Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Hoàng Thị Huệ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Hoàng Thị Huệ

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 -Nắm vững kiến thức về văn tự sự.

 -Biết cách làm một bài văn tự sự.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm về văn tự sự.

- Cách làm bài văn, lời văn, đoạn văn, ngôi kể, thứ tự kể trọng văn tự sự.

2.Kĩ năng:Biết lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể thích hợp cho bài văn tự sự, luyện viết đoạn văn tự sự, bài văn tự sự.

3. Thái độ: Yêu thích văn kể chuyện, biết xây dựng câu chuyện có ý nghĩa.

4.Năng lực : Năng lực tư duy, liên tưởng, so sánh,diễn đạt,sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, vận dụng.

C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

1.Ổn định.

2.Bài cũ: Ktvà chữa bài tập về nhà của học sinh.

3.Bài mới:

 

docx 245 trang tuelam477 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Hoàng Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: Thứ 2/ 30/9 / 2019
BUỔI 1:ÔN TẬP VÀ NÂNG CAO VĂN HỌC DÂN GIAN; THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT VÀ CÁC VĂN BẢN TRUYỀN THUYẾT ĐÃ HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:.Giúp hs:
	-Nắm được những nét chung về VHDG
-Ôn luyện, củng cố kiến thức cơ bản về truyện dân gian.
-Nắm được những đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyền thuyếttruyện kể dân gian đã học.
	 -Hs nắm chắc được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết NT tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
 - Nắm được khái niệm về văn học dân gian và thể loại truyền thuyết.
- Hiểu nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học.
2.Kĩ năng: Kể chuyện, tóm tắt truyện, so sánh, đánh giá., cảm thụ nhân vật.
3. Thái độ: Yêu thích truyện dân gian, tự hào về tài năng của cha ông ta.
4.Năng lực:Năng lực tư duy, liên tưởng, so sánh,tổng hợp,tóm tắt truyện, cảm nhận về nhân vật, sử dụng ngôn ngữ.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1. Bài cũ: ? Hãy kể ngắn gọn 1 truyện truyền thuyết mà em thích?
2 Bài mới.
Hoạt động 1:
?Em hiểu thế nào là VHDG? 
?VHDG có những đặc điểm gì?
? Văn học dân gian có những loại hình nào?
?VHDG để lại cho đời sau giá trị gì?
Hoạt động 2:
?Thế nào làtruyền thuyết ?
?Đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết?
- HS tóm tắt truyện.
? Học xong truyện con Rồng cháu Tiên đã để lại trong em những ấn tượng gì? ?
? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? Vì sao?
( Cho hs tự do lựa chọn)
? Truyện có những nghệ thuật gì?
? Nội dung, ý nghĩa?
- Hs kể tóm tắt truyện
? Tại sao em yêu thích truyện Thánh Gióng? 
?Hãy kể tóm tắt truyện.
? Truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” có gì đặc biệt?
? Tại sao hằng năm đến mùa mưa lũ ta lại nhớ đến câu chuyện này?
Gv: Trong quan niện dân gian,thần núi là phúc thần,thần nước là hung thần.Từ xưa ông cha ta đã coi“thủy,hỏa,đạo ,tặc’’là bốn cái họa lớn của con người,trong đó tai họađáng sợ nhất là lũ lụt(thủy).Truyện STTT cho thấy người Việt có xu hướng đề cao sơn thần. Việc ST chiến thắng TT nhiều lần cho thấy niềm tin vững chắc của con người : lũ lụt dù ghê gớm, hung hãn đến đâu thì cuối cùng vẫn bị khuất phục.
 ST với chiến công chiến thắng TT, trở thành một trong “tứ bất tử’’ theo quan niệm tâm linh người Việt.Thần ngự trên đỉnh Tản Viên, đỉnh cao nhất-một trong những vùng đất được coi là nơi tập trung khí thiêng sông núi.
- GV cho hs tóm tắt truyện.
? Tại sao ta khẳng định rằng : “ sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại truyền thuyết?
? Trong các truyện truyền thuyết, em thích nhất truyện nào vì sao?
( Hs tự bộc lộ)
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài tập 1: ý nghĩa của việc LLQ và Âu Cơ chia con là gì?
Bài tập 2: Phân tích ý nghĩa chi tiết nghệ thuật Gióng về trời?
