Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 - Năm học 2018-2019

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Đọc diễn cảm hai truyện, tóm tắt truyện

- Hiểu nội dung, ý nghĩa hai truyện

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của hai truyện

- Tích hợp quan niệm của Hồ Chí Minh về nguồn gốc dân tộc

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.

- Nhận ra những sự việc chính của truyện.

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu của truyện.

3. Thái độ

- Yêu mến và trân trọng nguồn gốc của dân tộc, yêu quý và giữ gìn văn hóa dân tộc.

 4. Định hướng phát triển năng lực cho HS

 - Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quản lý bản thân

B. CHUẨN BỊ

- Thầy : Tranh ảnh về thời vua Hùng; tranh minh hoạ hai văn bản

- Trò : Đọc văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.

 C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày tự tin ý kiến cá nhân

 - Kĩ năng hợp tác: Khi tham gia thảo luận nhóm

 - Kĩ năng nhận thức: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

 

doc 6 trang tuelam477 3030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 22/8/2017
Ngày thực hiện : 6A: /8/2018 6B: /8/2018
Tiết 1. Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm: 
- CON RỒNG CHÁU TIÊN
 - BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1.Kiến thức: Giúp học sinh 
- Nắm được khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Đọc diễn cảm hai truyện, tóm tắt truyện
- Hiểu nội dung, ý nghĩa hai truyện
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của hai truyện
- Tích hợp quan niệm của Hồ Chí Minh về nguồn gốc dân tộc
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu của truyện.
3. Thái độ
- Yêu mến và trân trọng nguồn gốc của dân tộc, yêu quý và giữ gìn văn hóa dân tộc.
 	4. Định hướng phát triển năng lực cho HS
 	- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quản lý bản thân
B. CHUẨN BỊ 
- Thầy : Tranh ảnh về thời vua Hùng; tranh minh hoạ hai văn bản
- Trò : Đọc văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
 	C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI 	
- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày tự tin ý kiến cá nhân
 	 - Kĩ năng hợp tác: Khi tham gia thảo luận nhóm
 	- Kĩ năng nhận thức: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1. Ổn định tổ chức: 6A ..6B .	2.Kiểm tra bài cũ :
	- Kiểm tra SGK & vở ghi của HS
	- Kiểm tra chuẩn bị bài ở nhà.
3. Bài mới:
* Hoạt động: Khởi động
- HS nghe bài hát “Nổi trống lên hỡi các bạn ơi”
H: Cảm nhận của em về bài hát?
- GV giới thiệu bài mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (18 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn cách đọc truyện “ Con Rồng cháu Tiên”: Đọc to rõ ràng chú ý nhấn giọng các chi tiết li kỳ, thể hiện hai lời thoại của Lạc Long Quân - Âu cơ 
+ Lạc Long Quân: Ân cần chậm rãi.
+ Âu Cơ: Tha thiết , tình cảm.
- GV đọc trước một đoạn sau đó gọi HS đọc.
- Nhận xét cách đọc của HS
- GV treo tranh minh (theo SGK) và yêu cầu HS kể tóm tắt đoạn truyện theo nội dung bức tranh.
- HS kể; các HS khác nghe và nhận xét.
H: Em hãy kể tóm tắt toàn bộ truyện từ 5-7 câu?
- HS kể; các HS khác nghe và nhận xét.
- GV hướng dẫn đọc: Đọc với giọng chậm rãi, tình cảm; chú ý lời thần trong giấc mộng, giọng của Lang Liêu âm vang xa vắng, giọng Vua Hùng đĩnh đạc, chắc khỏe.
- GV đọc trước một đoạn sau đó gọi HS đọc.
- Nhận xét cách đọc của HS
- GV treo tranh minh (theo SGK) và yêu cầu HS kể tóm tắt đoạn truyện theo nội dung bức tranh.
- HS kể; các HS khác nghe và nhận xét.
H: Em hãy kể tóm tắt toàn bộ truyện từ 5-7 câu?
- HS kể; các HS khác nghe và nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc chú thích SGK- Tr7. 
H: Qua chú thích * và qua phần đọc- kể hai truyện, em hiểu thế nào về truyện truyền thuyết ? 
H: Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên và truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy là loại truyền thuyết kể về thời đại lịch sử nào?
- GV bổ sung: Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên gắn với nước Văn Lang
+ Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy gắn liền với truyền thống dựng nước thời Hùng Vương (khi đã dẹp xong quân giặc)
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc và kể chuyện:
a. Truyện “ Con Rồng cháu Tiên”.
b. Truyện “Bánh chưng bánh giầy”.
2. Khái niệm truyền thuyết: SGK- Tr7
- 2 truyện thuộc nhóm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương (giai đoạn đầu).
