Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 6 - Chủ đề 6: Món ăn truyền thống của Quảng Ngãi

Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 6 - Chủ đề 6: Món ăn truyền thống của Quảng Ngãi

- Khai thác kênh hình, thông tin trong bài học

- Giao tiếp và hợp tác với bạn để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Chăm chỉ trong học tập, tìm kiếm các thông tin tư liệu về các món đặc sản , truyền thống của Quảng Ngãi trên nguồn internet.

- Lập được dự án để giới thiệu với bạn bè/du khách về các món ăn truyền thống của Quảng Ngãi.

 

docx 9 trang Mạnh Quân 24/06/2023 5761
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 6 - Chủ đề 6: Món ăn truyền thống của Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 6: MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA QUẢNG NGÃI
 (Thời lượng: 4 tiết)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong chủ đề này, các em sẽ:	
1. Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được các bước thực hiện một số món ăn truyền thống ở địa phương.
- Giới thiệu được một số món ăn truyền thống của địa phương với người thân và cộng đồng.
2. Năng lực:
- Khai thác kênh hình, thông tin trong bài học
- Giao tiếp và hợp tác với bạn để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Chăm chỉ trong học tập, tìm kiếm các thông tin tư liệu về các món đặc sản , truyền thống của Quảng Ngãi trên nguồn internet.
- Lập được dự án để giới thiệu với bạn bè/du khách về các món ăn truyền thống của Quảng Ngãi.
3. Phẩm chất: 
- Tự hào về các món ăn truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi
- Có trách nhiệm trong việc giữ gìn bản sắc về các món ăn truyền thống của Quảng Ngãi.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
 - Hình ảnh,video giới thiệu các món ăn truyền thống và cách chế biến các món ăn truyền thống của Quảng Ngãi.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh có trong bài.
- Chuẩn bị bài để giới thiệu về món ăn truyền thống của Quảng Ngãi.
III. Tiến trình lên lớp
1. Hoạt động khởi động 
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh khi bước vào bài mới
- Kết nối với kiến thức mới, định hướng cho học sinh trong các hoạt động học tập tiếp theo.
* Nội dung: Học sinh tìm hiểu thông tin, quan sát hình, trả lời câu hỏi
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
* Cách thức thực hiện:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh, hãy cho biết:
+C1: Dựa vào thông tin ở phần mở đầu và hiểu biết về thực tế,các em hãy kể tên các món ăn đặc sản của Quảng Ngãi?
+C2: Sưu tầm ca dao/ thơ nói về những món ăn đặc sản ở Quảng Ngãi.Giới thiệu về các món ăn đó.
Học sinh suy nghĩ và trả lời
GV Nhận xét, đánh giá,thông báo đáp án :
Các món ăn đặc sản của Quảng Ngãi: don, cá Bống sông Trà, đường phèn , mạch nha, đường kẹo gương....
Ca dao/ thơ nói về món ăn đặc sản của Quảng Ngãi:
Chim mía Xuân Phổ
 Cá Bống Sông Trà
 Kẹo Gương Thu Xà
 Mạch Nha Mộ Đức
Phải đâu chàng nói mà xiêu
Tại con cá bống tại niêu nước chè.
Con gái còn son
Không bằng tô don Vạn Tượng.
Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ
Thơm ngon như món mạch nha,
Ngọt qua đường phổi,
Thơm qua đường phèn...
Sớm mai anh ngủ dậy
Anh súc miệng
Anh rửa mặt
Anh xách cái rựa quéo
Anh lên hòn núi Quẹo
Anh đốn cây củi còng queo
Anh than với em cha mẹ anh nghèo
Đôi đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum.
* Giáo viên dựa trên sự trả lời của học sinh dẫn dắt vào bài mới: Từ xưa đến nay người dân Quảng Ngãi luôn biết tận dụng những sản vật sẵn có tại địa phương để chế biến món ăn và các đặc sản như : don,cá bống Sông Trà kho tiêu,mắm nhum, đường phèn,mạch nha, kẹo gương... 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu món don
* Mục tiêu:
 - Trình bày những nét chính về món don.
- Trình bày được cách chế món don.
* Nội dung: Học sinh quan sát hình, tìm hiểu thông tin, trao đỏi và trả lời câu hỏi
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
* Cách thức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình 6.3-6.4 trang 35 SGK , thảo luận với bạn bên cạnh ,hãy: 
