Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Cô bé bán diêm. Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm và luyện nói: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Cô bé bán diêm. Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm và luyện nói: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

HOẠT ĐỘNG HỌC 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC (60 phút) Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá

 - Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết, sự việc tiêu biểu.

- Nhận biết được chủ đề của văn bản.

- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn

- Nhận biết được một số đặc điểm của truyện ngắn nói chung, truyện của Anđécxen nói riêng về : cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường kì ảo, nghệ thuật tương phản, đối lập

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của cô bé bán diêm về : hình dáng, cử chỉ, hành động

- Nêu được bài học về cách sống từ nhân vật cô bé bán diêm. - Tìm hiểu chung về nhà văn Anđécxen và truyện “Cô bé bán diêm”.

- Tìm hiểu nhân vật cô bé bán diêm qua các sự việc chính: hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa; những lần quẹt diêm và mộng tưởng; cái chết của em bé bán diêm.

- Tìm hiểu đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật khắc họa nhân vật.

- Liên hệ với cuộc sống. - Dạy học dự án

- Dạy học giải quyết vấn đề

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật : thảo luận nhóm thảo luận cặp đôi, “trình bày một phút”, đàm thoại gợi mở, sơ đồ tư duy, tranh luận, động não (Brainstorming) - GV sử dụng rubic đánh giá sản phẩm học tập của học sinh.

- HS đánh giá lẫn nhau.

2. Tổ chức hoạt động

 

