Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 13: Từ loại và cụm từ của Tiếng Việt - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Bình

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 13: Từ loại và cụm từ của Tiếng Việt - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Bình

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

* Kiến thức: Giúp HS

- Nắm được đặc điểm của danh từ và cụm danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, động từ và cụm động từ,tính từ và cụm tính từ.

- Nắm được các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật.

- Nắm được đặc điểm, cách viết danh từ chung và danh từ riêng.

- Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.

- Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ

- Nắm được đặc điểm của động từ và 1 số loại động từ quan trọng.

- Nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản.

* Kĩ năng:

- Nhận biết các loại danh từ và cụm danh từ, cách viết danh từ chung và danh từ riêng.

- Phân biệt được số từ và lượng từ, cách dung 2 từ loại này.

- Nhận biết chỉ từ, cách sử dụng chỉ từ phù hợp.

- Nhận biết được một số loại động từ và cụm động từ quan trọng.

- Rèn luyện kĩ năng nhận diện tính từ và cụm tính từ, đặt câu với tính từ và cụm tính từ thích hợp.

* Thái độ:

- Yêu quí hơn nữa tiếng nói dân tộc

- Có ý thức sử dụng các từ loại thích hợp trong giao tiếp

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

- Giúp HS phát triển các khả năng: nhận diện và sử dụng các từ loại tiếng Việt.

- Hình thành những năng lực riêng biêtj: năng lực thẫm mĩ, giao tiếp, hợp tác và giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ đề.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Giáo viên chuẩn bị chủ đề, các phương tiện kĩ thuật phục vụ chủ đề

