Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 23: Quang hợp ở thực vật

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 23: Quang hợp ở thực vật

- Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây + Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp

+ Nêu được khái niệm nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (ở dạng chữ)

+ Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

 

docx 18 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 23: Quang hợp ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
KHTN LỚP 7
BÀI 23: QUANG HỢP THỰC VẬT
(Thời lượng: 04 tiết)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
- Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây + Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp
+ Nêu được khái niệm nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (ở dạng chữ)
+ Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ thực vật thông qua SGK và các nguồn học liệu khác
- Giao tiếp và hợp tác
+ Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu về quá trình quang hợp, các yếu tố ảnh hưởng, vai trò và ứng dụng kiến thức về quang hợp trong thực tiễn, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bảy báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo. Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình quang hợp và giải thích được ý nghĩa thực tiền của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên. Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bảo lá cây. Nếu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp; nêu được khái niệm. nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp, viết phương trình quang hợp dạng chữ về được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu đuợc quan hệ giữa trao đổi chất và
chuyển hóa năng lượng.
- Tìm hiểu tự nhiên. Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp; phân tích; thảo luận so sánh để rút ra được kết luận về vai trò quang hợp đối với tự nhiên và các sinh vật khác..
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phủ hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và khách quan trong thực hành.
- Tích cực tuyên truyền bảo vệ và trồng cây xanh
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học trực quan (qua hình ảnh, mẫu vật thật)
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK
- Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, khăn trải bàn, công não
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tranh, video
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa,
- Máy chiếu, bảng nhóm,
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Quan sát hình 23.1, hãy cho biết các chất tham gia và các chất tạo thành, các yếu tố tham gia trong quá trình quang hợp.
1. Nguyên liệu (chất tham gia)
2. Các yếu tố tham gia
3. Sản phẩm (chất tạo thành)
Câu 2: Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp từ đâu?
Câu 3: Dựa vào kết quả câu 1, phát biểu khái niệm và viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi (think – pair – share)
Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1: Tìm hiểu khái niệm Quang hợp
Hoạt động 1: Khởi động – TRÒ CHƠI LẬT MẢNH GHÉP
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được chất được tạo từ đâu
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: Tìm ra được 4 cặp là Rừng ; Cây xanh; Khí oxygen; Sự sống.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:
GV chiếu trò chơi trên màn hình.
Trên màn hình có 8 ô đánh số từ 1 đến 8 tương ứng với 4 cặp.
Nghe hướng dẫn
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
Chia lớp làm 4 nhóm.
Mỗi nhóm được phép lật 1 lần – 1 ô chữ và ghi nhớ vị trí.
Các nhóm hoạt động theo yêu cầu:
Cử ra 1 bạn nhóm trưởng – 1 thư kí và các bạn còn lại trong nhóm phụ trách khai thác thông tin đưa ra kết quả nhóm mình
Báo cáo kết quả
Tổng kết: 
Cặp 1: Rừng
Cặp 2: Cây xanh
Cặp 3: Khí oxygen
Cặp 4: Sự sống
Sau đó GV sẽ đặt câu hỏi để dẫn dắt và bài mới.
Các nhóm hãy trình bày 1 câu nói về sự liên quan giữa các cặp chữ trong trò chơi trên?
Rừng có thể được gọi là lá phổi của Trái đất không?
Sản phẩm dự kiến: 
- Cây xanh trong rừng hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí oxygen cung cấp cho sự sống trên trái đất
 - Sự sống trên Trái đất có được nhờ lượng khí oxygen do cây xanh tạo ra và lượng lớn khí đó từ cây xanh trong rừng.
Rừng có thể được gọi là lá phổi xanh vì rừng cung cấp oxygen – dưỡng khí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm Quang hợp
a) Mục tiêu: HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. Tìm hiểu vai trò của thực vật, oxygen đối với cuộc sống, ý nghĩa phản ứng Quang hợp?
+ Nêu được các nguyên liệu tham gia, sản phẩm tạo thành của quang hợp. 
+ Nhận biết được quá trình Quang hợp
+ Viết được phương trình quang hợp (ở dạng chữ) và hiểu được thực chất quang hợp là quá trình biến đổi hóa học
b) Nội dung: 
HS quan sát từ thực tế và hình ảnh 23.1 trong sgk, học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. HS nhận biết được quá trình quang hợp ở thực vật
1. Quan sát hình 23.1, hãy cho biết các chất tham gia và các chất tạo thành trong quá trình quang hợp.
2. Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp quang hợp từ đâu?
