Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2018-2019 - Phan Thị Mỹ Duyên

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2018-2019 - Phan Thị Mỹ Duyên

1. Mục tiêu: Giúp HS

1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1:

- HS biết:

+ Nắm được khái niệm phó từ.

+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ ( khả năng kết hợp của phó từ và chức vụ nghữ pháp của phó từ). Các loại phó từ.

* Hoạt động 2:

- HS biết: Xc định phĩ từ.

- HS hiểu: Ý nghĩa của phĩ từ.

1.2. Kĩ năng:

- Thực hiện được: Nhận biết phó từ trong văn bản.

 Phân biệt các loại phó từ.

- Thực hiện thnh thạo: Sử dụng phó từ để đặt câu.

1.3. Thái độ:

- Thĩi quen: Giáo dục HS ý thức sử dụng phó từ đúng khi nói và viết.

- Tính cch: Tính cẩn thận khi dng phĩ từ.

2. Nội dung bi học:

- Đặc điểm của phó từ.

- Các loại phó từ.

3. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi ví dụ.

- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 172 trang Hà Thu 30/05/2022 1730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2018-2019 - Phan Thị Mỹ Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 20-Tiết: 73,74	
Ngày dạy: 3/01/2019
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài )
1. Mục tiêu: Giúp HS
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1: 
- HS biết:
+ Biết sơ lược về tác giả Tơ Hồi.
+ Biết tĩm tắt nội dung văn bản, chia bố cục văn bản.
*Hoạt động 2:
- HS biết: Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
- HS hiểu: 
+ Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong văn bản được viết cho thiếu nhi. 
+ Dế mèn là một hình ảnh đẹp cho tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
* Hoạt động 3: Nội dung và nghệ thuật chính của văn bản.
* Hoạt động 4: Biết cách đọc phân vai.
1.2. Kĩ năng:
- Thực hiện được: 
+ Làm quen với văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
+ Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh miêu tả khi viết văn miêu tả.
- Thực hiện thành thạo:
+ Kĩ năng phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
1.3. Thái độ:
- Thĩi quen: Tự học.
- Tính cách: Giáo dục học sinh ý thức đoàn kết sống nhân ái với mọi người.
2. Nội dung học tập:
- Nội dung, ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được xây dựng trong đoạn trích.
3. Chuẩn bị:
- GV: Tranh tác giả Tơ Hồi.
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
6A1: 	
4.2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra bài soạn của HS.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV Và HS
Nội dung
* Hoạt động1: (20 phút)
- Tác giả của đoạn trích là ai?
- Em biết gì về nhà văn Tô Hoài?
- GV giới thiệu thêm về Tô Hoài:
+ Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen (1920) quê ở làng Nghĩa Đô phủ Hoài Đức , Hà Đông nay thuộc Cầu Giấy Hà Nội. 
+ Oâng lấy bút danh Tô Hoài để kỉ niệm và ghi nhớ quê hương: Dòng sông Tô Lịch ở Hoài Đức.
+ Sự nghiệp văn chương: Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi: “ Dế Mèn phiêu lưu kí”, “ Võ sĩ Bọ Ngựa”, Viết về đề tài miền núi và Hà Nội: “ Vợ chồng A Phủ, Miền Tây, Người ven thành, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, .
+ Oâng là nhà văn Việt Nam có số lương tác phẩm nhiều nhất: hơn 150 cuốn.
- Nêu xuất xứ của đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên.”
- Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí – Tác phẩm xuất bản đầu tiên năm 1941.
- GV: chốt ý.
- GV: Hướng dẫn HS đọc : Đọc với giọng phù hợp với tính cách nhân vật.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS tóm tắt truyện.
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Bằng lời của nhân vật nào?
- Ngôi thứ nhất, bằng lời của nhân vật Dế Mèn.
- Yêu cầu HS đọc và giải thích nghĩa của các từ khó.
* Hoạt động 2 : (40 phút)
- Văn bản có thể chia làm mấy đoạn, nội dung của từng đoạn?
- Hai đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ thiên hạ rồi”. => hình dáng và tính cách của Dế Mèn.
