Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 103, Bài 25: Văn bản "Cô Tô"

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 103, Bài 25: Văn bản "Cô Tô"

I.Mục tiêu dạy học:

- Kiến thức: Bài học giúp các em hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động trong sáng của đảo Cô Tô sau cơn bão. Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả. Kĩ năng phân tích, trình bày suy nghĩ và cảm nhận sau khi học xong văn bản. Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn đã được học như Lịch sử, Địa lí, Sinh học để hiểu sâu hơn về văn bản được học.

- Giáo dục: Tình yêu thiên nhiên,đất nước từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, vùng biển đảo, vùng trời của tổ quốc.

 - Để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra, học sinh phải có năng lực vận dụng kiến thức liên môn như: Địa lí để biết được vị trí địa lí của đảo Cô Tô; Ngoài ra học sinh phải có kiến thức lịch sử để hiểu được sự ra đời, hình thành và phát triển của huyện đảo này; Đồng thời học sinh cần có kiến thức sinh học để hiểu được đặc điểm sinh thái biển. từ đó các em có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái biển.

 

doc 11 trang tuelam477 2910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 103, Bài 25: Văn bản "Cô Tô"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 25 - TIẾT 103: VĂN BẢN CÔ TÔ (tiết 1)
 (Nguyễn Tuân)
I.Mục tiêu dạy học: 
- Kiến thức: Bài học giúp các em hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động trong sáng của đảo Cô Tô sau cơn bão. Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. 
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả. Kĩ năng phân tích, trình bày suy nghĩ và cảm nhận sau khi học xong văn bản. Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn đã được học như Lịch sử, Địa lí, Sinh học để hiểu sâu hơn về văn bản được học.
- Giáo dục: Tình yêu thiên nhiên,đất nước từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, vùng biển đảo, vùng trời của tổ quốc.
	- Để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra, học sinh phải có năng lực vận dụng kiến thức liên môn như: Địa lí để biết được vị trí địa lí của đảo Cô Tô; Ngoài ra học sinh phải có kiến thức lịch sử để hiểu được sự ra đời, hình thành và phát triển của huyện đảo này; Đồng thời học sinh cần có kiến thức sinh học để hiểu được đặc điểm sinh thái biển. từ đó các em có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái biển.
II. Phương tiện thực hiện:
- Ảnh nhà văn Nguyễn Tuân và những bức tranh, clip giới thiệu cảnh biển đảo Cô Tô.
- Bản đổ địa lí Việt Nam.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
- Sách giáo khoa, tài liệu ướng dẫn giảng dạy Ngữ văn 6.
- Tài liệu tham khảo về địa lí, lịch sử đảo Cô Tô.
* Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Phần mềm thiết kế bài giảng E Learning ( Adobe presenter 7.0)
- Phần mềm Microsoft Office Powerpoint 2003.
III. Cách thức tiến hành:
Vấn đáp, thảo luận và thuyết giảng.
IV. Tiến trình giờ giảng:
A. Tổ chức lớp: 6A – sĩ số 29/ 29
B. Bài mới: 
- Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài học.
Nội dung: Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta có một hành lang xanh chạy theo chiều dài đất nước. Đó chính là vùng biển Đông mênh mông. Xa xa kia nơi những con sóng ngày đêm ầm ào nối đuôi nhau xô về với đất mẹ là những hòn đảo nổi chìm,( một phần máu thịt của đất mẹ Việt Nam ) đang ngày đêm kiên gan chống trọi với bão tố phong ba dể cho đất mẹ luôn mãi được vẹn nguyên. Trong vô vàn những hòn đảo thiêng liêng ấy có một hòn đảo xinh đẹp được ví như một viên ngọc xanh giữa trùng dương sóng vỗ. Nơi ấy đã để lại tình cảm vô cùng đẹp đẽ, gắn bó với nhà văn Nguyễn Tuân, để chỉ mới đến đây có một lần mà ông đã “càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây” . Vậy hòn đảo ấy có gì đặc biệt mà để lại trong lòng nhà văn những tình cảm sâu đậm đến thế? Cô và các em cùng bước lên con tàu của trí tưởng tượng vượt trùng dương đến với hòn đảo Cô Tô để tìm ra câu trả lời. Văn bản này được học trong 2 tiết, tiết 1 chúng ta đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm và phân tích nội dung phần 1 của đoạn trích Cô Tô.
	Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh cách đọc văn bản.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Slide 5: GV hướng dẫn học sinh cách đọc bài.
Slide 6: GV đọc mẫu phần 1.
Học sinh nghe và đọc lại toàn bộ văn bản.
Slide 7, 8,9: Nội dung văn bản – phần 2, 3.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích.
1/ Đọc
Giọng đọc vui tươi, hồ hởi, ngừng nghỉ đúng chỗ với các câu văn có cấu trúc phức tạp. Chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và sự liên tưởng độc đáo của tác giả.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chú thích
Slide 10: Giới thiệu tác giả qua 1 clip về chân dung và những tác phẩm tiêu biểu của ông.
Slide 11: Giới thiệu về tác phẩm được học.
Slide 12: GV sử dụng hình ảnh để minh họa và yêu cầu HS đọc phần chú thích trong sách giáo khoa (trang 90.)
Slide 13, 14, 15:
* Tích hợp với môn Địa Lí và Lịch sử:
Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước. ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.
2/ Chú thích 
Giới thiêu tác giả: 
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987) quê ở Hà Nội. 
- Là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về tuỳ bút và bút kí.
- Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú về nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có điêu luyện.
- Tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Tờ hoa, Tuỳ bút Sông Đà ...
b. Tác phẩm
- Bài kí Cô Tô sáng tác năm 1976, ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô trong chuyến ra thăm đảo của tác giả.
- Đoạn trích là phần cuối của bài kí Cô Tô in trong cuốn Nguyễn Tuân toàn tập.
c. Từ khó:
Cô Tô: Quần đảo gồm nhiều 
đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long,
 thuộc vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển Quảng Ninh 100km. 
Giã đôi: Do 2 tàu hoặc thuyền 
kéo (giã: lưới hình túi, dùng tàu 
thuyền để bắt cá và hải sản khác ở
 tầng đáy hoặc gần đáy biển). 
Câu hỏi 1: Điền số liệu vào ô trống. (km)
Quần đảo Cô Tô cách bờ biển Quảng Ninh .. km.
Câu hỏi 2: Tổng diện tích của đảo Cô Tô là bao nhiêu?
A) 
43,2 km2
B) 
44,2 km2
C) 
45,2 km2
D) 
46,2 km2
Câu hỏi 3: Huyện Cô Tô trực thuộc tỉnh Quảng Ninh được thành lập vào năm nào?
A) 
1954
B) 
1964
C) 
1977
D) 
1994
Hoạt động 4: Tìm hiểu văn bản
Slide 16
GV: Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?
HS: 
GV nhận xét và bổ sung.
GV: Văn bản này thuộc thể loại nào?
HS: ..
GV: nhận xét và giải thích thêm về thể loại kí.
Slide 17: GV: Văn bản này được chia làm mấy đoạn, ý nghĩa của từng đoạn?
HS: ..
GV: chốt và giải thích cụ thể hơn.
Slide 18:
GV; Tác giả miêu tả đảo Cô Tô ở thời điểm và vị trí nào?
Hs: ..
GV: chốt và giải thích cụ thể hơn.
GV: Vị trí quan sát ấy có tác dụng gì?
HS: 
GV: Trình tự miêu tả như thế nào?
HS .
Slide 19:
GV: Dưới ngòi bút miêu tả của tác giả, Cảnh Cô Tô sau cơn bão hiện lên qua chi tiết nào?
HS: 
GV: Bình về cách sử dụng từ ngữ để miêu tả của tác giả. (Toàn cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão được tác giả tái hiện bằng những hình ảnh chọn lọc: bầu trời trong trẻo, sáng sủa như chuẩn bị một phông nền để tác giả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng kì vĩ tươi đẹp; cây trên núi đảo xanh mượt, một màu xanh tươi tốt đầy sức sống, sau cơn dông bão cây cối như được tắm rửa, khoác lên mình chiếc áo mới tươi nguyên. Nước biển lam biếc, đặm đà – đó là màu xanh đậm đà có ánh sáng chiếu rọi. đặc biệt ở đây các em lưu ý tính từ “ đặm đà” sự đặm đà này không chỉ là vị mặn của nước biển mà còn là sự đặm đà của tình người đối với vùng đảo thân yêu của tổ quốc. Hình ảnh ”cát vàng giòn” là vàng khô và sáng bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, TG giúp người đọc 
Slide 20: GV: Nghệ thuật miêu tả của tác giả có gì đặc sắc?
HS: 
GV: Cô Tô sau trận bão đi qua vạn vật dường như thay đổi bởi sự cuồng nộ của thiên nhiên nhưng bao giờ bầu trời 
Slide 21: GV củng cố bài
Vẻ đẹp càng trong sáng, tươi đẹp khi được nhìn qua con mắt yêu đời, tâm trạng náo nức, hăm hở của Nguyễn Tuân. Cho nên trông thấy bất cứ cái gì Ông cũng nhìn ngắm say mê với tình yêu tha thiết .
