Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 12: Các nước Tây Âu

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 12: Các nước Tây Âu

I/ MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:

 - Những nét nổi bật nhất của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay;

 - Xu thế liên kết giữa các khu vực đang phát triển trên thế giới, Tây Âu là những nước đi đầu thực hiện xu thế này.

 2/ Kỹ năng: Rèn luyện được cho HS

 - kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy về các sự kiện lịch sử

 - kỹ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu.

 - kỹ năng làm việc độc lập và thảo luận nhóm

 - kỹ năng vận dụng kiến thức đã học, giải quyết bài tập trong sách giáo khoa và bài tập liên quan.

 3/ Thái độ:

 - Thông qua những kiến thức trong bài, HS cần nhận thức được mối quan hệ, nguyên nhân dẫn tới sự kiện liên kết khu vực giữa các nước Tây Âu, mối quan hệ giữa Tây Âu và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

 - HS cần thấy rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Tây Âu từ 1975 đến nay dần dần được thiết lập và càng ngày phát triển.

 - Nghiêm túc và tập trung trong làm việc cá nhân

 - Tự tin trong việc trình bày ý kiến, xây dựng kiến thức mới

 - Tích cực hoạt động nhóm, thảo luận nhóm

 - Yêu thích và hứng thú với môn học nói riêng và tinh thần tích cực với các môn học khác nói chung.

 