+ Đoạn 2: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
- Dế Mèn có hình dáng bên ngoài như thế nào?
- Qua hình dáng ta thấy đây là một chú dế như thế nào?
- Tìm những chi tiết diễn tả hành động của Dế Mèn?
- Đi đứng oai vệ, làm điệu nhảy chân, ra dáng con nhà võ.
- Nhận xét về cách miêu tả hình dáng, hành động của Dế Mèn?
- Tả hình dáng gắn liền với hành động làm rõ nét hành động của Dế Mèn.
- Qua cách miêu tả ấy em thấy Dế Mèn là chàng dế như thế nào?
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? ( động từ: đạp, vũ , nhai. Tính từ: mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mở, đen nhánh).
- Dùng từ như vậy là chính xác, đúng chỗ làm nỗi bật hình dáng và tính cách của Dế Mèn.
- Qua hành động của Dế Mèn em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn? 
- Qua đoạn trích em thấy Dế Mèn có những nét nào đẹp, những nét nào chưa đẹp?
- Nét đẹp: thân hình cường tráng, chăm chỉ lao động, thích sống tự lập,..
- Chưa đẹp: Kiêu căn tự phụ, hung hăn ,xốc nỗi.
- Qua nhân vật Dế Mèn em học hỏi được điều gì? Nếu là Dế Mèn em có hành động như thế không? Vì sao? (Liên hệ giáo dục).
- Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng của Dế Choắt?
- Như gã nghiện thuốc phiện, có lớn chẳng có khôn, 
- Lời xưng hô của Dế Mèn với Dế Choắt có gì đặc biệt?
- Gọi Dế Choắt là chú mầy mặc dù bằng tuổi nhau.
- Dế Choắt hiện ra như thế nào dưới con mắt của Dế Mèn?
- Yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh.
- Em có nhận xét gì về Thái độ của dế Mèn đối với Dế Choắt?
- Qua thái độ đó tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn?
- Kiêu căng.
- Ngoài việc coi thường Dế Choắt Dế Mèn còn gây sự với ai?
- Chị Cốc.
- Tại sao Dế Mền lại gây sự với chị Cốc một người to lớn hơn mình?
- Muốn chứng tỏ mình đứng đầu thiên hạ.
- Em có nhận xét như thế nào về cách gây sự của Dế Mèn đối với chị Cốc?
- Xốc xược, ác ý, chỉ muống nói cho sướng miệng mà không nghĩ đến hậu quả.
- Em có nhận xét gì về hành động này của Dế Mèn?
- Ngông cuồng, thiếu suy nghĩ, gây hậu quả nghiêm trọng.
- Hành động của Dế Mèn đã dẫn đến hậu quả gì?
- Gây ra cái chết của Dế choắt.
- Dế Mèn có thái độ như thế nào trước cái chết của Dế Choắt?
- Aân Hận xót thương.
- Thái độ đó cho thấy điều gì ở Dế Mèn?
- Còn có tính cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi.
- Dế Mèn đã rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Ở đới có thói hung hăng, ngạo mạng , có đầu ốc không biết suy nghĩ sẽ dẫn đến mang vạ vào thân.
- GV: Cay đắng trước lỗi lầm của mình, xót thương , ân hận trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn quyết định thay đổi cách sống.
- Các nhân vật trong trong tác phẩm mang tính cách của con người đó là những nét tính cách nào? Em biết tác phẩm nào có cách viết tương tự như vậy? ( Nâng cao)
- Dế Mèn: kiêu căng nhưng biết hối lỗi.
-Dế Choắt: yếu ớt nhưng biết tha thứ.
- Cốc tự ái, nóng nảy.
+ Tác phẩm có cách viết tương tự như vậy: Đeo nhạc cho mèo, Hưu và rùa .
- Sau tất cả những gì đã làm Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho bàn thân?
- Bài học về thói kiêu căng, bài học về lòng nhân ái.
- Thói kiêu căn làm hại người khác phải ân hận suốt đời.
Đoàn kết sống chang hòa với mọi người đó là bái học về lòng nhân ái. Đây là bài học để sống ởời và trở thánh người tốt.
- Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? ( liên hệ giáo dục kĩ năng sống).
- Không hung hăng, xem thường người khác, sống đoàn kết thân ái với mọi người.
* Hoạt động 3 : (5 phút)
- Em có nhân xét gì về nghệ thuật miêu tả của Tô Hoài? Em học hỏi được gì qua cách miêu tả đó?
- Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động. Trí tưởng tượng độc đáo. Dùng ngôi kể thứ nhất.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK / 11.
* Hoạt động 4: (15 phút)
Hướng dẫn HS luyện tập:
- Chia nhóm, cho HS đọc phân vai đoạn Dế Mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích.