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (18 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
H: Em hãy xác định sự việc mở đầu; sự việc phát triển và sự việc kết thúc trong truyện con Rồng cháu Tiên? 
- Sự việc mở đầu: Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Sự việc phát triển: Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Sự việc kết thúc: Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ.
* GV giải thích về yếu tố tưởng tượng kì ảo: 
H: Em hãy chỉ ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Con Rồng cháu Tiên?
- Nguồn gốc xuất thân và dung mạo của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Những chiến công hiển hách của Lạc Long Quân
- Cuộc sinh nở của Âu Cơ
H: Những chi tiết tưởng tưởng về nguồn gốc, dung mạo của Lạc Long Quân và Âu Cơ có ý nghĩa gì?
H: Hình ảnh “bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai hồng hào khỏe mạnh...”” có ý nghĩa như thế nào ?
 - Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra. Chính vì thế mà Bác Hồ thường nói hai tiếng “đồng bào”- có nghĩa là cùng trong một bào thai. 
H: Ở phần kết thúc truyện cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt cổ xưa?
- Tên nước đầu tiên của nước ta: Văn Lang( GV tích hợp với kiến thức lịch sử 6- Bài: Nhà nước Văn Lang)
- Thủ đô: Phong Châu - Bạch Hạc.
- Con trưởng của LLQ và ÂC: Hùng Vương (Vua Hùng).
- Phong tục cha truyền con nối`.
H: Những chi tiết này có ý nghĩa gì?
- HS đọc ghi nhớ.
H: Em hãy xác định sự việc mở đầu; sự việc phát triển và sự việc kết thúc trong truyện Bánh chưng bánh giầy?
+ Sự việc mở đầu: HùngVương chọn người nối ngôi. 
+ Sự việc phát triển: Cuộc đua tài dâng lễ vật.
+ Sự việc kết thúc: Kết quả cuộc thi tài.
H: Em hãy chỉ ra chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Bánh chưng bánh giầy?
- Lang Liêu được thần báo mộng.
H: Vì sao Lang Liêu lại được thần báo mộng?
- Chàng mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng.
H: Thần có chỉ cho Lang Liêu cách làm bánh không? Việc Lang Liêu làm ra hai thứ bánh khác nhau chứng tỏ Lang Liêu là người như thế nào?
- Là người thông minh, sáng tạo
H: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại được vua hùng chọn để làm lễ tế Tiên Vương?
- HS trả lời
* GV bình bổ sung:
- Hai thứ bánh có ý nghĩa rất thực tế, bánh được làm bằng những nguyên liệu quen thuộc do chính mô hôi, công sức của Lang Liêu làm ra . Đó là những sản phẩm nuôi sống được con người. Sản phẩm đó gắn với ý thức trọng nghề nông nên không tầm thường mà trái lại rất cao quý.
- Hai thứ bánh ấy vừa là tinh hoa của trời, đất vừa là kết quả do bàn tay khéo léo làm lụng của con người tạo nên. Trong chiếc bánh giản dị ấy hội tụ nhiều đức tính cao quý của con người: Sự tôn kính trời đất, tổ tiên; Sự thông minh, hiếu thảo; Sự yêu thương, đùm bộc, sự gắn bó giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người.
- Những chiếc bánh ấy cho thấy Lang Liêu chính là người có đủ tài năng và đức độ để nối nghiệp Vương Đế của vua cha.
H: Vậy truyện “Bánh chưng bánh giầy” được nhân dân ta sáng tác nhằm mục đích gì? 
- HS đọc ghi nhớ
II. Tìm hiểu văn bản
1. Truyện Con Rồng cháu Tiên
- Giải thích, đề cao nguồn gốc cao quý của người Việt Nam.
- Đề cao tình thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc.
- Phản ánh quá trình mở nước và dựng nước của dân tộc ta.
* Ghi nhớ: 
2. Truyện Bánh chưng bánh giầy.
- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy. 
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông. 
- Thể hiện tín ngưỡng thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta. 
*Ghi nhớ: SGK- Tr12.
Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Cốt lõi lịch sử trong truyện con rồng cháu Tiên thể hiện rõ nhất ở những điểm nào?
- Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt được hình tượng hóa qua cuộc gặp gỡ và kết duyên giữa LLQ và ÂC
- Sự ra đời nhà nước Văn Lang và bộ máy nhà nước đơn giản, sơ khai đầu tiên của nước ta.
- Theo truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, vua Hùng thường truyền ngôi cho con cả. Tại sao trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy, vua lại truyền ngôi báu cho con út?
- Đó là sự “phá lệ” để tìm người có tài , có đức nối nghiệp Vương Đế để phát triển đất nước.
III. Luyện tập: 
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ của từng bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học ghi nhớ. Kể tóm tắt lại nội dung truyện.
- Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_1_nam_hoc_2018_2019.doc