Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy Ao hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 6, tập 1; sách bài tập; sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/9/2021 Ngày dạy: Tiết 1: 6/9/2021 Tiết 2+3: 7/9/2021 Tiết 4: 10/9/2021 BÀI MỞ ĐẦU- 4 Tiết ( Từ tiết 1 đến tiết 4) (NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH NGỮ VĂN 6) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Các nội dung chính của sách Ngữ văn lớp 6 - Cấu trúc của sách và cấu trúc các bài học trong sách Ngữ văn 6 2. Về năng lực: - Tìm hiểu và nhận biết hệ thống các nội dung chính của Sách Ngữ văn 6 - Tìm hiểu và nhận biết cấu trúc của sách và cấu trúc mỗi bài học trong sách Ngữ văn 6 - Biết cách sử dụng sổ tay hướng dẫn đọc, viết, nói, nghe; Bảng tra cứu từ ngữ trong sách. - Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo. 3. Về phẩm chất: - Có tinh thần trách nhiệm, tự giác, tích cực trong học tập - Yêu thích bộ môn Ngữ văn * HSKT: Ngồi nghiêm túc theo dõi các bạn học tập II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy Ao hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập 2. Học liệu: SGK Ngữ văn 6, tập 1; sách bài tập; sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6. III. Tiến trình dạy học 1. TRƯỚC GIỜ HỌC GV hướng dẫn HS: - Đọc lần 1: Đọc các tiêu đề trong phần Nội dung sách Ngữ văn 6 và Cấu trúc sách Ngữ văn 6 để bước đầu nắm bắt các nội dung chính và cấu trúc chung của bài học. - Đọc lần 2: Đọc kĩ từng phần trong bài học: Học đọc (Đọc hiểu văn bản truyện, đọc hiểu văn bản thơ, đọc hiểu văn bản kí, đọc hiểu văn bản nghị luận, đọc hiểu văn bản thông tin, rèn luyện tiếng Việt); Học viết; Học nói và nghe; cấu trúc của Sách Ngữ văn 6 và trả lời các câu hỏi dưới mỗi phần bằng cách ghi câu trả lời ra vở soạn văn. 2. TRÊN LỚP Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập 1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối vào bài học 1.2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Nhanh như chớp” bằng cách trả lời nhanh các câu hỏi liên quan đến môn Ngữ văn và Sách Ngữ văn 6: 1.Môn Ngữ văn ở THCS tương đương với môn học nào ở bậc Tiểu học? 2.Cô giáo dạy môn Ngữ văn của em tên là gì? 3. Một tuần các em được học mấy tiết Ngữ văn? 4.Sách Ngữ văn 6 chúng ta đang học nằm trong bộ Sách có tên là gì? 5. Tên nhà xuất bản của Sách ngữ văn chúng ta đang học? 6. Chúng ta sẽ được rèn luyện những kĩ năng nào trong môn Ngữ Văn. 7. Thông qua các bài học trong sách ngữ văn các em sẽ được phát triển những phẩm chất gì? 8. Em có nhận xét gì về hình thức và bố cục của sách Ngữ văn 6? 9 Bài đầu tiên của môn Ngữ văn chúng ta sẽ được học là bài gì? 1.3. Cách thức tổ chức: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm cần đạt GV hướng dẫn cách chơi: - GV chiếu bộ câu hỏi. - Yêu cầu HS trả lời mỗi câu hỏi trong vòng 5 giây. - HS nào giơ tay nhanh nhất sẽ được quyền trả lời. - HS trả lời sai, HS khác được quyền trả lời lại. Các câu trả lời của HS: - HS quan sát câu hỏi, suy nghĩ, giơ tay trả lời câu hỏi - GV nhận xét, biểu dương, đánh giá kết quả của HS và kết nối vào bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Mục tiêu: Nhận biết được những nội dung, cấu trúc các bài học mà các em sẽ được học trong chương trình Ngữ văn 6. 2.2. Nội dung: GV sử dụng PP đàm thoại, gợi mở, giải quyết vấn đề hướng dẫn HS làm việc độc lập, làm việc nhóm trên phiếu học tập để tìm hiểu các nội dung của SGK Ngữ văn 6. 2.3. Cách thức tổ chức: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm cần đạt A. Nội dung Sách Ngữ văn 6. - GV yêu cầu HS quan sát và đọc lướt qua các đề mục từ trang 5 đến trang 12 của sách và trả lời câu hỏi: Những nội dung lớn của sách Ngữ văn 6 là gì? - HS quan sát SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. 