Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Trường

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Trường

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Dế Mèn: Một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

2. Kỹ năng:

- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức sống sao cho tốt với bạn bè và mọi người. Giáo dục kĩ năng sống cho HS.

4. Định hướng phát triển năng lực:

 Tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo

B. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo.

- Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu kỹ tác phẩm

C. PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

- Kỹ thuật : Động não.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

* Vào bài mới.

 

doc 332 trang Hà Thu 30/05/2022 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc k× II
Chủ đề: 
VẺ ĐẸP CỦA THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI VÙNG SÔNG NƯỚC
TÍCH HỢP PHÉP TU TỪ SO SÁNH
TuÇn 19 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 73+74: Văn bản: 
 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn: Một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sống sao cho tốt với bạn bè và mọi người. Giáo dục kĩ năng sống cho HS.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 Tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo
B. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu kỹ tác phẩm
C. PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
- Kỹ thuật : Động não.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* æn ®Þnh.
* KiÓm tra. KiÓm tra s¸ch vë cña häc sinh.
* Vào bài mới. 
Giíi thiÖu bµi
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động dạy - học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
- GV yêu cầu HS đọc chú thích * SGK.
- Nêu những nét chính về cuộc đời & sự nghiệp nhà văn Tô Hoài?
- 1 số TP của Tô Hoài viết cho thiếu nhi: Võ sĩ Bọ Ngựa, Đàn chim gáy.
- Qua chuẩn bị bài ở nhà, em có thể cho biết tác phẩm viết về đề tài gì? Gồm mấy chương?
- Em có thể nêu ngắn gọn nội dung tác phẩm.
- Nêu vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
- Đọc hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú ý nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả khi Dế Mèn tả chân dung mình.
- Giọng trịch thượng - DM trêu chị Cốc.
- Giọng chậm, buồn, sâu lắng, có phần bi thương - DM hối hận.
- Hãy tóm tắt đoạn trích? 
- Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất theo lời của nhân vật chính? Tác dụng?
- Văn bản có thể gồm mấy phần? Xác định giới hạn và nêu nội dung chính từng phần?
- Ngay từ đầu văn bản, người đọc đã được nghe những lời tự giới thiệu của chàng Dế Mèn?
- Vậy “Chàng Dế tráng” ấy đã hiện lên qua những nét miêu tả cụ thể nào? Về hình dáng, hoạt động?
- Khi miêu tả hình ảnh “Chàng Dế” tác giả đã sử dụng nhiều từ loại, loại từ nào?
- Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả?
- Cách miêu tả như vậy có tác dụng gì?
(Hình ảnh nhân vật hiện lên rõ nét, thêm sinh động, vừa miêu tả hình dạng chung, vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng).
- Và qua lời miêu tả ấy, em hình dung ra hình ảnh DM như thế nào?
- Có ý kiến cho rằng: Mang vẻ đẹp như vậy nên Dế Mèn có quyền “lấy làm hãnh diện với bà con về vẻ đẹp của mình”. Em có ý kiến như thế nào?
- Đ/ : Đó là t/c chính đáng.
- Không nhất trí: Nếu không xác định được rõ ràng thì tình cảm ấy rất gần với thói kiêu căng, tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi, gây hại cho bản thân và mọi người.
- Tính cách Dế Mèn được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Em nhận xét gì về tính cách Dế Mèn?
- Đứng trước hình ảnh Dế Mèn trong đoạn I. Em có thái độ, tình cảm ra sao? 
(Yêu quý: sống tự lập, có vẻ đẹp 
Bực mình: Quá kiêu căng, ).
- Tất cả những tình cảm đó được tạo nên khi ta được chứng kiến những chi tiết miêu tả rất đặc sắc với NT nhân hoá tài tình
 - Vậy theo em chi tiết nào là đặc sắc, thú vị nhất, vì sao?
- Có thể nói một nét đặc sắc khác của văn bản này không chỉ ở các chi tiết hình ảnh miêu tả mà ở khả năng tạo liên kết giữa các đoạn. Vậy em có thể tìm câu văn liên kết đ1 & đ2 ? 
“Chao ôi! Có biết đâu rằng lại được”.