Bài tập 3:Nêu các sự việc chính của Sự tích Hồ Gươm.
Bài tập4:Có người cho rằng, truyện “ Bánh chưng, bánh giầy” nên xếp vào truyện cổ tích.Theo em ý kiến ấy hợp lí hay không? Vì sao?
Bài tập 5:Nhập vai Mị Nương kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
I. Những nét chung về văn học dân gian.
 1. Định nghĩa.
-VHDG là những sáng tác nghệ thuật ra đời từ thời xa xưa của nhân dân lao động, được lưu truyền bằng p/thức truyền miệng.
 2. Đặc điểm của VHDG.
 a.Tính tập thể: Một người s/tạo nhưng không coi SP đó là sản phẩm cá nhân mà là của cả tập thể. Vì khi ra đời nó được bổ sung qua sự lưu truyền và sử dụng.
b.Tính truyền miệng: VHDG ra đời khi chưa có chữ viết. Nhân dân thưởng thức VHDG không chỉ qua văn bản sưu tầm mà còn thông qua hình thức diễn xướng: kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ ...
- Gv lấy ví dụ
c.Tính dị bản: Cùng một tác phẩm nhưng có sự thay đổi một số chi tiết cho phù hợp với từng địa phương.
VD:
 Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen /sim
 3.Các loại hình VHDG.
 Có 3 thể loại:
- Truyện cổ dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn.
- Thơ ca dân gian: vè, tục ngữ, ca dao, dân ca...
- Sân khấu dân gian: tuồng, chèo, cải lương...
 4. Giá trị của VHDG.
*Là kho báu về trí tuệ, đạo làm người của nhân dân ta.
- Kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống.
Vd:
+Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
+Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
+ Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
- Phẩm chất đạo đức.
Vd:
+ Tốt danh hơn lành áo.
+ Giấy rách giữ lấy lề.
 * Là pho sách giáo huấn bề thế và cao đẹp về tâm hồn, tình cảm.
- Tình đoàn kết.
Vd:
+Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
+Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Cách ăn ở, xã giao
Vd: 
+ Có đi, có lại, mới toại lòng nhau.
+Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở 
+Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Phong tục tập quán.
Vd:Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp.
 - Giá trị thẩm mĩ.
II. Truyền thuyết.
1. Định nghĩa: loại truyện DG kể về các n/vật và s/kiện có liên quan đến l/sử thời q/khứ, thường có y/tố tưởng tượng kì ảo.
- Là TP NT dân gian.
- Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại.
2Đặc điểm:
- Là truyện kể về các n/vật và sự kiện l/sử trong quá khứ.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
3. Các văn bản truyền thuyết đã học :
Con Rồng, cháu Tiên
*Tóm tắt truyện.
 -Giới thiệu nguồn gốc của LLQ và Âu cơ.
 -Hai người gặp nhau,yêu nhau rồi thành vợ chồng.
 -Âu Cơ sinh bọc trăm trứng,nở trăm con hồng hào,đẹp đẽ ,lạ thường.
-Vì điều kiện phải chia con-nhưng không quên lời hẹn.
 -Người Việt Nam luôn tự hào về nguồn gốc của mình - con Rồng cháu Tiên.
*Ấn tượng đẹp của truyện:
 Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo đặc sắc thể hiện trí tưởng tượng phong phú của cha ông ta:
- Tô đậm t/c kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của n/vật, sự kiện;
- Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc;
- Làm cho truyện trở nên hấp dẫn, huyền ảo, lung linh.
- Truyện giải thích, suytôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
Bánh chưng, bánh giầy.
a.Tóm tắt truyện.
b.Nghệ thuật:
- Truyện có yếu tố tưởng tượng, kì ảo;
- Lối kể truyện dân gian:theo trình tự thời gian.
c. Nội dung ,ý nghĩa:
- Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy trong dịp tết Nguyên Đán của người Việt qua đó đề cao lòng kính trời đất và biết ơn sâu sắc tổ tiên.
- Đề cao lao động, nghề nông.
- Ca ngợi ý chí và nghị lực của con người.
Thánh Gióng.
*Tóm tắt truyện.
*Những điểm đáng chú ý trong truyện:
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Các yếu tố thần kì trong tác phẩm tô đậm vẻ đẹp phi thường đến mức thần thánh của nhân vật.