- Phương pháp dạy học: thuyết giảng, thảo luận, phát vấn

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, hợp tác nhóm

2. Học sinh:

- Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc 13 trang tuelam477 4050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề 13: Từ loại và cụm từ của Tiếng Việt - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên chủ đề 13: TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ CỦA TIẾNG VIỆT
Giới thiệu chung về chủ đề: Chủ đề định hướng tiếp cận các kiến thức về từ loại: danh từ và cụm danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ.
Vận dụng kiến thức đã được hình thành để giải quyết các bài tập trong phần luyện tập.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 9 tiết.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
* Kiến thức: Giúp HS
- Nắm được đặc điểm của danh từ và cụm danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, động từ và cụm động từ,tính từ và cụm tính từ.
- Nắm được các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật.
- Nắm được đặc điểm, cách viết danh từ chung và danh từ riêng.
- Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
- Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ
- Nắm được đặc điểm của động từ và 1 số loại động từ quan trọng.
- Nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản.
* Kĩ năng:
- Nhận biết các loại danh từ và cụm danh từ, cách viết danh từ chung và danh từ riêng.
- Phân biệt được số từ và lượng từ, cách dung 2 từ loại này.
- Nhận biết chỉ từ, cách sử dụng chỉ từ phù hợp.
- Nhận biết được một số loại động từ và cụm động từ quan trọng.
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện tính từ và cụm tính từ, đặt câu với tính từ và cụm tính từ thích hợp.
* Thái độ:
- Yêu quí hơn nữa tiếng nói dân tộc
- Có ý thức sử dụng các từ loại thích hợp trong giao tiếp
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
- Giúp HS phát triển các khả năng: nhận diện và sử dụng các từ loại tiếng Việt.
- Hình thành những năng lực riêng biêtj: năng lực thẫm mĩ, giao tiếp, hợp tác và giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ đề.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Giáo viên chuẩn bị chủ đề, các phương tiện kĩ thuật phục vụ chủ đề
- Phương pháp dạy học: thuyết giảng, thảo luận, phát vấn 
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, hợp tác nhóm
2. Học sinh:
- Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động.
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.
- Tạo khí thế học tập cho HS, gây hứng thú, giúp HS chuẩn bị tâm lý tốt cho việc tiếp nhận kiến thức trong chủ đề.
* GV yêu cầu HS gọi tên các sự vật, hiện tượng mà các em nhận thấy trong cuộc sống
- Những từ các em vừa gọi tên đó được gọi là gì, có đặc điểm gì. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong chủ đề này.
- HS gọi được tên các sự vật, hiện tượng
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.
- Nắm được đặc điểm của danh từ 
- Nắm được các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật.
- Nắm được đặc điểm, cách viết danh từ chung và danh từ riêng.
Nội dung 1+2: Danh từ.
Bước 1: Tìm hiểu về danh từ chung và danh từ riêng.
* GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm danh từ được học ở Tiểu học.
* HS quan sát ví dụ trang 86/SGK và trả lời các câu hỏi.
Thảo luận nhóm: 
 Nhóm 1: Xung quanh danh từ trong cụm từ in đậm có những từ nào?
Nhóm 2: Tìm thêm các danh từ khác trong các ví dụ trên.
Nhóm 3: Danh từ biểu thị những gì?
( - Có các từ “ba” -> từ chỉ số lượng đứng trước; từ “ấy” -> chỉ từ đứng sau.
- HS tìm thêm DT: vua, làng, thúng, gạo, nếp
- DT : Tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm.)
Nhóm 4: DT có thể kết hợp với những từ nào trước và sau nó?
Nhóm 5: Đặt câu có sử dụng danh từ.
Nhóm 6: Xác định cấu tạo ngữ pháp trong câu mà em vừa đặt.