+ C1: Món don được chế biến từ đâu?
+ C2: Don thường sinh trưởng ở vùng nào ?Phân bố chủ yếu ở đâu?
+ C3: Món don này nổi tiếng ở vùng nào?
+ C4: Trình bày nguyên liệu và các bước thực hiện để chế biến món don?
- Học sinh đọc thông tin, quan sát ảnh và trả lời
- Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.
* Dự kiến sản phẩm:
- Món don là món truyền thống ,đặc biệt chỉ có ở Quảng Ngãi.
- Món này được chế biến từ con don.
- Don thường sinh trưởng ở vùng cửa sông ( Chủ yếu ở Sông Trà và Sông vệ).
- Món này nổi tiếng ở các vùng Nghĩa Phú, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hiệp...
- Cách chế biến món don:
Nguyên liệu: don, bánh tráng, hành lá, hành tây ( củ), ớt xiêm, nước mắm cốt....
Các bước thực hiện:
(SGK trang 35 )
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về món cá bống Sông Trà kho tiêu 
* Mục tiêu:
 - Trình bày những nét chính về cá Bống và món cá bống Sông Trà.
- Trình bày được cách chế biến món cá bống Sông Trà kho tiêu.
* Nội dung: Học sinh quan sát hình, tìm hiểu thông tin, trao đỏi và trả lời câu hỏi
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
* Cách thức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình ảnh, thảo luận với bạn bên cạnh , hãy trao đổi với bạn:
C1: Ca dao Quảng Ngãi có câu:”Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ con cá bống Sông Trà kho tiêu”. Câu ấy gợi lên món đặc sản gì của Quảng Ngãi?
C2: Món ăn này chế biến từ đâu?. 
C3: Các em hãy nêu nguyên liệu và cách chế biến món cá bống Sông Trà?
- Học sinh suy nghĩ, thảo luận
- Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức:
* Dự kiến sản phẩm:
- C1: Câu ca dao ấy gợi lên món cá bống Sông Trà là đặc sản và là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.
- C2: Món ăn được chế biến từ loại cá bống cát đánh bắt từ sông Trà Khúc.
- C3: Cách chế biến:
Nguyên liệu: cá bống cát, nước mắm, tỏi Lý Sơn, tiêu, ớt, dầu ăn...
Cách chế biến: (SGK trang 36)
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đường phèn.
* Mục tiêu:
 - Trình bày những nét chính về đường phèn.
- Trình bày được cách chế biến đường phèn.
* Nội dung: Học sinh quan sát hình, tìm hiểu thông tin, trao đỏi và trả lời câu hỏi
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
* Cách thức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình ảnh, thảo luận với bạn bên cạnh , hãy trao đổi với bạn:
C1: Đường phèn có công dụng như thế nào?
C2: Em hãy nêu nguyên liệu để chế biến đường phèn.
C3: Trình bày cách chế biến đường phèn.
- Học sinh suy nghĩ, thảo luận
- Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức:
* Dự kiến sản phẩm:
- C1: Đường phèn có công dụng: đường có vị ngọt, giải nhiệt, được dùng như một gia vị trong chế biến món ăn và nước uống. Ngoài ra đường phèn còn hỗ trợ điều trị một số loại bệnh và tốt cho sức khỏe con người.
- C2: Nguyên liệu chế biến đường phèn: đường mía nguyên chất ( đường mía mật), nước sạch, nước vôi để tinh lọc đường, trứng gà để làm sạch đường và tạo mùi thơm, dầu phụng...
- C3: Các bước chế biến:
( SGK trang 37)
-GV: Tìm hiểu cách chế biến một món đặc sản ở Quảng Ngãi mà em thích và chia sẻ với bạn em về cách chế biến món ăn đó.
- HS: trả lời.
- GV: nhận xét,bổ sung.
1.Món don:
- Món don là món truyền thống ,đặc biệt chỉ có ở Quảng Ngãi.
- Món này được chế biến từ con don.
- Don thường sinh trưởng ở vùng cửa sông ( Chủ yếu ở Sông Trà và Sông vệ).
- Món này nổi tiếng ở các vùng Nghĩa Phú, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hiệp...
- Cách chế biến món don:
Nguyên liệu: don, bánh tráng, hành lá, hành tây ( củ), ớt xiêm, nước mắm cốt....
Các bước thực hiện:
(Xem SGK trang 35 )
2.Món cá bống Sông Trà kho tiêu:
- Món cá bống Sông Trà là đặc sản và là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.
- Món ăn được chế biến từ loại cá bống cát đánh bắt từ sông Trà Khúc.
- Cách chế biến:
Nguyên liệu: cá bống cát, nước mắm, tỏi Lý Sơn, tiêu, ớt, dầu ăn...
Cách chế biến: ( Xem SGK trang 36)
3.Đường phèn:
- Đường phèn là đặc sản của Quảng Ngãi- nơi nổi tiếng của nghề trồng mía và làm đường.
- Đường phèn có công dụng: đường có vị ngọt, giải nhiệt, được dùng như một gia vị trong chế biến món ăn và nước uống. Ngoài ra đường phèn còn hỗ trợ điều trị một số loại bệnh và tốt cho sức khỏe con người.
- Nguyên liệu chế biến đường phèn: đường mía nguyên chất ( đường mía mật), nước sạch, nước vôi để tinh lọc đường, trứng gà để làm sạch đường và tạo mùi thơm, dầu phụng...
- Các bước chế biến:
( Xem SGK trang 37)
3. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã học
* Nội dung: Học sinh xem tranh ảnh, đọc thông tin, trả lời câu hỏi
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
* Cách thức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, hãy:
+ C1: Những món ăn nào dưới đây là món đặc trưng của Quảng Ngãi?.Hãy cùng thảo luận với các bạn về các nguyên liệu và cách chế biến các món ăn đó: 
Gỏi bòng bòng 
Đường phổi
Mắm nhum
Mạch nha
Kẹo gương
Kẹo Cu - đơ
+ C2: So sánh kẹo gương với mạch nha?
Gợi ý: 
Em hãy thu thập thông tin về những nguyên liệu cần thiết để chế biến kẹo gương và mạch nha.
Cách chế biến kẹo gương và mạch nha có gì khác nhau?
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên chốt kiến thức:
* Dự kiến sản phẩm:
- C1:
Món ăn đặc trưng của Quảng Ngãi : đường phổi , mạch nha,mắm nhum, kẹo gương.
Nguyên liệu và cách chế biến các món đó:....
- C2: So sánh kẹo gương và mạch nha.
Kẹo gương được làm từ đường cát, mạch nha và đậu phộng.
Cách chế biến: Đầu tiên, người làm kẹo phải đổ đường cát đã xên đặc, mạch nha, mỡ heo vào trong lòng chảo rồi đun lửa lớn, phải khuấy nhanh và đều tay cho dung dịch khỏi bị cháy. Đun cho đến khi keo lại màu vàng nhạt rồi nhanh tay cho xuống bếp, sau đó cho đậu phộng đã rang chín vào trộn đều rồi đổ ra tấm tôn. Cuối cùng, dùng ống nứa lăn cho mỏng đều, để chừng 20 phút là có mẻ kẹo đông cứng và trong suốt rồi cắt thành miếng nhỏ.
Mạch nha là tên gọi của một loại mật dẻo được sản xuất từ ngũ cốc (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, đại mạch, ).
Cách chế biến: Gạo nếp phải chọn giống gạo dẻo, thơm, hạt trắng, đều, không bị thâm mốc. Sau khi vo đãi cho sạch bụi, sạn và vỏ trấu, gạo được ngâm cho hạt mềm rồi đồ xôi. Lúc xôi chín, người làm sẽ trộn với mộng lúa đã xay nhỏ. Tỷ lệ pha trộn là 5kg nếp trên 1kg mộng lúa. Khi đã có hỗn hợp xôi - mộng lúa, người làm tiếp tục bổ sung thêm nước rồi ủ trong nồi, vại cỡ lớn. Thông thường, cứ 2kg hỗn hợp lại pha thêm một lít nước.
Sau khi ủ qua đêm, hỗn hợp mềm ra, người dân sẽ ép lấy nước bằng kít và lọc lại bằng vải sạch rồi đun thành mạch nha. Để làm ra loại ngon đúng vị, người Mộ Đức phải canh lửa trong suốt 8 giờ đồng hồ. Nếu để lửa già, mạch nha sẽ có mùi khét. Ngược lại, nếu lửa non, thành phẩm sẽ không dẻo, dễ dính tay và thời gian bảo quản cũng không lâu.
4. Hoạt động vận dụng: 
* Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học để lập được dự án nhóm, làm bài trình chiếu để giới thiệu về chủ đề đã học
* Nội dung: Tìm hiểu thông tin tài liệu, trên nguồn Internet, đến địa điểm có các món truyền thống để làm bài viết, bài phóng sự, trình chiếu
* Sản phẩm: Dự án nhóm, bài trình chiếu
* Cách thức thực hiện:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm, tiết học tiếp theo nộp sản phẩm:
+ C1: Hãy cùng người thân trong gia đình làm một món đặc sản ở Quảng Ngãi mà em thích.
+ C2: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 câu ) giới thiệu với khách du lịch một món ăn nổi tiếng ở Quảng Ngãi mà em thích nhất.
* Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu chủ đề 8: Bảo vệ môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi: 
Sưu tầm tranh ảnh thông tin về rừng núi, biển đảo, sông hồ... ở nơi em sống nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung.
 Những hành động của con người tác động đến môi trường tự nhiên hiện nay 
Tìm hiểu một số phong trào , việc làm bảo vệ môi trường tự nhiên ở Quảng Ngãi.
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_dia_phuong_lop_6_chu_de_6_mon_an_truyen_tho.docx