docx 19 trang tuelam477 11830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Cô bé bán diêm. Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm và luyện nói: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN
TÊN BÀI HỌC: 
CÔ BÉ BÁN DIÊM & VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM& LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
Lớp:
Thời lượng: 7 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
YCCĐ
Biết đọc hiểu một văn bản văn học, cụ thể:
- Nhận biết được một số đặc điểm của truyện ngắn nói chung về : cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường kì ảo, nghệ thuật tương phản, đối lập 
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của cô bé bán diêm về : hình dáng, cử chỉ, hành động 
- Nêu được bài học về cách sống từ nhân vật cô bé bán diêm.
- Đọc mở rộng 1- 2 truyện của Anđec xen hoặc truyện ngắn hiện đại có dung lượng tương đương.
(STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
NĂNG LỰC ĐỌC
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết, sự việc tiêu biểu.
- Nhận biết được chủ đề của văn bản.
(1)
- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn
(2)
NĂNG LỰC VIẾT
- Viết được bài văn tự sự
1
- Hiểu được quy trình viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Bước đầu biết viết một bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
2
NĂNG LỰC 
NÓI VÀ NGHE
-Kể được một câu có diễn biến hợp lý, có ý nghĩa.
1
- Nói trôi chảy, tự tin, hấp dẫn.
2
NĂNG LỰC CHUNG 
NĂNG LỰC A
- Năng lực tự chủ và tự học: nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV góp ý.
NĂNG LỰC B
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết hợp tác, phối hợp với GV, HS để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề: biết suy nghĩ, trăn trở để giải quyết nhiệm vụ học tập. 
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
PHẨM CHẤT X
Nhân ái: đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh
PHẨM CHẤT Y
Tự chủ: Tự ý thức trong cuộc sống, khắc phục khó khăn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động
Thiết bị, học liệu
Hoạt động 1. Khởi động
1. Thiết bị dạy học: Giáo án, máy chiếu.
2. Học liệu:clip liên quan đến bài học.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
1. Thiết bị dạy học: Giáo án, máy chiếu, tài liệu, phiếu học tập.
2. Học liệu: ngữ liệu đọc, tranh ảnh, clip liên quan đến bài học.
Hoạt động 3. Luyện tập
1. Thiết bị dạy học: Phiếu học tập.
2. Học liệu: clip liên quan đến bài học.
Hoạt động 4. Vận dụng
1. Thiết bị dạy học: Giáo án, 
2. Học liệu: ngữ liệu đọc, tranh ảnh, clip liên quan đến bài học.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
1. Thiết bị dạy học: Giáo án, máy chiếu, tài liệu, phiếu học tập.
2. Học liệu: ngữ liệu đọc, tranh ảnh, clip liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1.Mục tiêu
HOẠT ĐỘNG HỌC 1: KHỞI ĐỘNG
(5 phút)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
- Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị tiếp cận với nội dung bài học mới.
- Phát huy năng lực HS qua việc giao quyền chủ động cho HS
- Quyền trẻ em
- Cuộc sống của trẻ thơ 
- Dạy học dự án
- Đàm thoại, gợi mở
- GV sử dụng rubic đánh giá sản phẩm học tập của học sinh.
2. Tổ chức hoạt động
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng PP dạy học dự án bằng cách giao nhiệm vụ học tập cho HS ở tiết học trước : mỗi nhóm chuẩn bị phần Khởi động cho bài học “Cô bé bán diêm” ; sản phẩm có thể trình bày trên giấy Ao, hoặc Powepont.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS thiết kế phần khởi động trên các phương tiện, thiết bị như giấy A0 hoặc Powepont.
+ HS thiết kế câu hỏi và phần dẫn vào bài học.
+ GV nhắc nhở các nhóm chuẩn bị cử đại diện lên tổ chức hoạt động Khởi động.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ GV gọi đại diện một nhóm lên tổ chức hoạt động Khởi động.
+ GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. 
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
1. Mục tiêu
HOẠT ĐỘNG HỌC 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC (60 phút)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết, sự việc tiêu biểu.