3. Dựa vào kết quả câu 1, phát biểu khái niệm và viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp.
c) Sản phẩm:
1. Quan sát hình 23.1, hãy cho biết các chất tham gia và các chất tạo thành trong quá trình quang hợp.
- Chất tham gia: Carbon dioxide, nước, quang năng, chất diệp lục.
- Sản phẩm tạo thành: oxygen, chất hữu cơ
2. Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp quang hợp từ đâu?
Carbon dioxide: lá cây lấy từ không khí.
- Nước: Rễ hút từ đất, sau đó vận chuyển lên lá.
- Năng lượng: ánh sáng mặt trời (hoặc nhân tạo)
- Chất diệp lục: Trong bào quan lục lạp
3. Dựa vào kết quả câu 1, phát biểu khái niệm và viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp.
Kết luận khái niệm quang hợp:
 Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời. Trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hóa thành dạng năng lượng tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh bột) và giải phóng khí oxygen.
Phương trình tổng quát: 
Carbondioxide + Nước Ánh sángChất diệp lục> Glucose + Oxygen
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*/ Giao nhiệm vụ:
Giáo viên chia học sinh thành 3 nhóm lớn, phát phiếu học tập số 1, tổ chức thực hiện học tập theo góc:
+ Góc 1: Nghiên cứu thông tin SGK.
+ Góc 2: Xem video
+ Góc 3: Quan sát hình ảnh.
Tại mỗi góc, học sinh có 5 phút hoạt động cá nhân tìm tòi kiến thức, 5 phút thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu đáp án chung.
1. Quan sát hình 23.1, hãy cho biết các chất tham gia và các chất tạo thành trong quá trình quang hợp
2. Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp quang hợp từ đâu?
3. Dựa vào kết quả câu 1, phát biểu khái 
niệm và viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp.
HS nhận nhiệm vụ
*/ Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh quan sát hình, động não suy nghĩ để đề xuất đáp án phù hợp
- Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1. 
- Giải quyết vấn đề GV đưa ra.
*/ Báo cáo kết quả:
- Chọn 1 trong 3 nhóm trình bày về cách tính trong phiếu học tập số 1.
 Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.
(GV lưu ý nên chọn nhóm làm đúng và các nhóm làm sai để sửa rút kinh nghiệm)
- GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.
- Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1
- Đại diện 3 nhóm lên trình bày lần lượt 3 câu hỏi phần | thảo luận của nhóm.
- Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm ban.
*/ Tổng kết:
Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời. Trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hóa thành dạng năng lượng tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh bột) và giải phóng khí oxygen.
Phương trình chữ:
Carbondioxide + Nước Ánh sángChất diệp lục> Glucose + Oxygen
Ghi nhớ kiến thức.
*/ Luyện tập
Quan sát bức tranh sau và hoàn thành yêu cầu:
HS quan sát, nhớ lại kiến thức và hoàn thiện phiếu học tập.
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dụng đã học.
b) Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
c) Sản phẩm: đáp án các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ: 
Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi trong phần trắc nghiệm.
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
Chọn đáp án đúng theo yêu cầu của đề bài
- Báo cáo kết quả
Cho HS trình bày bằng thẻ màu đáp án của mình.
- Tổng kết:
Mỗi câu hỏi, GV chốt đáp án đúng và gọi HS giải thích kết quả đúng đó.
- Đọc kĩ câu hỏi
- Làm bài cá nhân trong 3 phút
- Chia sẻ cặp đôi (Think – pair – share)
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thực vật cần ba thứ gì cho quá trình quang hợp?
A. Ánh sáng mặt trời, oxy và đường
B. Nước, đất và oxy
C. Ánh sáng mặt trời, carbon dioxide và nước
D. Carbon dioxide, oxy và đất
E. Ánh sáng mặt trời, đất và nước
Câu 2. Nếu thực vật “hít” vào khí cacbonic thì chúng “thở” ra bằng gì?
A. Nito
B. Ôxy
C. Cacbon monoxit
D. Hydrogen
E. khí heli
Câu 3. Hợp chất mà thực vật sử dụng để hấp thụ năng lượng ánh sáng là gì?
A. Khí cacbonic
B. H2O
C. Nito
D. DNA
E. Chất diệp lục
Câu 4. Chất diệp lục có màu gì?
A. Màu đỏ
B. Màu xanh da trời
C. Màu vàng
D. Màu xanh lá
E. Màu nâu
Câu 5. Vì sao lá có màu lục?