(Đây là một chi tiết rất quan trọng, chúng ta thường bị lúng túng và không thành công khi thực hiện thao tác chuyển ý, liên kết đoạn văn)
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả: 
- Tên thật Nguyễn Sen, quê Hoài Đức (Hà Nội, 1920 - 2014)
 - Có biệt tài sáng tác truyện cho thiếu nhi.
- Giải thưởng HCM (1996)
2. Tác phẩm 
- In lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi.
- Tác phẩm gồm 10 chương.
- Đoạn trích: Trích từ chương I.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
2. Bố cục: 2 đoạn.
- Đ1: Từ đầu đứng đầu thiên hạ rồi.
Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
- Đ2: Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
3. Phân tích:
a. Chân dung tự hoạ của Dế Mèn.
“Bởi tôi ăn uống... chàng Dế thanh niên cường tráng”.
* Hình dáng: Đôi càng mẫm bóng; Vuốt: cứng, nhọn hoắt; đôi cánh: dài; đầu to nổi từng tảng; hai răng đen nhánh; râu dài uốn cong.
* Hành động: Đạp phanh phách, vỗ cánh phành phạch, nhai ngoàm ngoạp, trịnh trọng vuốt râu.
=> Dùng nhiều động từ, tính từ, từ láy.
- Lần lượt miêu tả từng bộ phận cơ thể gắn miêu tả hình dáng và hành động.
=> Khoẻ, đẹp, trẻ trung, đầy sức sống, tự tin, yêu đời.
* Tính cách: 
- Đi đứng oai vệ, cà khịa với bà con trong xóm, quát mấy chi Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó... tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
=> Quá kiêu căng, tự phụ, không tự biết mình.
- Người hàng xóm đầu tiên trong cuộc sống tự lập của Dế Mèn là Dế Choắt. Hãy xem Dế Mèn nhìn Dế Choắt bằng con mắt như thế nào?
- Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ra sao? (xưng hô)
- Qua đó chúng ta nhận ra hình ảnh Dế Choắt trong cái nhìn của Dế Mèn ntn? Thái độ đó tô đậm thêm tính cách gì của DM?
- Sự việc gì đã xảy ra?
- Tại sao Dế Mèn làm như vậy?
- Đó có phải là hành động dũng cảm không ? Vì sao?
- Sau khi trêu chị Cốc, Mèn có thái độ và hành động gì?
- Kẻ chịu hậu quả trực tiếp của trò đùa này là ai?
- Thái độ của Mèn khi nghe chị Cốc mổ DC?
- Thái độ ấy thay đổi thế nào khi Dế Choắt chết?
- Thái độ ấy giúp chúng ta hiểu thêm nét tính cách nào ở Dế Mèn?
- Và em hãy hình dung Dế Mèn đã có tâm trạng như thế nào khi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của Dế Choắt?
- Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
(Nên biết sống đoàn kết, thân ái với mọi người. kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời).
- Giá trị nội dung tiêu biểu của đoạn trích là gì?
- Văn bản đã có những đặc điểm nghệ thuật gì nổi bật?
 (Tưởng tượng trên cơ sở sự thật).
- Đọc câu cuối của đoạn trích và em cảm nhận được nét đặc sắc gì?
(Đây là lối kết thúc vừa có khả năng gói kết sự việc lại vừa mở ra hướng suy nghĩ) => H/s tập viết.
b. Bài học đường đời đầu tiên của DMèn.
* Dế Choắt:
 - Như một gã nghiện thuốc phiện, cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, có lớn mà không có khôn, 
* Thái độ của Dế Mèn.
- Gọi là “chú mày” (mặc dù bằng tuổi).
- Hếch răng, xì một hơi rõ dài, mắng không chút bận tâm, -> Dế Choắt yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh trong cái nhìn của DM.
=> Dế Mèn kiêu căng.
* Dế Mèn trêu chị Cốc => Muốn ra oai với Dế Choắt, đó không phải là hành động dũng cảm mà là ngông cuồng.
- Lên giường nằm khểnh, hả hê với trò đùa của mình.
- Dế Choắt bị chị Cốc mổ vào lưng, gãy xương sống => thở thoi thóp.
- Khi nghe Cốc mổ Dế Choắt: Khiếp, nằm in thin thít.
- Hốt hoảng quỳ xuống, nâng Choắt lên, than, đắp mộ to cho Choắt, đứng lặng hồi lâu nghĩ về...
- Cay đắng vì lỗi lầm mình gây ra cho bạn.