- Nhận biết được chủ đề của văn bản.
- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn
- Nhận biết được một số đặc điểm của truyện ngắn nói chung, truyện của Anđécxen nói riêng về : cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường kì ảo, nghệ thuật tương phản, đối lập 
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của cô bé bán diêm về : hình dáng, cử chỉ, hành động 
- Nêu được bài học về cách sống từ nhân vật cô bé bán diêm.
- Tìm hiểu chung về nhà văn Anđécxen và truyện “Cô bé bán diêm”.
- Tìm hiểu nhân vật cô bé bán diêm qua các sự việc chính: hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa; những lần quẹt diêm và mộng tưởng; cái chết của em bé bán diêm.
- Tìm hiểu đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật khắc họa nhân vật.
- Liên hệ với cuộc sống.
- Dạy học dự án
- Dạy học giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật : thảo luận nhóm thảo luận cặp đôi, “trình bày một phút”, đàm thoại gợi mở, sơ đồ tư duy, tranh luận, động não (Brainstorming) 
- GV sử dụng rubic đánh giá sản phẩm học tập của học sinh.
- HS đánh giá lẫn nhau.
2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- GV sử dụng PP Dạy học dự án, PP đàm thoại bằng cách giao nhiệm vụ học tập cho HS ở tiết học trước : HS làm sản phẩm thuyết trình về nhà văn An-đec-xen, gửi sản phẩm qua Mail cho giáo viên kiểm tra.
- GV gọi đại diện của một nhóm lên trình bày.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
- GV sử dụng PP Dạy học Tích hợp :
? Ở vị trí nhà văn, các em giới thiệu Andecxen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng. Vậy hãy tích hợp với kiến thức địa lý và quan sát lược đồ về Đan Mạch để giới thiệu đôi nét về về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu của đất nước này?
- HS quan sát lược đồ châu Âu, xác định vị trí đất nước Đan Mạch để thấy được: Đan Mạch nằm ở Bắc Âu, gần cực Bắc à Khí hậu rất lạnh vào mùa đông (có lúc xuống – 10 độ). Nắm được đặc điểm khí hậu này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bối cảnh mà nhà văn lựa chọn để xây dựng nhân vật trong tác phẩm.
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả: An đécxen (1805- 1897)
- GV sử dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy bằng cách giao nhiệm vụ cho từng HS: Hoàn thiện sơ đồ tư duy trên phiếu học tập. 
- GV sử dụng Kĩ thuật dạy học Động não (Brainstorming) bằng cách :
? Nhận xét về cách đặt tên nhân vật và dụng ý của nhà văn?
=> HS suy nghĩ để thấy được : nhà văn không đặt tên riêng (Giống cách đặt tên của một số nhân vật trong truyện cổ tích ) à Làm cho truyện mang màu sắc cổ tích. Đồng thời cho thấy tình cảnh, số phận của em bé là tình cảnh, số phận chung của nhiều đứa trẻ trong XH Đan Mạch lúc bấy giờ.
2. Tác phẩm
GV sử dụng PP dạy học đàm thoai gợi mở để hướng dẫn HS tìm hiểu gia cảnh của em bé bán diêm bằng hệ thống câu hỏi:
? Đọc kĩ đoạn văn bản đầu tiên để phát hiện những chi tiết miêu tả gia cảnh của cô bé bán diêm. Nhận xét gia cảnh của em bé được nhà văn khắc họa ở mấy thời điểm?
?Trong quá khứ, gia cảnh của em bé được tái hiện qua những chi tiết nào? Những chi tiết ấy cho em cảm nhận được gì về những tháng ngày trong quá khứ của em?
? Trong hiện tại, gia cảnh của em bé được khắc họa qua những chi tiết nào? ? Từ đó, em có nhận xét gì về cuộc sống của em bé bán diêm trong hiện tại? 
? Vậy quan sát các chi tiết, các em phát hiện nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dung?
GV sử dụng kĩ thuật dạy học tranh luận (ủng hộ- phản đối) bằng cách đặt ra câu hỏi:
? Trong những nỗi bất hạnh liên tiếp giáng xuống đầu em bé như vậy, em thấy điều gì khiến em day dứt nhất?
- HS đưa ra ý kiến của mình.
- Các HS khác tranh luận bằng cách đưa ra ý kiến ủng hộ hay phản đối, bảo vệ ý kiến của bản thân bằng lĩ lẽ.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1.Hoàn cảnh của em bé bán diêm
a. Gia cảnh
Quá khứ
Hiện tại
- Có một ngôi nhà xinh xắn
- Có mẹ, có bà, sống những ngày đầm ấm
=> Ấm áp trong tình yêu thương