A. Do lá chứa diệp lục
B. Do lá chứa sắc tố crotenoit
C. Do lá chứa sắc tố xanh tím
D. Do lá chứa sắc tố màu xanh lục.
Câu 6. Phương trình nào dưới đây là đúng?
Câu 7. Đúng hay Sai: 
Tất cả thực vật đều cần lượng ánh nắng mặt trời như nhau để tạo đủ thức ăn để khỏe mạnh.
A. Đúng
B. Sai
Câu 8. Những cấu trúc bên trong tế bào thực vật có chứa diệp lục được gọi là gì?
A. Nhân tế bào
B. Ribôxôm
C. Luc lap
D. Lysosome
E. Ti thé
Câu 9. Đúng hay Sai:
 Ánh sáng mặt trời không cần thiết trong giai đoạn chu trình Calvin của quá trình quang hợp.
A. Đúng
B. Sai
Câu 10. Đúng hay Sai: 
Quang hợp chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho thế giới cần cho động vật tồn tại.
A. Đúng
B. Sai
Bài tập về nhà:
1. Trình bày đặc điểm các bộ phận của lá cây phù hợp với. chức năng quang hợp
2. Quang hợp có ý nghĩa như thế nào với sự sống của sinh vật trên trái đất? Những sinh vật nào có thể quang hợp
Đáp án:
1. Đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp:
- Phiến lá: Bản rộng, dẹt
- Gân lá: dày đặc, tỏa hết phiến lá
- Lục lạp: chứa chất diệp lục
- Khi khổng: tập trung ở lớp biểu bị lá
2. Quang hợp cung cấp thức ăn cho các sinh vật, cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí, làm sạch không khí
3. Ngoài thực vật, các sinh vật có lục lạp khác có khả năng quang hợp như loài táo, trùng roi
TIẾT 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Trao đổi chất – chuyển hóa và
Vai trò của lá đối với quang hợp
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp
a) Mục tiêu:
+ Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá câ
+ Nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. b) Nội dung: Học sinh thực hiện lần lượt các nội dung sau:
b) Nội dung
1. Quan sát hình 23.2, hãy xác định
- Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật cho quá trình thực hiện quang hợp
Quan sát hình, cho biết các chất vô cơ được lá cây sử dụng để tổng hợp glucose trong quang hợp
- Dạng năng lượng đã được chuyển hóa trong quá trình quang hợp?
2. Vì sao nói: “Trong quá trình quang hợp trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn
diễn ra đồng thời”
3. Hoàn thành bảng thông tin sau
Quang hợp
Quá trình trao đổi chất
Chất lấy vào
Chất tạo ra
Quá trình chuyển hóa năng lượng
Năng lượng hấp thụ
Năng lượng tạo thành
Câu 4: Tại sao? “Khi trời nắng, đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng ô để che"?
c) Sản phẩm:
1. Quan sát hình 23.2, hãy xác định
- Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật cho quá trình thực hiện quang hợp Ánh sáng mặt trời
- Các chất vô cơ được lá cây sử dụng để tổng hợp glucose trong quang hợp: Nước (H2O)
Carbon dioxide (CO2)
- Dạng năng lượng đã được chuyển hóa trong quá trình quang hợp: Quang năng, hóa năng
2. Nước và khi carbon dioxide từ môi trường được chuyển đến lục lạp ở lá cây để tổng hợp thành chất hữu cơ (glucose hoặc tinh bột) và giải phóng khí oxygen. Năng lượng từ ảnh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hóa thành năng lượng hóa học (hóa năng) tích lũy trong các chất hữu cơ.
3. Hoàn thành bảng thông tin sau
Quang hợp
Quá trình trao đổi chất
Chất lấy vào
Chất tạo ra
Nước
Carbon dioxide
Chất hữu cơ
Oxygen
Quá trình chuyển hóa năng lượng
Năng lượng hấp thụ
Năng lượng tạo thành
Ánh sáng mặt trời
Năng lượng hóa học
4. Khi trời nắng, đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng ô để che vì lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán
lá.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:
GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn.
Chia lớp thành nhóm các cặp đôi, yêu cầu các nhóm quan sát sơ đồ 23.2, học sinh thảo luận và trả lời các nội dung trong sách giáo khoa.
- Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật cho quá trình thực hiện quang hợp
- Quan sát hình, cho biết các chất vô cơ được lá cây sử dụng để tổng hợp glucose trong quang hop
- Dạng năng lượng đã được chuyển hóa trong quá trình quang hợp?
HS nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV:
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Sau khi thảo luận xong, học sinh đưa ra câu trả lời.
