Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 23: Văn bản "Thạch Sanh" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 23: Văn bản "Thạch Sanh" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Nhận biết được truyện Thạch Sanh thuộc nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.

- Học sinh nhận biết được các sự việc chính của truyện kể được tóm tắt, hiểu được cách kể chuyện dân gian về quá trình ra đời của nhân vật Thạch Sanh ở hai khía cạnh; bình thường và khác thường để thấy được mong muốn của người xưa gửi gắm qua nhân vật này.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS biết tôn trọng sự công bằng, lên án cái xấu, cái ác.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, video, tranh ảnh; phiếu học tập, máy chiếu

2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà, vẽ tranh và bài giới thiệu tranh.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:

- Kĩ năng nhận thức: Nắm được khái niệm truyện cổ tích, ND, ý nghĩa chuyện

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: Tìm hiểu ý nghĩa của các chi tiết NT trong truyện

 

doc 4 trang tuelam477 3550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 23: Văn bản "Thạch Sanh" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 18/9/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C.................
Tiết 23. Văn bản: 
THẠCH SANH 
 ( Truyện cổ tích ) 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:
- Nhận biết được truyện Thạch Sanh thuộc nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. 
- Học sinh nhận biết được các sự việc chính của truyện kể được tóm tắt, hiểu được cách kể chuyện dân gian về quá trình ra đời của nhân vật Thạch Sanh ở hai khía cạnh; bình thường và khác thường để thấy được mong muốn của người xưa gửi gắm qua nhân vật này.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. 
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc. 
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết tôn trọng sự công bằng, lên án cái xấu, cái ác.
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ 
1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, video, tranh ảnh; phiếu học tập, máy chiếu
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà, vẽ tranh và bài giới thiệu tranh.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:
- Kĩ năng nhận thức: Nắm được khái niệm truyện cổ tích, ND, ý nghĩa chuyện 
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: Tìm hiểu ý nghĩa của các chi tiết NT trong truyện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B.........................6C....................
2. Kiểm tra bài cũ: (04’)
- Kể tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
3. Bài mới:
Hoạt động : GV giới thiệu bài mới (1 phút)
 GV: Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được nhân dân ta rất yêu thích. Cuộc đời và những chiến công của Thạch Sanh cùng với sự hấp dẫn của nhiều chi tiết thần kì đã làm xúc động, say mê rất nhiều thế hệ người đọc, người nghe. Để hiểu sâu hơn về truyện và nhân vật Thạch Sanh, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung (20 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- GV hướng dẫn HS đọc: Đọc chậm, rõ ràng, gợi không khí cổ tích, chú ý phân biệt giọng kể và giọng nhân vật.
- GV đọc từ đầu -> thần thông
- gọi 3 HS đọc lần lượt hết truyện.
- Cho HS tìm hiểu các chú thích: 3, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13...
* Hoạt động theo nhóm
H: Em hãy liệt kê các sự việc chính trong truyện?
(Các nhóm trình bày, bổ sung; GV đưa bảng phụ củng cố câu trả lời của HS)
- Thạch Sanh ra đời,lớn lên học võ và phép thần thông
- Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông
- Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.
- Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, cứu thái tử con vua thủy tề.
- Thạch Sanh bị vu oan vào tù.
- Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa.
- Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu.
- Thạch Sanh lên ngôi vua.
H: Dựa vào các sự việc chính trên, em hãy kể tóm tắt lại nội dung câu chuyện?
- 2 HS kể tóm tắt-> GV hướng dẫn HS nhận xét 
H: Căn cứ vào các sự việc chính của truyện, em hãy nêu bố cục của truyện? 
(có thể chia truyện thành mấy phần? Nội dung từng phần?)
- P1: Từ đầu đến mọi phép thần thông: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. 
- P2:Tiếp theo .bọ hung: Các thử thách của Thạch Sanh.
- P3: Phần còn lại: Thạch Sanh lên ngôi vua
H: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- HS đọc SGK /53
H: Thế nào là truyện cổ tích? Truyện cổ tích Thạch Sanh thuộc vào nhóm truyện cổ tích nào? 
- Truyện Thạch Sanh thuộc loại cổ tích thần kì
* Khái niệm truyện cổ tích: SGK/53
I. Tìm hiểu chung :
- Đọc và kể chuyện
- Bố cục: 3 phần
- PTBĐ: Tự sự
- Thể loại: Cổ tích thần kỳ
* Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản (18p):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
H: Truyện “Thạch Sanh” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
- HS theo dõi phần 1 trong - SGK/61
H: Tìm các chi tiết kể về sự ra đời của Thạch Sanh ?
- Là thái tử con Ngọc Hoàng xuống đầu thai.
- Mẹ mang thai trong nhiều năm.
- Mồ côi cha mẹ, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
- Được thiên thần dạy đủ võ nghệ...
H: Em có nhận xét gì về sự ra đời của Thạch Sanh?
- Bình Thường:
+ Sinh ra trong gia đình người nông dân tốt bụng.
+ Sống bằng nghề kiếm củi nghèo khổ.
- Khác thường:
+ Thạch Sanh là thái tử con Ngọc Hoàng đầu thai vào nhà họ Thạch.
+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm.
+ TS được thiên thần dạy cho đủ các món võ nghệ
H: Tài năng của Thạch Sanh được giới thiệu ntn?
- Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
H: Vì sao Thạch Sanh lại được thần dạy cho võ thuật ?
- Vì Thạch Sanh hiền lành, chăm chỉ, lương thiện
H: Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch sanh như vậy nhằm mục đích gì?
+ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật, làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin: con người bình thường cũng là những con người có năng phẩm chất kì lạ.
- Mặc dù là con của Ngọc Hoàng nhưng Thạch Sanh lại sinh ra trong gia đình vợ chồng người nông dân- chàng mang trong mình dòng máu của nhân dân. Như vậy, chàng vô cùng gần gũi với người nhân dân 
* GV dẫn giảng: Vừa mang trong mình những đặc điểm của nhân vật bất hạnh (là con mồ côi, nghèo khổ, không nhà cửa, làm em nuôi, bị anh nuôi lừa gạt, hãm hại); vừa có đặc điểm của nhân vật tài trí. Thạch Sanh được coi là nhân vật tiêu biểu nhất của truyện cổ tích thần kì Việt Nam.
- GV chốt nội dung bài học.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật Thạch Sanh:
a. Sự ra đời và lớn lên
Quan- Vừa bình thường vừa khác thường. 
- Tài năng: Biết đủ các phép thuật, võ nghệ.
.
4. Củng cố
- Em hãy kể tóm tắt lại câu chuyện theo tranh minh họa?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- So sánh sự ra đời của Thạch Sanh với Thánh Gióng
- Soạn bài: Thạch sanh (tiếp)
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
 Ngày .......tháng 9 năm 2019
 Duyệt kế hoạch dạy học 
 Trình Thị Hậu Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_23_van_ban_thach_sanh_nam_hoc_201.doc