- Hình tượng TG là biểu tượng rực rỡ của ý thức, sức mạnh đánh giặc, khát vọng chiến thắng giặc ngoại xâm của DT
- Thể hiện quan niệm và ước mơ về sức mạnh của ND, về người anh hùng chống giặc.
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
*Tóm tắt truyện.
* Những nét nổi bật của truyện:
 -Truyện có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
 -Tạo sự việc hấp dẫn: Hai vị thần cùng cầu hôn Mị Nương-> đánh ghen.
- Giải thích hiện tượng lũ lụt, mưa bão thường diễn ra hằng năm trên đồng bằng B.Bộ.
- Thể hiện ước mơ chinh phục và chế ngự thiên tai của người Việt cổ .
-Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vuaHùng.
Sự tích Hồ Gươm.
*Tóm tắt truyện.
*Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại truyền thuyết:
 -Cái ảo và cái thực hòa quyện vào nhau làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của truyền thuyết.
 -Sáng tạo cách trao và trả gươm thần có tính li kì.
- Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, nhân dân và chiến thắng vẻ vang của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
- Thể hiện khát vọng hoà bình của dân 
Gợi ý: 
- Chia tay:+50 con theo mẹ lên rừng
 +50 con theo cha về với biển
-> Phản ánh được nhu cầu của dân tộc trong việc cai quản đất đai rộng lớn của đất nước
-Lời nói của Lạc Long Quân có ý khẳng định:
 + Kẻ miền xuôi cũng như người miền núi đều là anh em một nhà.
 + Phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau.
*Gợi ý:
- Về trời là một hình thức bất tử hóa vẻ đẹp của người anh hùng Gióng khi sinh ra đã phi thường thì khi ra đi cũng phi thường .Bay lên trời Gióng tựa như đất trời, vũ trụ, Gióng sống mãi.
- Không nhận phần thưởng, không nhận ơn vua, lộc nước, tất cả mọi chiến công của Gióng để dành cho đất nước, nhân dân.Thêm một lần nữa , hình tượng Gióng được kì vĩ hóa, đậm chất lãng mạn.
*Gợi ý:
 - Giặc Minh sang đô hộ nước ta.
 - Nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu
 - Lê Lợi có được gươm thần.
 - Nghĩa quân Lam Sơn mạnh lên từ khi có gươm thần.
 - Lê Lợi trả gươm thần.
*Gợi ý:
- Đúng là ranh giới truyện cổ tích và 
truyền thuyết không thật rõ.
Nếu nhìn nhân vật từ màu sắc cổ tích thì:
+ Lang Liêu thộc kiểu nhân vật mồ côi, con út.
+ Lang Liêu ham làm, bình dị, số phận gần gũi với nhân dân
+ Lang Liêu cuối cùng được làm vua.
Nhìn vào góc độ thể loại ta có thể xếp 
“ Bánh chưng, bánh giầy” vào thể loại truyền thuyết.
+ Giải thích sự ra đời của bánh chưng, bánh giầy.
+ Gắn với thời đại vua Hùng-> cổ tích xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp.
+ Mặc dù truyện có yếu tố hoang đường, kì ảo nhưng ai cũng tin câu chuyện kể ra y như thật.
- Vũ trụ quan chưa xa thần thoại: kính Trời, kính Đất, tôn trọng muôn loài.
*Gợi ý:
- Thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.
- Thay đổi lời kể
- Kể sáng tạo.
Hoạt động 4:Hướng dẫn tự học :
 -Nắm chắcđịnh nghĩa, đặc điểm của truyền thuyết?
 - Đặc sắc về nd và nt của các truyền thuyết đã học.
 - Tìm hiểu về các nhân vật truyền thuyết đã học.
 - Về nhà làm tiếp bài 4
 - Tìm đọc thêm các truyện truyền thuyết ngoài SGK
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn:Thứ 7/ 10 / 11 /2019
BUỔI 2 :
 CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ TỪ
 (CẤUTẠO VÀ NGUỒN GỐC CỦA TỪ)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Hs củng cố kiến thức về:
-Cấu tạo từ và nguồn gốc của từ.
-Làm bài tập cơ bản và nâng cao.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
 - Nắm được từ và cấu tạo từ Tiếng Việt
- Từ mượn
- Biết vận dụng trong giao tiếp và tạo lập văn bản
2.Kĩ năng:Sử dụng từ trong khi nói và viết.
