Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cẩu trong giờ thực hành.

- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện được đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm về việc chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong giải quyết các nhiệm vụ học tập.

 

docx 10 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày .. tháng . năm .. 
Họ và tên giáo viên: Lê Thị Tuyết Nga
Tổ chuyên môn: KHTN - Công nghệ
CHỦ ĐỀ 7. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
Bài 31. THỰC HÀNH CHỨNG MINH THÂN VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ LÁ THOÁT HƠI NƯỚC
(Thời gian thực hiện 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cẩu trong giờ thực hành.
- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện được đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm về việc chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong giải quyết các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được các bước thực hiện thí nghiệm.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phát hiện đặc điểm để nhận biết thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về quá trình vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá để giải thích các vân đề xung quanh em.
3. Phẩm chất
- Thông qua hiểu biết về cơ thể thực vật, từ đó có ý thức bảo vệ cây xanh.
- Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, giấy thấm, băng keo trong, máy sấy, dao mổ, đồng hồ bấm giờ, đũa thủy tinh, đĩa petri, kính lúp.
- Hóa chất: Nước cất, màu thực phẩm hay mực viết màu tím, cobalt chloride 5% (CoCl2), lọ calcium chloride (Cacl2) khô.
- Mẫu vật: Cành hoa (huệ, hồng trắng, cúc trắng,..), một cây bất kì còn nguyên lá
- Phiếu học tập.
Báo cáo kết quả thực hành
Tiết Thứ Ngày ..Tháng Năm ..
Nhóm: ..Lớp: ..
STT
Nội dung
Gợi ý
1. 
Câu hỏi nghiên cứu
2.
Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán)
3. 
Kế hoạch thực hiện
4.
Kết quả triển khai kế hoạch
5.
Kết luận
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Khi làm thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, có ba bạn học sinh đã dung lá của ba loài thực vật sống ở những môi trường khác nhau.
- Bạn A dùng lá của thực vật sống ở sa mạc
- Bạn B dùng lá của thực vật thủy sinh
- Bạn A dùng lá của thực vật sống ở vùng nhiệt đới
Theo em, kết quả thí nghiệm của bạn nào sẽ dễ quan sát nhất? Giải thích
Câu 2: Hãy thực hiện thí nghiệm sau:
- Cho nước vào hai cốc thủy tinh. Sau đó, cho màu thực phẩm màu đỏ vào một cốc, cốc còn lại cho màu thực phẩm màu xanh.
- Lấy một cành hoa hồng trắng, dung kéo cắt dọc cành từ dưới lên một đoạn khoảng 5-8cm (chia ra làm hai nửa cành)
- Cắm mỗi cành hoa vào mỗi cốc trong 1 giờ.
Hãy quan sát hiện tượng và giải thích.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Mỗi nhóm có một tờ giấy khổ lớn.(Học sinh có thể kẻ bảng theo từng hoạt động)
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới
- Chuẩn bị mẫu vật: Cành hoa (huệ, hồng trắng, cúc trắng,..), một cây bất kì còn nguyên lá
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu
“ Ai nhanh hơn”
a. Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, tạo hứng thú học tập cho học sinh
b. Nội dung: Thảo luận nhóm, xác định được vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ học tập:
Thông báo luật chơi: Trong thời gian 2 phút
Yêu cầu các nhóm HS xác định được vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật. Nhóm nào ghi nhớ nhiều là nhóm chiến thắng
Nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ:
GV hướng dẫn các nhóm tham gia trò chơi
- HS tham gia trò chơi 
Báo cáo, thảo luận: 
Các nhóm xác định được vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật. 
Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Các nhóm báo cáo nhanh kết quả.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định 
- GV và thư kí quan sát, đánh giá kết quả của 2 đội chơi.
HS lắng nghe
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
* Hoạt động 2.1: Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
a. Mục tiêu: Chứng minh thân vận chuyển nước
b. Nội dung: 
GV chuẩn bị mẫu vật là các cây xanh gần gũi với HS, dễ tìm kiêm (cành hoa huệ, hóng trắng, cúc trắng, ...). GV hướng dẫn cho HS làm mẫu vật để chứng minh được ở thân diễn ra quá trình vận chuyển nước.
GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK. GV lưu ý HS ở bước cắt thân cành hoa phải cắt từ trên xuống để xác định chính xác vị trí nước được vận chuyển lên. 
c. Sản phẩm: Quan sát được sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ học tập:
Yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước theo các bước gợi ý trong SGK:
+ Bước 1: Cho nước vào hai cốc thuỷ tinh có đánh số 1 
và 2. Sau đó, cho màu thực phẩm (hay mực viết) vào cả hai cốc, khuấy đều để tạo thành dung dịch màu (Hình 31.1).
+ Bước 2: Cắm vào mỗi cốc dung dịch màu 1 − 2 cành hoa (đã được cắt chéo, 
ngắn khoảng 10 ‒ 15 cm). Để hai cốc vào chỗ thoáng khoảng 60 − 90 phút (Hình 31.2).
+ Bước 3: 
Cốc 1: Cắt dần cành hoa từ trên xuống bằng dao mổ, dùng kính lúp để quan sát lát cắt và xác định vị trí của dung dịch màu (Hình 31.3).
Cốc 2: Quan sát sự thay đổi màu sắc của cánh hoa.
Nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ:
GV hướng dẫn các bước tiến hành cho HS, quan sát các nhóm hoạt động và hỗ trợ khi cần thiết. Nêu câu hỏi:
- Tại sao phải sử dụng hoa có màu trắng?
- Tại sao cần phải để hai mẫu thí nghiệm vào chỗ thoáng khoảng 60 - 90 phút?
Phân công nhiệm vụ theo các nhóm.Tiến hành thí nghiệm theo các bước.
- Sử dụng hoa có màu trắng sẽ dễ dàng quan sát hiện tượng thay đổi màu sắc của cánh hoa. Bình thường, hoa màu trắng có các tế bào ở cánh hoa không chứa sắc tó trong không bào nên khi dung dịch màu được vận chuyển đến cánh hoa sẽ làm màu sắc cánh hoa đổi màu.
- Để hai mẫu thí nghiệm trong khoảng 60 - 90 phút để đủ thời gian cho quá trình vận chuyển dung dịch màu lên thân và lên cánh hoa.
Báo cáo, thảo luận 
- Các nhóm báo cáo kết quả làm thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Các nhóm báo cáo nhanh kết quả.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định 
Đánh giá hoạt động của các nhóm, khen ngợi học sinh.
HS lắng nghe
* Hoạt động 2.2: Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
a. Mục tiêu: Chứng minh được lá thoát hơi nước
b. Nội dung: 
- GV chuẩn bị mẫu vật là một cây bất kì còn nguyên lá, có bản to để dễ tiến hành thí nghiệm. GV hướng dẫn cho HS làm mẫu vật để chứng minh được ở lá diễn ra quá trình thoát hơi nước.
- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK. GV cần lưu ý HS cách bảo quản giấy đã tẩm cobalt chloride để tránh giây hút ẩm trở lại, như vậy sẽ cho kết quả không chính xác.
c. Sản phẩm: Quan sát và giải thích được sự chuyển màu của giấy thấm sau 20 phút.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ học tập:
Yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước theo các bước gợi ý trong SGK:
+ Bước 1: Chuẩn bị giấy tẩm dung dịch CoCl2.
 Dùng kéo cắt giấy thấm thành những 
miếng nhỏ hình chữ nhật có kích thước 1 cm × 2 cm (Hình 31.4a).
Ngâm các mảnh giấy thấm trong dung dịch CoCl2 khoảng 25 – 30 phút cho mảnh giấy thấm đều CoCl2, lúc này giấy có màu hồng (Hình 31.4b).
Sấy các mảnh giấy thấm bằng máy sấy đến lúc khô, lúc này giấy sẽ chuyển màu xanh da trời. Sau đó cho các mảnh giấy này vào lọ CaCl2 (Hình 31.5).
+ Bước 2: Đặt vào mỗi mặt lá một mảnh giấy thấm đã tẩm dung dịch 
CoCl2 theo hết chiều ngang của lá và dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín (Hình 31.6). 