- HS hoạt động nhóm, quan sát sơ đổ, hoàn thành nhiệm vụ học tập
+ Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình + Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tam
HS trình bày theo phân công
+ Nhóm 1: câu 1
+ Nhóm 2: câu 2
+ Nhóm 3: câu 3
+ Nhóm 4: câu 4
- HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập
Báo cáo kết quả:
- Học sinh trình bày kết quả
- Các học sinh còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày.
- Trình bày phần thảo luận.
- Các học sinh còn lại nhận xét phần trình bày của bạn.
Tổng kết:
Tóm lại trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp diễn ra đồng thời có mối hệ chặt chẽ và luôn diễn ra quan đồng thời.
Ghi nhớ kiến thức và ghi vào vớ.
Luyện tập:
Chia lớp thành 6 nhóm: Hoàn thành phiếu học tập số 2. 
HS trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Vai trò của lá với chức năng quang hợp
a) Mục tiêu: Nhận biết của lá trong quá trình quang hợp
b) Nội dung: Học sinh quan sát thực tế và thảo luận các nội dung trong sách giáo khoa Quan sát hình 23 3, hãy cho biết
5. Theo em cơ quan nào của thực vật có thể thực hiện quang hợp?
6. Quan sát hình sau, em hãy cho biết lá được cấu tạo từ những bộ phận nào?
7. Ở hầu hết các loài cây, phiến lá thường có bản dẹt và rộng. Đặc điểm này có vai trò gì trong quá trình quang hợp?
8. Mạng gân lá dày đặc có vai trò như thế nào đối với quá trình quang hợp
c) Sản phẩm:
Phiếu học tập 3
Câu 1: Theo em cơ quan nào của thực vật có thể thực hiện quang hợp? 
Tất cả bộ phận có màu lục (lá cây, thân non, quả chưa chín đều có thể quang hợp) 
Câu 2: Quan sát hình sau, em hãy cho biết lá được cấu tạo từ những bộ phận nào? 
- Lá được cấu tạo từ ba bộ phận chính. Phiến lá, Gân lá, Cuống lá.
Câu 3: Ở hầu hết các loài cây, phiến lá thường có bản dẹt và rộng. Đặc điểm này có vai trò gì trong quá trình quang hợp?
- Phiến lá thường có bản dẹt và rộng giúp hấp thụ ánh sáng nhiều nhất
Câu 4: Mạng gân lá dày đặc có vai trò như thế nào đối với quá trình quang hợp? 
- Lá có mạng lưới mạch dẫn dày đặc giúp dẫn nước và muối khoáng đến từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá
Câu 5 : Bảo quang lục lạp trong tế bảo thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp”?. - - Tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp.
- Lục lạp chứa diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng 
Câu 6: Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp là gì?
- Lớp biểu bì có các khí khổng giúp cho carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và ra khỏi lá dễ dàng.
Câu 7: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp lá trên thân cây? Ý nghĩa của chúng? 
- Ở các mẫu thân, cành, lá thường xếp so le và mặt lá thường vuông góc với tia sáng để nhận được ánh sáng nhiều nhất.
Câu 8. Theo em những lá cây trong hình dưới đây có thực hiện quang hợp không? Vì sao? 
Cây tía tô
Cây lá đơn đỏ
Ngoài sắc tố màu xanh lục chứa trong lục lạp, lại còn có sắc tố cam, đỏ, tím,.... Tùy vào tỉ lệ sắc tổ chứa trong lá cây mà chúng có màu sắc khác nhau. Do đó, các loại lá dù không có màu sắc lục nhưng chúng vẫn chứa diệp lục và có khả năng quang hợp bình thường.
Luyên tập
Câu hỏi 1: Hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp.
Đặc điểm
Vai trò
Phiến lá
Bản dẹt, rộng
Hấp thụ được nhiều ánh sáng
Gân lá
Dày đặc, tỏa hết phiến lá
Vận chuyển nước cho quá trình quang hợp, vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác trong cây
Lục lạp
Chứa chất diệp lục
Hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ảnh sáng
Khí khổng
Tập trung ở lớp biểu bì lá
Cho các loại khi vào và đi ra khỏi lá
Câu hỏi 2: Ở một số cây có lá tiêu biển, ví dụ như xương rồng (lá biến thành gái), thì quá trình quang hợp diễn ra ở đâu?
Cây xương rồng quang hợp bằng tế bào chân gai và mô thân cây (bộ phận màu xanh).