 1. Tác giả, tác phẩm.
- Tô Hoài (1920 – 6/7/2014) . Oâng có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
- Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
 2. Đọc tóm tắt văn bản:
 3. Giải nghĩa từ khó:
 4. Bố cục:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình dáng, hành động và tính cách của Dế Mèn:
* Hình dáng:
- Đôi cáng mẫm bóng, vuốt chân nhọn, đôi cánh dài, cả người là một bộ màu nâu bóng mỡ, đầu to nỗi từng tảng, hai răng đen nhánh, râu dài.
-> Vẻ đẹp cường tráng.
* Hành đông:
- Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trong vuốt râu.
- Cà khịa với tất cả mọi người.
* Tính cách:
 Kiêu căng , tự phụ, hung hăng, xốc nỗi.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
- Dế Mèn khinh khi Dế Choắt, trịch thượng, khinh thường, ích kỉ. 
- Trêu chọc chị cốc.
-> Hậu quả :Dế Choắt chết, Dế Mèn ôn hận rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
* Bài học: Tác hại của tính nghịch ranh, Mèn đã gây ra cái chết đáng thương của Choắt:Hối hận thì đã quá muộn.
- Bài học của sự ngu suẩn, của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
- Tội lỗi của Mèn rất đáng phê phán, nhưng dù sao Mèn cũng nhận ra và hối hận chân thành.
III. Tổng kết:
 *Ghi nhớ SGK/ 11
IV. Luyện tập:
4.4. Tổng kết :
 1. Tóm tắt văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”.
 2. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện?
 * Trả lời:
 1. Tóm tắt:
- Là một chàng Dế thanh niên cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình.
Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm.
Dé Mèn rất khinh miệt người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế choắt bởi anh ta ốm yếu. Dế Mèn trêu chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Dế Choắt trêu mình nên mổ anh ta trong thương. Trước lúc chết Dế Choắt khuyên Mèn chừa thói hung hăng và làm gì củng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú.
 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật:
 Ghi nhớ SGK/ 11
4.5. Hướng dẫn học tập:
a. Đối với bài học ở tiết này:
- Tóm tắt văn bản.
- Hocï thuôc bài ghi.
- Học ghi nhớ SGK/ 11
- Làm BT 1 phần luyện tập.
b. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
* Chuẩn bị bài: Sông nước Cà Mau.
- Đọc trước nội dung bài.
- Trả lời các câu hỏi SGK.
- Làm BT phần luyện tập.	
5. Phụ lục: Chân dung Tơ Hồi
************************************************************************************
Tuần dạy: 21- Tiết: 75
Ngày dạy: 7/01/2019
PHÓ TỪ
1. Mục tiêu: Giúp HS
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1: 
- HS biết: 
+ Nắm được khái niệm phó từ.
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ ( khả năng kết hợp của phó từ và chức vụ nghữ pháp của phó từ). Các loại phó từ.
* Hoạt động 2: 
- HS biết: Xác định phĩ từ.
- HS hiểu: Ý nghĩa của phĩ từ.
1.2. Kĩ năng:
- Thực hiện được: Nhận biết phó từ trong văn bản.
 Phân biệt các loại phó từ.
- Thực hiện thành thạo: Sử dụng phó từ để đặt câu.
1.3. Thái độ:
- Thĩi quen: Giáo dục HS ý thức sử dụng phó từ đúng khi nói và viết.
- Tính cách: Tính cẩn thận khi dùng phĩ từ.
2. Nội dung bài học:
- Đặc điểm của phó từ.
- Các loại phó từ.
3. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ.
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
6A1: 	
4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra vở bài soạn của HS.
4.3. Tiến trình bài học: 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: ( 8 phút) Phó từ là gì?	
- GV treo bảng phụ, ghi VD SGK
* Các từ in đậm trong VD bổ sung ý nghĩa cho 
những từ nào?
- a. đãàđi, cũngàra, vẩn, chưầthấy, thậtàlỗi lạc 
- b. đượcàsoi(gương), rấtàưa nhìn, rầto,rấtàbướng
* Những từ được bổ sug ý nghĩa thuộc loại từ nào?
- Động từ: đi,ra(câu đố), thấy, soi(gương)
- Tính từ: lỗi lạc, ưu nhìn, to, bướng
* Các từ in đậm đứng ở những vị trí nào trong cụm từ?
- Đứng trước, đứng sau động từ, tính từ.
- GV treo bảng phụ.