- Xót thương DC, mong bạn sống lại
- Nghĩ đến việc thay đổi cách sống.
4. Ý nghĩa của đoạn trích:
- Bài học đầu tiên của Dế Mèn là tác hại của tính nghịch ranh, ích kỷ. Hống hách hão trước người yếu nhưng lại hèn nhát trước kẻ mạnh, không tính đến hậu quả ra sao.
- Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
- Truyện được viết theo lối đồng thoại, loài vật cũng biết suy nghĩ, nói năng như người. Phép nhân hoá tài tình dựa trên những am hiểu kỹ càng về loài vật.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả sinh động, sắc nét khiến hình ảnh nhân vật hiện lên sinh động và hấp dẫn.
3. Hoạt động luyện tập.
1. Bài tập 1: Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả, kể chuyện của Tô Hoài ?
- Nghệ thuật miêu tả sinh động, chân thực, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, trí tưởng tượng phong phú, đốc đáo.
- cách kể ở ngôi thứ nhất rất hồn nhiên, chân thực.
2. Bài tập 2: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2
- Viết đoạn văn 4 đến 5 câu: Cảm nhận củu em về nhân vật Dế Choắt (qua câu nói cuối đời, cái chết đáng thương)
 	Dế choắt là một chú Dế biết suy nghĩ sâu sắc. Lời trăng trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống)
3. Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt. (Đối tượng khá, giỏi)
Gợi ý: Chú ý vào ngôi kể và tâm trạng hối hận ăn năn của Dế Mèn. Có thể tham khảo đoạn văn sau.
Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên.
4. Hoạt động vận dụng.
? Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Đọc truyện, tóm tắt, tìm hiểu phương pháp miêu tả của tác giả.
- Soạn: Phó từ.
**********************************
Ngày soạn : 4/1/2021
Ngày dạy : 14/1/2021
Tiết 75+76 : Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Mục đích của miêu tả
- Cách thức miêu tả
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả
- Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả.
3. Thái độ: Yêu thích văn miêu tả.
4. Các năng lực cần có.
+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo. 
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án.
- Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu kỹ tác phẩm
C. PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm
- Kỹ thuật : Động não.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* æn ®Þnh.
* KiÓm tra. KiÓm tra s¸ch vë cña häc sinh.
* Vào bài mới. 
Giíi thiÖu bµi
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động: Tìm hiểu văn miêu tả.
HS đọc và suy nghĩ về 3 tình huống trong SGK.
- Theo em, văn miêu tả có cần thiết với cuộc sống không?
- Nêu cách thực hiện các tình huống?
(Cần miêu tả đặc điểm của đối tương trong từng tình huống)
- Ở tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả?
- Trong bài văn "Bài học... tiên" có một số đoạn miêu tả về DM, DC em hãy chỉ ra?
* Học sinh trả lời: 
a. DM có đặc điểm gì nổi bật? Tìm từ ngữ miêu tả hình ảnh đó hình ảnh?
b. DC có đặc điểm gì nổi bật khác DM ở chỗ nào? Tìm những từ ngữ miêu tả hình ảnh đó?
- Em có nhận xét gì về phương pháp miêu tả của Tô Hoài.
- Văn miêu tả là gì? Nó khác với văn tự sự ở chỗ nào?
3. Hoạt động: Luyện tập
Bài 1: Học sinh đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Chú ý cảnh mùa đông có sự thay đổi của trời, mây, cây cỏ, không khí.
- GV đọc 1 đoạn trong Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam cho HS tham khảo.
I. Thế nào là văn miêu tả:
1. Ví dụ
- Văn miêu tả rất cần thiết trong cuộc sống con người.
* Ví dụ a
Các tình huống. a,b,c
Hai đoạn trích: Bài học đường đời đầu tiên.
2. Nhận xét.
* Nội dung tình huống:
a. Tả con đường và ngôi nhà để người khách nhận ra, không bị lạc
b. Tả cái áo cụ thể để người bán hàng không lấy lẫn đỡ mất thời gian
c. Tả chân dung người lực sỹ.
=> Cả 3 tình huống đều cần sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào các hoàn cảnh và mục đích giao tiếp:
* Ví dụ b
- Trong vb "Bài học... đầu tiên”
+ Đoạn 1: Tả Mèn.
