Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7: Thơ (Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7: Thơ (Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả)

- Tri thức Ngữ văn (Thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả).

- Hình ảnh Bác Hồ, hình ảnh chú bé Lượm và hình ảnh Gấu con được thể hiện qua 3 văn bản đọc.

- Biện pháp tu từ hoán dụ.

 

doc 37 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2813
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 7: Thơ (Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
PHÒNG GD&ĐT VĂN CHẤN
Bài 7: THƠ
(THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ)
Môn học: NGỮ VĂN- lớp 6
Thời gian thực hiện: 12 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Tri thức Ngữ văn (Thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả).
- Hình ảnh Bác Hồ, hình ảnh chú bé Lượm và hình ảnh Gấu con được thể hiện qua 3 văn bản đọc.
- Biện pháp tu từ hoán dụ.
2. Về năng lực:
 	 - Nhận biết được một số yếu tố của bài thơ sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả (về hình thức và nội dung)
 	- Nhận biết được biện pháp tu từ Hoán dụ, hiểu được tác dụng của việc sử dụng hoán dụ trong văn bản.
 	- Viết được đoạn văn nghi lại cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
 	- Bước đầu biết trình bày ý kiến về một vấn đề.
 	3. Về phẩm chất:
 	- Xúc động trước những việc làm và tình cảm cao đẹp
 	- Trân trọng những suy nghĩ, hành động dũng cảm
 	- Yêu quý bản thân, tự hào về những giá trị của bản thân. 
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy Ao hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS...
 	2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
 	- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU 
 Văn bản 1 : ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
 ( Minh Huệ)
(Tiết 85-86-87)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS: 
● Đọc phần 1. Chuẩn bị để nắm bắt các định hướng/cách thức đọc hiểu một văn bản thơ. 
● Tìm hiểu một số thông tin về tác giả và ghi lại các thông tin giúp ích cho việc đọc hiểu văn bản Đêm nay Bác không ngủ. 
● Đọc lần 1 văn bản 
	 - Trả lời các câu hỏi sgk yêu cầu
● Đọc lần 2 văn bản
– Đọc kĩ từng đoạn VB. Trước khi đọc từng đoạn, đọc phần hướng dẫn đọc bên phải để nắm được chỉ dẫn của sách (hoặc cũng có thể đọc xong từng đoạn thì đọc phần chỉ dẫn tương ứng và thực hiện theo chỉ dẫn đó) để giúp việc đọc có trọng tâm, bước đầu giải mã văn bản và rèn luyện kĩ năng đọc. 
– Tùy theo chỉ dẫn của SGK có thể dùng bút chì gạch chân những chi tiết cần lưu ý hoặc ghi ra vở những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đó. 
2.TRÊN LỚP
 Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập
1.1. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về thơ kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản
1.2. Nội dung: Tổ chức cuộc thi Tinh thần đồng đội, chia lớp thành 2-4 nhóm, các nhóm kể tên các bài thơ, bài hát viết về Bác Hồ, cử đại diện lên thể hiện đọc/ hát một bài hoặc nêu vài câu cảm nhận về tình cảm của các nhà thơ, nhạc sĩ.
1.3. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua cuộc thi Tinh thần đồng đội
 Luật chơi: 
- Trong thời gian 2 phút, mỗi nhóm trao đổi, ghi lại và kể tên các bài thơ, bài hát viết về Bác Hồ.
- Trong thời gian 2p, mỗi nhóm cử đại diện lên kể tên bài thơ/ bài hát và thể hiện một bài thơ/ bài hát yêu thích hoặc nêu vài câu văn cảm nhận về tình cảm chung của nhà thơ/ nhạc sĩ đối với Bác Hồ trong các bài thơ, bài hát mà các em vừa nêu.
à Nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.
- GV: hướng dẫn, quan sát học sinh trao đổi câu hỏi, gợi ý nếu cần
- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. Lần lượt trình bày các câu trả lời.