- Gia sản tiêu tán -> Mất
- Chui rúc trong xó tối tăm ngôi nhà
- Mẹ và bà mất. 
- Bố mắng nhiếc à Mất mái ấm.
=> Nghèo khổ, bất hạnh
=> Nghệ thuật tương phản đối lập => Gia cảnh đáng thương
- GV sử dụng PP dạy học đàm thoai gợi mở để hướng dẫn HS tìm hiểu gia cảnh của em bé bán diêm bằng hệ thống câu hỏi:
? Khung cảnh xung quanh được nhà văn tái hiện trong thời gian nào? Em có cảm nhận gì về thời gian này?
? Khung cảnh xung quanh còn được nhà văn tái hiện qua không gian (thời tiết, sinh hoạt của mọi người) như thế nào?
? Giữa khung cảnh đặc biệt của đêm giao thừa như vậy, hình ảnh em bé hiện lên qua những chi tiết nào? ? Những chi tiết này, giúp em cảm nhận được điều gì về em bé bán diêm?
- GV sử dụng kĩ thuật “Trình bày một phút”: Nêu cảm nhận về hình ảnh em bé bán diêm trong đêm giao thừa?
- GV sử dụng hoạt động cặp đôi:
b. Hình ảnh em bé bán diêm trong đêm giao thừa
Khung cảnh xung quanh
Em bé bán diêm
- Thời gian: đêm giao thừa à thiêng liêng
- Không gian:
+ Thời tiết: trời đông giá rét
 gió rít
+Trong phố : mùi ngỗng quay No 
 sáng rực ánh đèn ấm
- Một mình dò dẫm trong bóng tối => Cô đơn
- Đầu trần, chân đất, bàn tay cứng đờ => Rét
- Bụng đói => Đói
 Tô đậm h/c khốn khổ, đáng thương
=>Tương phản đối lập 
Sự vô cảm của người dân
Thông điệp: sống bằng t/yêu thương
- GV sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm:
+ GV phát giấy Ao cho bốn nhóm
+ Thời gian : 5 phút
+ Nhiệm vụ : Điền các thông tin còn thiếu để hoàn thành bảng sau:
Lần
Mộng tưởng
Thực tế
1
2
3
4-5
=> 
=> 
+ GV tổ chức cho HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV sử dụng Kĩ thuật dạy học Động não (Brainstorming) bằng cách đặt câu hỏi:
? Quan sát bảng hệ thống những lần quẹt diêm các em thấy nhà văn đã sử dụng yếu tố nào? Hiệu quả của các yếu tố ấy?
=> HS suy nghĩ để thấy được : Các yếu tố hoang đường, kì ảo đã làm nổi bật màu sắc cổ tích cho truyện ngắn của Anđec xen; là cách để nhà văn xoa dịu nỗi đau cho những tâm hồn khổ đau, bất hạnh.
- GV sử dụng PP dạy học đàm thoai gợi mở để hướng dẫn HS rút ra những nhận xét về những lần quẹt diêm của em bé bán diêm bằng hệ thống câu hỏi:
?Em có nhận xét gì về những mộng tưởng này? Hãy phân tích để thấy sự thiết thực trong những mộng tưởng này?
? Quan sát những thực tại ập đến với EBBD và rút ra nhận xét?
? Phát hiện nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì? Hiệu quả của nghệ thuật đó?
- GV sử dụng kĩ thuật dạy học tranh luận (ủng hộ- phản đối) bằng cách đặt ra câu hỏi:
? Trong các mộng tưởng của em bé bán diêm, mộng tưởng nào là mãnh liệt nhất đối với em bé bán diêm? Vì sao?
- HS đưa ra ý kiến của mình.
- Các HS khác tranh luận bằng cách đưa ra ý kiến ủng hộ hay phản đối, bảo vệ ý kiến của bản thân bằng lĩ lẽ.
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở bằng hệ thống câu hỏi:
? Mở lòng mình ra cuộc sống xung quanh, các em đã từng biết đến những mảnh đời nào nghèo khổ, đáng thương như em bé bán diêm? Các em đã làm gì?
GV trình chiếu hình ảnh:
2. Những lần quẹt diêm mộng tưởng
Lần
Mộng tưởng
Thực tế
1
Lò sưởi ấm áp
Nghĩ đến việc ko
bán được diêm, cha
mắng
2
Bàn ăn thịnh soạn
Con ngỗng quay tiến về phía em
Bức tường dày đặc và lạnh lẽo
Phố xá vắng teo, tuyết trắng xóa, mọi người lạnh lùng bước đi
Cây thông Nô-en lung linh, rực rỡ
Những ngọn nến bay lên thành những ngôi sao
4
Thấy bà đang mỉm cười
ảo ảnh biến mất
5
Bà to lớn, đẹp lão; bà cầm tay em cùng bay lên trời
Em về chầu thượng đế
Nhận xét
- Mộng tưởng bình dị, nhỏ bé, thiết thực với cuộc sống của em bé bán diêm.
- Thực tại nghiệt ngã, tàn nhẫn.
=> Nghệ thuật tương phản đối lâp => tô đậm, làm nổi bật tận cùng của mọi nỗi đau khổ, bất hạnh của cô bé bán diêm 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
HOẠT ĐỘNG HỌC 3: LUYỆN TẬP (25 phút)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
- Đọc mở rộng 1- 2 truyện của Anđec xen hoặc truyện ngắn hiện đại có dung lượng tương đương.
- Tích hợp với mĩ thuật để vẽ hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
