Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Ông lão đánh cá và con cá vàng - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Ông lão đánh cá và con cá vàng - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức

+ Hiểu về thể loại truyện cổ tích nước ngoài và truyện cổ tích của Pu-skin; nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

+ Hiểu tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản. Cuộc đấu tranh giai cấp được thể hiện trong câu chuyện.

2. Năng lực

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố tưởng tượng, kì ảo.), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,.) của truyện cổ tích Pu-skin; xác định được ngôi kể trong văn bản.

- Phân tích được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyện cổ tích; những biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp trong tác phẩm.

- Viết được đoạn văn nếu cảm nhận về một nhân vật trong truyện.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn, giản dị; trân trọng giá trị của cuộc sống, có trách nhiệm với bản thân, với mọi người.

* Yêu cầu đối với HS khá, giỏi:

- Viết đoạn văn khoảng 100 chữ nêu cảm nhận về một nhân vật, hoặc chi tiết giàu ý nghĩa trong truyện.

 

doc 10 trang Dương Tử Quỳnh 03/06/2022 4542
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Ông lão đánh cá và con cá vàng - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 27/11/2021
Dạy: 29/11/2021 (6D)
Unit 6 - Period 57, 58, 59 
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
 (Truyện cổ tích của Pu- skin)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
+ Hiểu về thể loại truyện cổ tích nước ngoài và truyện cổ tích của Pu-skin; nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
+ Hiểu tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản. Cuộc đấu tranh giai cấp được thể hiện trong câu chuyện.
2. Năng lực
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố tưởng tượng, kì ảo..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện cổ tích Pu-skin; xác định được ngôi kể trong văn bản.
- Phân tích được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyện cổ tích; những biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp trong tác phẩm.
- Viết được đoạn văn nếu cảm nhận về một nhân vật trong truyện.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn, giản dị; trân trọng giá trị của cuộc sống, có trách nhiệm với bản thân, với mọi người.
* Yêu cầu đối với HS khá, giỏi: 
- Viết đoạn văn khoảng 100 chữ nêu cảm nhận về một nhân vật, hoặc chi tiết giàu ý nghĩa trong truyện.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: Máy chiếu, máy tính, tranh ảnh về Pu-skin và văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” 
- HS: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
A. Hoạt động khởi động (4p)
Mục tiêu: Nhớ được những nét chính về tác giả Pu-skin và truyện cổ tích của Pu-skin; kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản.
H. Kể tên truyện cổ tích mà em biết? Truyện cổ tích thường có đặc điểm gì? Em thích nhất truyện nào? Vì sao?
 HS HĐCN, trả lời.
GV dẫn dắt vào bài: Việt Nam ta có kho tàng truyện cổ tích vô cùng phong phú và hấp dẫn.Đây cũng là điểm chung với nhiều nền văn học dân gian trên thế giới. Trong đó quen thuộc hơn cả là nền văn hóa của Trung Quốc, Nga. Rất nhiều những câu chuyện dân gian Nga được đại thi hào Pu-skin viết lại bằng ngòi bút vừa dung dị, chất phác lại vừa điêu luyện và tinh tế. “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” là một câu chuyện như thế. Vậy diễn biến của câu chuyện ra sao? Qua đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Học sinh phân tích được các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung, ý nghĩa, các biện pháp nghệ thuật trong truyện được tác giả sử dụng.