* Tìm phó từ trong câu ca dao sau:
“ Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau.”
* Thế nào là phó từ? cho VD
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
* Đặt câu với các phó từ vừa tìm được. ( Nâng cao)
- HS: Cho VD 
- GV: Nhận xét, sủa sai.	 
 Hoạt động 2: ( 7 phút) Các loại phó từ.	 
- GV treo bảng phụ, ghi VD SGK
* Tìm các phó từ bổ sung ý nghiã cho những động từ,tính từ in đậm?	
- GV sử dụng bảng phụ, ghi bảng SGK/13
- HS lên bảng điền các phó từ đã tìm được ở phần I và phần II vào bảng phân loại.
- GV nhận xét sửa sai.	
I. Phó từ là gì?
a. đã, cũng, vẫn, chưa, thật.
b. được, rất, ra, rấtàphó từ.
* Ghi nhớ SGK/12
II. Các loại phó từ:
a. lắm.
b. đừng, vào.
c. không, đã, đang.
 => Phó từ:
Ý nghĩa.
Đứng trước.
Đứng sau.
Chỉ quan hệ thời gian.
Đã, đang.
Chỉ mức độ.
Thật, rất.
Lắm.
Chỉ sự tiếp diễn tương tự.
Củng, vẫn.
Chỉ sự phủ định.
Không, chưa.
Chỉ sự cầu khiến.
Đừng.
Chỉ kết quả và hướng.
Vào, ra.
Chỉ khả năng.
Được.
* Kể thêm phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên?
- Thời gian: đã, sắp, đang, sẽ.
- Mức độ: rất, quá. lắm, cực kì, vô cùng, hơi, khá
- Tiếp diễn: củng, vẫn, cứ, đều, cùng
- Phủ định: không, chưa, chẳng
- Cầu khiến: hãy, đừng, chớ
- Kết quả và hướng: được, rồi, xong, ra, vào, lên, xuống
- Khả năng: vẫn, chưa, có lẽ, có thể, chăng, phải chăng, nên chăng
* Phó từ có mấy loại lớn? Nêu cụ thể từng loại
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	 
* Hoạt động 3: ( 16 phút) Luyện tập.	 
- Gọi HS đọc BT1,2	
- HS thảo luận nhóm 5’, trình bày.
- GV nhận xét, sửa sai
* Viết đoạn văn thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc gây ra cái chết cho Dế Choắt.Xác định phó từ trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó.( Nâng cao)
- HS lên bảng.
- GV nhận xét, sửa sai.
 Ghi nhớ SGK/14
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
a . Đoạn văn:
- “ Thế đã đến”
+ đã: qh thời gian
- “ Trong không không còn lạnh lẻo”.
+ không: phủ định
+ còn: chỉ sự tiếp diễn 
- “ Cây đen thủi”.
+ đã: qh thời gian
+ đều: chỉ sự tiếp diễn
+ đương, sắp: qh thời gian
+ ra: chỉ hướng.
b. đã: thời gian. Được: kết quả.
Bài tập 2:
4.4.Tổng kết :
* Câu hỏi:
1. Phó từ là gì ?
- Phó từ là những từ đi kèm đông từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.
2. Phó từ có mấy loại ? Bổ sung các ý nghĩa gì cho đông từ và tính từ ?
* Phó từ có 2 loại, bổ sung các ý nghĩa :
- Quan hệ thời gian
- Mức độ
- Sự tiếp diễn tương tự
- Sự phủ định
- Sự cầu khiến
- Kết quả và hướng
- Khả năng
4.5. Hướng dẫn học tập:
a. Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc bài ghi, ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập : 3 SGK / 15
b. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
* Chuẩn bị bài: So sánh.
- Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
- Nắm được thế nào là so sánh? Cấu tạo của phép so sánh?
5. Phụ lục: Khơng
************************************************************************************
Tuần dạy: 21 - Ttiết: 76
Ngày dạy: 7/01/2019
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
1. Mục tiêu: Giúp HS
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1 :
 - HS biết : Mục đích của miêu tả.
- HS hiểu : Cách miêu tả.
* Hoạt động 2 : 
- HS hiểu : Cách lựa chon đặc điểm nổi bật khi miêu tả.
1.2. Kĩ năng:
- Thực hiện được: Bước đầu xác định được nội dung của một bài văn hay đoạn văn miêu tả, xác định được đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả.
- Thực hiện thành thạo: Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
1.3. Thái độ:
- Thĩi quen : Lựa chọn đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả.
- Tính cách : GD HS lòng yêu thích văn miêu tả.
2. Nội dung bài học:
- Thế nào là miêu tả.
- Cách miêu tả.
- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
3. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
6A1: .
4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra vở bài soạn của HS.