3. Thái độ:Giữ gìn sự trong sáng và làm giàu đẹp Tiếng Việt; cần vay mượn từ thích hợp .
4.Năng lực : Năng lực tư duy, lô gic, tổng hợp, phân tích,so sánh,vận dụng, sử dụng từ ngữ.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động 1: Lí thuyết
? Từ là gì?
? Hãy phân biệt giữa từ và tiếng?
? Từ được phân loại như thế nào?
? Thế nào là từ đơn? Từ phức?
? Thế nào là từ ghép? Đặc điểm của từ ghép?
( Phân tích cụ thể các loại từ ghép, từ láy)
? Thế nào là từ láy? Từ láy có mấy loại?
? Thế nào là từ thuần Việt? Thế nào là từ mượn? Lấy ví dụ.
? Chúng ta mượn nhiều nhất tiếng nước nào? Vì sao?
? Chúng ta có nên mượn từ không? Vì sao?
? Khi mượn từ phải chú ý điều gì?
I. Cấu tạo từ.
1.Từ là gì:
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
2. Phân biệt từ và tiếng.
 TỪ
- Đơn vị để tạo câu.
- Từ có thể hai hay nhiều tiếng
TIẾNG
- Đơn vị để tạo từ.
- Tiếng chỉ có một hình vị (âm tiết).
3.Cấu tạo từ: Căn cứ vào số tiếng , người ta phân loại thành từ đơn và từ phức.
a. Từ đơn: Chỉ có một tiếng.
b. Từ phức:Có hai tiếng trở lên.Từ phức gồm 2 loại: từ ghép và từ láy.
 *Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.Căn cứ vào các tiếng trong từ ghép,người ta lại chia thành 2 loại nhỏ:
 -Từ ghép đẳng lập(TG hợp nghĩa, TG song song):
 + Các tiếng có qh ngang hàng và bình đẳng với nhau. Thường đổi trật tự được cho nhau.VD: ếch nhái, buồn vui, đi đứng 
 + Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau phải cùng một phạm trù ngữ nghĩa, hoặc đồng nghĩa hoặc cùng trái nghĩa với nhau..=> Từ ghép đẳng lập có nghĩa khái quát hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo nên chúng.VD: áo + 
quần -> áo quần, đợi + chờ -> đợi chờ...
-Từ ghép chính phụ( TG phân nghĩa)
 + Là những TG mà trong đó có một tiếng giữ vai trò chính, còn các tiếng khác giữ vai trò bổ sung cho ý nghĩa chính.VD: vui -> vui lòng, rau -> rau cải...
 + Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau theo kiểu: danh từ - tính từ, DT - ĐT, DT - DT. Các tiếng rất cố định, không thể đổi vị trí cho nhau được.
Vd: hoa + hồng, xe + đạp...
=> từ ghép chính phụ có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của một từ chính đã cho.
*Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau bằng hình thức láy âm. Có cáckiểu từ láy:
 - Láy hoàn toàn:
 +Láy lại nguyên tiếng gốc, giữ nguyên thanh điệu.VD: đăm đăm, chằm chằm...
+Láy lại nguyên tiếng gốc, biến đổi thanh điệu.VD: dìu dịu, hây hẩy, cỏn con...
 + Láy toàn bộ biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu.VD: đèm đẹp, anh ách, nhờn nhợt...
 -Láy bộ phận.
+ Láy phụ âm đầu.VD: mênh mông, mong manh, đủng đỉnh, rì rào...
 +Láy vần.VD: lác đác, lao xao, lấm tấm, linh tinh...
 -Nghĩa của từ láy:
+ Nghĩa của từ láy so với tiếng gốc.
Vd1: đỏ -> đo đỏ, nhỏ -> nho nhỏ.
=> Giảm nhẹ.
Vd2: sạch -> sạch sành sanh, sít -> sít sìn sịt
=> Tăng tiến.
- Nghĩa biểu trưng (biểu đạt) của từ láy.
+ Gợi hình ảnh.
+ Gợi âm thanh.
+ Trạng thái cảm xúc.
* Lưu ý :Khi một từ phức mà ta phân vân giữa từ ghép và từ láy thì ta xét xem các tiếng trong đó có nghĩa không.Nếu các tiếng đều có nghĩa và có thể sử dụng độc lập thì đó là từ ghép.
Vd: bao bọc, cằn cỗi, chùa chiền, đền đài, đi đứng...