 GV yêu cầu HS nêu cách đọc VB.
- GVHD: đọc diễn cảm, chú ý thay đổi ngữ điệu phù hợp diễn biến các sự việc, chú ý lời thoại của các nhân vật.
+ Ông giọng nhỏ nhẹ thể hiện sự hiền lành, nhu nhược.
+ Mụ vợ: cao giọng-> đanh đá, ghê gớm
+ Cá vàng: giọng ân cần, từ tốn 
- GV đọc đoạn đầu, 3 HS đọc tiếp (có thể cho HS đọc phân vai). HS nhận xét, đánh giá cách đọc của HS. GV KL.
 H. Nêu các sự việc chính trong truyện.
 HS trình bày, chia sẻ. GV cho HS kể tóm tắt truyện theo tranh.
 - HS, GV nhận xét, đánh giá.
Những sự việc chính:
- Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng rồi thả nó về biển
- Sau khi nghe chuyện, mụ vợ mắng ông lão và đòi hỏi cái máng lợn mới.
- Lần thứ 2: mụ vợ đòi căn nhà rộng.
- Lần thứ 3: mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân.
- Lần thứ 4: mụ vợ đòi làm Nữ hoàng
- Lần thứ 5: mụ vợ đòi làm Long Vương
- Kết cục xứng đáng cho sự tham lam , bội bạc của mụ vợ.
 GV có thể cho HS lên trình bày SP nhiệm vụ đã thực hiện ở nhà: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
 Hoặc yêu cầu HS báo cáo miệng trả lời câu hỏi:
 H. Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Pu-skin.
GV giới thiệu: (slide )
- A. X. Puskin là nhà thơ vĩ đại của nước Nga. Puskin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 (26 tháng 5 theo lịch cũ) tại thành phố Moskva trong một dòng dõi quý tộc Nga có nguồn gốc từ thế kỷ XII. Cha của Pushkin, ông Sergey Levov, là hậu duệ của dòng dõi gia đình Boyar cũ - tước hiệu cao cấp nhất trong tầng lớp quý tộc của Nga và Romania thời xưa.
 Thuở nhỏ Puskin rất mập mạp vụng về, mẹ đã bắt cậu phải vận động, chạy nhảy, chơi đùa với bạn bè cùng trang lứa. Tuổi thơ ấu, trong những tháng hè, Pushkin thường được về chơi với bà thuộc ngoại ô Moskva. Những tháng ngày êm đềm ở đây về sau này được phản ánh trong những bài thơ đầu tiên của Puskin ("Thầy tu", 1813; "Bova", 1814; "Lời nhắn cho Yudin", 1815; "Giấc mơ", 1816), 16 tuổi ông đã được coi như một nhà thơ lớn của nước Nga. Pushkin có công rất lớn trong sự phát triển của văn học Nga. Dù cuộc đời ngắn ngủi, ông vẫn kịp để lại tác phẩm mẫu cho gần như mọi thể loại tồn tại lúc bây giờ: thơ trữ tình, thơ tự sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, nghị luận phê bình và còn cả thư cá nhân.
H. Nêu những hiểu biết của em về TP. 
 HS báo cáo, chia sẻ.
 GV KL, chốt KT
H. Theo em truyện có mấy nhân vật? Xác định nhân vật chính?
 HS trình bày, chia sẻ
GVY/C HS giải thích một số từ khó trong VB
+ Sinh phúc: mở lòng nhân từ
+ Nữ hoàng: người phụ nữ làm vua
+ Nhất phẩm phu nhân:vợ của người có địa vị cao.
+ Chỉnh tề: xếp đặt ngay ngắn
- Giáo viên : Đây không phải là từ thuần Việt mà là những từ có nguồn gốc mượn từ tiếng Hán Þ Hán Việt
 HĐCN xác định bố cục của truyện, nội dung chính từng phần.
 HS trình bày, chia sẻ.
 GV chốt (slide)
+ Phần 1 (Từ đầu đến "ta cũng chẳng cần gì"): Giới thiệu gia cảnh của ông lão và tình huống ông bắt được cá vàng và thả cá về biển.
+ Phần 2 (Tiếp đến "làm theo ý muốn của mụ"): Cá vàng đền ơn và sự đòi hỏi tham lam, vô ơn của người vợ.
+ Phần 3 (Còn lại): Kết cục của sự tham lam.