- Càng - chân - khoeo - cánh, cẳng, càng, râu
- Đạp phanh phách, vỗ phành phạch, liên liến 
+ Đoạn 2: Tả Dế Choắt
- Người gầy gò, dài lêu nghêu ngã nghiện
 nghiện thuốc phiện.
=> Dùng nhiều dang từ, tính từ, cách nói so sánh làm nổi bật hình ảnh, đặc điểm tiêu biểu cảu hai chú dế. Dế Mèn to lớn, cường tráng, mạnh mẽ. Dế Choắt: ốm yếu, gầy còm, đáng thương.
2. Nhận xét:
=> Văn miêu tả giúp người đọc, người nghe hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, hiện tượng 
- Văn tự sự dụng sự việc, nhân vật.
* Ghi nhớ: SGK/16
II. Luyện tập:
Bài 1:
- Đoạn 1: Chân dung Dế Mèn khoẻ đẹp, cường tráng, trẻ trung.
- Đoạn 2: Hình ảnh chú bé liên lạc: nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên.
- Đoạn 3: Cảnh 1 vùng hồ, ao ngập nước, sau cơn mưa ồn ào, náo động. Thế giới loài vật ồn ào, náo động.
Bài 2: Viết ở nhà.
a) Đặc điểm nổi bật của mùa đông.
- Lạnh lẽo và ẩm ướt: gió bấc, mưa phùn.
- Đêm dài, ngày ngắn.
- Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù.
Cây cối trơ trọi, khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều...
- Mùa của hoa: đào, mai, mận, mơ, hồng và nhiều loài khác chuẩn bị cho mùa xuân đến.
4. Hoạt động vận dụng.
- Nghe đọc một số đoạn văn miêu tả.
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Tập viết các đoạn văn miêu tả.
- Học bài và tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa văn tự sự và miêu tả.
- CB: Đọc trước: "Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả"
 .............................................................................................................................
TUẦN 20
Ngày soạn: 10/1/2021
Ngày dạy:19/1/2021
Tiết 77+78: Văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU
 (Trích “Đất rừng phương Nam”)
 Đoàn Giỏi 
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả và tác phẩm "Đất rừng Phương Nam".
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất Phương Nam
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích
- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn.
- Củng cố thêm kiến thức về tả cảnh thiên nhiên.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sống tích cực, hiểu biết về đất nước, con người VN. Biết bảo vệ môi trường thiên nhiên.
4. Các năng lực cần có.
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo. 
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh tác giả, truyện "Đất rừng Phương Nam"
- Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu kỹ tác phẩm
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp. 
- Kỹ thuật : Động não, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động
* æn ®Þnh.
* KiÓm tra. KiÓm tra s¸ch vë cña häc sinh.
- Qua văn bản: Bài học đường đời đầu tiên em thấy nhân vật Dế Mèn có những nét tính cách nào? Em thích nét tính cách nào nhất ở Mèn
- Đọc bài viết ngắn mtả tâm trạng Mèn trước mộ Dế Choắt?
* Vào bài mới. 
Giíi thiÖu bµi. Sinh ra ở Nam Bộ và nhiều năm gắn bó với vùng đất này, nên chất Nam Bộ thấm vào từng trang viết của Đoàn Giỏi, thể hiện tình yêu đất nước tha thiết của nhà văn. Thông qua quãng đời lưu lạc của bé An - nhân vật chính trong tác phẩm, Đoàn Giỏi đã làm hiện lên trước mắt người đọc một vùng đất hoang sơ và kì thú ở miền cực Nam của tổ quốc. Và hôm nay, cô trò ta được học một trong các đoạn trích tiêu biểu của truyện...
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động: Giới thiệu chung.
* Giới thiệu nhà văn Đoàn Giỏi.
* Giáo viên nêu thêm về tác giả tác phẩm:
- Tóm tắt tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.
- Giới thiệu bộ phim “Đất phương Nam”
- Vị trí đoạn trích.
Hoạt động: T×m hiÓu ND bµi
- Giọng đọc hăm hở, liệt kê, giới thiệu nhấn mạnh các tên riêng. Càng cuối đoạn, đọc nhanh hơn, vui, linh hoạt.
- Văn bản có thể được coi như một bài văn tả cảnh, xác định bố cục của bài văn.
- Theo em bài văn đã tả cảnh theo trình tự nào?