 Nếu như tiếng đã mất nghĩa hoặc mờ nghĩa thì đó là từ láy.Vd: khách khứa, lơ mơ, đẹp đẽ...
II. Từ mượn:
1.Phân biệt từ thuần Việt và từ mượn
Từ thuần Việt
- Do nhân dân ta sáng tạo ra.
Vd: đi, đứng, cười, nói, ăn, ở...
Từ mượn
- Những từ vay mượn của nước ngoài.
Vd: Tổ quốc, xích, bi- đan, hỏa xa...
2.Nguyên tắc mượn từ:
- Không nên mượn từ một cách tùy tiện.
- Có từ thuần Việt thay thế phù hợp thì không nên lạm dụng từ mượn.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Phân loại từ ở đoạn thơ sau:
Quê hương/ tôi/ có/ con sông/ xanh biếc
Nước/ gương/ trong/ soi/ tóc/ những/ hàng tre
Tâm hồn/ tôi/ là/ một/ buổi/ trưa hè
Tỏa/ nắng/ xuống/ lòng sông/ lấp loáng.
Bài 2: 
Tìm 10 từ láy tượng hình
10 từ láy tượng thanh
 10 từ láy chỉ tâm trạng 
( Trò chơi: Ai nhanh hơn ai?)
Bài 3:Hãy đặt câu với từng từ trong các cặp từ dưới đây để thấy cách dùng khác nhau của chúng: phu nhân/ vợ; phụ nữ/ đàn bà
Bài 4: Cho các từ: mượt, hồng, vàng, trắng.
Tạo từ phức.
Viết đoạn văn ngắn có chứa các từ láy đã tạo ở trên.
Bài5:Viết một đoạn văn ngắn chủ đề:Kể về ngôi trường của em,có sử dụng ít nhất hai từ láy.
- Cho hs phân tích trực tiếp
*Gợi ý:
- mấp mô, ngoằn ngoèo, nhấp nhô, lom khom 
- róc rách,lộp độp , sột soạt, ào ào, 
- bâng khuâng, xao xuyến, bồi hồi, băn khoăn, trăn trở 
*Gợi ý:
- Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân sang thăm Ấn Độ.
- Ông Bổng cùng vợ đang nhổ lạc.
- Báo phụ nữ đang nói nhiều về bạo lực gia đình.
-Đàn bà dễ có mấy tay.
-> Dùng từ hán Việt thể hiện sự trang trọng.
*Gợi ý:
a.Tạo từ phức: mượt mà,hồng hồng, vàng vàng, trăng trắng.
b.Hs viết đoạn văn biết sử dụng các từ láy ở trên một cách phù hợp với nội dung đoạn văn .
*Gợi ý:
- Nên định hướng sẽ sử dụng từ láy nào trước để dùng phù hợp trong đoạn văn.
- Chú ý cách trình bày đoạn văn
Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học: 
 - Ôn lại kiến thức về cấu tạo từ và nguồn gốc của từ
- Về nhà tiếp tục làm bài tập 4
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
....................................................................................................................................
Ngày soạn:Thứ 4/16 / 10 /2019
BUỔI 3 :
CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀTỪ ( TIẾP)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Hs củng cố kiến thức về:
-Nghĩa của từ
-Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Chữa lỗi dùng từ
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Hiểu đúng nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ,chữa lỗi dùng từ
-Làm bài tập cơ bản và nâng cao.
2.Kĩ năng:Sử dụng từ trong khi nói và viết.
3. Thái độ:Có ý thức hiểu nghĩa của từ và dùng từ đúng nghĩa trong giao tiếp và tạo lập văn bản .
4.Năng lực : Năng lực tư duy, lô gic, tổng hợp, phân tích,so sánh,sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp,vận dụng.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Bài cũ: cho hs tiếp tục trình bày bài 4
Bài mới:
Hoạt động 1:Lí thuyết:
? Thế nào là nghĩa của từ?
? Có những cách nào dùng để giải nghĩa của từ?
 Hs lấy ví dụ.
? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Lấy ví dụ.
? Chuyển nghĩa là gì?
? Trong từ nhiều nghĩa gồm những nghĩa nào?
? Thế nào là nghĩa gốc? Thế nào là nghĩa chuyển?
? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
? Lấy ví dụ.
? Chúng ta đã học những lỗi dùng từ nào?
- Hs lấy ví dụ
I.Nghĩa của từ.