Slide 22: Qua bài học hôm nay các em cần chú ý ..
II/ Tìm hiểu văn bản
1/ Phương thức biểu đạt:
Miêu tả kết hợp với tự sự, biểu cảm.
2/ Thể loại: Kí 
Kí là một loại hình văn học trung gian giữa báo chí và văn học gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí,phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút.
3/ Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu theo mùa sóng ở đây.
Vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau trận bão.
Phần 2: tiếp theo là là nhịp cánh.
Cảnh mặt trời mọc.
Phần 3: Phần còn lại
Cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo.
4/ Phân tích: 
a. Vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão.
- Thời điểm: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô. 
- Vị trí: Nóc đồn Cô Tô.
 Tác dụng: Quan sát được toàn cảnh đảo Cô Tô.
- Trình tự miêu tả: Từ bao quát đến chi tiết.
Bầu trời: Trong trẻo, sáng sủa. 
Cây trên núi đảo: Thêm xanh mượt. 
Nước biển: Lam biếc, đặm đà. 
Cát: Vàng giòn hơn nữa. 
Lưới: nặng mẻ cá giã đôi. 
Nghệ thuật: Tả từ bao quát đến cụ thể, các chi tiết chọn lọc, sử dụng hàng lọat các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng làm nổi bật vẻ đẹp bền vững, trường tồn, trong sáng tinh khôi của đảo Cô Tô.
Đó là một bức tranh phong cảnh biển đảo: trong sáng, tinh khôi, bao la trời nước với sắc màu tươi tắn, hài hòa mang đầy sức sống mới cho đảo Cô Tô.
Tác giả “ càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người dân chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.
* Chú ý: Khi viết văn miêu tả ta cần:
- Chọn vị trí quan sát.
- Chọn hình ảnh miêu tả.
- Sử dụng từ ngữ chi tiết, hợp lý, đặc sắc.
- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc với cảnh được tả. 
Hoạt động 5: Bài tập vận dụng
 Bài tập vận dụng
Slide 23 – 28: 
Bài tập 1: Câu hỏi trắc nghiệm.
( câu a, b, c, d là câu hỏi củng cố kiến thức bài học.)
Câu hỏi tích hợp kiến thức môn Sinh học giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
- Môi trường sinh vật biển.
- Môi trường nước( nước biển, nước sông, suối, ao, hồ và nước sinh hoạt, ) 
Câu hỏi tích hợp môn Địa lí.
Slide 29 – 30
Bài tập 2: Đúng hay sai?
Câu hỏi tích hợp môn Lịch sử.
Câu hỏi tích hợp môn Địa lí.
Slide 31: Bài tập 3
Ghép nối
Bài tập củng cố nội dung đoạn một của văn bản.
Học sinh tham quan đảo Cô Tô qua videoclip. 
Bài 1. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi sau:
a/ Văn bản Cô Tô được viết theo thể loại nào?
A. Tùy bút B. Truyện ngắn
C. Kí D. Thơ
b/ Nhà văn ngắm toàn cảnh Cô Tô ở vị trí nào?
A) 
Đầu mũi đảo
B) 
Nóc đồn Cô Tô
C) 
Trên bãi biển
D
Trên dốc cao
c/ Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật bức tranh toàn cảnh của Cô Tô?
A) 
Miêu tả, so sánh, ẩn dụ, lựa chọn điểm nhìn.
B) 
Miêu tả, so sánh, nhân hóa.
C) 
Miêu tả,nhân hóa, lựa chọn điểm nhìn.
D) 
Miêu tả, ẩn dụ và nhân hóa
d/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Cô Tô là gì?
A) 
Tự sự
B) 
Biểu cảm
C) 
Miêu tả
D) 
Thuyết minh 
e/ Rặng san hô được ví như ngôi nhà chung của các loài sinh vật biển, nó cũng chính là nguồn lợi ích chính của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo tồn chúng? 
A) 
Bảo vệ và khai thác rặng san hô hợp lí.
B) 
Khai thác rặng san hô tự do.
C) 
Nghiêm cấm khai thác rặng san hô.
f/ Cô Tô là quần đảo nằm ở phía nào của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh?
A) 
Phía Đông
B) 
Phía Tây
C) 
Phía Nam
D) 
Phía Bắc
Bài tập 2: 
a. Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn ( Núi Chàng) đúng hay sai?
A) 
Đúng
B) 
Sai
b. Cô Tô có địa hình đồi núi,đúng hay sai?
A) 
Đúng
B) 
Sai
Bài tập 3: Ghép tính từ miêu tả ở cột B tương ứng với cảnh trên đảo ở cột A.
A.
xanh mượt
B.
vàng giòn
C.
nặng mẻ cá giã đôi
D.
lam biếc
E.
trong sáng
E
Bầu trời
A
Cây trên núi đảo
D
Nước biển
B
Cát
C
Lưới
Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hòn đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản “Cô Tô” của Nguyễn Tuân.
C. Hướng dẫn về nhà:
- Tóm tắt văn bản.
- Xem lại nội dung bài học, đặc biệt phần phân tích đoạn đầu của văn bản.
- Chuẩn bị tiếp đoạn 2 và 3 của văn bản. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_103_bai_25_van_ban_co_to.doc