- Lời tả trong bài văn là của nhân vật “Tôi”. Vậy em có nhận xét gì về cách miêu tả và cảm nhận cảnh?
* Đọc lại đoạn 1.
- Những dấu hiệu nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng khi đi qua vùng đất này?
- Các ấn tượng đó được diễn tả qua những giác quan nào?
(Như vậy, để miêu tả phong cảnh sống động, nhà văn dùng các chất liệu đ/s được cảm thụ trực tiếp qua các giác quan & để có thể nắm bắt nhanh nhạy nhất các đặc điểm của đối tượng miêu tả).
- Thông qua sự cảm nhận của tác giả, em có những hình dung nào về toàn cảnh vùng sông nước Cà Mau?
Đọc đoạn 2.
- Nhiều ý kiến cho rằng cảnh ở đây rất độc đáo. Vậy đó là những nét độc đáo nào?
- Tìm những biểu hiện cụ thể làm nên những nét độc đáo của tên sông, tên đất xứ này?
- Cách đặt tên như vậy có đặc điểm gì?
- Và từ đó những địa danh này đã gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau?
- Ngoài những nét độc đáo của tên sông, tên đất, dòng chảy và rừng đước NC cũng có rất nhiều nét hấp dẫn. Hãy tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh này?
- Tác giả đã quan sát cảnh bằng những giác quan nào?
- Nêu nhận xét của em về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh ở đoạn tả này?
- Em hình dung như thế nào về cảnh dòng sông, rừng đước NC?
* Giáo viên đọc đoạn cuối:
- Đọc đoạn văn miêu tả cảnh chợ Năm Căn em có cảm giác gì?
- Hãy tìm các chi tiết tạo cho em cảm giác đó?
- Khi giới thiệu các chi tiết đó tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào?
- Chính nhờ lối kể liệt kê các chi tiết hiện thực đã có ý nghĩa như thế nào?
- Đó là cảnh tượng như thế nào?
- Đoạn trích đã cho em những cảm nhận gì về vùng sông nước Cà Mau?
- Qua đó em hiểu thêm gì về tác giả?
- Em học tập được gì về nghệ thuật tả cảnh của văn bản?
3. Hoạt động Luyện tập:
HS đọc đoạn văn. 
(SGK) và nhận xét về cách miêu tả của tác giả Xuân Diệu
* HS viết đoạn văn ở nhà.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: (1925 - 1989) Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên & con người ở Nam Bộ.
2. Tác phẩm:
- “Đất rừng phương Nam” - 1957.
- “Sông nước Cà Mau” – trích từ chương XVIII của tác phẩm.
- Đoạn trích: Cảnh sông nước Năm Căn.
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích: SGK.
3: Bố cục: 4 phần.
+ Phần 1: Khái quát cảnh sông nước Cà mau
+ Phần 2: Cảnh kênh rạch, sông nước.
+ Phần 3: Dòng sông năm Căn
+ Phần 4: Cảnh chợ năm Căn.
-> Tả cảnh theo trình tự: ấn tượng ban đầu về toàn cảnh, sau đó giới thiệu lần lượt từng cảnh kênh, rạch, sông, ngòi, cảnh chợ Năm Căn.
-> Miêu tả và cảm nhận cảnh bằng quan sát và cảm nhận trực tiếp, khiến cảnh hiện lên sinh động qua các so sánh, liên tưởng, cảm xúc của người kể.
4. Phân tích:
a. Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà Mau: 
- Sông, ngòi, kênh, rạch: Chằng chịt.
- Trời, nước, cây : Xanh.
- Tiếng sóng biển : Rì rào.
=> Quan sát bằng thị giác, thính giác.
 Gợi một vùng thiên nhiên còn nguyên sơ, đầy bí ẩn, hấp dẫn với nhiều sông, ngòi, cây cối & tất cả được phủ kín bằng một màu xanh.
b. Cảnh sông, ngòi, kênh, rạch Cà Mau:
- Cách đặt tên sông, tên đất: Theo đặc điểm riêng.
- Trong dòng chảy Năm Căn.
- Trong rừng đước Năm Căn.
=> Cách đặt tên dân dã, mộc mạc theo lối dân gian.
=> Thiên nhiên và cuộc sống phong phú, đa dạng, nguyên sơ. Thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người gắn bó với nhau.
c. Dòng sông NC.
 - Nước ầm ầm.
