thanh thản được.
PHT 2:
Mối quan hệ
Biểu hiện của tình yêu thương
Ví dụ minh họa
Ở gia đình
Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình
Động viên, giúp đỡ khi gặp khó khăn, 
- Bố mẹ, con cháu chăm sóc ông bà khi ốm
- Giúp em nhỏ học bài
- Bố mẹ động viên các con cố gắng học tập và rèn luyện
- Các con biết kính trọng, yêu thương chia sẻ việc nhà với ông bà, cha mẹ 
Ở nhà trường
Các bạn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện
Thầy cô động viên, diu dắt, dạy bảo các em HS 
HS biết ơn kính trọng thầy cô
- Ủng hộ các bạn có hoàn cảnh kjos khăn trong lớp
- Giúp đỡ các bạn khuyết tật trong lớp, trong trường
- Thầy cô hỗ trợ, dạy các em thành HS chăm ngoan, học giỏi
 .
Ở xã hội
- Mọi người yêu thương, cảm thông, chia sẻ với nhau
- Cùng nhau giúp đỡ người dân ở các vùng miền khó khăn
- Chung tay ủng hộ đồng bào lũ lụt, hạn hán
- Giúp đỡ bà con nông dân tiêu thụ hàng hóa nông sản
Hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh ( Covid-19)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức
b. Nội dung : HS chơi trò chơi và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi 1 phần luyện tập trong sgk
c. Sản phẩm : HS tìm được nhiều câu ca dao và hiểu được ý nghĩa của chúng
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức trò chơi “ Đối mặt” mời từ 7-10 HS tham gia chơi, các em đứng thành vòng tròn, tới lượt bạn nào thì bạn đó phải đọc nhanh câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người, không được nhắc lại câu mà bạn khác đã nêu cho tới khi còn một bạn duy nhất
- Sau khi chơi, GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó
Gợi ý: Những câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người là những lời khuyên, lời dạy của cha ông ta để lại cho con cháu, đó là lòng thương người, người với người cùng sống trong một đất nước, cùng tồn tại trên một địa cầu thì phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : HS vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuốc ống
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : bức tranh mang thông điệp yêu thương
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành nhiệm vụ:
 Em hãy vẽ một bức tranh mang thông điệp yêu thương con người để giới thiệu với bạn bè và thầy cô
- GV hướng dẫn HS về nhà vẽ một bức tranh mang thông điệp yêu thương con người.
- GV hướng dẫn HS tổ chức trưng bày tranh vẽ ở lớp học và yêu cầu HS thiueets trình, chia sẻ ý nghĩa của bức tranh đó với các bạn trong lớp
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
Qua hỏi - đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá:
+ Hoàn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_6_bai_12_nam_hoc_2021_2022_nguyen.docx