docx 5 trang haiyen789 3440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 12: Các nước Tây Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn:	Tuaàn: 
Ngaøy daïy: 	 Tieát: 12
Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
I/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được: 
 - Những nét nổi bật nhất của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay; 
 - Xu thế liên kết giữa các khu vực đang phát triển trên thế giới, Tây Âu là những nước đi đầu thực hiện xu thế này.
 2/ Kỹ năng: Rèn luyện được cho HS 
 - kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy về các sự kiện lịch sử
 - kỹ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu.
 - kỹ năng làm việc độc lập và thảo luận nhóm
 - kỹ năng vận dụng kiến thức đã học, giải quyết bài tập trong sách giáo khoa và bài tập liên quan.
 3/ Thái độ: 
 - Thông qua những kiến thức trong bài, HS cần nhận thức được mối quan hệ, nguyên nhân dẫn tới sự kiện liên kết khu vực giữa các nước Tây Âu, mối quan hệ giữa Tây Âu và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
 - HS cần thấy rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Tây Âu từ 1975 đến nay dần dần được thiết lập và càng ngày phát triển.
 - Nghiêm túc và tập trung trong làm việc cá nhân	
 - Tự tin trong việc trình bày ý kiến, xây dựng kiến thức mới
 - Tích cực hoạt động nhóm, thảo luận nhóm
 - Yêu thích và hứng thú với môn học nói riêng và tinh thần tích cực với các môn học khác nói chung.
II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Chuẩn bị của Thầy:
+ Giáo án
+ Sách giáo khoa Lịch sử
+ Máy chiếu
 +Bản đồ Châu Âu 
Chuẩn bị của Trò:
+ Sách giáo khoa Lịch sử
 + Vở ghi chép và vở bài tập
 + Học bài cũ
+ Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu về ...............
III/ NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
 1/ Tổ chức lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
GV: Nêu nguyên nhân sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản?Sự phát triển đó đượcbiểu hiện như thế nào?
Học sinh: 
- Giáo Viên: (nhận xét, cho điểm)
2/ Tiến trình tiết dạy
2.1. Hoạt động khởi động
Giáo Viên: Giới thiệu bài mới: GV: giới thiệu bản đồ châu Âu và hỏi HS: Tây Âu là khu vực nào ở châu Âu? Gồm những nước nào? HS: trả lời. GV giảng: Tây Âu là một trong 2 khu vực lớn của châu Âu, gồm các nước (Anh, Pháp, Tây Đức, Italia...) có truyền thống văn hóa lâu đời. Từ sau năm 1945, Tây Âu phát triển nhiều về mặt kinh tế, xã hội. Với xu thế liên kết khu vực để đi tới một tổ chức thống nhất.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Tình hình chung
GV: Em cho biết những thiệt hại của các nước Tây Âu trong chiến tranh thế giới lần thứ hai?
HS: Trả lời 
GV: Nhận xét và nhấn mạnh sự tàn phá của chiến tranh ở Tây Âu khiến cho nông nghiệp, công nghiệp giảm sút nghiêm trọng; Các nước đều mắc nợ nước ngoài. 
GV: Để khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu đã làm gì? Quan hệ giữa Tây Âu và Mỹ ra sao?
HS: trả lời 
GV: Nhận xét và giải thích: kế hoạch Phục hưng châu Âu (“Kế hoạch Mác-san”) - Macsan là tên ngoại trưởng Mỹ lúc đó đã đề xướng ra kế hoạch này.
GV: nhấn mạnh: Nội dung kế hoach là: 1948- 1951, Mỹ viện trợ cho Tây Âu 17 tỷ USD Nhưng các nước phải tuân theo nhưng điều kiện do Mỹ đặt ra: hạ thuế quan với hàng của Mmyx, không quốc hữu hóa xí nghiệp, gạt bỏ những người ĐCS ra khỏi chính phủ...
GV: Sau khi nhận viện trợ của Mỹ, Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là gì?
HS: Dựa vào sgk trả lời 
GV: Trong thời kỳ “Chiến tranh lạnh” mâu thuẫn gay gắt giữa hai phe XHCN và ĐQCN, các nước Tây Âu làm gì?
HS: trả lời
GV: Nhận xét và giải thích về mục đích của khối quân sự NATO nhằm chống phá Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Tình hình châu Âu trử lên căng thẳng. Các nước Tây Âu đều tiến hành chạy đua vũ trang
GV: Tình hình nước Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai?
HS: trả lời
GV: Nhận xét và giải thích:Đức là một nước lớn ở châu Âu,có trình độ phát triển cao về kinh tế và KHKT. Nước Đức có vị trí quan trọng. Sau chiến tranhTG I, nước Đức bị chia làm bốn khu vực do Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô chiếm đóng. 1949, tại Đức hình thành hai nước (CHLB Đức và CHDC Đức). Từ diện tích lãnh thổ, dân số và tài nguyên CHLB Đức đều trội hơn CHDC Đức. Do những chuyên biến tình hình ở LX và Đông Âu, tháng10-1990 CHLB Đức sát nhập CHDC Đức. Sau 4 thập niên bị chia cắt, nước Đức trở thành cường quốc ở Tây Âu.
* Hoạt động 2: Sự liên kết khu vực
GV: chia lớp làm 2 nhóm, các nhóm hoạt động độc lập theo hình thức thi đua xây dựng bài. Nhiệm vụ của nhóm là tìm hiểu sgk trang 42 - 43 và trả lời câu hỏi:
Nh1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt từ 1950 trở đi một xu hướng mới phát triển ở Tây Âu là gì? Nguyên nhân dẫn đến xu hướng đó các nước Tây Âu?
Nh2: Em cho biết nội dung chính của hội nghị Ma-a-xtơ-rich (Hà Lan)? Quyết định quan trọng của Hội nghị là gì?