1. Học đọc - Đọc hiểu văn bản truyện - Đọc hiểu văn bản thơ - Đọc hiểu văn bản kí - Đọc hiểu văn bản nghị luận - Đọc hiểu văn bản thông tin - Rèn luyện Tiếng Việt 2. Học viết 3. Học nói và nghe. * Tìm hiểu nội dung học đọc - GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ và yêu cầu các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút: + Nhóm 1: Đọc hiểu văn bản truyện + Nhóm 2: Đọc hiểu văn bản thơ + Nhóm 3: Đọc hiểu văn bản kí + Nhóm 4: Đọc hiểu văn bản nghị luận + Nhóm 5: Đọc hiểu văn bản thông tin + Nhóm 6: Rèn luyện Tiếng Việt PHIẾU HỌC TẬP (1 -5) Đọc hiểu văn bản ..... Khái niệm thể loại Tên văn bản Nội dung chính PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Rèn luyện Tiếng Việt Các loại bài tập Tiếng Việt Mục đích của bài tập vận dụng kiến thức Tiếng Việt - Các nhóm nhận nhiệm vụ, trao đổi thảo luận trong thời gian 5 phút. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: + Đại diện các nhóm báo cáo + Các nhóm quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhau + GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. (Chiếu nội dung đáp án PHT số 1 – PHT số 6) Học đọc: Phiếu học tập của các nhóm * Tìm hiểu nội dung học viết: - GV chiếu Phiếu học tập số 7, yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo cặp. Nối thông tin ở cột A phù hợp với cột B Kiểu văn bản A Yêu cầu cần đạt B a.Biểu cảm 1.Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm, kỉ niệm của bản thân, dùng ngôi kể thứ nhất b. Nhật dụng 2. Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt c. Thuyết minh 3. Bước đầu biết làm thơ lục bát, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ d. Miêu tả 4.Bước đầu viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện e. Tự sự 5. Bước đầu viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm f. Nghị luận 6. Viết được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc bằng sơ đồ - HS nhận nhiệm vụ và thực hiện trao đổi theo cặp. - GV gọi một số cặp trả lời, nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức II. Học viết: Câu trả lời của HS a - 3 b - 6 c - 4 d - 2 e - 1 f - 5 * Tìm hiểu nội dung học nói và nghe - GV chiếu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận theo cặp: + Vì sao ta cần rèn luyện kĩ năng nói và nghe? + Cho biết yêu cầu chính cần đạt đối với kĩ năng nói, nghe và nói nghe tương tác? + Ưu điểm và hạn chế trong kĩ năng nói, nghe của em là gì? Đề xuất giải pháp cho bản thân? - HS hình thành nhóm, thảo luận, thống nhất ý kiến - GV gọi một số HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung và góp ý cho bạn - GV nhận xét, chốt kiến thức: III. Học nói và nghe Câu trả lời của HS B. Cấu trúc sách Ngữ văn 6 - GV yêu cầu HS quan sát khái quát toàn bộ sách Ngữ văn 9 và trả lời câu hỏi: Sách Ngữ văn 6 được cấu trúc như thế nào?(bằng hình thức thảo luận theo cặp) - Các cặp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận và ghi câu trả lời ra giấy - GV gọi 1 số HS trả lời, nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức GV Hướng dẫn cách sử dụng Sổ tay hướng dẫn đọc viết nói nghe; Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài; bảng tra cứu yếu tố Hán việt thông dụng 1. Cấu trúc của sách: - Bài mở đầu - 10 bài học chính - 2 bài Ôn tập và tự đánh giá kì I và kì II - Phần cuối sách: Sổ tay hướng dẫn đọc viết nói nghe; Bảng tra cứu tên riêng nước ngoài; bảng tra cứu yếu tố Hán việt thông dụng - GV yêu cầu HS quan sát đọc phần Cấu trúc của sách Ngữ văn 6 và trả lời câu hỏi: + Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 6 có những phần chính nào? Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp và ở nhà là gì? + Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi học? - HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, chốt kiến thức: (GV chiếu bảng cấu trúc một bài học trong sách Ngữ văn 6) 2. Cấu trúc mỗi bài học trong sách: Câu trả lời của HS Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng 2.1. Mục tiêu: Củng cố thêm nội dung kiến thức của bài học 2.2. Nội dung: Từ nội dung của bài học, GV yêu cầu HS xây dựng sơ đồ tư duy với từ khóa “ Ngữ văn 6” 2.3. Cách thức tổ chức: Hoạt động của GV – HS Sản phẩm cần đạt - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm hoàn thành trong thời gian 10 phút - Các nhóm nhận nhiệm vụ , trao đổi, thảo luận hoàn thành sản phẩm trên giấy A0 - Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm - GV nhận xét, đánh giá. Sơ đồ tư duy của các nhóm 3. SAU GIỜ HỌC HD học sinh về nhà đọc lại phần mở đầu, nắm được các nội dung lớn của bài, trình bày lại các nội dung ấy bằng một biểu đồ hay sơ đồ tư duy HD đọc, soạn trước bài Truyện Ngày soạn 10/9/2021 Ngày dạy: 13+14/9/2021 BÀI 1 - 12 Tiết (từ 5 tiết đến tiết 16 ) TRUYỆN (TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Đặc điểm truyền truyền thuyết, cổ tích. - Khái niệm từ đơn và từ phức, phân loại từ ghép, từ láy. - Quy trình tạo lập bài kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học hoặc đã đọc đã nghe bằng các hình thức nói và viết. - Lồng ghép nội dung tích hợp an ninh quốc phòng, bản sắc văn hóa địa phương trong văn bản “Thánh Gióng’. 2. Về năng lực: - Nhận biết và đánh giá được một số yếu tố hình thức (nhân vật, cốt truyện, người kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của truyện truyền thuyết và cổ tích. - Nhận biết và sử dụng được từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe. - Kể lại một truyện cổ tích đã học (hoặc đã đọc , đã nghe) bằng hình thức nói và viết. - Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo. 3. Về phẩm chất: Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài. * HSKT: Ngồi theo dõi các bạn học tập II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: - SGK Ngữ văn 6, tập 1; sách bài tập; sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6; Phiếu học tập; bảng kiểm đánh giá. 2. Học sinh: - Đọc phần Kiến thức ngữ văn và hướng dẫn Chuẩn bị phần Đọc - hiểu văn bản trong sách giáo khoa; chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK. - Hoàn thành Sơ đồ tư duy, Phiếu học tập mà GV đã giao chuẩn bị trước tiết học. - Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung Viết, Nói và nghe và thực hành bài tập SGK. III. Tiến trình dạy học: PHẦN I: ĐỌC HIỂU TIẾT 5,6/ VĂN BẢN 1: THÁNH GIÓNG *Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PPDH trực quan và KT đặt câu hỏi, động não kích hoạt kiến thức trải nghiệm của HS. c. Sản phẩm: câu trả lời cá nhân d. Tổ chức thực hiện hoạt động: - HS quan sát tranh về lễ hội Gióng và đặt câu hỏi : Em biết gì về lễ hội Gióng? - HS quan sát, độc lập suy nghĩ - GV gọi 2 - 3 học sinh trình bày; HS lắng nghe - GV biểu dương và dẫn dắt vào bài *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 1. Tìm hiểu kiến thức Ngữ văn: a. Mục tiêu: Nhận biết được một số yếu tố hình thức của thể loại truyện truyền thuyết, cổ tích. b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PPDH đàm thoại, KT đặt câu hỏi để hướng dẫn HS vận dụng kĩ năng đọc thu thập và xử lý thông tin Ngữ văn về truyện truyền thuyết, cổ tích. c. Sản phẩm:câu trả lời cá nhân d. Tổ chức thực hiện hoạt động: - GV đặt câu hỏi: Qua phần thông tin Ngữ văn và việc chuẩn bị bài ở nhà, hãy trình bày những hiểu biết của em về truyện truyền thuyết và cổ tích? -HS độc lập suy nghĩ - GV1,2 HS trình bày; HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung - GV đánh giá, tổng hợp ý kiến và chốt kiến thức về đặc điểm của truyền thuyết, cổ tích theo nội dung phần thông tin Ngữ văn SGK/14 2. Tìm hiểu văn bản: THÁNH GIÓNG a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật truyện Thánh Gióng: nhân vật, sự việc, cốt truyện.... trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. Xây dựng được kĩ năng đọc truyện truyền thuyết. b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PPDH theo nhóm, DH hợp tác và KT chia nhóm, khăn trải bàn, động não, thuyết trình, đặt câu hỏi để hướng dẫnHS hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm *HĐ 1: GV kiểm tra việc HS hoàn thành phần Chuẩn bị trong vở soạn của HS (GV đã giao từ tiết học trước) - GV đặt câu hỏi: Khi đọc hiểu văn bản truyện truyền thuyết cần chú ý những gì? Em đã tập đọc hiểu theo hướng dẫn như thế nào? - HS độc lập báo cáo theo nội dung đã chuẩn bị ở nhà, HS khác lắng nghe, đối chiếu với phần chuẩn bị của mình để nhận xét, bổ sung - GV dựa trên phần HS trình bày để nhận xét, khuyến khích, tổng hợp ý kiến *HĐ 2 : GV khai thác cách đọc từ HS ->hướng dẫn cách đọc: rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những chi tiết kì lạ. Chú ý lời nói của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Thánh Gióng. - GV tổ chức đọc nối tiếp 4 HS = 4 đoạn - HS đọc theo hướng dẫn - GV cùng HS nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cách đọc của HS; giải thích 1 số từ khó bằng hình ảnh (núi Trâu, núi Sóc, Tre Đằng Ngà) * HĐ 3: GV h/d tìm hiểu chung VB:yêu cầu HS đối chiếu với phần Thông tin Ngữ văn đã tìm hiểu để xác định thể loại, nhân vật chính, bố cục của truyện - HS độc lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi - GV gọi 1HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chốt kiến thức, đặc biệt lưu ý cách cách xác định bố cục của thể loại truyện dân gian 1. Đọc và tìm hiểu chung: - Thể loại: Truyền thuyết - Nhân vật chính: Thánh Gióng - Bố cục: 3 phần + Giới thiệu truyện: từ đầu nằm đấy + Diễn biến truyện: tiếp bay về trời + Kết thúc truyện: còn lại Đọc và tìm hiểu chi tiết: *Bước 1: Hướng dẫn HS xác định các sự việc và tóm tắt truyện - HS quan sát trên bảng phụ các sự việc chính trong truyện và lên thực hiện yêu cầu sau: Hãy sắp xếp thứ tự các chi tiết dưới đây theo đúng trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng? - HS căn cứ vào việc soạn câu 1 SGK -> độc lập suy nghĩ (2 phút) - GV gọi HS bất kì lên đảo lại thứ tự đúng trên bảng phụ, HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung - GV chốt nhanh đáp án đúng và hướng dẫn HS dựa vào các sự việc để tóm tắt truyện * Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản các câu hỏi sau Câu 1: Hoàn thành bảng sau bằng cách liệt kê những chi tiết kì ảo bộc lộ rõ nét phẩm chất của nhân vật Gióng, đồng thời chỉ rõ tác dụng của các chi tiết đó trong thể hiện ý nghĩa truyện. Các chi tiết kì ảo Phẩm chất nhân vật Gióng Ý nghĩa truyện Câu 2: Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Hãy cho biết: Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào? Câu 3: Đọc truyện, em thấy hành động nào của Thánh Gióng là đẹp nhất? Qua câu chuyện về Thánh Gióng, nhân dân ta muốn gửi gắm những suy nghĩ và ước mơ gì? * HĐ 1: GV chia nhóm cặp thảo luận thống nhất câu hỏi 1 - HS dựa vào bài soạn cá nhân (câu 2,4/SGK) thực hiện phiếu trong 3 phút -> thảo luận, thống nhất (2 phút) ->hoàn thiện câu hỏi 1. - GV chiếu phiếu học tập của 1 nhóm bất kì -> tổ chức trình bày những nội dung đã thảo luận; HS khác quan sát, đối chiếu với phiếu HT của nhóm mình để nhận xét, bổ sung. - GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức -> bình về hình ảnh phẩm chất của người anh hùng Thánh Gióng, về ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong truyện. a. Các chi tiết kì ảo: Các chi tiết kì ảo Phẩm chất nhân vật Gióng Ý nghĩa truyện - Khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi cứu nước, chú bé bỗng bật lên tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc. - Có