 HĐN 2, tg 5p, đọc kĩ đoạn 1 của văn bản, trả lời các câu hỏi sau:
1) Tìm những chi tiết cho biết hoàn cảnh sống của ông lão và cách ông lão cư xử với cá vàng.
2) Qua đó em có nhận xét gì về gia cảnh và cách cư xử của ông lão?
 Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ.
 GV chốt (slide 16)
- Gia cảnh: ở trong một túp lều nát trên bơ biển, ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi
- Cư xử với cá vàng: kéo lưới lần 3 bắt được con cá vàng, khi cá kêu van thì thả cá về biển mà không đòi hỏi trả ơn.
=> Mở đầu, tác giả giới thiệu hoàn cảnh sống của ông lão vô cùng khó khăn và tình huống diễn ra câu chuyện, ông lão ra biển đánh cá, đến lần kéo lưới thứ ba thì bắt được cá vàng, khi nghe cá van xin thì thả cá về biển. Dù khó khăn nhưng ông có cách cư xử rất nhân hậu với cá vàng mà không hề đòi hỏi gì.
TIẾT 2
 HĐN4 – 5p – thực hiện yêu cầu
1. Mụ vợ đòi hỏi và bắt buộc ông lão xin cá vàng những gì? Chỉ ra sự thay đổi ở thái độ của mụ vợ qua mỗi lần đòi hỏi?( làm phiếu bài tập)
* Phiếu bài tập.
Điều mụ vợ đòi hỏi
Thái độ của mụ vợ
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
2. Em có nhận xét gì về NT tác giả sử dụng trong việc khắc họa nhân vật mụ vợ? Qua những lần đòi hỏi của mụ vợ em thấy đó là con người ntn?
- Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ=>GV chốt slide 
* Phiếu bài tập.
Điều mụ vợ đòi hỏi
Thái độ của mụ vợ
Lần 1
Cái máng mới
Mắng : đồ ngốc
Lần 2
Ngôi nhà rộng
Quát to: đồ ngu
Lần 3
Làm Nhất phẩm phu nhân
Mắng như tát nước vào mặt.
Lần4
Làm Nữ hoàng
giận dữ 
ổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão
Lần 5
Làm Long vương
Nổi cơn thịnh nộ
+ Đòi hỏi tăng dần từ vật nhỏ đến vật lớn, từ vật chất đến danh vọng, quyền lực, từ chức vị thấp đến chức vị cao (nghệ thuật tăng tiến) -> Mụ vợ chua ngoa, đanh đá, thô lỗ => bội bạc, vong ân bội nghĩa, tham lam vô độ. 
GV bình:
- Lòng tham của mụ vợ tăng mãi ko có điểm dừng. Đây ko phải con người mang tính xấu mà là tính xấu hiện hình dưới lốt người. Sự thay đổi trong thái độ của mụ với ông lão làm nổi rõ nghịch lí: lòng tham càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng teo lại rồi tiêu biến.
- Ông lão ko chỉ là chồng mà còn là ân nhân. Vậy nhưng mụ lại bội bạc, vong ân phụ nghĩa.
- Mụ ko có công gì để đòi hỏi ác vàng trả ơn nhưng mụ lại đòi hỏi tất cả và còn muốn biến cá vàng thành đầy tớ để mụ sai khiến. Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng, người và trời đều ko thể dung tha.
- Thành công trong việc khắc họa nhân vật mụ vợ: nghệ thuật tăng cấp.
H. Qua nhân vật này, em rút ra được điều gì bổ ích cho bản thân?
Không tham lam bội bạc, nếu không sẽ phải trả giá 
H. Theo em, mụ vợ đại diện cho loại người nào trong xã hội?
HĐCĐ 3p – thực hiện yêu cầu
1. Tìm chi tiết thể hiện hành động, thái độ ứng xử của ông lão trước những đòi hỏi của vợ?
2. Qua đó em thấy ông lão là người như thế nào?
3. Bài học rút ra từ cách cư xử của ông lão.
- 5 lầ ra biển gặp cá vàng, phục tùng yêu cầu, duy nhất 1 lần can ngăn => Con người nhu nhược, can ngăn cái ác quá muộn.
* Bài học
- Cần dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác.
- Không khuất phục trước sức mạnh, cường quyền.
- Cần chỉ rõ những sai trái trước khi quá muộn.
H. Ông lão đại diện cho tầng lớp người nào trong xã hội Nga đương thời?
- Đại diện cho những con người hiền lành, tốt bụng bị chèn ép, đàn áp 
GV bình:
-Ông lão đánh cá là người hiền lành, nhân hậu, ông đã cứu con cá và không đòi hỏi điều gì cho bản thân. Điều đó cho chúng ta thấy ông là người không màng lợi danh, có tấm lòng vị tha dù hoàn cảnh sống của ông vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
- Điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Ông lão phải thực hiện những yêu cầu của mụ dù biết là không đúng.
=> Qua hình ảnh ông lão đáng thương, tác giả ngầm gửi gắm hình ảnh của những người nông dân khốn khổ dưới chế độ phong kiến chuyên chế Nga hoàng tàn bạo, độc đoán. Tác giả cũng muốn thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân Nga nói chung.
TIẾT 3
HSHĐN4 – 5p báo cáo
1. Tìm chi tiết miêu tả thái độ của biển cả qua những lần đòi hỏi của mụ vợ.
2. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng qua các chi tiết đó.
3. Qua đó hình ảnh biển cả có ý nghĩa gì?
4. Theo em, ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng là gì?
HS đại diện nhóm báo cáo, bổ sung
GV nhận xét, lắng nghe, đánh giá.
- Lần 1: biển gợn sóng êm ả
- Lần 2: biển xanh nổi sóng
- Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội
- Lần 4: biển xanh nổi sóng mù mịt
- Lần 5:biển xanh nổi sóng ầm ầm, một cơn giống tố kinh khủng kéo đến.
=> NT: tăng tiến, lặp lại.
=> Lòng tham của mụ vợ tăng lên thì phản ứng của biển cả cũng tăng.
Gv: Nếu như truyện cổ tích Việt Nam có những ông tiên, ông Bụt luôn hiện lên giúp những người tốt, những người bất hạnh thì vh dân gian Nga lại gửi gắm điều đó qua hình tượng cá vàng. Dù vậy chúng ta vẫn thấy được điểm chung giữa các nền vh dân gian: chân lí của dân gian là chân lí của cuộc sống: người nhân hậu được đền ơn xứng đáng, kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị đích đáng.
H. Theo em, câu truyện có ý nghĩa như thế nào?
- Ca ngợi lòng nhân hậu
- Phê phán những kẻ tham lam, bội bạc.
- Phê phán sự nhu nhược.
- Nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
- Khơi gợi tinh thần đấu tranh chống áp bức, cường quyền. 
 HS HĐCN trả lời câu hỏi
HS HĐCN 2p trả lời câu hỏi
1. Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
2. Nội dung chính của văn bản?
HS chia sẻ, bổ sung
GV nhận xét, KL
H. Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về quan niệm và ước mơ của nhân dân? Bài học nào được rút ra từ câu chuyện này.
-Học sinh trình bày cá nhân
1. Nội dung: Ca ngợi lòng biết ơn, nêu ra bài học cho kẻ tham lam, bội bạc.
 Nghệ thuật: tăng tiến, đối lập, yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
Quan niệm và ước mơ của nhân dân
+ Cái ác, cái xấu xa sẽ bị trừng trị đích đáng.
+ Con người có lòng nhân hậu sẽ được đền đáp.
Thái độ của nhân dân
+ Căm ghét cái xấu
+ Sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại cường quyền.
Bài học
+ Những con người tốt bụng, nhân hậu sẽ được đền đáp.
+ Những kẻ xấu xa, tham lam, bội bạc sẽ bị trừng trị đích đáng.
+ Không nhân nhượng với kẻ xấu.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
HĐ luyện tập, vận dụng
Mục tiêu: HS giải quyết được bài tập, vận dụng viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật.
 Bài tập 1 – HS HĐCĐ
- Học sinh phát biểu tuỳ theo cảm nhận của từng cá nhân.
+ Với ông lão: kết thúc truyện như vậy ông lão không mất gì mà chỉ như vừa trải qua cơn ác mộng. Có lẽ từ đây ông lão càng trân quý hơn cảnh sống xưa kia. Ông lão đã được trả lại cuộc sống bình yên.
+ Với mụ vợ: Kết thúc truyện, tất cả trở về như xưa ( lều nát, máng sứt mẻ..). Nhưng thực ra mọi chuyện không còn như xưa nữa. Cá vàng ko chỉ lấy đi những gì nó đã cho.Bởi mụ vợ đã trải qua tột đỉnh giàu sang giờ phải trở về cuộc sống nghèo khổ ban đầu. Điều đó ko dễ dàng chút nào. Đó là sự trừng phạt đích đáng đối với mụ ta.