Nhóm 7: DT thường đàm nhiệm chức vụ gì trong câu?
Học sinh trình bày bảng nhóm. Nhận xét rút ra bài học.
( HS tự đặt và xác định -> chức vụ ngữ pháp của DT trong câu).
* GV yêu HS quan sát các ví dụ 1 mục II trang 86/SGK
? Nghĩa của các danh từ in đậm có gì khác các danh từ đứng sau?
( con, viên, thúng, tạ -> chỉ đơn vị.
 Trâ, quan, gạo, thóc -> chỉ sự vật)
? DT tiếng Việt được chia thành mấy loại?
( 2 loại lớn: DT chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dung để tính đếm, đo lường sự vật; DT chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể: người, vật, hiện tượng)
? Em thử thay thế các danh từ in đậm nói trên bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét:
- trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi
- trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi
( thay: thúng->rá; tạ-> cân
 => thay đổi theo
Thay: con -> cháu
 Viên -> ông
 => không thay đổi. (loại từ)
? Danh từ chỉ đơn vị có thể chia thành mấy nhóm? Gọi tên các nhóm đó.
( 2 nhóm: DT chỉ đơn vị tự nhiên , còn gọi là loại từ và DT chỉ đơn vị qui ước, cụ thể:
+ DT chỉ đơn vị chính xác(tạ. tấn )
+ DT chỉ đơn vị ước chừng(thúng, lon )
* Yêu cầu HS quan sát bài tập 1 mục I trang 108/SGK và trả lời câu hỏi:
? Xác định các danh từ xuất hiện trong câu điền vào bảng phân loại.
(DT chung: vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, huyện.
Bước 2: Tìm hiểu cách viết danh từ riêng.
DT riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội)
? Dựa vào bảng phân loại, hãy cho biết DT chỉ sự vật được chia làm mấy loại?
? Thế nào là DT chung, DT riêng?
( DT chung: tên gọi 1 loại sự vật: bàn, ghế 
 DT riêng: tên riêng từng người, từng vật, từng địa phương: Hoài Ân, Hội Long )
? Nhận xét cách viết danh từ riêng trong ví dụ trên.
? Nhắc lại quy tắc viết hoa đã học.
( HS dựa vào ghi nhớ trang109/SGK).
 Sơ đồ tư duy danh từ (Phụ lục :Sơ đồ tư duy nội dung 1+2).
Nội dung 1+2: Danh từ.
I. Danh từ chung, danh từ riêng.
- HS nắm được đặc điểm của danh từ
- Nhận diện được các danh từ.
- Nhận diện được chức năng ngữ pháp của danh từ.
- Nhận diện được DT chung và DT riêng.
- Nhận biết cách viết danh từ chung và danh từ riêng.
II. Cách viết danh từ riêng.
- Xác định được cụm danh từ
- Phân tích được đặc điểm của cụm danh từ
B) Nội dung 3: Cụm danh từ.
Bước 1: Tìm hiểu thế nào là cụm danh từ.
Hướng dẫn HS tìm hiểu cụm danh từ là gì?
- GV treo bảng phụ mục I 1 SGK-> gọi HS đọc. 
- Câu văn được trích từ văn bản nào ? (Ông lão đánh cá và con cá vàng ).
Cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
Nhóm 2: Những từ được bổ sung nghĩa thuộc từ loại gì?(danh từ )
Nhóm 3: Vậy, em hiểu thế nào là cụm danh từ.
Nhóm 4: Hãy so sánh các cách nói trên rồi rút ra nhận xét về cấu tạo và ý nghĩa của cụm danh từ so với ý nghĩa và cấu tạo.
Học sinh trình bày bảng nhóm, nhận xét rút ra bài học. 
-> GV chốt ý cho học sinh đọc ghi nhớ 1 (SGK)
Bước 2: Cấu tạo của cụm danh từ.
Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của cụm danh từ
- Câu văn đã được học ở văn bản nào?(Em bé thông minh)
- Xác định cụm danh từ trong câu văn trên? 
- Chỉ ra danh từ làm phần trung tâm trong các cụm danh từ trên? (làng, thúng gạo, con trâu, con, năm, làng).
Sơ đồ tư duy cụm danh từ (Phụ lục: Sơ đồ tư duy nội dung 3).
B) Nội dung 3: Cụm danh từ.
I . Cụm danh từ là gì?
1.Các từ in đậm bổ sung nghĩa cho những từ nào? 
DT
DT
DT
- Ngày xưa.
- Hai vợ chồng ông lão đánh cá .
- Một túp lều nát trên bờ biển
-> Cụm danh từ.
-> Cụm danh từ.
 2. So sánh các cách nói sau :
- túp lều/ một túp lều
-> một phụ ngữ
- một túp lều/ một túp lều nát
-> nhiều phụ ngữ hơn
- một túp lều nát/ một túp lều nát trên bờ biển
 ->nhiều phụ ngữ hơn nữa
==> Cụm DT có nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn danh từ.
3. Xét ví dụ:
 Ngôi nhà (danh từ)
->Những ngôi nhà ấy
->Những ngôi nhà ấy / rất đẹp.
 (DT làm chủ ngữ trong câu)
-> Hoạt động trong câu giống danh từ.