- Tìm hiểu chung về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản và bài học rút ra từ văn bản đọc mở rộng.
- Dạy học dự án
- Dạy học giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật : thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, phòng tranh.
- GV sử dụng rubic đánh giá sản phẩm học tập của học sinh.
- HS đánh giá lẫn nhau.
2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- GV sử dụng PP dạy học Dự án, Dạy học tích hợp, kĩ thuật phòng tranh bằng cách : giao nhiệm vụ học tập cho Hs ở tiết học trước: Vẽ tranh về cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
GV cho HS đính tranh xung quanh lớp, các em có thể quan sát, cảm nhận các bức tranh.
- GV sử dụng PP Dạy học dự án, PP đàm thoại gợi mở, kĩ thuật thảo luận nhóm bằng cách giao nhiệm vụ học tập cho HS ở tiết học trước : HS tìm đọc một số truyện ngắn của An–đéc-xen hoặc truyện ngắn hiện đại.
Bài tập 1: Triển lãm tranh về cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
Bài tập 2: Đọc mở rộng một số văn bản truyện ngắn:
- “Bầy chim thiên nga” của Anđéc xen
- “Chú lính chì dũng cảm” của An đéc xen
- “Ước mơ” của Phương Anh
TIẾT 3,4 : LUYỆN VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục tiêu:
1. Phẩm chất: 
- Biết sống nhân ái, thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng
- Rút ra được bài học nhận thức và hành động đúng đắn cho bản thân
2. Năng lực:
- Hiểu được quy trình viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Bước đầu biết viết một bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, SGK, máy tính, máy chiếu, sơ đồ tư duy, giấy A0, bút dạ,..
2. Học sinh: SGK, bài soạn, hoàn thành trước các phiếu học tập theo hướng dẫn của GV
III. Tiến trình dạy học:
Mục tiêu và yêu cầu cần đạt
Nội dung
Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (10 phút)
* Mục tiêu:
+ Huy động, kích hoạt tri thức nền về kiểu VBTS đã được học.
+ Tạo hứng thú khởi đầu tiết học
* YCCĐ:
+ Hiểu được đặc điểm văn tự sự: ngôi kể, lời kể ...
+ Bước đầu có ý thức vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong viết bài văn tự sự. Có định hướng thiết thực rèn luyện khả năng viết cho bản thân. 
HS nhắc lại kiến thức cơ bản về văn tự sự đã học: Khái niệm, ngôi kể, ngôn ngữ, cốt truyện, nhân vật 
Kỹ thuật sơ đồ tư duy
PP Dạy học hợp tác
PP thuyết trình
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ QUY TRÌNH VIẾT (40 phút)
Mục tiêu và yêu cầu cần đạt
Nội dung
Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện
* Mục tiêu:
+ Đề xuất được quy trình tạo lập văn bản nghị luận (dạng viết)
+ Hiểu được ý nghĩa các bước trong quy trình viết văn nghị luận
+ Vận dụng được các bước của quy trình viết văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
* YCCĐ:
+ Xác định được chủ đề và cấu trúc của văn bản mẫu
+ Nêu được các bước tạo lập văn bản tự sự (dạng viết)
+ Giải thích được nội dung, ý nghĩa của từng bước quy trình viết văn tự sự.
+ Lựa chọn được chuyện để kể và lập được dàn ý bài văn tự sự.
+ Viết được một đoạn văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
GV cho một số tình huống cụ thể, Hs lựa chọn PTBĐ và kiểu bài phù hợp với các tình huống đó:
- Hs tự lựa chọn kiểu bài văn phù hợp nhất dưới sự định hướng của GV.
- Từ các đề bài trên, GV yêu cầu các nhóm phác thảo được các đặc điểm cơ bản của bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
? Chủ đề của bài văn tự sự
? Xác định bố cục bài văn tự sự, nhiệm vụ và nội dung từng phần?
? Chỉ ra các sự việc chính của câu chuyện
? Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn và vai trò của chúng trong bài văn
 (2) GV hướng dẫn HS xác định quy trình viết một bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
? Em hãy thử đề xuất quy trình viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm
- GV định hướng quy trình viết văn tự sự:
(1) Xác định chuyện định kể
(2) Xác định các sự việc chính
(3) Xác định thái độ của người viết
(4) Vận dụng hợp lí yếu tố miêu tả và biểu cảm
 (5) Xác định ý nghĩa/ bài học rút ra từ câu chuyện
 (6) Lập dàn ý 
3) Phác thảo dàn ý bài văn tự sự theo một chủ đề tự chọn