4.3. Tiến trình bài học: 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
* Hoạt động 1: ( 18 phút) Thế nào là văn miêu tả?
- GV treo bảng phụ, ghi các tình huống SGK
- GV: Tình huống 1: Nhà cách đây bao xa? Xung quanh nhà trồng gì? Cánh cổng như thế nào? Nhà quét vôi màu gì?
 Tình huống 2: cần miêu tả đặc điểm cái áo: màu gì? Tay áo như thế nào? cổ áo ra sao?	 Tình huống 3: Người lực sĩ có thân hình như thế nào? Các bắp thịt ở ngực, bụng, tay, chân ra sao? Sức mạnh như thế nào?	
- HS thảo luận nhóm 5’, trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý.
* Nhà là môi trường sống, sinh hoạt của gia đình. Em làm gì để bảo vệ môi trường trong lành cho ngôi nhà của mình? ( GDBVMT)
- Tạo không khí sinh hoạt vui vẻ cho các thành viên trong gia đình.Thường xuyên quét dọn nhà cửa, trồng nhiều cây xanh, ..
* Chỉ ra trong hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên?	
* Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế?	
* Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?
- Càng, khoeo, chân, vuốt, đầu, cánh, răng, râu 
những động tác ra oai, khoe sức khẻo (Dế Mèn)
+ Dế Choắt: Dáng gầy gò, dài lêu nghêu, những so sánh: gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo gilê những động từ, tính từ chỉ sự yếu đuối 
* Thế nào là văn miêu tả?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	 
* Hoạt động 2: ( 18 phút) Luyện tập.	
- Gọi HS đọc BT1,2.	
- GV hướng dẫn HS làm.
- HS thảo luận nhóm 5’, trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS hoàn thành VBT.
I. Thế nào là văn miêu tả?
-Tình huống 1: Tả con đường và ngôi nhà để người khách nhận ra, không bị lạc.
-Tình huống 2: tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lấy lẩn mất thời giờ.
-Tình huống 3: tả chân dung người lực sĩ.
àVăn miêu tả
- Đoạn tả Dế Mèn: Bởi tôi vuốt râu.
-Đoạn tả Dế Choắt: Cái anh chàng Dế Choắt hang tôi.
àGiúp người đọc hình dung được đặc điểm nổi bật của 2 chú dế rất dễ dàng.
* Ghi nhớ SGK/16
II. Luyện tập:
 Bài tập 1:
a. Tả Dế Mèn: Thanh niên, cường tráng.
b. Chú bé liên lạc: nhanh nhẹn, hồn nhiên.
c. Vùng bãi ven ao ngập nước: Sinh động, ồn ào.
4.4. Tổng kết :
 * Câu hỏi:
 1. Thế nào là văn miêu tả?
- Là loại văn nằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đĩ như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
 2. Khi cần hình dung khuôn mặt mẹ em chú ý đến những đặc điểm nào? 
* Gợi ý: đôi mắt, nếp nhăn, vầng trán, nếp nhăn .
 4.5. Hướng dẫn học tập:
a. Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc bài ghi, ghi nhớ SGK.
b. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài :Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Đọc và trả lời các câu hỏi SGK 
- Làm bài tập phần luyện tập.
5. Phụ lục: Khơng
 ************************************************************************************
Tuần dạy: 21- Ttiết: 77
Ngày dạy: 8/01/2019
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
ĐOÀN GIỎI
1. Mục: tiêu: Giúp HS
1.1. Kiến thức
+ Hoạt động 1: 
- HS biết : Nắm một vài nét sơ lược về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam.
+ Hoạt động 2: 
- HS biết : Biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất phương Nam.
- HS hiểu :Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích.
+ Hoạt động 3 : 
- HS hiểu : Nội dung, nghệ thuật chính của văn bản.
+ Hoạt động 4 :
- HS biết : Biết viết đoạn văn biểu cảm.
1.2. Kĩ năng:
- Thực hiện được: 
+ Nắm được nội dung của văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp với thuyết minh. 
+ Nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi viết văn miêu tả thiên nhiên.
- Thực hiện thành thạo:
+ Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.
1.3. Thái độ:
- Thĩi quen : Tự học.
- Tính cách : GD HS lòng yêu đất nước, yêu thiên nhiên.
2. Nội dung bài học:
- Cảnh sông nước Cà Mau: Trù phú, hùng vĩ.
3. Chuẩn bị:
- GV: Tranh tác giả Đồn Giỏi.
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