 - Cá hàng đàn đen trũi như 
- Rừng đước NC: Dựng cao ngất như... Ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh.
=> Tả trực tiếp bằng thị giác, thính giác với các tính từ, động từ gợi tả. Dùng nhiều so sánh. Miêu tả cảnh cụ thể, sinh động mang vẻ đẹp hùng vĩ, trù phú, nên thơ, một vẻ đẹp như chỉ có ở trong thời xa xưa.
d. Cảnh chợ Năm Căn:
+ Quen thuộc:
 Giống các chợ kề liền vùng Nam Bộ, lều lá nằm cạnh nhà tầng, gỗ chất thành đống, rất nhiều thuyền trên bến.
+ Lạ lùng: 
- Nhiều bến, lò than, hầm gỗ, nhà bè như khu phố nổi, chợ nổi trên sông, bán đủ thứ, nhiều dân tộc.
-> Độc đáo, riêng biệt của người Nam Bộ - Cà Mau (chợ trên sông)
- Đông vui, tấp nập, quen thuộc, lạ lùng, hấp dẫn
=> Nghệ thuật liệt kê, làm nổi bật cảnh hấp dẫn, độc đáo.
- Vừa quen thuộc vừa lạ lùng qua việc liệt kê hàng loạt các chi tiết, bút pháp kể được chú trọng.
=> Gợi cho người đọc những hình dung về cảnh vật chợ Năm Căn: Đông vui, tấp nập, độc đáo và hấp dẫn
* Ghi nhớ:
- Cảnh thiên nhiên phong phú, hoang sơ, tươi đẹp, sinh động, độc đáo, hấp dẫn.
- Tác giả là người am hiểu cuộc sống Cà Mau và có tấm lòng gắn bó với mảnh đất này.
- Biết quan sát, so sánh, nhận xét về đối tượng miêu tả, có tính chất say mê với đối tượng miêu tả để đưa ra những nét độc đáo của cảnh.
III. Luyện tập:
- Đọc đoạn thơ của Xuân Diệu.
= Cảm xúc về vùng đát Cà Mau với màu đất, hình dáng: tươi non, mũi thuyền 
Bài 2: 
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau.
- Học xong văn bản, em có nhận xét như thế nào về thiên nhiên, cảnh sắc đất nước ta.
4. Hoạt động vận dụng.
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Học thuộc những câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.
- Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi.
- Đối tượng khá giỏi: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảnh sông nước Cà Mau.
- Soạn bài : Phần Tiếng Việt: Dạy học theo chủ đề.
Ngày soạn: 10/01
Ngày dạy: 22/01
TIẾT 79+80 – Văn bản: 
VƯỢT THÁC
 (Võ Quảng)
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
- Giáo dục kĩ năng sống khỏe, đẹp, tích cực
4. Định hướng phát triển năng lực:
 + Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo. Năng lực quan sát, liên tưởng, so sánh và nhận xét.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Giáo án
- Học sinh : Soạn bài, tìm hiểu kỹ tác phẩm
C. PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, tổng hợp...
- Kỹ thuật : Động não, hoạt động nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động
* æn ®Þnh.
* KiÓm tra. KiÓm tra s¸ch vë cña häc sinh.
- Trình bày những cảm nhận của em về nhân vật người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi.
- Kiểm tra sản phẩm của học sinh: Vẽ tranh, làm thơ.
* Vào bài mới. 
Giíi thiÖu bµi
 Dưới vỏ một cành bàng/ Còn một vài lá đỏ/ Một mầm non nho nhỏ./ Mầm non mắt lim dim/Cố nhìn qua kẽ lá/Thấy mây bay hối hả/Thất lất phất mưa phùn/Rào rào trận lá tuôn/Rát vàng đầy mặt đất/ Rừng cây trông thưa thớt/Như chỉ cột với cành /Mầm non vừa nghe thý /Vội bật chiếc vỏ rơi/Nó đứng dậy giữa trời/Khoác áo màu xanh biếc...( Võ Quảng - Mầm Non)
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động: Tìm hiểu chung
- HS đọc chú thích.
- Hãy giới thiệu vài nét về tác giả Võ Quảng?
(GV: Những tác phẩm chính: Quê nội - 1974, Tảng sáng - 1976, Chỗ cây đa làng - 1964, Gà mái mơ- Thơ 1957 Ngài ra ông còn viết nhiều bài nghiên cứu phê bình văn học, dịch và biên soạn một số tài liệu bằng tiếng Pháp)
- Em hiểu gì về đoạn trích “Vượt thác”?