*Ghi nhớ 1 SGK/117
II. Cấu tạo của cụm danh từ
 1.Tìm cụm danh từ :
- Làng ấy
- Ba thúng gạo nếp
- Ba con trâu đực
- Ba con trâu ấy
- Chín con
- Năm sau
- Cả làng
2. Mô hình cụm danh từ
Phần trước
Phầntrung
âm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
- Điền các ví dụ vào mô hình (phiếu bài tập)
- Nắm được đặc điểm của động từ và 1 số loại động từ quan trọng.
Nội dung 4: Động từ.
Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm của động từ.
* GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về ĐT đã được học ở Tiểu học.
* GV treo bảng phụ các ví dụ SGK trang 145 và yêu cầu HS đọc.
Cho học sinh thảo luận nhóm:
Nhóm 1+2: Em hãy tìm các động từ có trong các câu trên?
Nhóm 3+4: Ý nghĩa khái quát của các ĐT em vừa tìm được?
( đi, đến, ra, hỏi, lấy, làm, lễ, treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
-> Chỉ hành động trạng thái của sự vật)
Nhóm 5+6: ĐT có đặc điểm gì khác so với DT?
( DT:
 - không kết hợp với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn..
 - thường làm CN
 - khi làm VN có từ là đứng trước.
ĐT:
 - thường làm VN trong câu ( Tôi đi học)
 - Khi làm CN, mất khả năng két hợp với : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ).
Học sinh trình bày bảng nhóm, nhận xét rút ra bài học.
Bước 2: Các loại động từ.
* GV treo bảng phụ và yêu cầu HS thực hiện ví dụ 1 mục II SGK trang 146
( HS điền:
- ĐT không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau: đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng ( trả lời câu hỏi làm gì?) và buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu (trả lời cho câu hỏi: làm sao? Thế nào?)
- ĐT đòi hỏi có ĐT khác đi kèm phía sau: dám, toan, định(trả lời cho câu hỏi: làm sao? Thế nào?)
? Trong tiếng Việt có mấy loại ĐT đáng chú ý? Nêu đặc điểm của ĐT.
( Có 2 loại ĐT:
- ĐT tình thái: thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm.
- ĐT chỉ hành động, trạng thái: không đòi hỏi ĐT khác đi kèm
+ ĐT chỉ hành động -> làm gì?
+ ĐT chỉ trạng thái -> Làm sao? Như thế nào?
Sơ đồ tư duy của động từ (Phụ lục: Sơ đồ tư duy nội dung 4).
C) Nội dung 4: Động từ.
I. Đặc điểm của động từ.
- HS nắm được đặc điểm của ĐT.
- Khả năng kết hợp của ĐT.
II. Các loại động từ.
- Các loại ĐT chính.
Xác định được cụm động từ, cấu tạo cụm động từ.
Nội dung 5: Cụm động từ.
Bước 1: Tìm hiểu cụm động từ.
- Yêu cầu HS quan sát, đọc ví dụ trên bảng phụ (ví dụ sgk) 
- Quan sát, đọc ví dụ, trả lời
- Trả lời theo suy nghĩ của bản thân .
Bước 2: Cấu tạo cụm động từ.
Yêu cầu học sinh nhắc lại mô hình của cụm danh từ, để dễ dàng dẫn đến cụm động từ.
Sơ đồ tư duy của cụm động từ (Phụ lục: Sơ đồ tư duy nội dung 5).
D) Nội dung 5: Cụm động từ.
I. Cụm động từ là gì?
- Xét ví dụ: sgk/147
- Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm từ mới trọn nghĩa. 
 Ví dụ: đã đi nhiều nơi.
II. Cấu tạo của động từ:
- Mô hình cụm động từ:
Phần trước
Phần trung tâm 
Phần sau
chưa
tìm 
được
Nhận diện được tính từ và cụm tính từ, đặt câu với tính từ và cụm tính từ thích hợp.
Nội dung 6: Tính từ và cụm tính từ.
Bước 1: Đặc điểm của tính từ.
* GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm tính từ đã học ở Tiểu học
* GV treo bảng phụ ghi ví dụ trang 152/SGK. Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi:
Cho học sinh thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Hãy tìm tính từ trong 2 ví dụ trên?
Nhóm 2: Tìm thêm một số tính từ khác mà em biết.
(a: bé, oai
 b:vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi)
* Tìm hiểu sự kết hợp của TT
Nhóm 3: Theo em, TT có khả năng kết hợp với: đã. Sẽ, đang hay không?
(Có thể kết hợp được để tạo thành ngữ tính từ.)
Nhóm 4: Hãy cho TT kết hợp với hãy, đừng, chớ và nêu kết luận.
( Khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ còn hạn chế).
Học sinh trình bày bảng nhóm, nhận xét và rút ra bài học.
Bước 2: Các loại tính từ