6A1: 	
4.2. Kiểm tra miệng:
* Câu hỏi:
1. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? Từ đó, em rút ra bài học gì cho mình trong cuộc sống? (7đ)
2. Tiết học hôm nay em học bài gì? Nội dung trong tâm của bài là gì?(3đ)
* Trả lời:
1. Khinh thường Dế Choắt, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
àỞ đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
2. Sông nước Cà Mau. Cảnh sông nước Cà Mau: Trù phú, hùng vĩ.
4.3. Tiến trình bài học: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
* Hoạt động 1 (7 phút) Đọc hiểu văn bản.
- GV treo tranh tác giả giới thiệu cùng HS.
* Em biết gì về tác giả Đoàn Giỏi?	
* Nêu xuất xứ của đoạn trích?
- HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý.	
- GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.	
Hoạt động 2: (16 phút) Phân tích văn bản
* Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào?
- Miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc.
- Trình tự miêu tả là đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.
* Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài văn?
- 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu “màu xanh đơn điệu”: ấn tượng ban đầu về toàn cảnh.
+ Đoạn 2: từ khi,,, khói sáng ban mai: cảnh kênh rạch sông ngòi.
+ Đoạn 3: Còn lại: cảnh chợ Năm Căn.
* Hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì cho việc quan sát và miêu tả?
- Người miêu tả ở vị trí: trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch vùng Cà Mau đổ ra sông Năm Căn rồi dừng lại ở chợ Năm Cănàmiêu tả cảnh quan vùng rộng lớn theo một trình tự thiên nhiên hợp lí.
* Trong đoạn văn (từ đầu ”màu xanh đơn điệu”) tác giả đã tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được cảm nhận qua những giác quan nào?	 
- Tác giả đã tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác (đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận cua rừng cây, sóng, gió). Hai cơ quan có khả năng nắm bắt nhanh nhạy nhất các đặc điểm của đối tượng.
* Em hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả?	 
* Em có nhận xét gì về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau?
- Dân dã, mộc mạc theo lối dân gian: đặt tên cho các vùng đất con sông “không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên”
* Qua đoạn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau. Em có nhận xét gì về các địa danh ấy?
- Thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú.
* Những địa danh này gợi ra những đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
- Phong phú, đa dạng, hoang sơ, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống lao động của con người.
- Đọc lại đoạn “Thuyền chúng tôi bai mai”
* Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn hùng vĩ của dòng sông và rừng đước?	
- HS thảo luận 5’, trình bày.	
- GV nhận xét, chốt ý.	
* Trong câu “thuyền chúng tôi xuôi về Năm Căn” có những động từ nào chỉ cùng một hành động của con thuyền.
- Thoát qua, đổ ra, xuôi về.
* Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu thì có ảnh hưởng gì đến nội dung được diễn đạt hay không?
- Không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hành động của con thuyền trong mỗi khung cảnh.
* Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách dùng từ của tác giả ở câu này?
- Thoát qua: con thuyền vượt qua một nơi khỏi nguy hiểm. Đổ ra: con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn. Xuôi về: con huyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở dòng sông êm ả.
* Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả?
- Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba mức độ sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọà một màu xanh miêu tả các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.
* Trong đoạn văn tả sông và rừng đước Năm Căn đã tạo nên một thiên nhiên như thế nào trong tưởng tượng của em?	