Hoạt động: Đọc - hiểu văn bản
- GV nêu yêu cầu đọc: 
- HS đọc. GV nhận xét.
- ? Nhận xét trình tự miêu tả và vị trí quan sát của người miêu tả?
- HS đọc chú thích Sgk.
- GV lưu ý một số chú thích khó:
+ Chảy đứt đuôi rắn; nhanh như cắt; hiệp sĩ.....
- Lưu ý về thể loại: miêu tả phối hợp với tả cảnh thiên nhiên với hoạt động của con người.
? Trong các chú thích đó chú thích nào là từ mượn?
? Bố cục của văn bản? Nội dung chính của từng đoạn?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Lời của ai? Tác dụng của ngôi kể này?
? Hãy xác định vị trí quan sát của tác giả?
? Vị trí ấy có thích hợp không?
*HS: Theo dõi SGK.
? Có mấy cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản? 
? Ở đoạn đầu, cảnh sắc dòng sông và đôi bờ được hiện lên qua những nét nổi bật nào?
- Dòng sông rộng, chảy chầm chậm, êm ả.
-Thuyền đang nhớ núi.
? Tại sao tác giả miêu tả sông chỉ bằng hoạt động của con thuyền?
? Cảnh bờ bãi ven sông được miêu tả bằng những hình ảnh cụ thể nào?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả cảnh qua cách dùng từ, biện pháp tu từ của tác giả?
? Qua đó cảnh tượng thiên nhiên như hiện ra trước mắt người đọc ntn?
? Theo em có những cảnh tượng như trên là do tác giả tưởng tượng ra hay là do miêu tả?
- GV: Võ Quảng là nhà văn của quê hương Quảng Nam, những kỉ niệm sâu sắc về dòng sông Thu Bồn đã khiến văn bản tả cảnh của ông sinh động và giàu sức sống.
->Muốn tả cảnh sinh động ngoài tài quan sát, tưởng tượng thì phải có tình cảm gắn bó với cảnh.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Võ Quảng (1920), quê Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi
- Những tác phẩm chính: Quê nội- 1974, Tảng sáng - 1976, Chỗ cây đa làng - 1964, Gà mái mơ - Thơ 1957 
Ngài ra ông còn viết nhiều bài nghiên cứu phê bình văn học, dịch và biên soạn một số tài liệu bằng tiếng Pháp.
2. Tác phẩm:
-Văn bản được trích từ chương XI của truyện Quê nội (1974)
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc-tóm tắt.
* Trình tự tả:
- Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;
- Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ
- Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.
* Vị trí tả: Từ trên con thuyền vượt thác.
2. Chú thích.
3. Bố cục: 3 đoạn
- Đ 1: Từ đầu......vượt nhiều thác nước: Cảnh dòng sông và hai bên bờ sông
- Đ 2: Tiếp đến.....thác Cổ Cò: Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư
- Đ 3: còn lại: Cảnh dòng sông và hai bên bờ sông sau khi thuyền vượt thác
- Tác giả ngồi trên thuyền đang chuyển động và vượt thác.
- Vị trí này rất thích hợp vì phạm vi cảnh rộng thay đổi cần nhìn trực tiếp và chuyển động.
4. Phân tích.
a) Cảnh thiên nhiên.
- 2 cảnh: cảnh dòng sông và cảnh hai bên bờ.
* Hình ảnh con thuyền: Cánh buồm nhỏ căng phồng rẽ sóng lướt bon bon chở đầy sản vật chầm chậm xuôi.
-Vì con thuyền là sự sống của sông. Miêu tả thuyền cũng là miêu tả sông.
* Cảnh bờ bãi hai bên:
+ Bãi dâu trải ra bạt ngàn.
+ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm.
+ Những dãy núi cao sừng sững.
+ Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp......con cháu.
-> Sử dụng những từ láy gợi hình: trầm ngâm, sừng sững, lúp xúp.
- Phép nhân hóa, so sánh.
=>Cảnh đa dạng, phong phú, giàu sức sống. Thiên nhiên vừa tươi đẹp, vừa hoang sơ, cổ kính.
