Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 1+2, Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Năm học 2021-2022

Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 1+2, Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

- Biết được thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ.

- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp.

2. Về năng lực

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Có kiến thức cơ bản để học tập, phát huy và việc làm để không ngừng phát huy và nâng cao các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận biết được các trị truyền thống tốt đẹp. Biết lập và thực hiện kế hoạch để không ngừng phát huy và nâng cao các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ để phát triển bản thân.

* Học sinh hiểu và giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu, tham gia các hoạt động của gia đình dòng họ, quan tâm đến các công việc của gia đình. Tích cực chủ động tham gia các hoạt động để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ; có ý thức bảo vệ các giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Nhân ái: Biết trân trọng những giá trị tốt đẹp mà ông bà, bố mẹ và các thế hệ đi trước đã xây dựng. Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác; tôn trọng sự đa dạng về truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu, tham gia các hoạt động của gia đình, dòng họ; quan tâm đến các công việc của gia đình, dòng họ; tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, loa, đèn chiếu hắt.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, video.

III. Tiến trình dạy học

 

docx 12 trang Dương Tử Quỳnh 02/06/2022 2130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 1+2, Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/9/2021
Ngày dạy: 6/9/2021
Tiết 1 - Bài 1
TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết được thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ.
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp.
2. Về năng lực
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Có kiến thức cơ bản để học tập, phát huy và việc làm để không ngừng phát huy và nâng cao các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận biết được các trị truyền thống tốt đẹp. Biết lập và thực hiện kế hoạch để không ngừng phát huy và nâng cao các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ để phát triển bản thân.
* Học sinh hiểu và giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu, tham gia các hoạt động của gia đình dòng họ, quan tâm đến các công việc của gia đình. Tích cực chủ động tham gia các hoạt động để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ; có ý thức bảo vệ các giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Nhân ái: Biết trân trọng những giá trị tốt đẹp mà ông bà, bố mẹ và các thế hệ đi trước đã xây dựng. Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác; tôn trọng sự đa dạng về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu, tham gia các hoạt động của gia đình, dòng họ; quan tâm đến các công việc của gia đình, dòng họ; tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, loa, đèn chiếu hắt.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, video...
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Hoạt động 1: Khởi động/Mở đầu 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới b) Nội dung: HS hát theo video và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hát và trả lời được câu hỏi Gv đưa ra
d) Tổ chức thực hiện: HSHĐ chung cả lớp
- GV mở video bài hát “Ba ngọn nến lung linh”, HS hát theo
- Sau khi HS hát xong, Gv đặt câu hỏi như trong sách để HS trả lời.
 - HS trả lời, chia sẻ:
 Nội dung bài hát: Bố, mẹ, con cái được ví như những cây nến lung linh đủ màu sắc. Những ngọn nến ấy sẽ thắp sáng cả gia đình. Ý nghĩa bài hát nói lên tình cảm yêu thương, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
 GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Từ bài hát Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ, chúng ta thấy mọi người trong gia đình yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam mà mỗi con người chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy. Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Khám phá
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện về tự hào truyền thống gia đình, dòng họ.
b) Nội dung: HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
1. Truyền thống của gia đình, dòng họ
- GV yêu cầu HS HĐCN (3p) đọc thông tin và trả lời câu hỏi a,b trang 4,5
- HS đọc thông tin, trình bày, chia sẻ 
- Gv nhận xét, bổ sung
+ Truyền thống gia đình của Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện qua thông tin trên: Giáo sư Tôn Thất Tùng là bác sĩ nổi tiếng trong nước, ngoài nước và là người có công lớn trong việc đào tạo các thầy thuốc có chuyên môn. 3 người con của ông cũng đều tiếp nối sự nghiệp, truyền thống của cha trong ngành Y. Đây là một gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử Y học Việt Nam và thế giới.
+ Những truyền thống khác của gia đình, dòng họ: Truyền thống yêu quê hương, đất nước; Truyền thống cách mạng; Truyền thống cần cù lao động, nghê truyền thống; Truyền thống hiếu học,..
H. Qua phần tìm hiểu thông tin trên, em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt kiến thức
GV nhấn mạnh và giải thích thêm cho HS: Chú ý phân biệt truyền thống tốt đẹp với các hủ tục.
Truyền thống: Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển. Lâu nay, những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. 
VD: tục cướp vợ của dân tộc Mông; tục nhuộm răng đen; đa thê 