* Nơi em ở có những con sông nào? Nó có đẹp và hùng vĩ giống sông Năm Căn không?Tình cảm của em về con sông đó?
( GV liên hệ, mở rộng).
* Những chi tiết hình ảnh nào về cảnh chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
- Những đống gỗ cao như núi, những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà.	 
* Lối liệt kê các chi tiết thể hiện thực có sức gợi cho người đọc hình dung như thế nào về chợ Năm Căn? 
* Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc ?
( GV gíao dục cho hs tình yêu thiên nhiên và lòng tự hào về quê hương, đất nước).
* Để thiên nhiên càng thêm đẹp, em sẽ phải làm gì?
- Trồng cây, gây rừng.
- Tuyên truyền, ngăn chặn chặt phá rừng.
( GV kết hợp giáo dục môi trường).
Hoạt động 3: (3 phút) Tổng kết.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
Hoạt động 4: (5 phút) Luyện tập.	
- Gọi HS đọc BT1, 2. 	
- GV hướng dẫn HS làm.
- HS trình bày.
- GV nhận xét, sửa sai.
I. Đọc –hiểu văn bản:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Đoàn Giỏi ( 1925 – 1989), quê ở Tiền Giang. Oâng viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp.
- Đoạn trích “ SNCM” được trích từ chương 18 của truyện Đất rừng phương Nam.
2. Đọc, 
3. Chú thích:
 SGK/20
II. Phân tích văn bản:
1. Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà Mau:
- Sông ngòi kênh rạch chi chít như mạng nhện.
- Trời, nước, cây toàn một ø sắc xanh.
- Tiếng rì rào bất tận của rừng cây của sóng, gió.
à Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn.
2. Cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau:
- Dòng sông rộng hơn ngàn thước.
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
àThiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú.
3. Cảnh chợ Năm Căn:
- Khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát.
- Chợ họp ngay trên sông nước.
- Đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc.
- NT: Liệt kê
àTrù phú, độc đáo.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ SGK/23
IV. Luyện tập:
BT1:VBT
- Hs trình bày cảm nhận về vùng Cà Mau.
BT2:VBT
- Sông Vàm Cỏ Đông, sông Tiền Giang , sông Sài Gòn 
4.4. Tổng kết :
* Câu hỏi:
1. Nét đặc sắc của cảnh vật ở vùng sông nước Cà Mau?
2. Em biết bài thơ, bài hát nào ca ngợi quê hương, đất nước? ( Mở rộng).
 * Trả lời:
1. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn.
2. HS tự trả lời.
GV treo bảng phụ.
3.Nhận xét nào sau đây đúng với đoạn trích sông nước Cà Mau?
	(A.) Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng cực Nam Nam Bộ.
	B. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Trung Bộ.
	C. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Nam Bộ.
	D. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Nam Bộ.
4.5. Hướng dẫn học tập:
a. Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuôc bài ghi+ Học thuộc ghi nhớ.
- Tóm tắt văn bản.
b. Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
* Chuẩn bị bài: Bức tranh của em gái tôi.
- Đọc, tĩm tắt, tìm bố cục văn bản.
- Tìm hiểu tác giả - tác phẩm, giải nghỉa từ khĩ.
- Tìm hiểu nội dung , nghệ thuật. 
5. Phụ lục: Chân dung Đồn Giỏi
 *********************************
Tuần dạy: 21- tiết: 78
Ngày dạy: 8/01/2019
SO SÁNH
1. Mục tiêu: Giúp HS
1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1: 
- HS hiểu:Phép so sánh, cấu tạo của phép so sánh.
* Hoạt động 2: 
- HS biết: Các kiểu so sánh thường gặp.
* Hoạt động 3: 
- HS biết: Nhận biết phép so sánh. Tạo lập câu văn cĩ sử dụng phép so sánh.
1.2. Kĩ năng:
- Thực hiện được: 
+ Nhận diện được phép so sánh.
- Thực hiện thành thạo:
+ Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản , chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
1.3. Thái độ:
- Thĩi quen: Tự học.
- Tính cách: Ý thức vận dụng phép so sánh khi nói và viết văn miêu tả.
2. Nội dung bài học:
- Khái niệm so sánh và cấu tạo của so sánh.
3. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Ch

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2018_201.doc