tinh thần yêu nước sâu sắc, có trách nhiệm khi tổ quốc lâm nguy - Ca ngợi tình yêu nước tiềm tàng, mạnh mẽ của người Việt. - Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ - Có sức mạnh đặc biệt phi thường - Sự đoàn kết trong chiến đấu đã hoá thành sức mạnh phi thường của dân tộc trước kẻ thù. - Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc - Có ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng đến cùng - Ca ngợi ý chí, sự linh hoạt trong đánh giặc của nhân dân ta (khi cần thiết thì cỏ cây cũng là vũ khí giết quân thù) - Khi dẹp xong giặc, chàng Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời. - Vô tư, trong sáng, không màng địa vị, công danh. - Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi. * HĐ 2: GV tổ chức thảo luận nhóm 4 để HS trả lời câu hỏi 2,3 - HS chia nhóm và thực hiện yêu cầu -> ghi lại câu trả lời ra phiếu HT - GV gọi đại diện 1 nhóm HS trình bày miệng, các nhóm khác lắng nghe - GV cùng HS khác nhận xét, tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức ->liên hệ truyền thống yêu nước cảu nhân dân ta. * HĐ 3: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân khái quát nội dung và nghệ thuật của truyện - HS suy nghĩ thực hiện yêu cầu vào vở nháp trong 3 phút. - GV gọi đại diện 2 HS trình bày miệng, các HS khác lắng nghe - GV cùng HS khác nhận xét, tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức -> bình về vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng và sức sống lâu bền của câu chuyện truyền thuyết Thánh Gióng. *HĐ 4: GV tổ chức thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn để HS xây dựng kĩ năng đọc truyện truyền thuyết. - HS chia nhóm 4 HS thực hiện yêu cầu: mỗi HS để bày tỏ ý kiến cá nhân vào các góc->thống nhất và tổng hợp những ý kiến chung vào ô giữa. - GV gọi đại diện 1 nhóm HS trình bày sản phẩm; nhóm khác quan sát. - GV cùng HS khác nhận xét, tổng hợp ý kiến, khắc sâu kĩ năng đọc truyện truyền thuyết b. Các chi tiết liên quan đến sự thật lịch sử:(tích hợp nội dung quốc phòng, an ninh) - Cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc. - Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép. - Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc c. Thái độ của nhân dân ta: - Ca ngợi, trân trọng Thánh Gióng với hình ảnh cao đẹp, lí tưởng của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân ta. - Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc với chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn lao, phi thường. 3. Tổng kết: a. Nội dung, ý nghĩa: .... b. Đặc sắc nghệ thuật:.... c. Kĩ năng đọc văn bản truyện truyền thuyết : .... *Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố khắc sâu một số chi tiết ý nghĩa trong truyện, kết nối với sự trải nghiệm thông tincủa HS b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PPDH đàm thoại, PP nêu và giải quyết vấn đề và KT động não để HS trả lời các câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau vào vở: 1. Đọc kĩ đoạn văn thứ ba trong văn bản( từ " Càng lạ hơn nữa" đến "cứu nước") và nêu cảm nhận của em về chi tiết: Bà con, làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. 2. Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là “Hội khỏe Phù Đổng”?(câu 6/Sgk) - HS độc lập suy nghĩ làm bài - GV gọi 1 số HS trình bày câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe - GV cùng HS nhận xét, kết luận: 1. Chi tiết " bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé" cũng là một chi tiết có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Lúc này đây Gióng không chỉ là con của bố mẹ cậu nữa mà Gióng trở thành là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Gióng lớn lên nhờ tình yêu thương, giúp đỡ của mọi người. Tình yêu thương ấy chính là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. 