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “nhanh tay, nhanh mắt”. Chia lớp thành 4 nhóm theo vị trí ngồi.
H: Hãy kể tên một số truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết?
- HS chơi.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV cho HS liên hệ truyền thống gia đình, dòng họ ở địa phương
- HS chia sẻ
- GV nhận xét, chuyển ý.
1. Truyền thống của gia đình, dòng họ
- Truyền thống gia đình, dòng họ: là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Một số truyền thống điển hình: hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống 
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- GV yêu cầu HS HĐCĐ (5p) đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 6
- HS thực hiện yêu cầu, trình bày, điều hành, chia sẻ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
+ Chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm vì: việc tự hào về truyền thống làm cốm của gia đình đã giúp chị Nga ý thức được về giá trị bản thân, sự tự hào về gia đình, tạo nền tảng để chị Nga phấn đấu và nỗ lực 
+ Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay 
GV chốt kiến thức
GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ với riêng cá nhân em?
- HS trả lời tùy theo từng trường hợp của gia đình mình, có thể trả lời theo hướng sau: Truyền thống gia đình, dòng họ luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm giúp em phát triển lòng tự tôn cá nhân, tự tin, tự hào về gia đình, tạo ra sức mạnh để em vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống, giúp em trở thành người có lối sống văn hóa...
- GV nhận xét, chuyển ý: Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời. Giúp mỗi chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này. 
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.
IV. Củng cố và hướng dẫn học tập
1. Củng cố
GV tổ chức HS HĐ cả lớp câu hỏi: Truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?
HS báo cáo, chia sẻ.
GV kết luận
2. Hướng dẫn học tập
- Học bài cũ
- Nghiên cứu trước nội dung phần khám phá mục 3. Phần luyện tập.
- Tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ của em.
Ngày soạn: 06/9/2021
Ngày dạy: 14/9/2021
Tiết 2 - Bài 1
TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết được thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ.
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp.
2. Về năng lực
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Có kiến thức cơ bản để học tập, phát huy và việc làm để không ngừng phát huy và nâng cao các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận biết được các trị truyền thống tốt đẹp. Biết lập và thực hiện kế hoạch để không ngừng phát huy và nâng cao các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ để phát triển bản thân.
* Học sinh hiểu và giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu, tham gia các hoạt động của gia đình dòng họ, quan tâm đến các công việc của gia đình. Tích cực chủ động tham gia các hoạt động để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ; có ý thức bảo vệ các giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Nhân ái: Biết trân trọng những giá trị tốt đẹp mà ông bà, bố mẹ và các thế hệ đi trước đã xây dựng. Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác; tôn trọng sự đa dạng về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu, tham gia các hoạt động của gia đình, dòng họ; quan tâm đến các công việc của gia đình, dòng họ; tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, loa, đèn chiếu hắt.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, video...
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Hoạt động 1: Khởi động/Mở đầu 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
 b) Nội dung: HS hát theo video và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hát và trả lời được câu hỏi Gv đưa ra
d) Tổ chức thực hiện: HSHĐ chung cả lớp
- GV mở video bài hát “Ba ngọn nến lung linh”, HS hát theo
- Sau khi HS hát xong, Gv đặt câu hỏi như trong sách để HS trả lời.
 - HS trả lời, chia sẻ:
 Nội dung bài hát: Bố, mẹ, con cái được ví như những cây nến lung linh đủ màu sắc. Những ngọn nến ấy sẽ thắp sáng cả gia đình. Ý nghĩa bài hát nói lên tình cảm yêu thương, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
 GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Từ bài hát Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ, chúng ta thấy mọi người trong gia đình yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam mà mỗi con người chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy. Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Khám phá
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện về tự hào truyền thống gia đình, dòng họ.
b) Nội dung: HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. 
a. Mục tiêu: 
- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
- Liệt kê được các biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua kĩ thuật khăn trải bàn
-GV: Chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1: Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?
Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An?
Nhóm 3: Từ việc làm của gia đình bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?
Nhóm 4: Hãy nêu những việc làm biểu hiện không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
+ Bước 1: Suy nghĩ độc lập: (3’).
+ Bước 2: Chia sẻ với nhóm: (3’).
+ Bước 3: Thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS: - Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Đối mặt”
LUẬT CHƠI: 
- Số người tham gia: 5 bạn
