Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 16: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 16: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:

1. Kiến thức:

Học sinh nắm được:

 - Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.

 - Những thủ đoạn của thực dân Pháp về chính trị, văn hoá, giáo dục phục vụ cho chương trình khai thác lần này.

 - Sự phân hoá giai cấp và thái độ, khả năng cách mạng của các giai cấp (trong chương trình khai thác lần hai).

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát lược đồ

 - Rèn luyện cho HS kỹ năng nhận định, đánh giá về các sự kiện lịch sử.

 - Rèn luện kỹ năng làm việc độc lập và thảo luận nhóm

 - Vận dụng kiến thức đã học, giải quyết bài tập trong sách giáo khoa và bài tập liên quan

3. Thái độ:

 - Giáo dục cho HS lòng căm thù đối với bọn thực dân Pháp áp bức, bóc lột dân tộc ta.

 - HS có sự đồng cảm với sự vất vả, cực nhọc của người lao động VN sống dưới chế độ thực dân phong kiến.

 - Nghiêm túc và tập trung trong làm việc cá nhân

 - Tự tin trong việc trình bày ý kiến, xây dựng kiến thức mới

 - Tích cực hoạt động nhóm

 II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

- Chuẩn bị của Thầy:

+ Giáo án

+ Sách giáo khoa Lịch sử

+ Bảng phụ trò chơi ô chữ

 + Lược đồ về nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai.

- Chuẩn bị của Trò:

+ Sách giáo khoa Lịch sử

 + Vở ghi chép và vở bài tập

 + Học bài cũ

+ Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu về .

 