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá
* Tên một số bài hát về Bác:
- Em mơ gặp Bác Hồ" (Xuân Giao)
- "Em về quê Bác Hồ" (Hồ Tĩnh Tâm)
- "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh" (Trần Hoàn)
- "Gửi tới Bác Hồ" (Kapapúi, lời Việt của Tường Vi)
- “Hát tên Người Hồ Chí Minh” (Nguyễn Trung Hoà)
*Tên một số bài thơ về Bác:
- “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa
- “Bác đến” của Trần Ninh Hồ (1970)
- “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
2.1. Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét cơ bản về nhà thơ Minh Huệ và bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
2.2. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả, những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần kiến thức Ngữ văn trong SGK.
2.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Tìm hiểu chung
GV Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-5 học sinh tổ chức trò chơi “Bông hoa điểm 10” cho hs tìm hiểu về tác giả, tác phẩm trong vòng 8p
(Hoa 5 cánh: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại và thể thơ, Ptbđ, cấu trúc vb)
- HS nghe hướng dẫn 
- HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà đọc văn bản, đọc kiến thức Ngữ văn, tìm tư liệu)
- HS tương tác với các bạn trong nhóm thảo luận, thống nhất.
- GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
- GV gọi một nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. 
 * Phương tiện: Bảng phụ/ power paoint
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét và bổ sung
- HS nghe, ghi bài 
* GV chốt kt
a. Tác giả.
- Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh năm 1927, quê ở tỉnh Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống Pháp.
b. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh ra đời.
Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của Minh Huệ.
Bài thơ dựa trên sự kiện có thực: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
* Thể thơ: 5 chữ ( thơ tự sự)
* PTBĐ: TS +BC +MT
* Cấu trúc: 3 phần
2. Đọc hiểu văn bản
* GV giao nhiệm vụ:
- Vòng chuyên sâu ( 7p)
 - Chia lớp ra làm 4 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4
- Yêu cầu HS xem phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân đọc thầm bài thơ và chú ý những lần thức giấc của anh chiến sĩ, xem lại phiếu bt cá nhân GV đã giao.- 2p
+ Tìm hiểu cốt truyện và bối cảnh.
+ Trao đổi, hoàn thành bảng về hình ảnh của Bác qua những lần thức giấc của anh chiến sĩ vào bảng phụ (5’)
Nhóm 1, 3 Lần 1
 Nhóm 2, 4 : Lần 3
Bác trong lần thức dậy thứ......
Phân tích ngữ liệu
Nghệ thuật
Nội dung
Tư thế
Thái độ
Cử chỉ, hành động
Lời nói
- Vòng mảnh ghép (10p)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới: 
1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?
2. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật em vừa tìm được trong bài?
Nghệ thuật
Tác dụng
3. Qua phân tích thơ ở trên giúp em hiểu gì về Bác và tình cảm của Bác?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Vòng chuyên sâu ( 7p)
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
- Vòng mảnh ghép (10 phút)
- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
* HS báo cáo KQ
- Yêu cầu đại diện lần lượt của 2 nhóm chẵn và lẻ lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
- Đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần
 * GV: Đánh giá 
- Gv nhận xét, đánh giá, (sửa chữa nếu cần) rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
2- Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật em vừa tìm được trong bài?
Nghệ thuật
Tác dụng
Sử dụng từ láy trong khổ thứ 2
Từ láy : trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, (đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mau mau, mênh mông.)
Phân tích giá trị biểu cảm của một vài từ:
- “ Trầm ngâm, lâm thâm” tượng hình gợi cảnh đêm khuya, trời mưa nhỏ, kéo dài, lạnh giá và gợi tâm trạng
- “Lồng lộng” (trong câu: "Bóng Bác cao lồng lộng") đã nói được hình ảnh và tấm lòng cao đẹp của Bác Hồ.
- “Bồn chồn” nói được tâm trạng nóng ruột, lo âu của anh đội viên khi nhìn thấy Bác không ngủ mà cứ thức hoài trong đêm.