- Cách thức: Các bạn đứng vòng tròn. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về truyền thống tốt đẹp. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt, bạn nào không đọc được sẽ bị loại. 
? Bài tập: Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống sau:
Tình huống 1: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
? Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học.
?Bài tập: 
Em hãy cùng các bạn trong lớp giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ bằng cách vẽ hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình của mình vào "cây truyền thống gia đình" theo mẫu. Sau đó, ghi chú thích về nghề nghiệp, đức tính, tư tưởng, lối sống,... được lưu truyền và gìn giữ từ nhiều đời nay.
Em có mong muốn tiếp nối các truyền thống đó không? Vì sao? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp.
? Bài tập: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về: hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề, yêu thương. Chọn một câu ca dao, tục ngữ ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ ấy? Em đã thực hiện điều đó như thế nào?
Dòng họ Nguyễn Huy của Bình có truyền thống hiếu học. Hằng năm, cứ vào đầu năm học, dòng họ lại tổ chức trao phần thưởng cho con cháu đạt thành tích cao trong học tập và thi đỗ đại học. Năm nay, Bình không được nhận phần thưởng vì kết quả học tập của bạn chưa cao.
Tình huống 2: 
Gia đình Hải có nghề truyền thống làm đồ chơi Trung thu. ông nội bạn đã từng được vinh danh là nghệ nhân nổi tiếng và cha mẹ Hải vẫn tiếp tục say mê làm ra những chiếc mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng,... và mong muốn Hải tiếp nối nghề truyền thống của gia đình. Có người khuyên Hải không nên theo nghề truyền thống của gia đình vì vất vả và không còn phù hợp với xu thế hiện nay nữa.
Tình huống 3: 
Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước, ông của bạn là lão thành cách mạng, bố đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình mình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc gì mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng phản đối và cho rằng Tuấn phải tiếp nối công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông, cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình.
Nhóm 1: Theo em, Bình cần làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ?
Nhóm 2: Nếu là Hải, em sẽ nói với người khuyên em như thế nào?
Nhóm 3: Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
LUẬT CHƠI: 
Sắm vai ở tình huống, tập làm chuyên gia để trả lời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Với hoạt động trò chơi: HS nghe hướng dẫn, tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
Chúng ta cần tự hào, trân trọng, nối tiếp và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng hành vi và thái độ phù hợp.
2. Những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về truyền thống tốt đẹp: 
1. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
.......................
3. Bài tập: Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống
Tình huống 1: 
Theo em, Bình cần làm để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ: cố gắng nổ lực trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt.
Tình huống 2: 
 Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em: "mặc dù truyền thống làm đồ chơi Trung thu của gia đình là vất cả nhưng đổi lại được đó là niềm vui của các bạn nhỏ được trọn vẹn, và đây cũng là truyền thống của gia đình nên em cũng sẽ tiếp tục theo chân ông bà cha mẹ để giữ truyền thống đó mãi về sau."
Tình huống 3: 
 Em đồng tình với ý kiến bạn Tùng. Vì truyền thống là những gì được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác thì mới được gọi là truyền thống.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua trò chơi, hoạt động dự án..
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi trò chơi, hoạt động dự án ...
+Trò chơi “Đoán ô chữ”: 
- Ô chữ thứ nhất: gồm 7 chữ cái nói về đơn vị xã hội gồm cha mẹ, con cái đôi khi có cả ông bà.
 => GIA ĐÌNH
- Ô thứ hai: gồm 6 chữ cái có nội dung: Chỉ toàn thể nói chung những người cùng huyết thống làm thành các thế hệ nối tiếp
=> DÒNG HỌ
+ Hoạt động dự án:
Nhóm 1: Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ trong gia đình đề nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
Gợi ý: Thông qua bài viết; làm báo ảnh; làm áp phích hoặc làm video;...
Nhóm 2: Em hãy vẽ một bức tranh về ước mơ nghề nghiệp của em trong tương lai, tiếp nối truyền thống của gia đình, dòng họ.
Nhóm 3: Em hãy lập kế hoạch và thực hiện việc giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân.
+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, nghệ thuật, văn hóa, đạo đức Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo nên bản sắc riêng, tạo động lực và góp phần định hướng cho sự phát triển nhân cách tốt đẹp của mỗi cá nhân. Mỗi người cần trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ; biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Cô tin là qua bài học ngày hôm nay, sẽ có rất nhiều tấm gương là con ngoan, trò giỏi, kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc để trở thành bông hoa ngát hương trong vườn hoa của thành công và hạnh phúc.
IV. Củng cố và hướng dẫn học tập
1. Củng cố
GV tổ chức HS HĐ cả lớp câu hỏi: Truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?
HS báo cáo, chia sẻ.
GV kết luận
2. Hướng dẫn học tập
- Học bài cũ
- Nghiên cứu trước nội dung phần khám phá mục 3. Phần luyện tập.
- Tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ của em.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_6_tiet_12_bai_1_tu_hao_ve_truyen_t.docx