HS: đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét và nhấn mạnh:
-Sau chiến tranh TG II không lâu, Tây Âu xuất hiện xu hướng: liên kết kinh tế khu vực. Tiêu biểu là sự ra đời của: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC,1957). Nguyên nhân dẫn tới liên kết ở Tây Âu là do: các nước có nguồn gốc, hoàn cảnh lịch sử, nền kinh tế ... tương đồng. Ngoài ra, Tây Âu còn muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ và cạnh tranh với các nước bên ngoài.
- Hội nghị Matx – trích (Hà Lan) đánh dấu mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở Tây Âu với 2 quyết định quan trọng về kinh tế, tài chính và chính trị. 1991, Liên Minh Châu Âu (EU) ra đời là liên minh KT – CT lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ và trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế thế giới.
I/ Tình hình chung:
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề:
+ nông nghiệp, công nghiệp giảm sút nghiêm trọng.
+ Nợ nước ngoài
- Năm 1948, các nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mỹ theo kế hoạch Phục hưng châu Âu (“Kế hoạch Mác-san”) do Mỹ vạch ra.
- Đối ngoại: 
+ Tiến hành xâm lược để khôi phục các nước thuộc địa trước đây, nhưng cuối cùng đều thất bại.
 + 4/1949, Nhiều nước Tây Âu gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) 
 - Sau chiến tranhTG I, nước Đức bị chia làm bốn khu vực. 1949, tại Đức hình thành hai nước(CH LB Đức và CHDC Đức). Ngày 3-10-1990 nước Đức thống nhất trở thành cường quốc ở Tây Âu.
II/ Sự liên kết khu vực:
-Sau chiến tranh TG II không lâu, Tây Âu xuất hiện xu hướng: liên kết kinh tế khu vực:
+ Mở đầu là sự ra đời của cộng đồng than, thép châu Âu (4/1951)
+ Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (3/1957).
+ Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) (25-3-1957).
+ Tháng 7/1967, 3 cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành cộng đồng châu Âu (EC).
+ Hội nghị Matx – trích (Hà Lan) đánh dấu mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở Tây Âu với nhiều quyết định quan trọng. Đặc biệt đổi tên cộng đồng Châu Âu thành Liên minh châu Âu (EU)
-Hiện nay, EU có trên 25 thành viên và là một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
 2.3. Hoạt động luyện tập 
Lựa chọn đáp án đúng trong những câu hỏi sau:
Câu 1. "Kế hoạch Mác-san" (1948) còn được gọi là:
a. Kế hoạch khôi phục châu Âu. b. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu.
c. Kế hoạch phục hưng châu Âu. d. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.
Câu 2. Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
a. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
b. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
c. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.
d. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
Câu 3. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra 04/1949 nhằm:
a. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
c. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
d. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 4. Xu thế mới sau chiến tranh ở Tây Âu là gì?
a. Thiết lập trật tự đơn cực b. Thiết lập trật tự đa cực
c. Liên kết chính trị khu vực d. Liên kết kinh tế khu vực
Câu 5. Lí do nào là chủ yếu khiến Mĩ và các nước phương Tây dồn sức "viện trợ" cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh?
a. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hóa nước Đức.
b. Để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức.
c. Để biến Tây Đức thành một "Lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước XHCN.
d. a, b, c đúng.
Câu 6. Với những bước tiến của quá trình liên kết, từ năm 1993, Cộng đồng châu Âu mang tên mới là:
a. EEC. b. EC c. là Liên minh châu Âu (EU). d. a, b, c sai.
2.4. Hoạt động vận dụng
- Vẽ sơ đồ tư duy khai quát nội dung toàn bài
- GV yêu cầu HS nêu lại sự liên kết khu vực ở Tây Âu? Liên hệ với khu vực ĐNÁ? 
2.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
	- HS đọc thêm tư liệu về Tây Âu 
 - HS nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Tây Âu từ 1975 đến nay dần dần được thiết lập và càng ngày phát triển. 1990,hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao. 1995, hai bên ký hiệp định khung, mở ra những triển vọng hợp tác to lớn. 2019, hiệp ước FTA được ký kết: VN được hưởng những ưu đãi về kinh tế khi hợp tác với liên minh châu Âu.
	- Học kĩ nội dung bài học
 3/ Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Trả lời các câu hỏi cuối các mục ở SGK vào vở bài tập
 - Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 11 Trật tự thế gới mới sau chiến tranh
+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở bài 11.
 + Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về Liên hợp quốc, Ianta từ sau năm 1945 đến nay.
=========================================

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_12_cac_nuoc_tay_au.docx