Biện pháp AD trong khổ 3
Người Cha chính là Bác. Gợi sự gần gũi và tình cảm yêu thương của Bác
Dấu gạch đầu dòng thơ
Lời đối thoại của Bác và anh Đội viên thể hiện trực tiếp suy nghĩ, tâm tư của nhân vật.
3- Qua phân tích thơ ở trên giúp em hiểu gì về Bác và tình cảm của Bác? 
- Dự kiến câu trả lời: Bác Hồ vĩ đại, cao cả mà bình dị, gần gũi.
- GV mở rộng: .
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, phiếu bài tập
* Cá nhân làm phiếu bài tập (5p) Trao đổi cặp (3p)
* Phiếu bài tập:
1. Tìm chi tiết, so sánh những cảm xúc, suy nghĩ của anh đội viên đối với Bác trong những lần thức dậy và hoàn thiện vào sơ đồ sau
Lần thứ 1
Lần thứ 2
Chi tiết 
Cảm xúc,
Suy nghĩ
Giống nhau
Khác nhau
2. Vì sao trong bài thơ không có lần thứ hai anh đội viên thức dậy mà lại có lần thứ ba? Tác dụng của việc lược bỏ đó?
3. Dựa vào những chi tiết em vừa tìm được em cảm nhận được tình cảm của anh đội viên đối với Bác như thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm phiếu bài tập (5p)-Trao đổi cặp (3p)
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
* HS báo cáo kết quả và thảo luận
- Lần lượt trả lời các câu hỏi thảo luận cặp
- Hoàn thành phiếu bài tập
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
* GV đánh giá kết quả thảo luận
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
GV bình: ..
GV : gọi học sinh đọc khổ thơ cuối.
GV giao nhiệm vụ:
* TL cặp đôi: (TG3 ph)
Câu 1: Nghệ thuật nổi bật trong khổ thơ?
Câu 2: Lời thơ giúp em hiểu thêm gì về Bác?
* HS thực hiện nhiệm vụ 
- HS làm việc cá nhân, hoạt động cặp, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
* Báo cáo kết quả 
Gọi đại diện HS trình bày.
HS khác quan sát, lắng nghe
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần
* GV đánh giá kết quả 
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời.
 - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
a. Hình tượng Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên:
* Cốt truyện và bối cảnh:
- Truyện kể về một đêm không ngủ của Bác ở chiến khu Việt Bắc vào ngày mùa đông, trời mưa, lạnh giá. Khi Bác cùng các chiến sĩ tham gia chiến dịch Biên giới 1950.
* Bác trong lần thức dậy thứ nhất.
* Bác trong lần thức dậy thứ ba.
=> Sử dụng nghệ thuật miêu tả, dùng nhiều từ láy gợi hình, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ. 
=> Hình ảnh Bác: Bác Hồ vĩ đại, cao cả mà bình dị, gần gũi.
b. Nhân vật anh đội viên.
c. Cảm nhận của tác giả
+ Điệp ngữ "đêm nay", giọng thơ nhẹ nhàng
-> Khẳng định đêm nay cũng như biết bao đêm khác Bác đã mất ngủ vì lo cho dân, cho nước. Bác hiện lên kì vĩ nhưng cũng rất đời thường.
Lời giải thích như một chân lí chắc chắn khẳng định Bác giản dị nhưng cũng thật cao cả.
=> Tình yêu thương, chăm sóc của Bác dành cho các chiến sĩ, cho dân và lòng kính yêu của anh đội viên dành cho Bác.
3. Tổng kết
* GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 
 ? Bằng sơ đồ tư duy, em hãy khái quát nghệ thuật, nội dung chính của văn bản?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần
* Báo cáo kết quả 
- HS trình bày cá nhân
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần.
GV đánh giá kết quả
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời.
- GV sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
 a. Nghệ thuật
+ Dùng thể thơ năm tiếng có vần, điệu
Có sự kết hợp kể chuyện, miêu tả và biểu cảm
Lời thơ giản dị,chân thành với nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.
Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật
b. Nội dung
Bài thơ đã diễn đạt một cách chân thực và cảm động tình cảm kính yêu, cảm phục của anh đội viên cũng như của cả dân tộc đối với Bác.
 Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
3.1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể; HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
3.2. Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập; GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ để thực hiện dự án, hoàn thành nhiệm vụ: làm bài tập viết đoạn văn cảm nhận, miêu tả, vẽ tranh, làm thơ về Bác
3.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
1* GV yêu cầu HS trả lời vào vở câu hỏi sau:
Văn bản Đêm nay Bác không ngủ là một câu chuyện được kể bằng thơ. Hãy lựa chọn và phân tích các đặc điểm trong văn bản để chứng minh việc kể bằng thơ sẽ góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. So sánh điểm giống và khác giữa câu chuyện Minh Huệ được nghe kể so với bài thơ. 
2* GV cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật
- HS tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.
 - GV: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần
* HS báo cáo kết quả
- HS trả lời câu hỏi. 
- HStrả lời ô chữ bí mật
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần
* Đánh giá kết quả 
- HS nhận xét câu trả lời.
- GV sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV bình: .
3* GV giao bài tập viết đoạn, vẽ tranh, làm thơ, hoạt cảnh; Thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn với Bác và các chiến sĩ bộ đội trong kháng chiến chống Pháp.
3. SAU GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS đọc thêm:
	- Những bài thơ về Bác, về cách mạng...
	- Tìm một số bài thơ tự sự 5 chữ -> đọc – hiểu.
 Văn bản 2: LƯỢM 
 (Tố Hữu) 
(Tiết 88-89)
	1. TRƯỚC GIỜ HỌC
	 - Đọc kĩ văn bản thơ; xác định được nhân vật được kể trong đó và tìm hiểu thêm về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 
- Nhận biết được yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy. 
- Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ.
- Ý nghĩa của bài thơ và nhận thức, tình cảm của em sau khi học.
	 - Tìm hiểu một số nhân vật thiếu niên dũng cảm đã được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học. 
2. TRÊN LỚP
 Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập
a. Mục tiêu: Giúp HS huy động những hiểu biết về thơ kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho HS và nhu cầu tìm hiểu văn bản.
b. Nội dung: GV cho học sinh chơi trò chơi “Thi đoán nhanh, thử tài hiểu biết của HS” và yêu cầu HS quan sát và lắng nghe trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS về nhân vật Lượm, tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản.
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các anh hùng nhỏ tuổi và trả lời câu hỏi: Điểm chung giữa họ là gì?
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời nhanh.
- GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Kim Đồng, Lí Tự Trọng, Võ Thị Sáu... họ đều là những thiếu niên nhưng anh dũng, kiên cường, có lòng căm thù giặc....Trong những trang lịch sử hào hùng của dân tộc chống giặc ngoại xâm, đã có sự đóng góp công sức rất lớn của những anh hùng độ tuổi thiếu niên. Người nhỏ nhưng trí không nhỏ, luôn trung dũng, kiên cường trong công việc nhưng vẫn luôn hồn nhiên, vui tươi. Lượm là một trong những đồng chí nhỏ như thế....
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
a. Mục tiêu: 
- Nắm được câu chuyện trong bài thơ.
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm. Cảm phục trước sự hy sinh anh dũng của Lượm.
- Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật Lượm, kết hợp tự sự và bộc lộ cảm xúc.
b. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật bằng hệ thống các câu hỏi, phiếu học tập.
c. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
1. Tìm hiểu chung
- GV hướng dẫn đọc: đoạn đầu lướt nhanh, vui, phấn khởi. Đoạn Lượm hi sinh đọc lắng xuống, ngừng giữa các dòng thơ, trang nghiêm, cảm động, xót thương.
- GV đọc, HS đọc.
- Gọi HS đọc chú thích trong SGK/tr 33, 34. Sau đó GV nhấn mạnh một số ý.
- GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thành phiếu học tập sau: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Điền những thông tin vào chỗ trống sau.
