Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 10: Nghĩa của từ - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 10: Nghĩa của từ - Năm học 2018-2019

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Hướng dẫn học sinh nắm được:

- Khái niệm nghĩa của từ. Cách giải thích nghĩa của từ.

2. Kĩ năng:

- Giải thích nghĩa của từ. Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.

- Tra từ điển để hiểu đúng nghĩa của từ.

3. Thái độ:

- Nâng cao ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

B. CHUẨN BỊ

 GV: Đọc tài liệu liên quan, bảng phụ, phấn màu, soạn bài.

HS: Xem kỹ lại kiến thức về từ ở bậc Tiểu học. .

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Từ mượn là gì? Nêu nguyên tắc mượn từ?

3. Bài mới:

Hoạt động: Khởi động (1 phút)

 - Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, khi giao tranh với Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng. Vậy em hiểu thế nào là không "nao núng"?

 =>GV: Vậy nghĩa của từ là gì? Dựa vào đâu để ta giải thích? Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó

 

doc 4 trang tuelam477 4030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 10: Nghĩa của từ - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 30/8/2018
Ngày thực hiện : 6A: /8/2018 6B: /8/2018
Tiết 10. Tiếng Việt: 
NGHĨA CỦA TỪ 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Hướng dẫn học sinh nắm được:
- Khái niệm nghĩa của từ. Cách giải thích nghĩa của từ.
2. Kĩ năng:
- Giải thích nghĩa của từ. Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết. 
- Tra từ điển để hiểu đúng nghĩa của từ.
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
B. CHUẨN BỊ 
 	GV: Đọc tài liệu liên quan, bảng phụ, phấn màu, soạn bài.
HS: Xem kỹ lại kiến thức về từ ở bậc Tiểu học. .
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Từ mượn là gì? Nêu nguyên tắc mượn từ?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
 - Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, khi giao tranh với Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng. Vậy em hiểu thế nào là không "nao núng"?
 =>GV: Vậy nghĩa của từ là gì? Dựa vào đâu để ta giải thích? Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó
Hoạt động 1. Nghĩa của từ là gì ? (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Gviên: Đưa bảng phụ
- HS: Đọc bài tập
- GV tổ chức cho HS hđ cặp đôi bằng phiếu học tập.
- Câu hỏi thảo luận: 
- Mỗi chú thích gồm mấy bộ phận? Chúng được tách biệt với nhau như thế nào?
- Bộ phận nào trong các chú thích trên nêu lên nghĩa của từ?
- Mỗi chú thích gồm hai bộ phận:
- Nghĩa của từ ứng với nội dung nào trong sơ đồ?
HÌNH THỨC 
NỘI DUNG
NỘI DUNG
- Nghĩa của từ ứng với phần nội dung, được chứa đựng trong hình thức ngữ âm của từ
- Nghĩa của từ là gì?
- HS: Đọc ghi nhớ
- GV: lấy ví dụ: Từ “cây”
- Hình thức: là từ đơn, gồm các chữ: c,â, y
- Nội dung: chỉ loài thực vật
- Tương tự hãy lấy VD về nghĩa của từ?
- HS lấy VD
I. Nghĩa của từ là gì ?
1. Bài tập : SGK/13
+ Bộ phận trước dấu hai chấm: Nêu từ cần được giải thích
+ Bộ phận sau dấu hai chấm: Nêu nghĩa của từ được giải thích
* Ghi nhớ/ SGK 35
Hoạt động 2: Các cách giải thích nghĩa của từ (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hđ cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi
Gọi HS đọc chú thích ở phần I/ SGK 35.
H: Trong hai câu sau, từ “tập quán” và từ “ thói quen” có thể đổi chỗ cho nhau được không? Vì sao?
a. Người Việt có tập quán ăn trầu.
b. Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt.
- Câu 1 thay được. Người Việt có thói quen ăn trầu.
- Câu 2 không thể nói: Bạn Nam có tập quán ăn quà vặt. 
Vì: 
- Tập quán: có ý nghĩa rộng -> Gắn với chủ thể là số đông.
- Thói quen: có ý nghĩa hẹp, gắn với chủ thể là 1 cá nhân.
H:Vậy từ “tập quán” được giải thích bằng cách nào?
H: Từ “Lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm” có thể thay thế được cho nhau không? Vì sao?
- Được vì không làm cho nội dung thông báo thay đổi.
H: Vậy từ “Lẫm liệt” được giải thích bằng cách nào?
H: So sánh các cặp từ “ nao núng - không lung lay”?
- Cặp trái nghĩa.
- GV: Cách giải thích nghĩa thứ hai của từ là đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
H: Các từ được nêu thêm ở mục I được giải nghĩa bằng cách nào?
- Các từ : đi, mẹ, bàn- được giải thích nghĩa bằng cách trình bày khái niệm.
- Từ : xấu- được giải thích nghĩa bằng cách đưa ra từ trái nghĩa.
H: Có thể giải thích nghĩa của từ bằng những cách nào?
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ
II. Cách giải thích nghĩa của từ:
1. Bài tập
- Tập quán: Giải nghĩa bằng trình bày k/niệm.
- Lẫm liệt : Giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa.
- Nao núng : Giải nghĩa bằng từ trái nghĩa.
* Ghi nhớ: SGK/35.
Hoạt động 3. Luyện tập (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*HS hđ cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi
- HS: Đọc yêu cầu bài tập 
- Em hãy điền các từ vào chỗ trống cho thích hợp?
- Điền các từ vào chỗ trống cho thích hợp?
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- HS: Làm bài tập, nêu kết quả
- Giáo viên: Nhận xét, bổ sung
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:
b, Học lỏm
c, Học hỏi
d, Học hành
2. Bài tập 2:
a, Trung bình
b, Trung gian
c, Trung tâm
4. Củng cố
- Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Xem trước bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_10_nghia_cua_tu_nam_hoc_2018_2019.doc