+ Hs lựa chọn một chủ đề: Một trải nghiệm đáng nhớ của em/ Đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện....
+ Xác định sự việc chính, ngôi kể, lời kể...
+ Dự kiến đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn
+ Lập dàn ý cho bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm theo chủ đề đã lựa chọn.
(4) Thực hành viết một số đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm theo dàn ý đã xây dựng:
- HS làm việc độc lập, viết đoạn VBTS tự chọn
- Đại diện 2 HS đọc lại đoạn văn vừa viết thực hành của mình. Cả lớp thảo luận. GV nhận xét, định hướng sửa chữa. HS ghi chép và sửa chữa dàn ý, đoạn văn trên cơ sở góp ý của
- PP Dạy học đàm thoại, gợi mở
- Kĩ thuật thảo luận nhóm
- PP Dạy học hợp tác
- PP phát vấn
- PP Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy 
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy hoặc bốn ô vuông
HOẠT ĐỘNG 3: VIẾT BÀI (40 phút)
Mục tiêu và yêu cầu cần đạt
Nội dung
Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện
* Mục tiêu:
+ Bước đầu viết được bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Đánh giá và tự đánh giá về một bài văn tự sự
* YCCĐ:
+ Viết được một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm, có cấu trúc chặt chẽ; sử dụng hợp lí ngôi kể, lời kể...
+ Dung lượng bài viết không quá 2 trang
+ Nhận biết và sửa chữa được các lỗi của bài viết; chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của GV và bạn trong lớp khi gặp khó khăn trong sửa chữa.
 (1) HS thực hành viết bài văn tự sự theo dàn ý đã lập ở hoạt động 2:
- GV quan sát, nhắc nhở HS nghiêm túc viết bài (có sản phẩm đánh giá thường xuyên)
(2) GV thu bài và đánh giá, nhận xét 
(3) Giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển bài viết của mình thành bài phát biểu và xây dựng kịch bản phát biểu để thực hiện tiết học luyện nói 
- PP thực hành luyện tập
- PP vấn đáp
- PP tranh luận
TIẾT 6 -7: NÓI – NGHE: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục tiêu:
1. Phẩm chất: 
- Biết bày tỏ thái độ trân trọng những kỷ niện đáng nhớ trong cuộc đời mỗi con người.
2. Năng lực:
- Kể được một câu có diễn biến hợp lý, có ý nghĩa.
- Nói trôi chảy, tự tin, hấp dẫn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, SGK, máy tính, máy chiếu, video, phiếu học tập,...
2. Học sinh: SGK, bài thuyết trình, công cụ thuyết trình, hoàn thành trước các câu hỏi hướng dẫn của GV
III. Tiến trình dạy học:
Tên hoạt động và thời gian
Mục tiêu và yêu cầu cần đạt
Nội dung
Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
* Mục tiêu:
+ Hiểu được cách kể một câu chuyện hấp dẫn .
* YCCĐ:
 + Nêu được cách kể một câu chuyện sao cho hấp dẫn.
- Theo em, muốn kể được một câu chuyện hấp dẫn thì người kể cần đảm bảo những yêu cầu nào?
 (2) HS trình bày, GV định hướng cách trình bày và phản biện.
- PP Trình bày 1 phút.
- KT động não.
Hoạt động 3: Thuyết trình – phản biện (80 phút)
* Mục tiêu:
+ Kể một câu chuyện bằng hình thức thuyết trình
+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
* YCCĐ:
- Kể được một câu chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. 
- Nắm bắt được diễn biến, chủ đề, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình. Đặt được câu hỏi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt.
(1) Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày trong nhóm. Mỗi nhóm chọn một bạn đại diện để kể trước lớp.
(2) Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe và nắm bắt được nội dung, ý nghĩa câu chuyện, ý đồ của người kể chuyện và đưa ra các nhận xét về nội dung và hình thức của câu chuyện được kể theo phiếu học tập (thiết kế phiếu hoặc rubric đánh giá cụ thể).
(3) Giáo viên tổ chức cho học sinh nêu câu hỏi/ý kiến phản biện về các nội dung trong câu chuyện được kể của bạn.
- PP thảo luận nhóm
- PP thuyết trình
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI 
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
Ngữ liệu, các phiếu học tập, rubric đánh giá 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_co_be_ban_diem_viet_doan_van_tu_su_ket.docx