Lưu ý: Khi kẹp giấy thấm nên cùng làm trên một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương để đảm bảo tính chính xác.
+ Bước 3: Quan sát và giải thích sự chuyển màu của giấy thấm sau 20 phút.
Nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ:
GV hướng dẫn các bước tiến hành cho HS, quan sát các nhóm hoạt động và hỗ trợ khi cần thiết. Nêu câu hỏi:
- Tại sao phải cho các mảnh giấy thấm đã tẩm CoCI2 vào lọ có chứa CaCI2?
- Tại sao phải đặt mảnh giấy thấm đã tẩm CoCI2 vào cả mặt trên lẫn mặt dưới lá?
- Tại sao phải kẹp giấy thấm trên cùng một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương?
Phân công nhiệm vụ theo các nhóm.Tiến hành thí nghiệm theo các bước.
- Vì CaCI2 có khả năng hút ẩm nên sẽ giữ cho các mảnh giấy thấm giữ được màu xanh, không đổi sang màu đỏ hổng.
- Vì khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên giấy thấm sẽ đổi màu nhanh hơn. Đặt mảnh giấy thấm đã tẩm CoCI2 vào cả mặt trên lẫn mặt dưới lá để dễ dàng so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.
- Khi kẹp giấy thấm trên cùng một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương sẽ cho kết quả chính xác hơn do tốc độ thoát hơi nước giữa các lá có độ tuổi tương đương sẽ gần bằng nhau. Còn lá già và lá non có sự thoát hơi nước khác nhau.
Báo cáo, thảo luận 
- Các nhóm báo cáo kết quả làm thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Các nhóm báo cáo nhanh kết quả.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định 
Đánh giá hoạt động của các nhóm, khen ngợi học sinh.
HS lắng nghe
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Trình bày được kết quả chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
b. Nội dung: Báo cáo kết quả các phần thực hành của nhóm đã thu được dựa trên mẫu báo cáo kết quả chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
c. Sản phẩm: Bảng báo cáo của nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giao nhiệm vụ học tập 
Yêu cầu các nhóm tổng hợp kết quả bài thực hành vào phiếu: Báo cáo kết quả thực hành ( vào giấy A0), sau đó trình bày trước lớp.
Các nhóm nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 
- Dựa vào kết quả 2 phần quan sát: 
+ Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước.
+ Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
- Thảo luận nhóm tổng hợp kết quả vào bảng báo cáo.
Các nhóm phân công nhiệm vụ, tiến hành hoàn thiện bảng báo cáo.
 Báo cáo, thảo luận
Các nhóm treo bảng báo cáo lên bảng.
Đại diện 1 nhóm lên trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Sau khi các nhóm đã bổ sung GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức, đại diện các nhóm theo dõi chéo và sửa luôn trên bảng báo cáo cho nhóm bạn.
Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định 
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm đánh giá đồng đẳng, tranh luận về các vấn đề trong nhiệm vụ học tập. Giáo viên đánh giá các hoạt động thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm học tập của học sinh.(phần phụ lục)
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm giờ thực hành và khen ngợi HS.
- Các nhóm đánh giá đồng đẳng, tranh luận về các vấn đề trong nhiệm vụ học tập.
HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
Báo cáo kết quả thực hành
Tiết Thứ Ngày ..Tháng Năm ..
Nhóm: ..Lớp: ..
STT
Nội dung
Gợi ý
1. 
Câu hỏi nghiên cứu
1. Chứng minh thân vận chuyển nước
2. Chứng minh lá thoát hơi nước
2.
Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán)
1. Nước được vận chuyển từ rễ lên thân và lá.
2. Ở lá diễn ra quá trình thoát hơi nước.
3. 
Kế hoạch thực hiện
Tùy theo từng nhóm, các nhóm có thể dựa vào sự gợi ý (bảng dưới)
Nhóm:	
Thí nghiêm:
Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm
Trước buổi thực hành
Phân công nhiệm vụ
Ví dụ:
HS A: Chuẩn bị chậu cây thí nghiệm.
