Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh, khu vực.

+ Biết tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương dựa vào bảng số liệu.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Nhiệt kế, hình ảnh để minh họa và khai thác kiến thức, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để xử lí tình huống.

c) Sản phẩm:

- Học sinh giải quyết được tình huống.

- Các HS sẽ tư vấn về thời gian, trang phục, vật dụng, chi phí, ăn ở

 

docx 4 trang tuelam477 5490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 6 - Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN BÀI DẠY: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
(mục 2, mục 3)
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung kiến thức: 
- Biết nhiệt độ không khí.
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí và nguyên nhân làm cho không khí có nhiệt độ.
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh, khu vực.
+ Biết tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương dựa vào bảng số liệu. 
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nhiệt kế, hình ảnh để minh họa và khai thác kiến thức, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để xử lí tình huống.
c) Sản phẩm:
- Học sinh giải quyết được tình huống.
- Các HS sẽ tư vấn về thời gian, trang phục, vật dụng, chi phí, ăn ở 
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giải quyết tình huống
Nhà bạn An cuối tuần này đi du lịch Sapa
Bạn sẽ tư vấn cho An mang theo những vật dụng nào cần thiết, vì sao?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. 
- Bước 3: GV gọi HS báo cáo kết quả và tổ chức cho HS trao đổi thảo luận
- Bước 4: GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí (15 phút)
a) Mục đích:
- Biết nhiệt độ của không khí, nguyên nhân không khí có nhiệt độ. Biết cách tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 55 để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
- Độ nóng, lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí
- Cách đo: 
+ Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 m.
+ Đo ít nhất 3 lần trong ngày vào lúc 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ.
+ Cách tính: Nhiệt độ trung bình trong ngày bằng tổng nhiệt độ các lần đo, chia cho số lần đo.
c) Sản phẩm:
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi ra giấy các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: 
Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm chẳn: Hiện tại nhiệt độ không khí nơi em đang ở như thế nào? Em hiểu nhiệt độ không khí là gì? Nguyên nhân làm cho không khí có nhiệt độ?
- Nhóm lẻ: 
+Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 m?
+ Tính nhiệt độ trung bình trong ngày tại Hà Nội dựa vào số liệu (GV ghi số liệu ở bảng) và rút ra cách tính. 
Bước 2: HS liên hệ thực tế, trao đổi 
Bước 3: Gọi đại diện các nhóm trả lời. HS nhóm cùng nội dung nhận xét, bổ sung. Sau đó HS khác nội dung nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức 
- Giáo dục ý thức BVMT thông qua hình ảnh
- Cho HS xem những hình ảnh về cách đo nhiệt độ không khí.
- GV nêu cách tính nhiệt độ trung bình trong tháng, trong năm 
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thay đổi nhiệt độ của không khí (20 phút)
a) Mục đích:
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí
b) Nội dung:
Nội dung chính
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của không khí
a) Vị trí gần hay xa biển
Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau
b) Độ cao: Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm
c) Vĩ độ địa lí: Không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao
c) Sản phẩm:
- Học sinh thảo luận nhóm ghi ra giấy được các câu trả lời.
+ Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau
+ Khí hậu mát mẻ
+ Càng lên cao không khí càng loãng
+ Ở tầng đối lưu, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. Điểm A và B chênh nhau 60C độ cao giữa 2 địa điểm này chênh nhau 1000m
+ Khí hậu lạnh giá xa Mặt Trời.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm 
Nhóm 1 - 4: Quan sát hình vẽ, nêu nhận xét về nhiệt độ không khí ở vùng gần biển và vùng nằm sâu trong đất liền vào mùa đông, mùa hạ?
Nhóm 2 - 6: 
- Tại sao về mùa hè ở nước ta, người ta thường đi du lịch ở các khu vực thuộc vùng biển ? 
Nhóm 3 - 5: 
- Tại sao nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao?
- Tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm (theo hình 48 SGK)
Nhóm 7 - 8: 
- Tại sao ở 2 vùng cực luôn luôn bị đóng băng ?
- Nhận xét nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ? Giải thích?
Bước 2: Các nhóm thực hiện.
Bước 3: Lần lượt đại diện các nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn xác, kết luận.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng thuyết trình để hoàn thành trò chơi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh thực hành làm biên tập viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Trò chơi “Em tập làm biên tập viên”. Cho thông tin sau:
 Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận
 (Thứ bảy, ngày 18/2/2019)
 + Nhiệt độ 19- 280C
 + Sáng sớm và đêm có sương mù; trưa, chiều trời nắng nhẹ
 + Gió Đông Bắc cấp 2, cấp 3.
Em hãy biên tập thành bản tin dự báo thời tiết và trình bày trước lớp
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, khen ngợi.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
	Vì sao vào mùa hè ở nước ta nhiều người thường đi nghỉ mát ở các khu du lịch thuộc vùng biển? Hãy kể tên các khu nghỉ mát nổi tiếng ở vùng biển nước ta?
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_6_bai_18_thoi_tiet_khi_hau_va_nhiet_d.docx