2. Thánh Gióng là hình ảnh của thiếu nhi Việt Nam. Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới. - Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng nên rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao. - Mục đích của hội thi là rèn luyện thể lực, sức khoẻ để học tập, lao động, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. *Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Biết tìm tòi mở rộng liên hệ lễ hội văn hóa tại địa phương(Tích hợp bản sắc văn hóa địa phương) b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề, KT động não để HS, thực hiện viết đoạn, tìm tòi, mở rộng vấn đề. c. Sản phẩm: Đoạn văn ngắn (5-7 câu); Các thông tin về lễ hội Gióng, lễ hội địa phương. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:Hãy kể tên những lễ hội văn hóa ở địa phương em?Tìm hiểu và ghi chép lại các thông tin về một trong số những lễ hội đó? - HS tìm hiểu trong các tài liệu, trên các nguồn internet và ghi chép lại thông tin đã tìm hiểu. - GV Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày những thông tin đã tìm hiểu được (có thể sử dụng hình ảnh, video...) -GV khen ngợi, biểu dương ý thức, kĩ năng tìm kiếm thông tin của HS và giáo dục ý thức thái độ trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương. Ngày giảng: 14+17/9/2021 TIẾT 7,8/ VĂN BẢN 2: THẠCH SANH * Hoạt đông 1: Khởi động a.Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền, tạo tâm thế để HS tiếp cận hình ảnh Thạch Sanh. b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tia chớp để HS trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về kiểu nhân vật dũng sĩ d. Tổ chức thực hiện hoạt động: - GV yêu cầu HS: Kể tên một số truyện dân gian mà em đã được đọc/nghe, ở đó có những nhân vậtcó tài năng phi thường nhưng phải trải qua nhiều thử thách, cuối cùng được hưởng hạnh phúc, giàu sang - HS độc lập suy nghĩ - GV gọi HS trả lời (Em bé thông minh, Sọ Dừa, Chàng dũng sĩ trong truyện cổ Grim...) - GV khen ngợi và dẫn vào bài học *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm của nhân vật chính trong truyện cổ tích; nhận biết cốt truyện; phân tích ý nghĩa của các yếu tố hoang đường và ước mơ của nhân dân trong câu chuyện; xây dựng kĩ năng đọc hiểu truyện cổ tích. b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PPDH theo nhóm, DH hợp tác và KT chia nhóm, bể cá, động não, thuyết trình, đặt câu hỏi để hướng dẫnHS hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, bài thuyết trình đã hoàn thiện của các nhóm d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm *HĐ 1: GV yêu cầu HS trình bày những nội dung đã học và đã tìm hiểu trong phần Chuẩn bị: 1. Những đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích? 2. Những lưu ý khi đọc truyện cổ tích? - HS: dựa vào kiến thức Ngữ văn đã học từ tiết trước và phầnChuẩn bị trong vở soạn của HS (GV đã giao từ tiết học trước) suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS độc lập trình bày cá nhân (trình bày miệng hoặc thuyết trình theo sơ đồ tư duy), HS khác lắng nghe, đối chiếu với phần chuẩn bị của mình để nhận xét, bổ sung - GV dựa trên phần HS trình bày để nhận xét, khuyến khích, chốt ra các vấn đề cơ bản *HĐ 2: GV khai thác cách đọc từ HS -> hướng dẫn cách đọc:rõ ràng, mạch lạc, nhấn giọng ở những chi tiết kì lạ. Phân biệt giọng kể, lời đối thoại giữa các nhân vật trong truyện. - GV tổ chức đọc - HS đọc theo hướng dẫn - GV cùng HS nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cách đọc của HS; giải thích 1 số từ khó bằng hình ảnh (đại bàng, lũng) * HĐ 3: GV h/d tìm hiểu chung VB - GVyêu cầu HS đối chiếu với phần Thông tin Ngữ văn đã tìm hiểu để xác định thể loại, kiểu nhân vật chính, bố cục của truyện. - HS độc lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi - GV gọi 1HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chốt kiến thức, đặc biệt lưu ý cách cách xác định bố cục của thể loại truyện dân gian 1. Đọc và tìm hiểu chung: - Thể loại: Cổ tích - Nhân vật chính: Thạch Sanh - Bố cục: 3 phần +Giới thiệu truyện: từ đầu cậu con trai +Diễn biến truyện: tiếp về nước +Kết thúc truyện: còn lại 2. Đọc và tìm hiểu chi tiết: *Bước 1: Hướng dẫn xác định sự việc chính và tóm tắt truyện - GV chiếu 8 hình ảnh tương ứng với 8 sự việc chính trong truyện, yêu cầu HS nhìn hình ảnh nêu rõ sự việc, sau đó sắp xếp theo trình tự và dùng lời văn tóm tắt ngắn gọn câu truyện. - HS căn cứ vào việc soạn câu 2 SGK -> suy nghĩ 2 phút để sắp xếp sự việc - GV gọi HS trả lời, HS khác quan sát, nhận xét - GV chốt nhanh đáp án đúng và hướng dẫn HS dựa vào các sự việc để tóm tắt truyện. * Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản *HĐ 1: GV chia nhóm cặp thảo luận thống nhất câu hỏi 1,3/SGK-Tr23 - HS dựa vào bài soạn trao đổi, thống nội dung câu hỏi theo hướng dẫn của GV (3 phút) + nhận xét, dự đoán về tích cách, phẩm chất nhân vật Thạch Sanh + tìm chi tiết truyện để chứng minh những nhân xét của mình. - GV gọi 1 nhóm HSbất kì trình bày miệng (hoặc chiếu phần ghi chép) những nội dung đã thảo luận; HS khác đối chiếu với kết quả của nhóm mình để nhận xét, bổ sung. - GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức -> bình về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Thạch Sanh * HĐ 2: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 bằng kĩ thuật bể cá để thực hiện yêu cầu: Liệt kê và nêu ý nghĩa, tác dụng của một số chi tiết hoang đường tiêu biểu trong truyện. - HS hình thành nhóm và thảo luận theo hướng dẫn (5p) - GV mời đại diện bất kì của vòng trung tâm lên trình bày-> các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện vấn đề. - GV mời đại diện nhóm vòng ngoài nhận xét về nội dung thảo luận, về hoạt động nhóm đã quan sát được -> tổng hợp ý kiến, chuẩn kiến thức -> bình về vẻ đẹp của những chi tiết hoang đường trong truyện cổ tích. a. Nhân vật Thạch Sanh: -Thật thà, chất phác: luôn tin tưởng Lý Thông - Dũng cảm và tài năng: diệt chằn tinh, diệt đại bàng.. có nhiều phép lạ - Thông minh, khéo léo: dùng tiếng đàn để tự giải oan cho mình - Nhân ái và yêu hòa bình: tha tội chết cho mẹ con Lý thông, tha tội và thết đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu -> Là kiểu nhân vật dũng sĩ có những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. b. Các chi tiết hoang đường, kì ảo: - Chi tiết tiếng đàn: + Có sức mạnh kỳ lạ: giải oan cho Thạch Sanh; khiến cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. + Đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược. + Cho thấy Thạch Sanh là người có vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết, hiền lành, lương thiện. - Niêu cơm thần kì: + Có sức mạnh phi thường: cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục + Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân. + Niêu cơm ấm no, hạnh phúc gửi gắm ước mơ ngàn đời của nhân dân ta. =>Những chi tiết hoang đường, kì ảo có giá trị vô cùng quan trọng, giàu ý nghĩa, tăng vẻ đẹp thần kì, tô đậm hình tượng nhân vật và làm nổi sự kiện khiến câu chuyện hấp dẫn, ấn tượng hơn. * HĐ 3: GV tổ chức thảo luận nhóm 4 để HS trả lời câu hỏi 5 trong SGK - HS chia nhóm và thực hiện yêu cầu - GV gọi đại diện 1 nhóm HS trình bày miệng, các nhóm khác lắng nghe - GV cùng HS khác nhận xét, tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức -> nhấn mạnh về đặc điểm cơ bản trong những câu chuyện cổ tích VN. * HĐ 4: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân khái quát nội dung và nghệ thuật của truyện. - HS suy nghĩ thực hiện yêu cầu vào vở nháp trong 3 phút. - GV gọi đại diện 2 HS trình