1
Hiểu biết chung về thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.
- Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả:......
2
Nêu những hiểu biết của em về tác giả.
- Tác giả:..............
3
Theo em, hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt?
- Hoàn cảnh sáng tác:......................
4
 Em có nhận xét gì về thể thơ?
- Thể thơ:......
5
Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ.
- PTBĐ:............
6
 Theo em bố cục của bài thơ như thế nào?
- Bố cục:...........
- HS thực hiện cá nhân điền vào phiếu học tập và báo cáo kết quả.
- Dự kiến sản phẩm: 
1
Hiểu biết chung về thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.
- Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình.
2
Nêu những hiểu biết của em về tác giả.
- Tác giả: Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920-2002).
- Quê quán: Thừa Thiên - Huế.
 - Là nhà cách mạng, là người mở đầu cho thơ ca Cách mạng Việt Nam hiện đại.
3
Theo em, hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt?
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1949. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), in trong tập Việt Bắc.
4
 Em có nhận xét gì về thể thơ?
- Thể thơ: 4 chữ
5
Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ.
- PTBĐ: biểu cảm, tự sự kết hợp miêu tả.
6
 Theo em bố cục của bài thơ như thế nào?
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần”: Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả.
- Phần 2: Từ “Cháu đi đường cháu” đến “Hồn bay giữa đồng”: Câu chuyện Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh.
 - Phần 3: Từ “Lượm ơi, còn không!” đến hết: Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
- GV nhận xét, đánh giá và bổ sung các thông tin về tác giả, tác phẩm: Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm giác ngộ cách mạng. Ông được xem như là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông tương đối phong phú với nhiều thể loại như thơ, tiểu luận, hồi kí,...Song nổi bật nhất là thơ, với các tập thơ lớn như: Từ ấy, Việt bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa 
- GV giải thích thêm thể thơ 4 chữ: 
a. Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả: (xem sgk/tr 27)
b. Tác giả:
- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920-2002).
 - Quê quán: Thừa Thiên - Huế.
 - Là nhà cách mạng, là người mở đầu cho thơ ca Cách mạng Việt Nam hiện đại.
c. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1949. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), in trong tập Việt Bắc.
- Thể thơ: 4 chữ
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự kết hợp miêu tả.
- Bố cục gồm 3 phần
 2. Đọc - hiểu văn bản
- GV dẫn dắt: Tác giả và chú bé Lượm đã có cuộc gặp gỡ tình cờ không hẹn trước nhưng hình ảnh Lượm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng tác giả.
- HS: Đọc lại các khổ thơ ở phần 1 (5 khổ thơ đầu)
- GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận (5p) và trả lời các câu hỏi sau: 
1. Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.
2. Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8.
3. Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12.
4. Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa này thế nào?
- HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trình bày
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Dự kiến sản phẩm: 
1. Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất:
 Ngày Huế// đổ máu
 Chú Hà Nội về//
 Tình cờ // chú, cháu
 Gặp nhau // Hàng Bè
Biện pháp tu từ hoán dụ: “Ngày Huế đổ máu”
2. Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8
- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
=> Tác dụng : góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
3. Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12:
- So sánh” mồn huýt sáo vang - như con chim hót nhảy trên đường vàng”
=> Tác dụng: tái hiện lại cách thật cụ thể và sinh động hình ảnh một chú bé liên lạc : nhanh nhẹn, yêu đời, nhiệt tình tham gia phục vụ kháng chiến
4. Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua bức tranh minh họa:
Ngoại hình:
Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn.
- Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn.
- Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
- Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời.
Tính cách:
- Vui vẻ, yêu đời, lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ.
- Dũng cảm, không sợ nguy hiểm vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác.
- Nguyện hi sinh vì đất nước.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả và chốt kiến thức.
- GV dẫn dắt chuyển phần: Trong một lần đi làm nhiệm vụ chú bé Lượm đã hy sinh .
- HS: Đọc lại các khổ thơ ở phần 2 (8 khổ thơ tiếp)
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (3p) và trả lời phiếu học tập sau: 
 1. Khổ thơ ( dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?
.............................. .............................. ..............................