docx 7 trang haiyen789 3520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 16: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn:	Tuaàn: 
Ngaøy daïy: 	Tieát: 16
PHẦN HAI:	LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Chương I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919- 1930
Bài: 14 VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được: 
 - Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.
 - Những thủ đoạn của thực dân Pháp về chính trị, văn hoá, giáo dục phục vụ cho chương trình khai thác lần này.
 - Sự phân hoá giai cấp và thái độ, khả năng cách mạng của các giai cấp (trong chương trình khai thác lần hai).
2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát lược đồ 
 - Rèn luyện cho HS kỹ năng nhận định, đánh giá về các sự kiện lịch sử.
 - Rèn luện kỹ năng làm việc độc lập và thảo luận nhóm
 - Vận dụng kiến thức đã học, giải quyết bài tập trong sách giáo khoa và bài tập liên quan
3. Thái độ: 
 - Giáo dục cho HS lòng căm thù đối với bọn thực dân Pháp áp bức, bóc lột dân tộc ta.
 - HS có sự đồng cảm với sự vất vả, cực nhọc của người lao động VN sống dưới chế độ thực dân phong kiến.
 - Nghiêm túc và tập trung trong làm việc cá nhân
 - Tự tin trong việc trình bày ý kiến, xây dựng kiến thức mới
 - Tích cực hoạt động nhóm
 II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Chuẩn bị của Thầy:
+ Giáo án
+ Sách giáo khoa Lịch sử
+ Bảng phụ trò chơi ô chữ
 + Lược đồ về nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai.
Chuẩn bị của Trò:
+ Sách giáo khoa Lịch sử
 + Vở ghi chép và vở bài tập
 + Học bài cũ
+ Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu về ...............
III/ NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
 1/ Tổ chức lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Giáo Viên: Em hãy trình bày những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay?(Câu hỏi phụ: Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?)
Học sinh: 
Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay:
- Hệ thống các nước XHCN hình thành có ảnh hưởng quan trọng đến thế giới.
- CNXH sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu (1989) và Liên Xô (1991)
- Sự thắng lợi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.
- Sự phát triên của các nước tư bản chủ yếu: Mỹ, Nhật, Tây Âu.
- Quan hệ quốc tế (1945 đến nay).
- Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai và ý nghĩa lịch sử của nó.
Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
- Sự hình thành trật tự thế giới mới.
- Các nước đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
- Xu thế của thế giới hiện nay là: Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế.
- Giáo Viên: (nhận xét, cho điểm)
2/ Tiến trình tiết dạy
2.1. Hoạt động khởi động
Giáo Viên: Giới thiệu bài mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã tiến hành chương trình “khai thác lần thứ hai” ở Việt Nam, làm cho kinh tế, xã hội và văn hoá biến đổi sâu sắc. Để rõ hơn hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay: Bài: 14 VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Học sinh: 
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
* Hoạt động 1: Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp:
- PP: Vấn đáp, trực quan
- KT: Đặt câu hỏi, quan sát và nhận xét qua lược đồ
- NL: Làm việc độc lập, giải quyết vấn đề , giao tiếp, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử, kỹ năng quan sát lược đồ 
- PC: Giáo dục cho HS lòng căm thù đối với bọn thực dân Pháp áp bức, bóc lột dân tộc ta. HS có sự đồng cảm với sự vất vả, cực nhọc của người lao động VN sống dưới chế độ thực dân phong kiến.
GV: Em hãy tóm lược về tình hình nước Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ hai đối với nước ta nhằm mục đích gì?
HS: (trả lời)
GV: Nhận xét và nhấn mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị thiệt hại nặng nề. Mục đích cuộc khai thác để bù đắp vcho những thiệt hại trong chiến tranh.
GV: Dựa vào hình 27 sgk, Cho biết chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào? Trong ngành gì? (Giáo viên hỏi thêm: bản chất của việc khai thác là gì?)
HS: (trả lời)
GV: Nhận xét về các nguồn lợi chủ yếu tập trung vào công nghiệp khai thác (than), nông nghiệp (cao su). Hạn chế công nghiệp phát triển đặc biệt là công nghiệp nặng để cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp, biến Việt Nam thánh thị trường tiêu thụ hàng hoá do nền công nghiệp Pháp sản xuất. Giáo viên nhấn mạnh: Bản chất chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là tăng cường các thủ đoạn vơ vét, bóc lột để mang về chính quốc.
* Hoạt động 2: Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục 
- PP: Vấn đáp, trực quan
- KT: Đặt câu hỏi
- NL: Làm việc độc lập, giải quyết vấn đề , giao tiếp, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử
- PC: HS thấy căm ghét bản chất của chế độ cai trị TD
GV: Trong chương trình khai thác lần thứ hai, thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn chính tri, văn hóa, giáo dục nào? Mục đích của thủ đoạn đó là gì?
HS: (trả lời)
GV: Nhận xét và nhấn mạnh mục đích của các chính sách là xây dựng bộ máy cai trị, tuyên truyền cho chính sách “khai hoá” của Pháp...để chúng có thể khai thác, vơ vét, bóc lột triệt để mọi nguồn lợi trên đất nước ta.
*Hoạt động 3: Xã hội Việt Nam phân hoá
- PP: Vấn đáp, trực quan
- KT: Đặt câu hỏi, phiếu học tập
- NL: Làm việc độc lập, giải quyết vấn đề , giao tiếp, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử, hoàn thành phiếu học tập
- PC: HS tin tưởng vào sự phát triển và đấu tranh và lãnh đạo của giai cấp công nhân với cách mạng VN
GV: Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho học sinh trả lời câu hỏi trong phiếu học tập sau:
Phiếu học tập
Sự phân hoá giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp?
*Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Sự phân hóa: ................................................
..................................................................................................................................................
-Thái độ chính trị:...........................................
........................................................................
*Giai cấp tư sản:
- Sự phân hóa: ................................................
..................................................................................................................................................
-Thái độ chính trị:...........................................
........................................................................
*Giai cấp tiểu tư sản:
- Sự biến đổi: ................................................
..................................................................................................................................................
-Thái độ chính trị:...........................................
........................................................................
*Giai cấp nông dân:
- Sự phân hóa: ................................................
..................................................................................................................................................
-Thái độ chính trị:...........................................
........................................................................
*Giai cấp công nhân:
- Sự phân hóa: ................................................
..................................................................................................................................................
-Thái độ chính trị:...........................................
........................................................................
HS: (hoàn thiện phiếu học tập)
GV: Bao quát lớp, kiểm tra quá trình làm của học sinh. Mời 2 học sinh trả lời câu hỏi trong phiếu học tập và Sơ kết ý trên bảng. 
GV: Nhấn mạnh: thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp. Đặc biệt là giai cấp công nhân Việt Nam có những ưu điểm hơn cả. Giai cấp công nhân có đặc điểm riêng: có quan hệ mất thiết với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và chịu 3 tầng áp bức nên nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
I/ Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp:
- Hoàn cảnh: sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị thiệt hại nặng nề.
- Mục đích: để bù đắp vào sự thiệt hại trong chiến tranh.
- Chính sách cụ thể: 
+Nông nghiệp: chủ yếu là khai thác đồn điền cao su, chè, cà phê, lúa, gạo....
+ Công nghiệp: chỉ đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ: xay xát, dệt, vải, đường, rượu, diêm, gạch, giấy....
+Thương nghiệp: đánh thuế nặng hàng hóa nước khác nhập vào nước ta, chủ yếu nhập hàng của Pháp
+ Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy, thâu tóm các ngành kinh tế ở Việt Nam
+ Giao thông vận tải: đầu tư phát triển thêm các tuyến đường sắt: Đồng Đăng – Na Sầm, Vinh – Đông Hà... để phục vụ cho việc khai thác, bóc lột và đàn áp các phong trào đấu tranh
- Nhận xét: Chương trình khai thác thuộc địa của Pháp có quy mô lớn, đầu tư nhiều vốn chủ yếu tập trung vào: công nghiệp khai thác (than), nông nghiệp (cao su). Hạn chế công nghiệp phát triển đặc biệt là công nghiệp nặng. Bản chất chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là tăng cường các thủ đoạn vơ vét, bóc lột để mang về chính quốc.
II/ Các chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục:
- Chính trị: thực hiện chính sách “chia để trị”, lợi dụng triệt để địa chủ phong kiến để với tay tới vùng nông thôn. 
- Văn hoá, giáo dục: thi hành chính sách văn hoá nô dịch, ngu dân, tuyên truyền cho chính sách “khai hoá” của thực dân Pháp.
- Mục đích của các chính sách: để khai thác, vơ vét, bóc lột triệt để mọi nguồn lợi trên đất nước ta.
III/ Xã hội Việt Nam phân hoá
*Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Sự phân hóa: địa chủ phản động và địa chủ dân tộc
-Thái độ chính trị: cấu kết chặt chẽ với Pháp, tuy nhiên một bộ phận vẫn có tinh thần yêu nước.
*Giai cấp tư sản:
- Sự phân hóa: tư sản mại bản, tư sản dân tộc
-Thái độ chính trị:tư sản mại bản, có quyền gắn chặt với Pháp; tư sản dân tộc, thái độ chính trị cải lương. 
*Giai cấp tiểu tư sản:
- Sự biến đổi: tăng nhanh về số lượng, bị Pháp chèn ép nên đời sống bấp bênh
-Thái độ chính trị: là lực lượng dễ dàng tiếp thu tư tưởng mới, hăng hái cách mạng.
*Giai cấp nông dân:
- Sự phân hóa: bị bần cùng hoá không lối thoát, một bộ phận đi lên thành thị làm việc trong nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ....
-Thái độ chính trị: là lực lượng cách mạng hùng hậu.
*Giai cấp công nhân:
- Sự phát triển: 
-Thái độ chính trị: Giai cấp công nhân chịu 3 tầng áp bưc " Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
.
 2.3. Hoạt động luyện tập 
Lựa chọn đáp án đúng trong những câu hỏi sau:
Câu 1. Vì sao Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
a. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
b. Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra ở chính quốc.
c. Để cạnh tranh với các nước tư bản khác.
d. Để biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Pháp.
Câu 2. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến nền kinh tế Việt Nam là gì?
a. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập.
b. Nền kinh tế Việt Nam vấn bị lạc hậu, què quặt.
c. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc Pháp.
d. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.
Câu 3. Những thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là gì?
a. Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.
b. Câu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân.
c. "Chia để trị".
d. Khủng bố, đàn áp nhân dân ta.
Câu 4. Chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp được thực hiện nhằm mục đích gì?
a. Mở các trường học dạy tiếng Pháp.
b. Thi hành chính sách văn hóa nô dịch.
c. Xuất bản sách báo tuyên truyền chính sách "khai thác" của Pháp.
d. Tạo điều kiện cho nền văn hóa, giáo dục Việt Nam phát triển.
Câu 5. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng nào?
a. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ
b. Có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
c. Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc
d. Điều kiện lao động và sinh sống tập trung.
Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?
a. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
b. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản
c. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp
d. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
2.4. Hoạt động vận dụng
	- Vẽ sơ đồ tư duy khai quát nội dung toàn bài.
2.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
	- Đọc thêm tư liệu về chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
	- Học kĩ nội dung bài học
 3/ Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Trả lời các câu hỏi cuối các mục ở SGK vào vở bài tập
 -Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 15:
 + Tình hình thế giới tác động đến CMVN
 + Phong trào dân tộc, dân chủ công khao và phong trào công nhân
=======================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_bai_14_viet_nam_sau_chien_tranh_the_gi.docx