bày miệng, các HS khác lắng nghe - GV cùng HS khác nhận xét, tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức -> bình về vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng và sức sống lâu bền của câu chuyện truyền thuyết Thánh Gióng. *HĐ5: GV tổ chức thảo luận nhóm bằng kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy + phòng tranh để HS xây dựng kĩ năng đọc truyện cổ tích. - HS chia nhóm 4 HS thực hiện yêu cầu: mỗi HS trình bày ý kiến về các kĩ năng đọc truyện cổ tích->nhóm trưởng tổng hợp, cùng nhóm thiết kế sơ đồ tư duy. - GV yêu cầu các nhóm HS trưng bày sản phẩm tại khu vực nhóm mình; tổ chức cho các nhóm đi quan sát theo vòng tròn. - GV cùng HS khác nhận xét, tổng hợp ý kiến, khắc sâu kĩ năng đọc truyện cổ tích c. Ước mơ của nhân dân ta: Truyện kết thúc có hậu, viên mãn, thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác, ác giả ác báo. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: Trí tưởng tượng phong phú, cốt truyện được sắp xếp với các tình tiết hợp lý, các yếu tố hoang đường, kì ảo giàu ý nghĩa. b. Nội dung: Truyện kể về kiểu nhân vật dũng sĩ, có công diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. c. Cách đọc truyện cổ tích: - Xác định sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Chỉ ra được nhân vật nổi bật nhất, đi sâu tìm hiểu nhân vật được khắc họa từ những phương diện nào, số phận của nhân vật. - Hiểu được thái độ và ước mơ của tác giả dân gian qua câu chuyện - Tìm và nêu được ý nghĩa tác dụng của các yếu tố hoang đường kì ảo . *Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố khắc sâu kiến thức về đặc điểm của truyện cổ tích, phân biệt với truyện truyền thuyết. Tái hiện lại một số chiến công của Thạch Sanh để khắc sâu vẻ đẹp của nhân vật; b. Nội dung: GV sử dụng PPDH theo nhóm nhóm và kỹ thuật tổ chức trò chơi, đặt câu hỏi, nêu vấn đề để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và đóng vai nhân vật trong truyện. c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phần diễn hoạt cảnh của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS thực hiện 2 nhiệm vụ *BT 1. Phân biệt điểm khác nhau giữa truyện cổ tích và truyền thuyết *BT 2. Đóng vai các nhân vật để tái hiện lại chiến công của Thạch Sanh (giết chằn tinh, bắn đại bàng bị thương, đuổi giặc bằng tiếng đàn) - HS thực hiện nhiệm vụ *BT1. Hoạt động cá nhân làm bài tập vào vở trong 3 phút. *BT2.Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chọn một lá thăm trong đó có ghi lại một trong những chiến công của Thạch Sanh; Sau đó, phân công nhiệm vụ và tập diễn ra trong khoảng 10 phút. - HS báo cáo sản phẩm *BT 1: 2 HS trình bày miệng, HS khác lắng nghe, đối chiếu với bài làm của mình. *BT 2: Các nhóm lần lượt lên diễn lại nội dung hoạt cảnh (có thể sử dụng âm nhạc, đạo cụ ) - GV tổ chức nhận xét, đánh giá: *BT 1: cùng HS khác nhận xét, bổ sung và tổng hợp ý kiến -> chốt, nhấn mạnh điểm khác biệt giữa truyền thuyết và cổ tích. *BT 2: GV tổ chức cho HS đánh giá phần hoạt cảnh của các nhóm theo bảng tiêu chí cụ thể. *Hoạt động 4: Vận dụng (Giao việc về nhà) a. Mục tiêu: Kết nối với kĩ năng viết đoạn văn cho HS b. Nội dung: GV sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đềhướng dẫn HS viết đoạn. c. Sản phẩm: Đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật cổ tích d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ sau:Viết đoạn văn (5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà - GV kiểm tra nhiệm vụ việc hoàn thành nhiệm của học sinh bằng cách chiếu đoạn văn của 1 số HSvà tổ chức nhận xét, đánh giá theo tiêu chí cụ thể về hình thức, nội dung, chính tả, diễn đạt Ngày giảng: 20/9/2021 Tiết 9: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiệ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2021_2022.doc