HS B: Chuẩn bị hoa hóng trắng (cúc trắng,...).
HS C: Chuẩn bị giẩy tẩm dung dịch CoCI2.
Cách tiến hành thí nghiệm
Theo dõi, kiểm tra mẫu thí nghiệm
Trong buổi thực hành
- Kiểm chứng kết quả thí nghiệm. -Trả lời các câu hỏi thí nghiệm. -Viết báo cáo.
4.
Kết quả triển khai kế hoạch
Hs các nhóm ghi nhận kết quả thí nghiệm (hình ảnh hay mô tả bằng lời)
5.
Kết luận
Thân có vai trò vận chuyển nước và lá có vai trò thoát hơi nước
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi thực tế.
b. Nội dung: Dùng vở bài tập để trả lời các câu hỏi: đặc điểm chung của trùng giày, trùng roi; Nêu ví dụ về một số biến dạng ở thực vật và chức năng của chúng.
c. Sản phẩm: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Khi làm thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, có ba bạn học sinh đã dung lá của ba loài thực vật sống ở những môi trường khác nhau.
- Bạn A dùng lá của thực vật sống ở sa mạc
- Bạn B dùng lá của thực vật thủy sinh
- Bạn A dùng lá của thực vật sống ở vùng nhiệt đới
Theo em, kết quả thí nghiệm của bạn nào sẽ dễ quan sát nhất? Giải thích
Dự kiến:
 Kết quả của bạn C sẽ dễ quan sát nhất vì lá của cây sống ở vùng nhiệt đới sẽ có nhiều khí khổng nên quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh. Còn cây thủy sinh và cây sống ở vùng sa mạc sẽ có rất ít hay không có khí khổng nên khó quan sát hiện tượng.
Câu 2: Hãy thực hiện thí nghiệm sau:
- Cho nước vào hai cốc thủy tinh. Sau đó, cho màu thực phẩm màu đỏ vào một cốc, cốc còn lại cho màu thực phẩm màu xanh.
- Lấy một cành hoa hồng trắng, dung kéo cắt dọc cành từ dưới lên một đoạn khoảng 5-8cm (chia ra làm hai nửa cành)
- Cắm mỗi cành hoa vào mỗi cốc trong 1 giờ.
Hãy quan sát hiện tượng và giải thích.
Dự kiến:
 Hiện tượng: Ở bông hoa sẽ xuất hiện cả hai màu xanh và đỏ. Do cành hoa được cắm vào hai dung dịch khác màu nên cả hai dung dịch đều được vận chuyển lên hoa làm thay đổi màu sắc cánh hoa.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
Nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ tại nhà, giáo viên đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Báo cáo, thảo luận:
Giờ học tiếp theo GV sẽ kiểm tra bài làm.
Theo dõi đánh giá của GV.
Kết luận, nhận định 
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết.
- Cho HS dọn dẹp, vệ sinh, sắp xếp lại dụng cụ, phòng thực hành
- Các nhóm nhận xét.
- HS dọn dẹp, vệ sinh, sắp xếp lại dụng cụ, phòng thực hành
Kiểm tra đánh giá thường xuyên.
- Kết thúc bài học GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau:
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Thí nghệm chứng minh thân vận chuyển nước
Thí nghệm chứng minh lá thoát hơi nước
PHỤ LỤC
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Họ và tên HS: ...............................................
Nhóm: ..........................................................
Các tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
1. Việc làm ở nhà
Làm bài tập sgk
Thực hiện nhiệm vụ của hoạt động vận dụng ở bài học trước
Đọc bài mới trước khi đến lớp
2. Việc học trên lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên
Mức hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động nhóm
3. Kết quả đạt được sau bài học
Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật, hóa chất đầy đủ theo yêu cầu
Trình bày và giải thích được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước.
Trình bày và giải thích được thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước.
Mức 3: Rất tích cực hay hoàn thành tốt nhiệm vụ
Mức 2: Tích cực hay hoàn thành nhiệm vụ
Mức 1: Chưa tích cực hay chưa hoàn thành nhiệm vụ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_31_thuc_hanh_chung_minh.docx