1.Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
- Hình thức: vỏ vật chất âm thanh
- Nội dung: nghĩa của từ
Vd:Sơn Tinh (hình thức)
Thần núi (nội dung)
2.Cách giải thích nghĩa của từ
 -Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
VD: Rắn là một loài bò sát không chân.
 -Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
VD: Yếu đuối là không dũng cảm, can đảm.
II.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1.Từ nhiều nghĩa.
 -Từ nhiều nghĩa là từ có nhiều nét nghĩa.
 -Trong tiếng Việt , bên cạnh từ một nghĩa thì từ nhiều nghĩa chiếm phần lớn
 Vd: ăn :
 +ăn cơm(đưa thức ăn vào miệng)
 +ăn xăng ,ăn hàng(Tiếp nhận nhiên liệu, hàng hóa).
2.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Chuyển nghĩa là hiện tượngthay đổi nghĩa của từ tạo ra các từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa gồm: nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
+ Nghĩa gốc (nghĩa chính, nghĩa đen): là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để chuyển nghĩa, hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển (nghĩa phụ, nghĩa bóng): là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
VD: lá
+ Nghĩa gốc: lá cây
+ Nghĩa chuyển: lá phổi, lá gan
3.Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.
Từ nhiều nghĩa
Nếu giữa các nghĩa
 trong từ nhiều nghĩa có có mối quan hệ nhất địn định, ta dễ dàng tìm ra 
cơ sở ngữ nghĩa chung
Ví dụ:
mũi: người, động vật
-> nghĩa gốc
mũi: tàu, dao-> nghĩa chu chuyển.Các từ này đều 
có mối liên hệ với 
nghĩa gốc.
Từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa của chúng không có mối quanhệ nào. 
Ví dụ:
bàn: cái bàn
bàn: bàn bạc
 ->nghĩa của 2 từ đồng âm âm trên không
 có quan hệ với nhau.
III.Chữa lỗi dùng từ
1.Lặp từ: (Lặp lỗi)
2.Lẫn lộn các từ gần âm
3.Dùng từ không đúng nghĩa
*Nguyên nhân:
- Do không hiểu nghĩa của từ
- Dùng từ tùy tiện
*Cách khắc phục:
- chưa hiểu nghĩa của từ thì chưa dùng
- cần học hỏi trong sách báo, thông tin đại chúng, thực tế.
- Tra từ điển,hỏi google
Hoạt động 2:Luyện tập:
Bài 1:
Nêu 10 từ chỉ có một nghĩa
Bµi 2: Nªu 1sè nghÜa chuyÓn cña c¸c
 tõ : ¨n , ®i , m¾t ?
-Hs thảo luận
Bài 3:Từ chạy trong những cách dùng sau có nghĩa gì?Nghĩa nào là nghĩa chính, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
- Chạy thi 100 mét.
- Đồng hồ chạynhanh 10 phút
- Chạy ăn từng bữa
- Con đường chạy qua núi.
Bài 4:Cho c¸c c©u sau:
a. MÑ em míi mua cho em mét c¸i bµn rÊt ®Ñp.
b. Nam lµ c©y lµm bµn cña ®éi bãng ®¸ líp t«i.
c. Chóng em bµnnhau ®i lao ®éng ngµy chñ nhËt ®Ó gióp ®ì gia ®×nh.
- H·y gi¶i thÝch nghÜa cña tõ bµn trong trong c¸c tr­êng hîp trªn.
- C¸c c¸ch dïng ë trªn cã ph¶i hiÖn t­îng chuyÓn nghÜa kh«ng?
Bài 5:
Gi¶i nghÜa c¸c tõ: yªu cÇu, yªu s¸ch. §Æt c©u víi mçi tõ ®ã. 
*Gợi ý:
- Vd: bè , mÑ, «ng , bµ , em ...
*Gợi ý:
- ¡n : ¨n ch¬i , ¨n than , ¨n ¶nh .
- §i : ®i ë ,®i lµm thuê
- M¾t : m¾t c©y , m¾t c¸, m¾t b·o
*Gợi ý:
- Chạy (1): dùng chân của con người để di chuyển nhanh-> nghĩa gốc
- Chạy (2): đồng hồ quay nhanh-> nghĩa chuyển
- Chạy( 3)->tìm kiếm thức ăn để nuôi sống con người.-> nghĩa chuyển
- Chạy ( 4): con dường làm qua núi-> nghĩa chuyển
*Gợi ý:
- Bàn (1) đồ dùng làm bằng gỗ, sắt, xi măng có bốn chân dùng để làm việc.