? Hãy chỉ ra cấu tạo ngữ pháp của 2 câu trên
( TT có thể làm VN, CN trong câu. Nhưng khả năng làm VN của TT hạn chế hơn ĐT)
? Trong số các TT vừa tìm, những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, khá, lắm, quá?
(Kết hợp với từ chỉ mức độ là các từ: bé, oai)
? Hãy phát hiện những TT nào không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ.
( Không kết hợp được: vàng hoe, vàng ối, vàng tươi, vảng lịm )
-> Có mloại TT?
(2 loại: TT chỉ đặc trưng tương đối ( có thể két hợp được với từ chỉ mức độ. TT chỉ mức độ tuyệt đối ( không thể kết hợp được với từ chỉ mức độ)
Bước 3: Cấu tạo cụm tính từ.
Yêu cầu học sinh nhắc lại mô hình của cụm danh từ, cụm động từ để dễ dàng dẫn đến cụm tính từ.
Nội dung 6: Tính từ và cụm tính từ.
Đặc điểm của tính từ.
- HS nhận diện được đặc điểm của tính từ: khái niệm, khả năng kết hợp.
Các loại tính từ.
- Các loại tính từ cơ bản.
Cấu tạo cụm tính từ.
- Mô hình cụm tính từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vẫn
trẻ
như ...
- Trong cụm tính từ:
- Các phụ ngữ ở phần biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự 
- Các phụ ngữ ở phần sau biểu thị vị trí, sự so sánh, 
- Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
 Nội dung 7: Số từ và lượng từ.
Bước 1: Tìm hiểu về số từ.
* GV treo bảng phụ hai ví dụ SGK trang 128 
Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi. Cho học sinh thảo luận nhóm.
NHóm 1: Các từ in đậm trong 2 câu trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu?
Nhóm 2: Chúng đứng ở vị trí nào và bổ sung ỹ nghĩa gì?
( Đứng trước DT bổ sung ý nghĩa số lượng; đứng sau DT bổ sung ý nghĩa thứ tự.)
Nhóm 3 : Thế nào là số từ?
(HS trả lời theo ghi nhớ 1 trang 128/SGK)
* Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Nhóm 4: Từ “đôi” trong câu a có phải là số từ hay không? Vì sao?
( từ “đôi” trong “một đôi” không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của DT chỉ đơn vị).
Học sinh trình bày bảng nhóm, nhận xét và rút ra bài học.
* GV yêu cầu HS đọc ví dụ 1 mục II trang 128/SGK (bảng phụ).
Nghĩa của các từ in đậm trong những câu có gì giống và khác nghĩa của số từ?
( giống: đứng trước DT; khác: chỉ lượng nhiều hay lượng ít)
Bước 2: Tìm hiểu về lượng từ.
? Thế nào là lượng từ?
( HS trả lời theo ghi nhớ SGK trang 129)
?Lượng từ có thể chia làm mấy nhóm?
( 2 nhóm: chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất thảy, tất cả..; Chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, những, mỗi, từng ).
 Nội dung 7: Số từ và lượng từ.
Số từ.
- HS nhận diện được thế nào là số từ, vị trí của số từ 
- Phân biệt được số từ và DT chỉ đơn vị.
Lượng từ.
- Nhận diện được lượng từ vầ các nhóm lượng từ.
- Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ
 Nội dung 8: Chỉ từ.
Bước 1: Tìm hiểu chỉ từ.
* GV treo bảng phụ có ghi ví dụ 1, 2 và 3 SGK trang 137.
 HS đọc các ví dụ. Thảo luận nhóm:
Nhóm 1+2: Các từ in đậm trong ví dụ 1 bổ sung ý nghĩa cho từ nào? ( bổ sung ý nghĩa cho DT)
* GV yêu cầu HS quan sát ví dụ 2 
Nhóm 3+4: So sánh các từ và cụm từ đó, em hãy cho biết tác dụng của các từ in đậm?
(ông vua, viên quan, làng -> thiếu tính xác định
+ ông vua ấy, viên quan ấy, làng kia-> xác định rõ rang trong không gian.)
* Yêu cầu HS quan sát ví dụ 3.
Nhóm 5+6: Nghĩa của các từ “ấy, kia” trong 2 câu trên coa điểm nào giống và khác nhau?
( xác định thời gian, vị trí sự vật trong không gian).
Học sinh trình bày bảng nhóm, nhận xét và rút ra bài học.
Bước 2: Hoạt động của chỉ từ trong câu.
? Trong các câu đã tìm hiểu, em thấy chỉ từ thường đảm nhiệm chức vụ gì trong câu?
(thường làm phụ ngữ trong cụm DT (cha co nhà nọ ); thường làm CN(Đó là một điều chắc chắn) hoặc trạng ngữ trong câu ( Từ đấy, nước ta ).
Sơ đồ tư duy của chỉ từ (Phụ lục: Sơ đồ tư duy nội dung 8).
Nội dung 8: Chỉ từ.
Chỉ từ là gì?
- Nhận diện được chỉ từ.