2. Cách ngắt nhịp trong khổ thơ (dòng 39-42) có gì đặc biệt?
.............................. .............................. ...............................
.............................. ...............................
3. Câu hỏi ở dòng 47 có ý nghĩa gì?
.............................. .............................. ..............................
- HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trình bày
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Dự kiến sản phẩm: 
1. Khổ thơ ( dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?
Được tách riêng chỉ gồm 2 dòng 4 chữ diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
2. Cách ngắt nhịp trong khổ thơ (dòng 39-42) có gì đặc biệt?
Cách ngắt nhịp trong khổ thơ thể hiện tậm trạng nghẹn ngào, đau đớn, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
3.Câu hỏi ở dòng 47 có ý nghĩa gì?
Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định. Từ đó:
+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả và chốt kiến thức.
- GV bình: 
- GV dẫn dắt chuyển phần: ..
- HS: Đọc lại các khổ thơ ở phần 3 (2 khổ thơ cuối)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (5p) và trả lời câu hỏi sau: 
1. Tình cảm và tâm trạng của tác giả khi trở về đối với sự hi sinh của Lượm như thế nào?
2. Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?
3. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?
- HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trình bày
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Dự kiến sản phẩm: 
1. Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ gãy đôi như một tiếng nấc nghẹn ngào: "Thôi rồi, Lượm ơi!". Đó là cảm xúc vô cùng tiếc nuối, vô cùng xót xa tiếc thương trước sự hi sinh của chú bé Lượm. Nhà thơ như đang hình dung ra ngay cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Thôi rồi! - Một từ ngữ cảm thán đầy sự kinh hoàng, hốt hoảng và đầy đau thương của tác giả.
2. Không đem lại sự dài dòng mà còn đem lại sự đặc sắc cho bài thơ. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ tuổi còn sống mãi. Lượm hồn nhiên, yêu đời còn mãi trong tâm trí tác giả Tố Hữu và những người đọc bài thơ này.
3. 
+ Chú bé: cách gọi thân thương giữa người lớn và trẻ nhỏ, thể hiện sự yêu mến với Lượm.
+ Cháu: thể hiện tình cảm gần gũi như ruột thịt, 
+ Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa thân thiết vừa trang trọng khi nhắc đến Lượm.
+ Lượm ơi: sự xúc động tột cùng khi nghĩ đến hình ảnh chú bé lượm nằm bất động trong cánh đồng lúa ngập tràn .
- GV nhận xét, đánh giá kết quả và chốt kiến thức.
a. Hình tượng chú bé Lượm trong kỉ niệm của tác giả:
- Cách sử dụng thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian phù hợp lối kể chuyện, cách sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu, tác giả đã thể hiện hình ảnh Lượm một em bé liên lạc hồn nhiên, vô tư, vui tươi, yêu đời, say mê với công việc kháng chiến.
b. Lượm hi sinh - cảm xúc của tác giả.
Bằng cách ngắt dòng các câu thơ: 
 Ra thế
 Lượm ơi !..
thể hiện sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả khi hay tin Lượm hi sinh.
c. Lượm sống mãi trong lòng nhân dân.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng trong bài thơ khắc sâu hình ảnh của nhân vật, làm nổi bật chủ đề tác phẩm: hình ảnh chú bé Lượm vui tươi, hồn nhiên, hăng hái, dũng cảm sẽ sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng chúng ta.
 3.Tổng kết
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Em nhận thức được gì về nghệ thuật thơ qua bài Lượm?
2. Em cảm nhận được những ý nghĩa nội dung sâu sắc nào từ bài thơ?
- HS hoạt động cá nhân và trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa kiến thức
- GV tổng kết: .........
a. Nghệ thuật: Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán 
 b. Nội dung, ý nghĩa: Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể, 1 vấn đề trong cuộc sống.
 b. Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập; yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ để thực hiện dự án, hoàn thành nhiệm vụ: làm bài tập viết đoạn kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian hoặc viết đoạn văn cảm nhận, miêu tả, vẽ tranh, làm thơ...
c. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS hoàn thành
1. Đọc các khổ thơ: 2, 3, 4, 5, lập bảng sau vào vở và điền các chi tiết miêu tả Lượm cho phù hợp với cột bên phải.