- Bàn ( 2) là ghi bàn thắng trong bóng đá
- Bàn (3) bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất.
-> Đây là từ đồng âm.
*Gîi ý:
yªu cÇu: ®ßi, muèn ng­êi kh¸c lµm ®iÒu g× ®ã.
- yªu s¸ch: ®ßi cho ®­îc, ®ßi ph¶i gi¶i quyÕt, ph¶i ®­îc ®¸p øng.
-> HS tù ®Æt c©u víi mçi tõ 
Vd: Cô yêu cầu em trả cuốn sách cho bạn.
Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học: Về nhà tiếp tục làm bài tập5 và ôn tập về từ nhiều nghĩa.
*Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................................................................................................................................................ 
NS:Thứ 2 ngày 28tháng 10 năm 2019
BUỔI 4: 
CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO VỀVĂN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Nắm vững kiến thức về văn tự sự.
 -Biết cách làm một bài văn tự sự.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm về văn tự sự.
- Cách làm bài văn, lời văn, đoạn văn, ngôi kể, thứ tự kể trọng văn tự sự.
2.Kĩ năng:Biết lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể thích hợp cho bài văn tự sự, luyện viết đoạn văn tự sự, bài văn tự sự.
3. Thái độ: Yêu thích văn kể chuyện, biết xây dựng câu chuyện có ý nghĩa.
4.Năng lực : Năng lực tư duy, liên tưởng, so sánh,diễn đạt,sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, vận dụng.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định.
2.Bài cũ: Ktvà chữa bài tập về nhà của học sinh.
3.Bài mới:
Hoạt động 1:Lí thuyết 
?Thế nào là văn tự sự?
?Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự ? Đặc điểm, vai trò của mỗi yếu tố đó?
GV: Trong bài văn tự sự , cần kết hợpsử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Miêu tả:miêu tả làm nổi bật hành động,tâm trạng của nhân vật góp phần làm nổi bật chân dung nhân vật.Yếu tố biểu cảm: biểu cảm
nhằm thể hiện thái độ của người viết 
trước nhân vật, sự việc nào đó.
- Gv nói về lời kể và lời thoại
? Có những thứ tự kể nào trong văn tự sự?
- Hs chỉ rõ kể xuôi, kể ngược là kể ntn?
Muốn làm một bài văn tự sự , trước hết cần xác định chủ đề.Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
I.Tìm hiểu chung về văn tự sự.
1.Khái niệm:
 Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc theo một trình tự nhất định nhằm giải thích sự việc , tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ của người viết.
 Như vậy, tự sự bao gồm : trần thuật, tường thuật ,kể chuyện.
2. Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự.
a. Nhân vật: biểu hiện ở lai lịch, tên gọi, chân dung. Nhân vật là kẻ thực hiện các sự việc; hành động, tính chất của nhân vật bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
b.Sự việc: sự việc do nhân vật gây ra, xảy ra cụ thể trong thời gian, địa điểm, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định. Sự việc bộc lộ tính chất, phẩm chất của nhân vật nhằm thể hiện tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
c. Cốt truyện: là chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong không gian, thời gian. Cốt truyện được tạo bởi hệ thống các tình tiết, mang một nghĩa nhất định.
d.Ngôi kể: Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.Thông thường có hai ngôi kể:
 -Kể theo ngôi thứ nhất.
 -Kể theo ngôi thứ ba.
e.Lời kể, lời thoại.
g.Thứ tự kể trong văn tự sự
- Kể xuôi
- Kể ngược
3.Các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự:
 a.Tìm hiểu đề.
 b.Xác định chủ đề.
 c.Xây dựng nhân vật
 d.Xây dựng cốt truyện, sự việc, tình huống.
 e. Xác định ngôi kể, thứ tự kể.
 f. Lập dàn bài.
 g.Viết, đoạn văn ,bài văn 
-Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu họ, tên, lai lịch, quan hệ, đặc điểm hình dáng, tính tình của nhân vật. (Kết hợp miêu tả để làm nổi bật chân dung nhân vật.)
 - Lời văn kể sự việc: thì kể các hành động, việc làm, kết quả, sự thay đổi do hành động ấy đem lại.