Bài 2 HS HĐCN
HS HĐCN - xây dựng dàn ý
Gợi ý:
- Y/c về hình thức: Đảm bảo yêu cầu của một đoạn văn
- Nội dung: Trình bày được cảm nhận của bản thân về nhân vật ông lão:
+ Ông là người hiền lành, nhân hậu
+ Ông là người không màng lợi danh, có tấm lòng vị tha dù hoàn cảnh sống của ông vô cùng khó khăn, thiếu thốn. 
+ Ông lão đánh cá cũng chỉ vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng càng lúc, lòng tham của mụ càng trở nên quá quắt: một ngôi nhà mới, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng và làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. 
+ Ông lão trở nên đáng thương vô cùng, hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. 
+ Cuối cùng ông lão đánh cá được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng tâm hồn yên bình, thanh thản.
HS dựa vào gợi ý viết đoạn văn, trình bày, chia sẻ
GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung tiết học.
I. Đọc, thảo luận chú thích
1. Tác giả
- Puskin (1799 – 1837)là nhà thơ vĩ đại của nước Nga, được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”.
2. Tác phẩm 
- Hoàn cảnh sáng tác: 1833, được kể lại bằng 205 câu thơ dựa trên truyện dân gian Nga, Đức nhưng có sự sáng tạo của Puskin.
- Thể loại: Truyện cổ tích
- Ngôi kể thứ ba 
- PTBĐ chính: Tự sự
II. Bố cục - 3 phần:
III. Tìm hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh sống và cách cư xử của ông lão với cá vàng.
- Ông lão có hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn nhưng hiền lành, tốt bụng, cư xử rất nhân hậu với cá vàng.
2. Nhân vật mụ vợ
- Nghệ thuật tăng tiến
- Mụ vợ là kẻ tham lam, vô độ, xấu xa, sống vong ân bội nghĩa nên phải trả giá.
3. Nhân vật ông lão đánh cá
- Ông lão là người nông dân hiền lành tốt bụng nhưng nhu nhược, không dám đấu tranh chống lại cái xấu.
4. Ý nghĩa tượng trưng của biển cả và cá vàng
* biển cả
- Ý nghĩa: biển cả là nhân dân, thái độ của biển là thái độ của nhân dân. Nhân dân giận dữ trước sự xấu xa, tham lam của mụ vợ và sự nhu nhược của ông lão.
* Cá vàng
- Cá vàng tượng trưng cho lòng biết ơn, tấm lòng của nhân dân đới với những người nhân hậu, biết cứu giúp kẻ hoạn nạn.
- Cá vàng đại diện cho cái tốt, cái thiện.
- Cá vàng tượng trưng cho chân lí của dân gian: trừng trị đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc.
IV. Tổng kết 
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại, tăng tiến của các tình huống, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
2. Nội dung:
-Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
V. Luyện tập
Bài 1: 
a. Câu chuyện kết thúc như thế nào? Ý nghĩa cách kết thúc đó?
b. Nếu ý kiến của em về tên truyện.
Bài 2: Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
4. Củng cố (2’) 
 	 Qua câu chuyện,, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
	GV khái quát nội dung bài học
5. HD học và chuẩn bị bài (2’) 
 	* HB cũ: Học nội dung trong vở ghi, trình bày được giá trị NT và ND của VB; PT được diễn biến các sự việc trong truyện. 
 	- Hoàn thiện đoạn văn
* HB mới: Chuẩn bị - Thực hành tiếng Việt: Mở rộng chủ ngữ
	- Đọc kĩ mục 2 phần kiến thức ngữ văn trang 3,4 để trả lời câu hỏi thế nào là mở rộng CN? Tác dụng?
	- Làm các bài tập mục THTV trang 16.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_ong_lao_danh_ca_va_con_ca_vang_nam_hoc.doc