Vì vào ban đêm các lỗ hổng ở chân các gai và ở mô trên ngọn cây mở ra nước trong sương được hấp thụ vào trong và được vận chuyển lên các cơ quan. Đặc biệt chúng được chuyển vào túi dự trữ trong thân cây và giữ lại trong đó.
Ban ngày các lỗ hổng đóng kín lại ngăn cản quá trình thoát nước của cây nên cây chịu đựng tại nơi khô cằn.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm.
Chia lớp làm 4 nhóm; sử dụng kĩ thật dạy học mảnh ghép. 
Yêu cầu các nhóm quan sát hình 23 3, hình 23.4 và thảo luận để giải quyết các vấn đề trong phiếu học tập số 3.
Câu 9: Theo em cơ quan nào của thực vật có thể thực hiện quang hop?
Câu 10: Quan sát hình sau, em hãy cho biết là được cấu tạo từ những bộ phận nào?
Câu 11: Ở hầu hết các loài cây, phiến lá thường có bản dẹt và rộng.
Đặc điểm này có vai trò gì trong quá trình quang hợp? 
Câu 12: Mạng gần lá dày đặc có vai trò như thế nào đối với quá trình quang hợp?
Câu 13: Bảo quang lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?
Câu 14: Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp là gì?
Câu 15: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp lá trên thân cây? Ý nghĩa của chúng?
Sau 7 phút, Giáo viên tổ chức:
• Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm ban đầu.
• Kết quả nhiệm vụ của nhóm đầu được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau.
• Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp.
HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 3.
-GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và hoàn thành phiêu học tập.
- Sau khi thảo luận xong các nhóm đưa ra câu trả lời
Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 3.
Báo cáo kết quả:
- Cho các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên:
- Mời nhóm trưởng đứng vào phần kết quả của nhóm mình; -Gọi mỗi nhóm đại diện trình bảy kết quả của mỗi câu. Các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra
Trình bày phần thảo luận của nhóm.
Các nhóm còn lai nhân xét phần trình bày của nhóm bạn
Tổng kết:
 Thông qua các nội dung thảo luận, GV gợi ý để HS rút ra kết luận.
- Lá có chức năng quang hợp
- Các đặc điểm cấu tạo và hình thái của lá thực hiện chức năng quang hợp như: phiển là dẹt, rộng, mạng lưới gân dày đặc; lớp biểu bì có các khí khổng; các tế bào thịt lá chứa chất diệp lục....
Ghi nhớ kiến thức.
Luyện tập:
1. Hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khi khổng trong quá trình quang hợp.
2. Ở một số cây có lá tiêu biến, ví dụ như xương rồng (lá biến thành gai), thì quá trình quang hợp diễn ra ở đâu?
HS trả lời câu hỏi.
Mở rộng:
 Theo em những lá cây trong hình dưới đây có thực hiện quang hợp không? Vì sao?
HS trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dụng đã học.
b) Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
c) Sản phẩm: đáp án các câu hỏi.
C
B
C
C
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ: 
Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi trong phần trắc nghiệm.
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:
Chọn đáp án đúng theo yêu cầu của đề bài
- Báo cáo kết quả
Cho HS trình bày bằng thẻ màu đáp án của mình.
- Tổng kết:
Mỗi câu hỏi, GV chốt đáp án đúng và gọi HS giải thích kết quả đúng đó.
- Đọc kĩ câu hỏi
- Làm bài cá nhân trong 3 phút
- Chia sẻ cặp đôi (Think – pair – share)
BỘ CÂU HỎI
Câu 1: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng.
B. Tạo chất hữu cơ.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
D. Điều hòa không khí.
Câu 2: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
A. Có cuống lá
B. Có diện tích bề mặt lớn
C. Phiến lá mỏng
D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới
Câu 3: Trong các phát biểu sau :
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
(5) Điều hòa không khí.
Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 4: Quang hợp không có vai trò nào sau đây
A. Tổng hợp glucid, các chất hữu cơ và giải phóng oxi
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng
D. Điều hòa tỉ lệ khí O2,/CO2, khí quyển
Câu 5: Cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp
A. Lá to, dày, cứng
B. To, dày, cứng, có nhiều gân
C. Lá có nhiều gân
D. Lá có hình dạng bản, mỏng
Câu 6: Đặc điểm hình thái của lá giúp CO2 khuếch tán vào lá là trong lớp biểu bì lá
A. có khí khổng
C. có lục lạp
B. có hệ gân lá
D. diện tích bề mặt lớn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_23_quang_hop_o_thuc_vat.docx