 - Đoạn văn: cốt truyện được thể hiện qua một chuỗi các tình tiết. Mỗi tình tiết thường được kể bằng một đoạn văn. Mỗi đoạn văn có một câu chốt (câu chủ đề) nói lên ý chính của cả đoạn, các câu còn lại bổ sung, minh hoạ cho câu chủ đề. (Trong văn tự sự câu chủ đề thường là câu văn giới thiệu một sự việc nào đó).
Hoạt động 2:Thực hành-Luyện tập:
Bài tập 1:
 Hãy đặt tên và nêu đặc điểm ngoại hình của các kiểu nhân vật sau:
 a.Một cậu học sinh cá biệt.
 b.Một cụ già khó tính.
 c.Một cậu học sinh lém lỉnh.
Bài tập 2: Cho nhan đề truyện: Một bài học nhớ đời.
 ? Hãy hình dung ra hai cốt truyện khác nhau.Nêu rõ ở mỗi cốt truyện có những nhân vật , sự việc nào?
 *Gợi ý: Mẫu: a.Một cậu học sinh cá biệt:
 -Đặt tên gắn với biệt hiệu:Hùng sẹo, Hùng lì , Hùng đầu bò 
 -Đặc điểm ngoại hình: nhỏ thó, trán dô, tóc hoe vàng,lúc nào cũng kè kè một cái nỏ cao su.
*Gợi ý: 
Viết phần mở bài cho một trong hai cốt truyện theo các cách sau:
 -Mở bài bằng tả cảnh.
 -Mở bài bằng tiếng kêu của nhân vật.
 -Mở bài bằng một đoạn đối thoại
 -Mở bài bằng một số câu nêu ý nghĩ của nhân vật về sự việc đã xảy ra.
*Gợi ý: 
 a.Yêu cầu thứ nhất: tìm cố truyện phải làm nổi bật được bài học nhớ đời đối với nhân vật
 vd: N xin mẹ đi bơi ở sông với các bạn.Mẹ không cho đi.N trốn đi.Vì chưa biết bơi nên chỉ dám bơi ở gần bờ.Bị các bạn châm chọc -> máu anh hùng nổi lên, N bơi ra xa-> bị chuột rút N chới với May có anh thanh niên đi qua cứu.
 b.Mở bài ngắn gọn, gây hứng thú cho người đọc.
c.Phần thân bài: Nêu diễn biến sự việc.
d.Kết bài: Sự ân hận và bài học cho bản thân.
Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học :- Ôn tiếp về văn tự sự; đọc thêm các bài văn mẫu.
 - Về nhà làm tiếp bài tập 2
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NS:Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2019
BUỔI5: 
VĂN HỌC DÂN GIAN
 TÌM HIỂU VỀ THỂ LOẠI CỔ TÍCH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:.Giúp hs:
 -Nắm được những nét chung về truyện cổ tích
 -Ôn luyện, củng cố kiến thức cơ bản về truyện dân gian
 -Nắm được những đặc điểm tiêu biểu của thể loại cổ tích và các văn bản đã học .
	 -Hs nắm chắc được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết NT tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
 - Nắm được khái niệm về thể loại truyện cổ tích.
- Hiểu nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học.
2.Kĩ năng: Kể chuyện, tóm tắt truyện, so sánh, đánh giá., cảm thụ nhân vật.
3. Thái độ: Yêu thích truyện cổ, tự hào về tài năng sáng tạo và tính nhân đạo của cha ông ta.
4.Năng lực: Năng lực tư duy, liên tưởng, so sánh, nhận xét,cảm nhận,vận dụng.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Kiểm tra: Học sinh đọc bài làm ở nhà
 2 Bài mới:
Hoạt động 1: Lí thuyết:
? Cổ tích là gì? Đặc điểm của cổ tích ?
GV:Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
?Truyện cổ tích gồm mấy loại?
?So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích?
- Hs tóm tắt truyện
? Truyện có những điểm gì đáng chú ý?
? Học xong truyện” Em bé thông minh đã để lại trong em những ấn tượng gì?
? Truyện “ Cây bút thần” có gì khác với truyện cổ tích Việt Nam?
? Truyện “ÔNg lão đánh cá và con cá vàng”có gì khác với những truyện cổ tích khác em đã học?
? Nhân vật Thạch Sanh hiện lên như thế nào trong truyện cổ cùng tên? Chàng có những p

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_hoang_thi_hue.docx