Hoạt động của chỉ từ trong câu.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Vận dụng được kiến thức đã học vào việc làm các bài tập để củng cố kiến thức
- Nâng cao kĩ năng thực hành khi sử dung các từ loại đã học vào việt viết đoạn văn
Luyện tập của nội dung 1+2 : Danh từ.
Hướng dẫn HS thực hiện bài tập ứng với kiến thức đã học.
* Danh từ
- Yêu cầu HS làm các bài tập trang 87/SGK
? Liệt kê một số DT chỉ sự vật mà em biết. đặt câu với một trong các DT đó.
(HS chọn tên con vật, sự vật chung quanh)
? Liệt kê các loại từ:
- Chuyên đứng trước DT chỉ người, ví dụ: ông..
- Chuyên đứng trước DT chỉ đồ vật, ví dụ: bức. 
( chỉ người: ngài, viên, em, cô 
 Chỉ đồ vật: quyển, tấm, quả, tờ )
? Liệt kê các DT:
- Chỉ đơn vị qui ước chính xác: tạ, mét, tạ..
- Chỉ đơn vị qui ước ước chừng: hũ, vốc, bó 
Yêu cầu HS làm bài tập trang 109-110/SGK
?Tìm DT chung và DT riêng trong câu
( DTC: ngày xưa, miền, đất nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.
 DTR: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
? Các từ in đậm trong các đoạn văn có phải là DT riêng không?
( Là DTR : gọi tên riêng của một sự vật)
? Làm bài tập 3 trang 110/SGK (Bảng phụ)
( Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, miền Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa).
Luyện tập của nội dung 1+2 : Danh từ.
- HS vận dụng được các kiến thức đã được hình thành giải được các bài tập trong SGK.
Củng cố, nâng cao kiến thức cũng như kĩ năng về cụm danh từ
Luyện tập của nội dung 3: Cụm danh từ.
Hướng dẫn HS luyện tập
- Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 1
- Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 2
- Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 3
Luyện tập của nội dung 3: Cụm danh từ.
Bài tập1: Xác định cụm danh từ:
a. Một người chồng thật xứng đáng.
b. Một lưỡi búa của cha để lại.
c. Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
Bài tập 2: Điền cụm danh từ vào mô hình
Bài tập 3: Điền phụ ngữ thích hợp vào chỗ trống : 
- Các phụ ngữ có thể điền theo thứ tự: ấy, vừa rồi, cũ.
- Vận dụng được kiến thức đã học vào việc làm các bài tập để củng cố kiến thức
- Nâng cao kĩ năng thực hành khi sử dung các từ loại đã học vào việt viết đoạn văn
Luyện tập của nội dung 4: Động từ.
* Động từ. (trang 148-149 SGK)
? BT 1. Tìm các ĐT trong “ Lợn cươid áo mới”
- ĐT tình thái: hay (khoe), chả (thấy), chợt (thấy), có (thấy), liền (giơ)
- ĐT chỉ hành động: khoe, may, mặc, đứng, hóng, khen, thấy, hỏi, tất tưởi, chạy, thấy, chạy, giơ, ra, bảo, mặc.
? BT 2. Tính cười của câu chuyện
Buồn cười ở chỗ là thà chết chứ không chịu đưa cho ai cái gì. Nếu nói cầm thì anh ta mới chịu cho người ta cứu. đây chính là bản tính bần tiện khiến cho việc dung từ đưa và cầm đã trở thành thói quen máy móc của anh hà tiện.
Luyện tập của nội dung 4: Động từ.
- HS vận dụng được các kiến thức đã được hình thành giải được các bài tập trong SGK.
Củng cố, nâng cao kiến thức cũng như kĩ năng về cụm động từ
Luyện tập của nội dung 5. Cụm động từ.
- Yêu cầu học sinh đọc đề và trả lời bài tập 1,2 ?
Luyện tập của nội dung 5. Cụm động từ.
* Bài tập 1 ,2: 
Kẽ sơ đồ cấu tạo
* Bài tập 3:
Về nhà.
- Vận dụng được kiến thức đã học vào việc làm các bài tập để củng cố kiến thức
- Nâng cao kĩ năng thực hành khi sử dung các từ loại đã học vào việt viết đoạn văn.
Luyện tập của nội dung 6:Tính từ và cụm tính từ.
* Tính từ ( trang 156/SGK)
? BT 1.
? BT 2. Xác đinh tác dụng của TT.
- Các TT đều là từ láy, có tác dụng gợi cảm, gợi hình
- Hình ảnh mà từ gợi ra là một sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức 1 sự vật to lớn, mới mẻ như con voi.
? BT 3. So sánh cách dung TT
- ĐT và TT được dung trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước, thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi của mụ vợ.
* GV yêu cầu HS làm các bài tập còn lại trong SGK ở nhà.
- Yêu cầu học sinh đọc đề và trả lời bài tập ?
-Thực hiện
-Nhận xét, giảng giải, khái quát.
