Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Xã hội nguyên thủy - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau bài học, học sinh :
- Biết được nguồn gốc loài người.
- Hiểu được quá trình chuyển biến từ vượn thành người; so sánh được những đặc điểm của người tinh khôn và người tối cổ; nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ.
- Biết được những dấu tích của người nguyên thuỷ trên lãnh thổ Việt Nam; những đặc trưng về đời sống vật chất, tổ chức xã hội của con người thời nguyên thuỷ.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỉ năng thuyết trình nội dung lịch sử, kỉ năng quan sát tranh ảnh lịch sử và kỉ năng hợp tác
3. Thái độ
- HS biết yêu quý lao động và tìm hiểu cội nguồn cũng như trân trọng nhũng sáng tạo của con người trong quá trình lao động
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
- Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để tìm hiểu, giải thích được nguồn gốc, quá trình phát triển của con người và xã hội loài người trên trái đất và đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta.
- Chăm chỉ: có ý thức tự giác chăm chỉ học tập, lao động, vượt khó vươn lên phát triển bản thân.
- Trách nhiệm: bước đầu hình thành được ở học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò lao động sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội loài người
- Nhân ái: luôn đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ mọi người.
II. Tài liệu và phương tiện
1. GV chuẩn bị: Bản đồ hành chính Việt Nam, hộp phục chế hiện vật cổ.
Tranh ảnh: Sinh hoạt của bầy người nguyên thủy; Hạt gạo cháy
2. HS chuẩn bị: SGK; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
Ngày soạn: 9/2020 Tiết: CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Sau bài học, học sinh : - Biết được nguồn gốc loài người. - Hiểu được quá trình chuyển biến từ vượn thành người; so sánh được những đặc điểm của người tinh khôn và người tối cổ; nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ. - Biết được những dấu tích của người nguyên thuỷ trên lãnh thổ Việt Nam; những đặc trưng về đời sống vật chất, tổ chức xã hội của con người thời nguyên thuỷ. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỉ năng thuyết trình nội dung lịch sử, kỉ năng quan sát tranh ảnh lịch sử và kỉ năng hợp tác 3. Thái độ - HS biết yêu quý lao động và tìm hiểu cội nguồn cũng như trân trọng nhũng sáng tạo của con người trong quá trình lao động 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: - Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để tìm hiểu, giải thích được nguồn gốc, quá trình phát triển của con người và xã hội loài người trên trái đất và đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta. - Chăm chỉ: có ý thức tự giác chăm chỉ học tập, lao động, vượt khó vươn lên phát triển bản thân. - Trách nhiệm: bước đầu hình thành được ở học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò lao động sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội loài người - Nhân ái: luôn đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ mọi người. II. Tài liệu và phương tiện 1. GV chuẩn bị: Bản đồ hành chính Việt Nam, hộp phục chế hiện vật cổ. Tranh ảnh: Sinh hoạt của bầy người nguyên thủy; Hạt gạo cháy 2. HS chuẩn bị: SGK; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến nội dung bài học. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra Công lịch là gì? Cách tính thời gian theo Công lịch?3. Bài mới 3. Hoạt động khởi động Bước 1: GV cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: + Hãy kể tên các công cụ mà các em quan sát trong hình? +Theo em với những công cụ như vậy, con người có thể kiếm sống như thế nào? + Em có hiểu biết gì về dời sống người nguyên thủy * Sản phẩm mong đợi: - Công cụ bằng đá: ghè đẽo thô sơ, mài thành hình thù rừi đá, mũi tên, cày - Hái lượm, san bắn, trồng trọt - Cuộc sống khó khăn, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên 4. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Con người đã xuất hiện như thế nào? * Mục tiêu: HS cần biết được sự xuất hiện con người trên Trái Đất và Việt Nam: thời điểm, động lực. * Phương thức: +Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm. +Hoạt động nhóm ? Con người đã xuất hiện trong hoàn cảnh nào? - Học sinh quan sát hình vẽ SGK Người tối cổ sống ra sao? Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ ? Di cốt Người tối cổ tìm thấy ở những nơi nào trên thế giới ? Họ sống ra sao? ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của người tối cổ ? Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ Chia học sinh thành 3 nhóm thảo luận Bước 3 Học sinh báo cáo Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận Bước 4 GV nhận xét và hướng dẫn học sinh sác định vị trí tìm thấy dấu tích người tối cổ trên lược đồ. GDMT: Nhờ có quả trình lao động từ loài vượn cổ chuyển thành người. Qua đó, thấy được vai trò quan trọng của lao động đã tạo ra con người và xã hội loài người . GV nhận xét, đánh giá sản phẩm * Sản phẩm mong đợi: - Thế giới: Người tối cổ sống cách ngày nay khoảng 3-4 triệu năm và được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. - Việt Nam: Người tối cổ sống cách ngày nay khoảng 40 – 30 vạn năm và được tìm thấy ở Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa),... + Đặc điểm: thoát khỏi giới động vật,con người hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, đôi tay trở lên khéo léo,có thể cầm nắm.và biết sự dụng những hòn đá, cành cây ...làm công cụ. - Biết chế tạo công cụ và phát minh ra lửa. Hoạt động 2: Người tinh khôn sống như thế nào? * Mục tiêu: HS hiểu được sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn * Phương thức: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, hoạt động nhóm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. - Người tinh khôn xuất hiện trong hoàn cảnh nào? ? Xem hình 5/SGK, em thấy Người tinh khôn và Người tối cổ có những điểm nào khác nhau? ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của Người tinh khôn? ? Người tinh khôn sống như thế nào? Biết làm nghề gì? Công cụ lao động chủ yếu? Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ Chia học sinh thành nhóm thảo luận Bước 3 Học sinh báo cáo Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận Bước 4 GV nhận xét và hướng dẫn học sinh sác định vị trí tìm thấy dấu tích người tinh khôn trên lược đồ. * Sản phẩm mong đợi: - Thế giới: Cách đây khoảng 4 vạn năm và đã tìm thấy ở hầu khắp các châu lục. - Việt Nam: Cách đây khoảng 3-2 vạn năm và đã tìm thấy ở Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang,.. - Có cấu tạo cơ thể giống người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, bàn tay khéo léo, các ngón tay linh hoạt, hộp sọ và thể tích não p.triển, trán cao, mặt phẳng, cơ thể linh hoạt - Sống chung theo thị tộc, biết trồng trọt chăn nuôi. làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức. Công cụ lao động chủ yếu bằng đá. Hoạt động 3: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã * Mục tiêu: HS biết được sản xuất phát triển, dẫn đến của cải dư thừa; giai cấp xuất hiện; nhà nước ra đời. * Phương thức: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, tổ chức hoạt động nhóm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. ? Khoảng 4000 năm TCN con người đã có tiến bộ mới gì trong chế tạo công cụ sx? ? Cho học sinh quan sát hình vẽ SGK công cụ kim loại có tác dụng như thế nào trong sx? - Tại sao người tinh khôn không làm chung ăn chung nữa ? hệ quả? Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ Chia học sinh thành nhóm thảo luận Bước 3 Học sinh báo cáo Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận Bước 4 GV nhận xét và hướng dẫn học sinh sác định vị trí tìm thấy dấu tích người tinh khôn trên lược đồ. * Sản phẩm mong đợi: - Khoảng 4000 năm TCN con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại làm công cụ lao động. - Nhờ công cụ kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa - Một số người chiếm hữu của dư thừa, trỏ nên giàu có xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã. Hoạt động 4: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta a. Đời sống vật chất * Mục tiêu: HS nhận biết được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ về đời sống vật chất. * Phương thức: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, tổ chức hoạt động nhóm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. - HS đọc SGK mục 1, HS quan sát hình 25 SGK - Trong quá trình sinh sống người nguyên thuỷ đã biết làm gì để nâng cao năng suất lao động? - Công cụ ban đầu của người Sơn Vi được chế tạo như thế nào? - Đến thời văn hoá Hoà Bình – Bắc Sơn người nguyên thuỷ chế tác công cụ như thế nào? - Kỹ thuật mài đá và làm đồ gốm có ý nghĩa gì? - Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ đá? - Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi chăn nuôi ? - Người nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn sống ở đâu ? Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ Chia học sinh thành nhóm thảo luận Bước 3 Học sinh báo cáo Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận Bước 4 GV nhận xét. * Sản phẩm mong đợi: - Người tinh khôn thường xuyên cải tiến công cụ: + Từ thời Sơn Vi, con người đã ghè đẽo các hòn cuội thành rìu; đến thời Hoà Bình - Bắc Sơn họ đã biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các loại công cụ như rìu, bôn, chày. + Họ biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ. - Biết làm đồ gốm; biết trồng trọt (rau, đậu, bầu, bí) và chăn nuôi (chó, lợn). b. Tổ chức xã hội * Mục tiêu: HS nhận biết được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ về tổ chức xã hội. * Phương thức: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. - Người nguyên thuỷ Hoà Bình – Bắc Sơn sống như thế nào? - Em hiểu thế nào là chế độ thị tộc mẫu hệ? - Tại sao gọi đó là chế độ thị tộc mẫu hệ? - HS quan sát hình 26 – 27 SGK Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3 Học sinh báo cáo Bước 4 GV nhận xét. * Sản phẩm mong đợi: - Người tinh khôn sống thành từng nhóm nhỏ trong các hang động, những vùng thuận tiện, thường định cư lâu dài ở 1 nơi (Hòa Bình-Bắc Sơn) - Những người cùng huyết thống sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ c. Đời sống tinh thần * Mục tiêu: HS nhận biết được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ về đời sống tinh thần. * Phương thức: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. - Theo em sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di chỉ nói trên có ý nghĩa gì? - Theo em, chôn theo người chết nói lên điều gì? - Em có nhận xét gì về cuộc sống tinh thần của người thời nguyên thuỷ? Bước 2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3 Học sinh báo cáo Bước 4 GV nhận xét. * Sản phẩm mong đợi: - Người nguyên thủy: biết chế tác & sử dụng đồ trang sức: bằng vỏ ốc, vòng đá, chuỗi hạt bằng đất nung ; - Biết vẽ mô tả cuộc sống tinh thần của mình - Biết chôn cất người chết cùng công cụ đá 5. Hoạt động luyện tập Bài tập 1 Tổ chức cho HS viết ra một số điều tâm đắc sau khi học xong bài Xã hội nguyên thủy Bài tập 2. Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung bài học vẽ sơ đồ quá trình tiến hóa từ vượn thành người - Vượn người -> lao động ->người tối cổ -> lao động sáng tạo -> người tinh khôn - Bài tâp 3: Yêu cầu học sinh lên chỉ trên bản đồ thế giới trong sgk ghi vào vở các địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vêt của người nguyên thủy + Trung Quốc, Gia Va, châu phi . - Bài tập 4: Yêu cầu học sinh lên chỉ trên bản đồ Việt Năm trong sgk ghi vào vở các địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vêt của người nguyên thủy + Hoà Bình. Lạng Sơn, Quảng Bình. Nghệ An, Yên Bái, Ninh Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ. - Bài tập 5. E – B – A- C – D. 6. Hoạt động vận dụng +HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm 1. Cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và bạn bè em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Phương tiện giao tiếp của người nguyên thủy là gì? 2. Em hãy đóng vai một nhà nghiên cứu lịch sử "nhí" giới thiệu cho người thân và bạn bè nội dung sau: đặc điểm về công cụ lao động, cách kiếm sống, nhà ở và trang phục của con người nguyên thủy * Sản phẩm mong đợi: 1. Phương tiện giao tiếp của người nguyên thủy mới đầu thông qua các cử chỉ, tay chân, tiếp đó thông qua các hình ảnh khắc trên các hang động 2. Đặc điểm về: Công cụ lao động: chủ yếu bằng đá, ghè đẽo đá thành công cụ lao động như rìu đá Cách kiếm sống: họ săn bắt, săn bắn, hái lượm, biết dùng lửa để nấu chín thức ăn Nhà ở và trang phục của con người nguyên thủy: sống trong các hanh động, thường lấy vỏ cây, da thú do săn bắt được làm quần áo, giữ ấm, che chắn 7. Hoạt động tìm tòi mở rộng Đánh giá về sự tiến trong đời sống vật chất của người nguyên thủy. Sản phẩm mong đợi: + Họ dùng nguyên liệu như đá, tre, gỗ, xương, sừng... để làm nhiều công cụ và đồ dùng cần thiết. + Biết làm đồ gốm; biết trồng trọt và chăn nuôi. -> Các yếu tố trên đều quan trọng thể hiện một bước tiến mới của con người ở xã hội nguyên thủy. - GV giao nhiệm vụ cho HS Bài tập về nhà + Hoàn thành bảng so sánh sau: Người tối cổ Người tinh khôn Thời gian xuất hiện Nơi tìm thấy di cốt Tổ chức xã hội Công cụ Cuộc sống + Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Các quốc gia cổ đại phương Đông. - Thời gian xuất hiện và địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? - Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? - Nhà nước cổ đại phương Đông do ai đứng đầu? Người đó có quyền gì?
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_chu_de_xa_hoi_nguyen_thuy_nam_hoc_2020.doc