Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Số từ và lượng từ - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Mỹ Duyên

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Số từ và lượng từ - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Mỹ Duyên

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm số từ và lượng từ, đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ:

- Hiểu được nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.

 2. Kĩ năng:

- Nhận diện được số từ và lượng từ.

- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.

- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.

 3. Thái độ:

 HS có ý thức dùng từ đúng, chính xác.

II. PHƯƠNG PHÁP: vấn đáp, thuyết giảng, hoạt động nhóm, sử dụng graph.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 Nghiên cứu tài liệu. Giáo án, bài giảng Powerpoin, sách giáo khoa, phiếu học tập.

 

docx 4 trang tuelam477 4080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài: Số từ và lượng từ - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Mỹ Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn: 07/06/2020
Tiết:	Ngày dạy: 
Lớp dạy:	Người soạn: Hoàng Thị Mỹ Duyên
Phân môn: Tiếng Việt 
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm số từ và lượng từ, đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ:
- Hiểu được nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
 2. Kĩ năng:
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.
 3. Thái độ: 
 HS có ý thức dùng từ đúng, chính xác.
II. PHƯƠNG PHÁP: vấn đáp, thuyết giảng, hoạt động nhóm, sử dụng graph. 
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 Nghiên cứu tài liệu. Giáo án, bài giảng Powerpoin, sách giáo khoa, phiếu học tập.
Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, vở học, vở soạn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới ( Giúp HS hình thành kiến thức và tiếp cận bài mới một cách dễ dàng và nhanh chóng)
- GV sử dụng phương pháp dạy học vấn đáp
- GV chiếu hai đoạn văn cho HS xem và yêu cầu HS xác định đâu là danh từ. 
- HS trả lời
=> GV nhận xét và dẫn vào bài mới. “Những từ được in đậm trước hoặc sau danh từ chính là số từ và lượng từ. Để biết được chúng có ý nghĩa và tác dụng gì thì chúng ta đi bài học mới” 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về số từ ( Giúp HS có thể hiểu rõ hơn về khái niệm, tác dụng của số từ một cách đơn giản, hình thành kiến thức mới nhanh hơn)
* Cách thức tiến hành: 
- GV sử dụng phương pháp dạy học hoạt động nhóm 
- GV chia lớp làm 4 nhóm và đặt câu hỏi cho HS: “Các từ in đậm: hai, một trăm, một trăm, chín, chín, chín, một, sáu bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu. Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?”
- HS thảo luận nhóm và trả lời 
=> GV nhận xét 
- GV sử dụng phương pháp dạy học vấn đáp 
- GV hỏi HS : “Vậy số từ là gì?”
- HS trả lời
=> GV nhận xét và chốt lại ý
- GV hỏi HS: Từ “đôi” trong câu (a) có phải là số từ không? Vì sao? 
- HS trả lời 
=> GV nhận xét 
- GV yêu cầu HS: “Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ “đôi”?”
- HS trả lời 
=> GV nhận xét và chốt lại ý kiến
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về lượng từ ( HS có thể hiểu rõ hơn những kiến thức về lượng từ, việc tiếp thu kiến thức mới một cách đơn giản, đảm bảo chính xác, nhanh chóng và dễ hiểu)
- Gv sử dụng phương pháp dạy học vấn đáp 
- GV: Yêu cầu HS đọc ngữ liệu SGK/ trang 128-129? 
- HS đọc ngữ liệu
- GV đặt câu hỏi cho HS: “Nghĩa của các từ in đậm các, những, cả mấy trong những câu có gì giống và khác nghĩa của số từ?”
- HS trả lời
=> GV nhận xét
- GV yêu cầu HS: “Xếp các từ in đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ? Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự?”
- HS trả lời
- GV nhận xét và đặt câu hỏi cho HS: “Vậy lượng từ là gì?”
- HSTL
- GV nhận xét câu trả lời của HS 
Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức qua bài học
GV yêu cầu học sinh điền vào graph khuyết: (Sử dụng graph khuyết giúp HS hệ thống lại bài học)
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS Luyện tập ( Giúp cho HS rèn luyện, thực hành các kiến thức vừa được học vào làm bài tập. Củng cố và mở rộng kiến thức cho HS)
- GV sử dụng phương pháp dạy học hoạt động nhóm 
- GV chia làm 4 nhóm, cho HS làm bài tập 1 phần luyện tập 
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày 
=> GV nhận xét chung 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 2 
- HS xác định yêu cầu của bài tập, HS trình bày 
=> GV nhận xét 
-GV chia lớp làm 4, cho HS làm bài tập 3 phần luyện tập 
- HS thảo luận nhóm và HS trình bày 
=> GV nhận xét chung 
I. SỐ TỪ:
-Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. 
-Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
II. LƯỢNG TỪ:
-Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. 
-Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: +Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể
+Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
III. Luyện tập 
Bài tập 1 Số từ trong bài thơ và ý nghĩa của các số từ ấy: 
-Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh 
-Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm 
Bài tập 2 
-Các từ in đậm “trăm, muôn” được dùng với ý nghĩa chỉ số lượng nhiều, rất nhiều. 
Bài tập 3 
-Giống: tách ra từng sự vật, từng cá thể.
 -Khác: 
(a)Từng: có ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác. 
(b)Mỗi: có ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt -
Hoạt động 6: Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới
1. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ sách giáo khoa 
- Xem lại nội dung bài học hôm nay 
2. Hướng dẫn tự học
Chọn một số tác phẩm văn học và xác định số từ, lượng từ.
3. Hướng dẫn soạn bài mới
 Dặn dò học sinh làm bài tập, soạn bài tiếp theo 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
 . .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bai_so_tu_va_luong_tu_nam_hoc_2020_202.docx