- Do cả hai: cảnh thiên nhiên đẹp + năng lực quan sát, tưởng tượng, sự am hiểu về mảnh đất và con người nơi đây, tình cảm yêu mến quê hương của tác giả.
- HS đọc đoạn 2
? Người lao động được miêu tả trong VB này là ai? Trong hoàn cảnh nào?
? Cảnh thuyền vượt thác dữ dưới sự điều khiển của dượng Hương Thư được mtả ntn?
? Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh lao động của dượng HThư?
- Đầy khó khăn, nguy hiểm cần tới sự dũng cảm của con người.
? Tìm những chi tiết tác giả miêu tả dượng Hương Thư?
? Miêu tả dượng HThư tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó em hình dung về hình ảnh dượng HThư ra sao?
? Hình ảnh dượng HThư lúc vượt thác còn được so sánh với lúc ở nhà ra sao?
? Theo em phép so sánh đó có tác dụng gì?
- Hoàn thiện hình ảnh dượng HThư dũng cảm trong hoạt động; hiền lành, nhút nhát trong cuộc sống đời thường; dũng mãnh, quyết liệt trong khó khăn nguy hiểm. 
? Hình ảnh dượng Hương Thư gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của người lao động ?
? Miêu tả cảnh vượt thác của dượng Hương Thư tác giả muốn thể hiện tình cảm gì đối với quê hương.
? Cho biết ý nghĩa của truyện? 
? Nêu nhận xét của em về cảnh tượng thiên nhiên và con người ở đây?
? Em học tập được gì qua nghệ thuật miêu tả của văn bản?
b. Cảnh dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác. 
* Hoàn cảnh:
- Mùa nước to, nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá như dựng đứng
- Dòng sông như dựng đứng.
- Nước từ trên cao phóng xuống như chặt đứt dòng sông, đứt đuôi rắn.
- Lái thuyền vượt thác
- Thuyền vùng vằng chỉ chực tuột xuống
->So sánh, chính xác, gợi cảm.
-> Đầy khó khăn nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm của con người.
*Dượng Hương Thư:
- Ghì chặt đầu sào.
- Như pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra.
- Như hiệp sĩ Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
-> So sánh, khỏe đẹp, rắn chắc, hùng dũng, vừa thực, vừa mang tính huyền thoại.
- Khác hẳn lúc ở nhà: nhu mì, nhỏ nhẹ, dạ dạ vâng vâng.
- HS thảo luận.
- Đề cao sức mạnh của người lao động trên sông nước.
- Biểu hiện tình cảm quý trọng đối với người lao động trên quê hương.
* Ý nghĩa truyện:
- Cảnh thiên nhiên sông nước, cây cối bao la, hùng vĩ.
- Con người lao động dũng cảm, tự tin.
->Càng yêu thiên nhiên và con người nơi đây.
- Chọn điểm nhì phù hợp, thuận lợi cho quan sát.
- Trí tưởng tượng phong phú.
- Có cảm xúc với đối tượng miêu tả.
5. Tổng kết - Ghi nhớ: Sgk t41.
- HS đọc ghi nhớ, GV chốt ý chính cần nhớ.
3. Hoạt động Luyện tập
? So sánh cảnh thiên nhiên giữa cảnh sông nước Cà Mau với cảnh sông nước Thu Bồn?
- Cảnh sông nước Cà Mau: Rộng lớn, hoang sơ, êm đềm.
- Cảnh sông nước Thu Bồn: Dữ dội, oai nghiêm, hùng vĩ.
4. Hoạt động vận dụng.
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Tìm hiểu những nét giống và khác nhau về NT miêu tả của tác giả Đoàn Giỏi và tác giả Võ Quảng.
- Vẽ tranh, đọc thơ về DHT vượt thác.
 Tổ kí, ngày 11/01/2021
 Nguyễn Thị Huyền
******************************
TUẦN 21
Ngày soạn: 24/01
Ngày dạy: 
TIẾT 81+82 – Tiếng Việt: 
SO SÁNH
*************************************
Ngày soạn: 24/01
Ngày dạy: 2/2
TIẾT 85 - Tập làm văn: 
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.
- Hình thành các kĩ năng nhận diện các đoạn văn, đoạn văn, bài văn miêu tả và cách viết bài văn miêu tả.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh,nhận xét trong văn miêu tả.
- Tích hợp với văn bản Sông nước Cà Mau, phó từ.
3. Th

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_202.doc