Trang phục
Hình dáng
Cử chỉ, hành động
Lời nói
2. Trong các chi tiết tác giả dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chi tiết nào nhất? Vì sao? 
3. Bài học nào được rút ra từ bài thơ Lượm?
- HS hoạt động cá nhân, hoàn thành phiếu, trả lời các câu hỏi và báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá và thu phiếu trả lời. 
- GV giao bài tập thảo luận nhóm theo tổ để dự án viết đoạn, vẽ tranh, làm thơ, hoạt cảnh,...:
1. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian? (khoảng 10 dòng).
2. Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm. Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 3-4 dòng) giới thiệu về một người mà em biết hoặc em có thể vẽ tranh, làm thơ...
- HS thực hiện nhiệm vụ và trình bày kết quả theo yêu cầu của GV.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả.
1.
Trang phục
Cái xắc xinh xinh, ba lô đội lệch
Hình dáng
Nhỏ bé, nhanh nhẹn 
(cái chân loắt choắt, cái đầu nghênh nghênh)
Cử chỉ, hành động
Nhanh nhẹn (như con chim chích), hồn nhiên, tinh nghich (huýt sáo, cười híp mắt)
Lời nói
Tự nhiên chân thật 
(cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà)
2, 3. Có thể trả lời theo ý hiểu và phù hợp với nội dung của bài. 
4. * Gợi ý sản phẩm
1. Đó là ngày của những năm năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa, từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Tình cờ tôi quen được Lượm, một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao, luôn cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước. Và rồi vào một ngày hè sau đó, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Tôi nghe kể lại rằng giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Chiến tranh thật đau đớn làm sao!
2. Mỗi khi nhắc tới Côn Đảo người ta không thể không nhắc tới tên tuổi Võ Thị Sáu - những người chết còn trẻ mãi. Nhiều thế hệ cả nước đều gọi chị bằng hai tiếng rất gần gũi, thân thương là “Chị Sáu”. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và bị bắt ra Côn Đảo. Hình ảnh chị ra pháp trường với vụ cười và tiếng hát trên môi là hình ảnh sống mãi trong lòng chúng ta.
 3. SAU GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS:
	- Đọc diễn cảm bài thơ Lượm 
	- Tìm hiểu thêm một số tấm gương thiếu niên dũng cảm như: Kim Đồng, 
Võ Thị Sáu, Lí Tự Trọng, Nguyễn Bá Ngọc.....
B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(Tiết 90)
1.TRƯỚC GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xem lại kiến thức về danh từ, từ láy.
- Tìm hiểu kiến thức tiếng Việt về biện pháp tu từ hoán dụ, kiến thức về thành ngữ trong phần Kiến thức Ngữ văn.
2. TRÊN LỚP
 Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập
 	1.1. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS; tạo tình huống học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của HS để giải quyết vấn đề GV nêu.
1.2. Nội dung: GV lấy ví dụ cho HS quan sát và sử dụng kĩ thuật dạy học theo nhóm. 
1.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
 Sản phẩm cần đạt
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (theo bàn) thông qua ví dụ
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Bài ca vỡ đất– Hoàng Trung Thông)
Theo em, từ “bàn tay” trong dòng thơ thứ nhất chỉ đối tượng nào?
HS làm việc theo nhóm, thảo luận, báo cáo
- GV: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần.
- GV nhận xét, đánh giá
- GV dẫn dắt, nêu vấn đề học tập: Hoán dụ là gì ? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.
- Từ “bàn tay” trong ví dụ trên dùng để chỉ người lao động.
 Hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_bai_7_tho_tho_co_yeu_to_tu_su_mieu_ta.doc