Luyện tập của nội dung 6:Tính từ và cụm tính từ.
- HS vận dụng được các kiến thức đã được hình thành giải được các bài tập trong SGK.
Cụm tính từ
* Bài tập 1. Các cụm tính từ ; sừng sững đình... 
* Bài tập 2:
- Các tính từ đều là từ láy, có tác dụng gợi cảm gợi hình...
* Bài tập 3:
Về nhà
- Vận dụng được kiến thức đã học vào việc làm các bài tập để củng cố kiến thức
- Nâng cao kĩ năng thực hành khi sử dung các từ loại đã học vào việt viết đoạn văn
Luyện tập của nội dung 7: Số từ và lượng từ.
* Số từ và lượng từ
Hướng dẫn làm bài tập trang 129/SGK
? Xác đinh số từ (BT1) và ý nghĩa.
(ST chỉ số lượng: Một canh, hai canh, ba canh, năm cánh
 ST chỉ số thứ tự: Canh bốn, canh năm )
? BT 2: trăm, ngàn, muôn => chỉ số lượng: nhiều rất nhiều
? BT 3. Giống và khác về nghĩa của “từng” và “mỗi”
( Giống: Tách từ sự vật, cá thể
 Khác:
- Từng: mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự
- Mỗi: mang ý nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể )
* Chỉ từ ( BT trang138-139 )
? BT 1. Ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
a- hai thứ bánh ấy
- Định vị sự vật trong không gian
- làm phụ ngữ sau của cụm DT
b- Đấy, đây
- Định vị sự vật trong không gian
- Làm CN
c- Này
- Định vị sự vật trong thời gian
- Làm trạng ngữ
d- Đó
- Định vị sự vật trong thời gian
- Làm trạng ngữ
? BT 2. Thay các cụm từ in đậm 
a- Đến chân núi Sóc => đến đấy
b- Làng bị thiêu cháy => làng ấy
? BT 3. Không thay được. chỉ từ có vai trò rất quan trọng giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian.
Luyện tập của nội dung 7: Số từ và lượng từ.
- HS vận dụng được các kiến thức đã được hình thành giải được các bài tập trong SGK.
- Vận dụng được kiến thức đã học vào việc làm các bài tập để củng cố kiến thức
- Nâng cao kĩ năng thực hành khi sử dung các từ loại đã học vào việt viết đoạn văn
 Luyện tập của nội dung 8: Chỉ từ.
* Chỉ từ ( BT trang138-139 )
? BT 1. Ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
a- hai thứ bánh ấy
- Định vị sự vật trong không gian
- làm phụ ngữ sau của cụm DT
b- Đấy, đây
- Định vị sự vật trong không gian
- Làm CN
c- Này
- Định vị sự vật trong thời gian
- Làm trạng ngữ
d- Đó
- Định vị sự vật trong thời gian
- Làm trạng ngữ
? BT 2. Thay các cụm từ in đậm 
a- Đến chân núi Sóc => đến đấy
b- Làng bị thiêu cháy => làng ấy
? BT 3. Không thay được. chỉ từ có vai trò rất quan trọng giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian.
Luyện tập của nội dung 8: Chỉ từ.
- HS vận dụng được các kiến thức đã được hình thành giải được các bài tập trong SGK.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
HS vận dụng những kiến thức nâng cao về từ loại để làm them một số bài tập. Nâng cao kĩ năng, kiến thức về các cụm từ
GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:
- Đọc văn bản “ Mẹ hiền dạy con” và xác định: Danh từ, Động từ, Tính từ trong bài văn.
- Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của em đối với người mẹ trong việc dạy cọ.
-Viết đoạn văn 
-Xác định các cụm từ
- HS thực hiện được các yêu cầu
IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đềtheo định hướng phát triển năng lực.
1. Mức độ nhận biết:
- Nêu khái niệm của danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ.
2. Mức độ thông hiểu:
- Phân biệt số từ và lượng từ
( Số từ: chỉ số lượng hay số thứ tự; lượng từ: chỉ lượng ít hay lương nhiều)
- Sử dụng chỉ từ có mục đích gì?
( Định vị sự vật trong không gian, thời gian)
3. Mức độ vận dụng:
Viết đoạn văn ngắn ( 10 dòng) có sử dụng danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ kể về một con vật nuôi mà em yêu thích.
4. Mức độ vận dụng cao: ( không)
V. Phụ lục. 
Sơ đồ tư duy nội dung 1+2 
Sơ đồ tư duy nội dung 3.
Sơ đồ tư duy nội dung 4
Sơ đồ tư duy của nội dung 5 
Sơ đồ tư duy của nội dung 8 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chu_de_13_tu_loai_va_cum_tu_cua_tieng.doc